Thư gửi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
KTS Trần Thanh Vân 21-8-2016
Thưa ông Thủ tướng,
Hôm nay thì ông Cường không còn nữa. Có lẽ ông ấy không có duyên với việc này? Nhưng Hồ Thác Bà vẫn còn đó và nhân dân Yên Bái vẫn nghèo và vẫn mong cơ hội đổi đời. Hôm nay ông đã là Thủ tướng. Hôm nay tôi thấy có trách nhiệm phải gửi đến ông. Ông có nghĩ và băn khoăn chút nào không?
Hôm nay thì ông Cường không còn nữa. Có lẽ ông ấy không có duyên với việc này? Nhưng Hồ Thác Bà vẫn còn đó và nhân dân Yên Bái vẫn nghèo và vẫn mong cơ hội đổi đời. Hôm nay ông đã là Thủ tướng. Hôm nay tôi thấy có trách nhiệm phải gửi đến ông. Ông có nghĩ và băn khoăn chút nào không?
Tôi là Trần Thanh Vân. Kiến trúc sư cảnh quan, ở Hà Nội.
Tôi viết gửi ông bức thư này với một trách nhiệm rất cao của một người làm công tác khoa học chân chính, cho dù năm nay tôi đã 75 tuổi, có thể tôi đi lại không được nhanh nhẹn nữa, nhưng tôi tự thấy, nhận thức và trí tuệ của tôi chưa bị già đi theo năm tháng.
Thưa ông,
Những nội dung trong thư này, thực ra tôi đã chuẩn bị cách đây gần 4 năm, khi tôi còn khá khỏe mạnh, tôi đã bỏ ra thời gian một năm trời, lăn lộn hụp lặn trên Hồ Thác Bà và đã có một lần, vào sáng ngày 1/7/2013, chúng tôi đã được ông Phạm Duy Cường, lúc đó đang là Chủ tịch Ủy ban ND tỉnh Yên Bái, tiếp tại phòng khách của UBND tỉnh.
Đến gặp ông Cường hôm đó, đoàn chúng tôi có GS Nguyễn Mại, cựu Đại sứ VN tại Hà Lan Đinh Hoàng Thắng và một số nhà khoa học khác.
Tôi là người trực tiếp trình bày.
Tôi nói đến giá trị quý báu của Thung lũng Hồ Thác Bà, một cái hồ rộng 23.400ha, dài 80 km, rộng từ 10km đến 30km gồm 1300 hòn đảo, chứa được gần 4 tỷ khối nước sạch, là một Vịnh Hạ Long giữa rừng Đại ngàn và tôi đưa ra một đề xuất lớn là biến nơi đây thành VƯỜN TRI THỨC VÙNG TÂY BẮC.
Vấn đề xuyên suốt của đề xuất này là: Ứng dụng một lý thuyết khoa học Phương Đông đang được ứng dụng tại Phương Tây nói chung và ở Mỹ nói riêng, với cái tên NGÀNH Y KHOA BỔ SUNG – MBSR ( Mindfulness Based Stress Reduction ) trong công việc đào tạo giáo dục và chữa bệnh.
Hôm đó ông Phạm Duy Cường lắng nghe, tỏ ra rất thích thú và ngày 24/7 ông ra công văn chấp nhận cho phép chúng tôi được nghiên cứu, được đề xuất đầu tư…. nhưng tất cả, mới chỉ dừng lại ở đó.
Vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm đó, khi ông (đang là Phó Thủ tướng) vừa từ Mỹ về, được biết ông vừa là phó thủ tướng phụ trách các tỉnh Tây Bắc, vừa phụ trách các vấn đề về tệ nạn xã hội, chúng tôi gợi ý với Yên Bái nên xin ông nậng cấp Trại cai nghiện Ma túy huyện Yên Bình, thành một trại cấp quốc gia có tiêu chuẩn phục vụ cao và đề nghị chính phủ Mỹ giúp đỡ, để không chỉ có thể chữa bệnh cho bệnh nhân trong nước mà còn thu hút nhiều bệnh nhân nước ngoài.
