Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Ông Nguyễn Đức Kiên sẽ không khóc trước Tòa?

Ông Nguyễn Đức Kiên sẽ không khóc trước Tòa?
(Seatimes) Bình tĩnh trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử, thậm chí đôi lúc người ta thấy ‘bầu’ Kiên còn cười tươi trong phiên tòa. Dù có lúc ‘bầu” Kiên gục đầu mệt mỏi, nhưng tuyệt nhiên suốt những ngày xét xử đã qua ‘bầu’ Kiên không hề khóc.
Ông Nguyễn Đức Kiên
Mạnh mẽ nhưng Dương Tự Trọng, một cựu phó giám đốc công an TP Hải Phòng, phạm tội trong vụ án Tổ chức người khác bỏ trốn ra nước ngoài cũng bật khóc khi nói lời sau cùng, bật khóc khi nhắc đến việc cha của người đồng nghiệp đã qua đời. “Lì lợm” như Huỳnh Thị Huyền Như trong vụ án “siêu lừa đảo” cũng nức nở như một đứa trẻ khi gửi lời xin lỗi các bị cáo khác đã vì mình mà vướng vòng lao lý.

Thậm chí trong phiên xét xử ông Dương Chí Dũng, nguyên cục trưởng Hàng hải Việt Nam, nhiều người được chứng kiến ông Dũng bình tĩnh đọc thơ. Bình tĩnh là thế nhưng ông Dương Chí Dũng vẫn khóc khi kêu mình bị oan về tội tham ô tài sản (Phiên xét xử ngày 14/12/2013).

'Bầu' Kiên và những câu nói khi hầu tòa
Điểm lại những điều đặc biệt trong 5 ngày xét xử 'bầu' Kiên
Vụ ‘bầu’ Kiên: Không có ai chịu nhận là bị hại?

Trong những ngày diễn ra phiên xét xử bầu Kiên, dù đứng trước vành móng ngựa, bị truy tố tới 4 tội danh nhưng ‘bầu’ Kiên vẫn bình tĩnh trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử, đôi lúc người ta thấy ‘bầu’ Kiên còn cười tươi trong phiên tòa. Dẫu rằng có lúc ‘bầu” Kiên gục đầu mệt mỏi, nhưng tuyệt nhiên suốt những ngày xét xử đã qua ‘bầu’ Kiên không hề khóc.

Các bị cáo thường khóc khí cảm thấy ăn năn, thấy ân hận vì những điều mình đã làm. Có bị cáo khóc vì cảm thấy oan ức, cảm thấy chưa được thỏa đáng. Còn ‘bầu’ Kiên chưa rơi một giọt nước mắt nào, không thừa nhận nhiều cáo buộc của Viện kiểm sát, tự đứng lên bào chữa cho mình.

Trong phiên xét xử ngày 29/5 khi cầm tập tài liệu bào chữa chi bản thân, ‘bầu’ Kiên đã khá uể oải, mệt mỏi. Vụ án ‘bầu’ Kiên đang đi đến những ngày xử cuối cùng. Liệu ông Nguyễn Đức Kiên có bật khóc như nhiều bị cáo trong các đại án lớn?

Số phận ‘bầu’ Kiên sẽ ra sao vẫn là một câu hỏi đang chờ được trả lời.

Chiều 20/8/2012, Cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên về tội “kinh doanh trái phép” theo điều 159 - Bộ Luật hình sự và theo quyết định khởi tố vụ án hình sự số 08/C46 (P10) ngày 20/8/2012.

Vụ án 'bầu' Kiên được coi là một trong 10 “đại án” tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được VKSND Tối cao đề xuất với Đoàn kiểm tra giám sát của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh dẫn đầu vào 12-9/2/2013.

“Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, bị can Nguyễn Đức Kiên - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB bị truy tố về 4 tội danh, gồm: “Kinh doanh trái phép”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Trốn thuế “.

Hai bị can là Trần Ngọc Thanh - nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và Nguyễn Thị Hải Yến - nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội bị truy tố cùng tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các bị can: Trần Xuân Giá - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang - đều nguyên Phó chủ tịch HĐQT ACB, Lý Xuân Hải - nguyên Tổng giám đốc ACB bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng số tiền thiệt hại do 7 bị can gây ra trong vụ án này là hơn 1.695 tỷ đồng”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét