Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

KẾ HOẠCH ĐỂ ĐI ĐẾN TƯƠNG LAI

KẾ HOẠCH ĐỂ ĐI ĐẾN TƯƠNG LAI
Hôm nay, dự một hội nghị về quản lý chính sách tại châu Á. Khách mời từ những nước phát triển nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Hong Kong, vv … 
Cực kì ấn tượng với sự tự tin và điều mà các diễn giả từ Singapore trình bày. Ông diễn giả, là quản lý cấp cao một tập đoàn tư vấn xây dựng và thiết kế, quy hoạch của Singapore, nói rằng: 

“Tôi tự hào vì là công dân Singapore, vì ở nước của tôi, nhà ở của tôi đã được chính phủ lo, tôi không phải bận tâm về chuyện nhà ở của mình, chỉ phải chuyên chú vào công việc”.

"Với một mô hình nhà nước mạnh, kiểm soát nhiều nguồn lực, Singapore cung cấp tới 85% nhà ở cho người dân gọi là public housing … trong số này 90 % là housing ownership, còn lại là rental housing. Nhà nước kiểm soát nguồn cung ứng nguyên vật liệu xây dựng, hợp đồng … để kiểm soát giá nhà cửa và bất động sản … chính phủ cung ứng các khoản hỗ trợ như loans và subsidies, vv … cho người dân của họ để có khả năng mua nhà, với lãi suất và thời hạn cực kì hợp lý"...

Có thể nói với 1 diện tích cực kì nhỏ (700 km2, trong đó diện tích cho nhà ở vào quãng hơn 180km2 một chút) … Mô hình public housing của Singapore có thể nói là thành công bậc nhất trên thế giới này, xứng đáng làm hình mẫu cho những đô thị đất chật người đông khác học tập … 

HongKong cũng phải thừa nhận là mô hình của Singapore rất khó học tập vì chính phủ của họ không có mạnh như Singapore, và chỉ đáp ứng được 45% … có rất nhiều bất cập trong vấn đề nhà ở và thị trường bất động sản ở HongKong … có nhiều người phải sống trong các căn hộ thuê nhỏ hẹp và phải share cả diện tích sinh hoạt, ăn ở chung, điều kiện sống hết sức tồi tàn và xuống cấp … trong khi vật giá cao hơn cả New York.

Trông người mà ngẫm đến ta, nghĩ về chính phủ Việt Nam mà thấy chạnh lòng bởi sự yếu kém, dốt nát, tham lam, tham nhũng và đầu óc hạn hẹp cùng tầm nhìn thiển cận.

2 vị diễn giả Singapore rất tự tin nói rằng:

- Chính phủ cần phải có trách nhiệm (responsibility) với nhu cầu nhà ở của người dân;

- Chính phủ cần phải tạo cho người dân cảm thấy là mình thực sự là chủ, tức nắm quyền sở hữu đối với đất nước (stake-holder), do vậy việc đảm bảo nhà ở cho người dân là một điều hết sức quan trọng. Khi đó, người dân sẽ luôn cảm thấy an tâm và chăm chỉ làm việc, có trách nhiệm đóng góp xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

- Một tư duy rất thực dụng, không vĩ cuồng mà lại thiết thực, đó là hoạch định để cho tương lai, chứ không phải trước mắt. Biết chúng ta cần phải làm gì và ở vào thời điểm hiện tại, với các nguồn lực, chúng ta có thể làm gì.

Câu kết thúc của ông diễn giả, nghe mà thấy rùng mình, nổi cả da gà:

“We have our dream and we dare to dream; with that dream, we have our vision and with that vision we rise against every challenge in the pursuit of this”

Tạm dịch là:

“Chúng tôi có một ước mơ và chúng tôi dám mơ; với ước mơ đấy, chúng tôi có một mục tiêu cho tương lai, chúng tôi sẽ vượt qua mọi thách thức để đạt được mục tiêu đó.”

Thật cay đắng khi biết rằng trước đây Lý Quang Diệu nhận xét rằng: Việt Nam là một nước có nhiều tiềm năng, tài nguyên phong phú và con người thông minh, đáng lẽ Việt Nam phải giàu có từ lâu rồi … nhưng lãnh đạo của họ bị kìm kẹp trong tư duy ý thức hệ … và “Hãy quên Việt Nam đi

Singapore đã được hưởng lợi rất nhiều từ cuộc chiến ở Việt Nam và tận dụng cơ hội quá tốt để vươn lên đứng vào hàng ngũ những nước giàu có nhất thế giới. Không biết các đỉnh cao trí tuệ và thiên tài ở nước ta suy nghĩ gì, có thấy nhục nhã và xấu hổ không nhỉ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét