Nhật Bản sẵn sàng ủng hộ bất kỳ quốc gia nào chống Trung Quốc
Cuộc đời thứ hai của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng ngoại giao tại vùng Viễn Đông, tuyên bố gần đây củaThủ tướng Shinzo Abe nom mang tính biểu tượng. Một quan chức cấp cao của Đất nước Mặt trời mọc tuyên bố về sự cần thiết phải đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ởThái Bình Dương. Theo lời của Shinzo Abe, Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ quốc gia nàochia sẻ nguyên tắc đó. Thủ tướng cho rằng Nga sẽ chính là đất nước như vậy.
Shinzo Abe được biết đến tại quê hương của mình như một người theo chủ nghĩa quân phiệt, một người chuộng các biện pháp quyết liệt. Người Nhật Bản đánh giá không đồng nhất vai trò của ông trong chính sách đối nội: trong giai đoạn đầu tiên cầm quyền của mình,Abe đã buộc phải từ chức do một loạt các vụ bê bối tham nhũng và thất bại trong nền kinh tế. Sau đó, trong nước các cuộc cải tổ nội các bắt đầu, vì thế đảng Dân chủ Tự do (LDPJ) do ông lãnh đạo đã rơi vào một cuộc khủng hoảng kéo dài và đánh mất niềm tin của cử tri.
LDPJ hồi sinh sau khi thay thế một loạt lãnh đạo. Hơn nữa, Shinzo Abe đã đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi của đảng: dù điều này kỳ lạ thế nào đi nữa, nhưng ông, mặc dù đẩy đảng vào cuộc hỗn loạn đối đầu phe phái, bằng hành vi lôi cuốn của mình, đã cứu được đảng.
Còn hành vi của thủ tướng thì xứng đáng để có một bài bình luận riêng biệt. Vấn đề là ở chỗ rằng Abe đến thăm ngôi đền Yasukuni và nghiêng mình trước anh linh của những người línhđã chiến đấu đứng về phía của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Điều này gây tức giận trong Đất nước Mặt trời mọc, cũng như ở các nước láng giềngchâu Á, nơi người ta xem việc xét lại lịch sử xét là không thể chấp nhận được. Ở Trung Quốc và Hàn Quốc người ta xem Abe như Yarosh - ở Nga; những nỗ lực viết lại quá khứphải được xử lý nghiêm, đặc biệt khi nói đến việc phục hồi chủ nghĩa phát xít.
Vì điều này, Trung Quốc nhận thức cuộc xung đột với Nhật Bản một cách đau đớn. Những nỗ lực vô ích của Abe để quân sự hóa đất nước đang dẫn đến thực tế rằng ở Pekin đang xem đối đầu với Tokyo như tiếng vọng của cuộc chiến tranh Trung-Nhật những năm1937-1945.
Shinzo Abe ủng hộ việc hồi sinh tinh thần quân phiệt của Nhật Bản không chỉ trên lời nói mà còn cả trong hành động. Tích cực hơn tất cả, ông vận động hành lang cho cải cách quân sự, cho phép biến Lực lượng phòng vệ của đất nước thành quân đội hoàn bị, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bất cứ nơi nào trên thế giới. Thủ tướng đã đạt được để Lực lượng phòng vệ có quyền hành tấn công vào các căn cứ bên ngoài của kẻ thù và giúp đỡ các đồng minh. Nếu trước đây Nhật Bản, theo hiến pháp, chỉ có quyền tự bảo vệ mình trong lãnh thổ của mình, thì bây giờ quân đội Nhật Bản đang dần dần chuyển thành lực lượng tấn công.
Chiến tranh Trung-Nhật
Và Nhật Bản có ai để chiến ngoài biên giới của họ. Tokyo chính thức ủng hộ Việt Nam và Philippines trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Đó là nói về phân chia các đảo ởbiển Hoa Nam (biển Đông-Việt Nam - Kichbu), bao gồm cả về số phận của quần đảo Trường Sa. Nhật Bản đã cung cấp cho Philippines các tàu tuần tra của họ để Manila có thể kiểm soát vùng biển ở gần quần đảo. Như vậy, với sự ủng hộ của Shinzo Abe ở vùng Viễn Đông đang hình thành một liên minh mới chống lại Thiên triều.
Thật vậy, để xây dựng liên minh quân sự chống Trung Quốc, Nhật Bản cần phải hòa giải những kẻ thù sinh tử, bởi vì Philippines và Việt Nam cũng cạnh tranh với nhau để sở hữu của quần đảo Trường Sa. Hiện không rõ Nhật Bản sẽ cởi nút thắt Gordian này như thế nào, tuy vậy có thể giả định rằng Philippines sẽ nhận được quần đảo, còn Việt Nam đổi lại sẽ được kiểm soát một phần đặc khu kinh tế mà Trung Quốc đang tranh cãi. Một phát biểu gây sốc của Shinzo Abe đã nói về điều này, trong đó ông ủng hộ việc cung cấp viện trợ quân sự cho Việt Nam, bởi vì Trung Quốc gần đây đã bắt đầu khai thác dầu mỏ trong khu vực biểntranh chấp.
Trả lời một cuộc phỏng vấn Abe tuyên bố rằng tình hình ở biển Hoa Nam giống như mộtbầu không khí căng thẳng ngự trị ở châu Âu trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Thủ tướngđã so Trung Quốc với Đế chế Đức, còn Nhật Bản - với Vương quốc Anh.
Đồng thời, các thế lực của các bên xung đột là khá tương đương. Mặc dù dân số của Trung Quốc là hơn 1,35 tỷ người, quân đội của họ có những loại vũ khí khá lạc hậu. Dân số của Nhật Bản đạt 130 triệu người, nhưng Lực lượng Phòng vệ của họ được đầu tư những khoảnkinh phí khổng lồ, và thêm vào đó Tokyo có một ưu thế công nghệ không nghi ngời gì nữađối vượt trội Pekin. Ngoài ra, tham gia vào cuộc chiến tranh của Nhật Bản chống Trung Quốc có Việt Nam với dân số 92 triệu người, Philippines 96 triệu người, Đài Loan 23 triệu người và Hàn Quốc 48 triệu . Tuy vậy ngay trong trường hợp tốt nhất, nhóm nước chống Trung Quốc về số lượng dân số sẽ kém hơn so với Trung Quốc bốn lần.
Cuộc xung đột "nóng bỏng" giữa Việt Nam và CHND Trung Hoa đã diễn ra. Các tàu của cả hai bên hiện đang đụng độ nhau không đổ máu trên biên giới của các vùng biển, trong khi đó tại các thành phố của Việt Nam những cuộc tàn sát Trung Quốc đã bắt đầu. Trung Quốc và Việt Nam đã đánh nhau vào năm 1979, và lúc bấy giờ Thiên triều đã thất bại: các xe tăng của họ đã tiến sâu vào lãnh thổ của đối phương hàng chục kilomet và bị mắc kẹt trongnhững cánh rừng. Tất cả các khả năng tấn công của quân đội Trung Quốc đã bị hạn chế bởiđịa hình đồi núi phức tạp và thảm thực vật dày đặc. Một tháng sau khi cuộc chiến bắt đầu tại Pekin nhận thức ra rằng tiếp tục cuộc xung đột này là vô nghĩa, và đã rút lui.
Tính đến kinh nghiệm lịch sử, có thể tự tin khẳng định rằng Việt Nam có cơ hội để đối phó với quân đội Trung Quốc, nếu CHND Trung Hoa không sử dụng vũ khí hạt nhân. Thêm vào đó, Nhật Bản, như thủ tướng Shinzo Abe cam đoan, sẽ không đứng một bên, và giúp đỡ kẻ thù của kẻ thù của họ. Bên cạnh đó, cần kỳ vọng vào sự ủng hộ không chính thức từ phía Washington, chắc chắn sẽ lợi dụng chiến tranh để làm suy yếu Trung Quốc, mặc dù sẽ không đưa quân đội của họ vào cuộc chiến tranh mở.
Các vành đai của liên minh chống Trung Quốc
Các vành đai của liên minh chống Trung Quốc
Ngoài Việt Nam, Philippines, Đài Loan và các nước Viễn Đông khác, Nhật Bản muốn tranh thủ sự giúp đỡ của Nga. Mặc dù Shinzo Abe giữ lập trường cứng rắn về quyền sở hữu quần đảo Trường Sa, ông cũng không gay gắt đến vậy khi nói về vấn đề quần đảo Kuril. Có thể nghĩ rằng người theo chủ nghĩa quân phiệt Abe sẵn sàng có những nhượng bộ, nhưng điều đó không phải như vậy: bất kỳ chính phủ nào chối bỏ tham vọng chủ quyền đối với quần đảo Kuril, sẽ tự nhiên mất uy tín trong mắt của cử tri và sẽ bị ném vào thùng rác của lịch sử.Bởi vậy không nên chờ đợi ở thủ tướng Nhật Bản sự nhượng bộ, mặc dù ông chắc chắn làmdịu các cuộc đối thoại với Moscow và, khác với các đồng nhiệm phương Tây khác của mình, sẽ không áp đặt hạn chế liên quan đến Nga.
Nhật Bản cần Nga để đối thoại với Trung Quốc. Tại Tokyo hiểu rằng không thể lôi kéoMoscow về phía liên minh chống Trung Quốc, nhưng điện Kremlin ít nhiều sẽ giúp đỡ trong việc tiến hành đối thoại với Pekin. Nga có thể sử dụng điều này để thúc đẩy lợi ích của mìnhở vùng Viễn Đông theo nguyên tắc "giúp đỡ lấy giúp đỡ".
Nga hưởng lợi từ những hành động của Nhật Bản. Ở châu Á, cần thiết duy trì cán cân quyền lực, dựa trên hệ thống cân bằng và kiềm chế. Không thể để ai đó ở vùng Viễn Đông trở nên mạnh hơn các nước láng giềng của họ, cho dù đó là Trung Quốc, Nhật Bản hay Hoa Kỳ.Nga đang phải đối mặt với áp lực mạnh mẽ từ phía châu Âu; điều gì sẽ xảy ra nếu "mặt trậnthứ hai" mở ra ngay ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương? Để cố kết chính trị quân sự của các nước châu Á không hình thành, điều quan trọng là để cuộc xung đột giữa các nước đó trở thành vô hồi kết, biến thành cuộc chiến tranh lạnh đặc biệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét