Vụ “không được chết vì nợ thôn 1,7 triệu“: Táng tận lương tâm!
Chỉ vì còn nợ 1,7 triệu đồng tiền thuế phí, ủng hộ mà một người phụ nữ tàn tật khi chết không được làm giấy chứng tử, không cho mượn đồ tang…
Gia đình bà Lê đang trao đổi với phóng viên. Ảnh: Lao động Thủ đô.
Người đàn bà “xấu số” đó là bà Nguyễn Thị Lê, ở thôn Chùa, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Bà bị tàn tật từ nhỏ, thuộc hộ nghèo, đã từng được cấp trên cấp cho mảnh đất để sinh sống nhưng qua mấy năm rồi mà chính quyền xã vẫn không chịu giải quyết. Nghèo khó, tàn tật nhưng bà còn phải chăm nuôi hai người em cũng bị tật nguyền như mình.
Phải nói chi tiết “hoàn cảnh” như thế để thấy rằng, về độ “giàu sang phú quí”, bà ở dưới đáy xã hội. Hơn thế, bà là người dễ bị tổn thương nhất bởi sự bất công của tạo hóa. Đáng lẽ, người như bà phải được xã hội mà trước hết là chính quyền địa phương nơi bà sinh sống quan tâm chia sẻ. Đằng này…
Hãy nghe ông trưởng thôn Chùa Nguyễn Văn Khúc “tâm sự”: “Gia đình tôi và gia đình bà Lê có quan hệ họ hàng rất gần. Việc này cũng làm tôi mất ngủ và suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên, nếu không làm thế thì người dân có ý kiến. Trước khi làm, tôi đã hỏi ý kiến của lãnh đạo cấp trên, họp chi bộ thôn và căn cứ vào hương ước của làng. Bà Lê bị tàn tật, thuộc hộ nghèo đã nhận được hỗ trợ của nhà nước, còn nghĩa vụ đóng góp với địa phương, xã hội thì vẫn phải làm. Tổng số tiền bà Lê chưa đóng góp, còn nợ là 1.716.000 đồng. Ở thôn có 11 hộ nghèo cũng đều phải đóng góp đầy đủ những khoản thu ấy…”.
Chưa bàn đến chuyện chế độ chính sách Nhà nước được thôn xã thực hiện trong trường hợp này (dám chắc là sai trăm phần trăm vì Nghị định số 55/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đã nêu miễn 100% tiền thuế đất nông nghiệp và các khoản đóng góp khác cho hộ nghèo, người tàn tật), mà chỉ nói đến tình người thôi đã thấy “ghê” trước thái độ của ông trưởng thôn và lãnh đạo cấp trên của ông. Trong họ, ông với bà Lê là người bà con; ngoài làng ông là trưởng thôn – chức quan bé nhất trong “phẩm hàm” nhà nước hiện nay. Chức trách của trưởng thôn đã lấn át tình thân, rộng ra một chút là tình làng nghĩa xóm, là tình đồng loại để rồi cuối cùng vì sợ trách nhiệm, ông nhất quyết không chấp nhận cái chết của người bà con với mình vì món nợ 1,7 triệu đồng phi lí mà người xấu số phải gánh chịu.
Nghĩa tử là nghĩa tận. Các ông đã bất chấp đạo lí ngàn đời ấy của cha ông. Cho dù bà Lê có nợ tiền theo đúng qui định của nhà nước đi chăng nữa thì khi bà qua đời, việc trước hết là phải lo ma chay, tiễn đưa người quá cố về nơi yên nghỉ cuối cùng. Đằng này, các vị chỉ chăm chắm vào món nợ đáng lí ra không phải có đối với người đàn bà khốn khổ, bệnh tật. Các vị hành sự chức việc một cách vô hồn, vô cảm, bất chấp luật pháp và đạo lí ở đời.
Câu nói của người anh trai bà Lê như mũi dao nhói vào tim bạn đọc: “Em gái tôi qua đời, chính quyền thôn cũng không cho nó được chết như người khác chỉ vì một khoản nợ vô cùng vô lý, trái quy định…”.
Người ta đang đề nghị xóa khoản nợ thuế 1.300 tỉ đồng cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ khiến đại biểu Quốc hội và cử tri lo ngại sẽ tạo ra tiền lệ xấu, dẫn đến tình trạng “hòa cả làng, hết trách nhiệm” đối với những quan chức quản lý yếu kém gây thất thoát tài sản của dân, thâm thủng ngân sách nhà nước.
Tôi đặt câu hỏi, 1,7 triệu tiền gọi là “nợ” các khoản đóng góp của bà Nguyễn Thị Lê với hàng ngàn tỉ quan tham đút túi hay món nợ 1.300 tỉ kia của các doanh nghiệp có quan hệ gì với nhau không?
Lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước kém cỏi gây thất thoát ngân sách, góp phần khiến nợ công tăng nhanh lại được xóa nợ, phủi trách nhiệm, ung dung sống khỏe trên “ngai vàng” của mình? Còn bà Lê, người phụ nữ tật nguyền, nghèo khó, chỉ vì chưa đến hai triệu đồng tiền nợ phi lí, trái qui định của nhà nước mà đến khi chết cũng không được yên?
Nghĩ đến đây, tôi chỉ còn biết dằn lòng mà kêu lên chua chát: Táng tận lương tâm!
Nguyễn Duy Xuân
(kienthuctre.net)
Phải nói chi tiết “hoàn cảnh” như thế để thấy rằng, về độ “giàu sang phú quí”, bà ở dưới đáy xã hội. Hơn thế, bà là người dễ bị tổn thương nhất bởi sự bất công của tạo hóa. Đáng lẽ, người như bà phải được xã hội mà trước hết là chính quyền địa phương nơi bà sinh sống quan tâm chia sẻ. Đằng này…
Hãy nghe ông trưởng thôn Chùa Nguyễn Văn Khúc “tâm sự”: “Gia đình tôi và gia đình bà Lê có quan hệ họ hàng rất gần. Việc này cũng làm tôi mất ngủ và suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên, nếu không làm thế thì người dân có ý kiến. Trước khi làm, tôi đã hỏi ý kiến của lãnh đạo cấp trên, họp chi bộ thôn và căn cứ vào hương ước của làng. Bà Lê bị tàn tật, thuộc hộ nghèo đã nhận được hỗ trợ của nhà nước, còn nghĩa vụ đóng góp với địa phương, xã hội thì vẫn phải làm. Tổng số tiền bà Lê chưa đóng góp, còn nợ là 1.716.000 đồng. Ở thôn có 11 hộ nghèo cũng đều phải đóng góp đầy đủ những khoản thu ấy…”.
Chưa bàn đến chuyện chế độ chính sách Nhà nước được thôn xã thực hiện trong trường hợp này (dám chắc là sai trăm phần trăm vì Nghị định số 55/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đã nêu miễn 100% tiền thuế đất nông nghiệp và các khoản đóng góp khác cho hộ nghèo, người tàn tật), mà chỉ nói đến tình người thôi đã thấy “ghê” trước thái độ của ông trưởng thôn và lãnh đạo cấp trên của ông. Trong họ, ông với bà Lê là người bà con; ngoài làng ông là trưởng thôn – chức quan bé nhất trong “phẩm hàm” nhà nước hiện nay. Chức trách của trưởng thôn đã lấn át tình thân, rộng ra một chút là tình làng nghĩa xóm, là tình đồng loại để rồi cuối cùng vì sợ trách nhiệm, ông nhất quyết không chấp nhận cái chết của người bà con với mình vì món nợ 1,7 triệu đồng phi lí mà người xấu số phải gánh chịu.
Nghĩa tử là nghĩa tận. Các ông đã bất chấp đạo lí ngàn đời ấy của cha ông. Cho dù bà Lê có nợ tiền theo đúng qui định của nhà nước đi chăng nữa thì khi bà qua đời, việc trước hết là phải lo ma chay, tiễn đưa người quá cố về nơi yên nghỉ cuối cùng. Đằng này, các vị chỉ chăm chắm vào món nợ đáng lí ra không phải có đối với người đàn bà khốn khổ, bệnh tật. Các vị hành sự chức việc một cách vô hồn, vô cảm, bất chấp luật pháp và đạo lí ở đời.
Câu nói của người anh trai bà Lê như mũi dao nhói vào tim bạn đọc: “Em gái tôi qua đời, chính quyền thôn cũng không cho nó được chết như người khác chỉ vì một khoản nợ vô cùng vô lý, trái quy định…”.
Người ta đang đề nghị xóa khoản nợ thuế 1.300 tỉ đồng cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ khiến đại biểu Quốc hội và cử tri lo ngại sẽ tạo ra tiền lệ xấu, dẫn đến tình trạng “hòa cả làng, hết trách nhiệm” đối với những quan chức quản lý yếu kém gây thất thoát tài sản của dân, thâm thủng ngân sách nhà nước.
Tôi đặt câu hỏi, 1,7 triệu tiền gọi là “nợ” các khoản đóng góp của bà Nguyễn Thị Lê với hàng ngàn tỉ quan tham đút túi hay món nợ 1.300 tỉ kia của các doanh nghiệp có quan hệ gì với nhau không?
Lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước kém cỏi gây thất thoát ngân sách, góp phần khiến nợ công tăng nhanh lại được xóa nợ, phủi trách nhiệm, ung dung sống khỏe trên “ngai vàng” của mình? Còn bà Lê, người phụ nữ tật nguyền, nghèo khó, chỉ vì chưa đến hai triệu đồng tiền nợ phi lí, trái qui định của nhà nước mà đến khi chết cũng không được yên?
Nghĩ đến đây, tôi chỉ còn biết dằn lòng mà kêu lên chua chát: Táng tận lương tâm!
Nguyễn Duy Xuân
(kienthuctre.net)
ơn đảng ơn bác...
Trả lờiXóa