Với hình thức Du lịch Thiền, sẽ tổ chức một “Trung tâm thực hành chánh niệm” như Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã thực hiện tại Pháp, tại Mỹ, tại CHLB Đức … thì không chỉ giúp nhiều bệnh nhân trở nên khỏe mạnh, hữu ích cho đời, mà tỉnh nghèo Yên Bái sẽ có nguồn thu nhập ngoại tệ rất lớn.
Chắc ông có biết Hồ Geneve ở nơi giáp ranh nước Pháp và Thụy sĩ? Hồ này nhỏ hơn Hồ Thác Bà, từ năm 1891 đã được xây dựng một cột nước cao nhất thế giới, có tên Jet D’ Eau, cột nước có lúc cao tới 140m, tốc độ phun 220 km/h.
Đó là biểu trưng của nguồn tiền vô tận từ khắp thế giới đang hàng ngày đổ về đất nước nhỏ bé này. Chúng tôi đã nghiên cứu cột nước Hồ Geneva và đã sơ bộ định vị một cột nước phía Bắc đập Thác Bà 300m, trên lòng gòng Sông Chảy.
Nhưng rất tiếc, sau lần đề xuất đó, quan hệ của chúng tôi và ông Phạm Duy Cường bị gián đoạn, năm lần bẩy lượt chúng tôi đề nghị được làm việc, nhưng luôn bị từ chối với lý do bận việc… cho đến khi ông Phạm Duy Cường nhận chức Bí thư Tỉnh ủy thì chúng tôi dừng lại hẳn.
Thưa ông Thủ tướng,
Hôm nay thì ông Cường không còn nữa. Có lẽ ông ấy không có duyên với việc này? Nhưng Hồ Thác Bà vẫn còn đó và nhân dân Yên Bái vẫn nghèo và vẫn mong cơ hội đổi đời.
Hôm nay ông đã là Thủ tướng. Hôm nay tôi thấy có trách nhiệm phải gửi đến ông. Ông có nghĩ và băn khoăn chút nào không?
Nằm ở phía Tây Bắc tổ quốc, hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như “Hạ Long trên núi” là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thuỷ điện Thác Bà.
Nằm trong địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên, Hồ Thác Bà rộng gần 23.500 ha với hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ soi bóng dưới mặt nước cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. Chính sự kỳ bí ấy tạo cho Thác Bà một vẻ đẹp lung linh huyền hoặc nhưng lại rất thân thiện, hữu tình.
Đi thuyền trên hồ Thác Bà, du khách không chỉ cảm nhận được bầu không khí mát lành từ nước, từ gió hồ Thác mà còn được hoà mình cùng thiên nhiên hào phóng, thả hồn mình vào mênh mông trời nước, điệp trùng núi đảo tưởng chừng như vô tận. Thắp một nén nhang tại đền Mẫu, trút bỏ những tính toan bộn bề cuộc sống, cầu cho cõi lòng thanh thản nơi cửa Phật từ bi để tiếp tục cuộc hành trình đưa du khách khám phá vẻ đẹp kỳ ảo của nhũ đá, của những tượng đá tự nhiên kỳ lạ ẩn chứa bao khát khao hoài bão của con người tại quần thể hang động đá vôi trên hồ như: Động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, Thác Bà, Thác Ông ...
Hồ Thác Bà còn là một di tích lịch sử. Tại đây vào năm 1285 đã diễn ra trận Thu Vật do Trần Nhật Duật chỉ huy đánh tan một đạo quân Nguyên Mông. Ở vùng thượng hồ còn có một số nơi là cơ sở hoạt động của các cơ quan trung ương thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Giữa hồ Thác Bà có động Mông Sơn là nơi Tỉnh ủy Yên Bái làm việc trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Hồ Thác Bà là một thắng cảnh đẹp, nơi đang có kế hoạch phát triển thành một trung tâm du lịch sinh thái, kết hợp giữa giải trí trên hồ và leo núi, thám hiểm rừng.
Hồ Thác Bà
http://media.dulich24.com.vn/diemden/ho-thac-ba-3361/ho-thac-ba-1.jpg
http://media.dulich24.com.vn/diemden/ho-thac-ba-3361/ho-thac-ba-4.jpg
http://media.dulich24.com.vn/diemden/ho-thac-ba-3361/ho-thac-ba-1.jpg
http://media.dulich24.com.vn/diemden/ho-thac-ba-3361/ho-thac-ba-4.jpg
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa