Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Người Mỹ không bàn chuyện xe chính chủ

Chuyện nước Mỹ: 

Người Mỹ không bàn chuyện xe chính chủ


(Thethaovanhoa.vn) - Làm thế nào mà một nước Mỹ có thể quản lý ngon lành tới hơn 250 triệu xe hơi và gần 8 triệu mô-tô cùng với việc có tới gần 37 triệu “vụ” sang tên đổi chủ trong vòng một năm?
Sang tên đơn giản như đi chợ
Dũng, một anh bạn người Việt ở Mỹ gần 4 năm nay, vừa mới mua lại chiếc xe hơi bốn chỗ từ một người bản địa nhờ số tiền anh tích cóp từ đồng lương đi làm cho một tiệm giặt ủi. Một chiếc Acura đời 2005 máy 3.5 vẫn còn rất “nuột” (lời của Dũng) mà giá chỉ có 4 ngàn USD (chừng 80 triệu đồng).
Ước tính, trong năm 2012 này, ở Mỹ đã và sẽ có khoảng gần 40 triệu người mua xe hơi đã qua sử dụng giống như Dũng. Nếu so với con số khoảng 11,6 triệu (dự tính) xe hơi mới được bán ra trong năm 2012, tỷ lệ người mua xe cũ nhiều hơn gấp 3,45 lần. Con số này có thể làm thay đổi một điều không ít người vẫn tưởng tượng về một nước Mỹ, đó là dân Mỹ giàu có chỉ mua xe mới rồi sau vài năm họ sẽ vất chúng ra những bãi rác rộng mênh mông mà người ta vẫn thấy trên phim ảnh.
Cảnh sát phạt xe vi phạm ở Mỹ
Sự thực là ngay cả trong những năm tháng nền kinh tế Mỹ phát triển ổn định, tỷ lệ thất nghiệp chỉ vài ba phần trăm (so với hơn 9% trong năm 2011 và gần 8% cuối năm nay), vẫn có nhiều người Mỹ mua xe hơi cũ hơn là xe hơi mới. Họ cũng như anh bạn Dũng đã nói ở trên, tiết kiệm được một số tiền khá lớn để dành cho việc khác, đôi khi chỉ là để trả vài cái hóa đơn điện thoại hay lớn hơn nữa là tiền thuê nhà hàng tháng. Năm 1990, tỷ lệ người mua xe mới so với người mua xe cũ ở Mỹ cũng là 1/2,7.

2 Bài Giải Cho Việt Nam?


BLOG CỦA G/S TRẦN AN BÀI NGÀY THỨ NĂM 29/11/2012


1. Giữ thêm 50 năm nữa?

“Cái ly nước này nặng bao nhiêu?”
“50 gam!”…”100 gam!”… “125 gam!”… các sinh viên trả lời.

“Tôi không thể biết chính xác nếu không cân”. Giáo sư nói: “Nhưng câu hỏi của tôi là: Điều gì sẽ xảy ra khi tôi cứ giơ cái ly thế này trong vài phút?”

“Chẳng có gì cả” Các sinh viên nói.

“OK, vậy điều gì xảy ra nếu tôi giơ trong một giờ?” Giáo sư hỏi.

“Tay thầy sẽ bắt đầu đau ạ” Một sinh viên trả lời.

“Đúng vậy, và nếu trong một ngày thì sao?”

“Tay thầy có thể tê cứng, và thầy có thể bị đau cơ, tê liệt, chắc chắn phải đến bệnh viện”. Một sinh viên khác cả gan nói. Và tất cả lớp cười ồ.

Biển Đông: Ba kịch bản cho tương lai

Biển Đông tại hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư:


SGTT.VN - Vấn đề biển Đông thu hút đông đảo các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hưởng ứng, tham dự và tranh luận. Tại phiên hội thảo ngày 26 – 27.11.2012, đã có gần 20 bài tham luận về hợp tác quốc tế trên các phương diện kinh tế, an ninh – chính trị, xã hội, và luật quốc tế nhằm giải quyết xung đột trên Biển Đông. Có rất nhiều nhận định được đưa ra “mổ xẻ” cùng với các dự báo về tương lai, triển vọng giải quyết xung đột cho vùng biển này.

Thực tế cho thấy thời gian qua, Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều các tuyên bố, động thái mang tính đơn phương đối với Biển Đông, bất chấp luật quốc tế, dư luận quốc tế và phản ứng của các quốc gia có liên quan. Ảnh: internet

Nhận định về tương lai của Biển Đông, TS Nguyễn Mạnh Hùng (ĐH George Mason, Mỹ) nhấn mạnh yếu tố Trung Quốc trong “ba kịch bản” tương lai cho vùng Biển Đông. Thứ nhất, Trung Quốc cố tình tạo ra “sự đã rồi” (mà theo ông Hùng, in hình bản đồ đường lưỡi bò lên hộ chiếu là một điển hình) nhằm nỗ lực thực hiện chiến lược bá quyền của mình tại khu vực Biển Đông nói riêng, và cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung. Thực tế hiện nay, xét về thế lẫn lực thì đây là kịch bản rất dễ xảy ra và Trung Quốc đang từng bước hiện thực hoá âm mưu này.

NHỮNG CÂU THƠ VUI NHẶT TRÊN ĐƯỜNG

NHỮNG CÂU THƠ VUI NHẶT TRÊN ĐƯỜNG

   Nhà thơ Văn Công Hùng: Sau... 5 giây yên lặng để định thần, cả xe cười nghiêng cười ngả, cười lăn cười lộn, cười đến hai chục phút không dứt. Cái làm cho mọi người phải cười- một- cách- khác- thường là bởi tính bất ngờ của câu thơ. Tất cả đang nghĩ là một câu thơ đau đớn của một người vợ... mất chồng. Thì thảm thiết thế, ngậm ngùi thế, thê lương thế... thế mà thành ra...
          Tôi là kẻ đãng trí, chả bao giờ thuộc thơ, kể cả thơ mình, thế nên trên đường, nhiều lúc gặp những câu thơ vui thú vị lắm, đọc vanh vách lúc ấy rồi... quên. Dạo gần đây nảy ra sáng kiến là... ghi vào điện thoại di động rồi tối về đổ ra máy tính. Thì là định thế, nhưng hôm qua, chủ nhật, ngồi lục điện thoại thì lại thấy một... dãy thơ từ hồi nào. Thôi thì nhân thể viết luôn ra đây hầu bạn đọc... 

          ...Một lần đi xe từ Pleiku xuống Quy Nhơn, trong bất tận những câu chuyện tiếu lâm và những câu thơ Bút tre của 12 nhà văn đang sung sức trong việc sáng tác chính thống và cả... phi chính thống, nhà thơ Vương Trọng bỗng đọc 2 câu thơ:

          Chàng ơi đồng mộng đồng sàng
          Âm dương cách trở một... màng cao su

Dự án “Cơm có thịt” giúp trẻ vùng cao chưa đủ thủ tục


(VietQ.vn) – Bộ Nội vụ cho biết, dự án “Cơm có thịt” của nhà báo Trần Đăng Tuấn chưa đủ thủ tục lập quỹ.

Trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng vừa đăng tải bức thư của nhà báo Trần Đăng Tuấn về dự án “Cơm có thịt”, trình Bộ Nội vụ phê duyệt về việc thành lập quỹ này.


Mang cơm có thức ăn đủ dinh dưỡng cho học sinh miền núi. Ảnh: Dân Trí
Trao đổi với Chất lượng Việt Nam sáng nay, 29/11, đại diện vụ Tổ chức Phi chính phủ, Bộ Nội vụ cho hay, việc thành lập quỹ mà nhà báo Trần Đăng Tuấn đề cập, do chưa đủ thủ tục, nên tạm thời chưa được thông qua, chứ bộ không hề có hành động nào cản trở quỹ từ thiện này.

Bộ Nội vụ cũng đã làm việc với nhà báo Trần Đăng Tuấn và hai bên đã thống nhất nhiều mặt.

Thế giới học được gì từ hiện tượng cường quốc giáo dục Phần Lan?

Thế giới học được gì từ hiện tượng cường quốc giáo dục Phần Lan?

(GDVN) - Thế giới đã và đang lần lượt đến Phần Lan để tìm hiểu về hiện tượng cường quốc giáo dục mới nổi này. Có lẽ họ sẽ lần lượt công bố cho chúng ta biết nhiều điều thú vị nhưng đến nay ít nhất họ đã gợi ra 2 điều quan trọng.
Cuối thế kỷ 20 thế giới còn ít để ý đến Phần Lan vì Phần Lan đã từng là 1 phần của Thuỵ Điển trong suốt 6 thế kỷ rồi tiếp đến bị Nga Sa hoàng cai trị . Chỉ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ta mới bắt đầu chú ý đến Phần Lan, khi Uỷ ban sáng tạo Châu Âu (EIS) xếp hạng nền kinh tế Phần Lan là “nền kinh tế sáng tạo thứ 3 thế giới” , đứng trên cả mức trung bình của Châu Âu và Mỹ. Rồi Diễn đàn kinh tế thế giới lại đánh giá Phần Lan là “nền văn hoá sáng tạo”. Năm 2003 , GDP (PPP) của Phần Lan là 163 tỉ USD (cao hơn GDP của Việt Nam mà chỉ với số dân bằng 1/17 số dân của Việt Nam)

Sang đầu thế kỷ 21, thế giới lại biết đến Phần Lan như một cường quốc giáo dục mới nổi. Qua chương trình PISA đánh giá học sinh trung học của 74 quốc gia của tổ chức quốc tế hợp tác và phát triển OCDE vào các năm 2006 rồi 2009, Phần Lan đứng đầu, còn Đức thứ 16/74 , Pháp thứ 22/74 , Mỹ thứ 31/74.

Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)
Thế giới đã và đang lần lượt đến Phần Lan để tìm hiểu về hiện tượng cường quốc giáo dục mới nổi này. Có lẽ họ sẽ lần lượt công bố cho chúng ta biết nhiều điều thú vị nhưng đến nay ít nhất họ đã gợi ra 2 điều quan trọng sau đây :

BIẾT CHIA SẺ VỚI NGƯỜI KHÁC

Hãy biết chia sẻ trong cuộc sống để sống cuộc đời có ý nghĩa hơn



Con người là đông vật xã hội sống trong công đồng. Không ai có thể sống một mình mà không có bất kỳ quan hệ nào với những người khác. Mối quan hệ tốt đẹp và bền vững chỉ có thể có khi có sự tương tác hai chiều. Nếu muốn người khác đối đãi với mình ra sao, quan tâm đến mình thế nào thì phải đối đãi với họ như vậy. Đó là ý nghĩa cốt lõi của câu: “Giúp đỡ người khác cũng chính là giúp đỡ bản thân mình”. Sự quan tâm chia sẻ với nhau là biểu hiện tính người cao nhất.

Trong cuộc sống ai cũng cần tình thương, sự đồng cảm, cũng muốn có người chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mình. Trong suy nghĩ của một số người, giúp đỡ người khác thì bản thân sẽ bị thiệt. Đó chỉ là cách suy nghĩ hẹp hòi, ích kỷ. Sự chia sẻ thật lòng trong những lúc khó khăn nhất là hành động đáng trân trọng đối với người khác, đồng thời làm cho tâm hồn mình thanh thản, rộng mở. Sự chia sẻ đó không mất đi, mà ít nhất cũng nhận được sự đền đáp xứng đáng bằng sự yêu quý không chỉ của người nhận. Nhà văn, nghệ sĩ Had Bejar có câu đầy ý nghĩa: “Bàn tay biết tặng hoa cho người khác là bàn tay lưu giữ được hương thơm”. Trong cuộc sống, người biết cho đi cũng là người sẽ nhận được nhiều từ cuộc sống. Đó cũng là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công.

Người Việt thời ra ngõ gặp... fastfood

Người Việt thời ra ngõ gặp... fastfood

Việt Nam đang trở thành miền đất hứa của các hãng kinh doanh đồ ăn nhanh (fastfood) ngoại với những kế hoạch mở rộng kinh doanh đầy tham vọng. 
Mở chục ngàn nhà hàng
Khác với cảm giác “xa xỉ” cách đây 10 năm, việc giới trẻ Việt Nam ngày nay bước vào một cửa hàng ăn nhanh như KFC, Lotteria, đã trở lên quen thuộc, không còn xa lạ.
Bắt đầu tham gia vào thị trường Việt Nam năm 1997 với nhà hàng đầu tiên tại trung tâm thương mại sầm uất Saigon Super Bowl Trade Center tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay KFC (Mỹ) đã có mặt tại 19 tỉnh thành trên cả nước, với hơn 100 cửa hàng fastfood tính tới cuối năm 2011.
Theo kế hoạch, KFC sẽ mở được 116 nhà hàng tại Việt Nam tới cuối năm 2012 và nâng con số nhà hàng fastfood KFC lên con số 200 vào năm 2015. 
Theo thống kê không chính thức, hiện KFC đang nắm khoảng 60% thị phần fastfood tại Việt Nam, phục vụ khoảng 20 triệu lượt người ăn. 

Lotteria, một thương hiệu fastfood của Hàn Quốc xuất hiện tại Việt Nam năm 2004, cũng đã kịp có được 140 nhà hàng fastfood. Năm 2011, Lotteria cũng có 100 nhà hàng sau 6 năm tại Việt Nam và cũng không dấu diếm tham vọng nâng con số lên 200 trong vòng 5 năm tới (2016).

Cam Bốt ký thỏa thuận cho Trung Quốc xây đập Hạ Sesan 2

Cam Bốt ký thỏa thuận cho Trung Quốc xây đập Hạ Sesan 2

Hơn 500 người thiểu số ở Stung Treng và Ratanak Kiri, Cam Bốt biểu tình chống dự án thủy điện Hạ Sesan 2 của Trung Quốc, ngày 28/02/2012.
Hơn 500 người thiểu số ở Stung Treng và Ratanak Kiri, Cam Bốt biểu tình chống dự án thủy điện Hạ Sesan 2 của Trung Quốc, ngày 28/02/2012.
@International Rivers

Anh Vũ
Chính quyền Cam Bốt đã tiến thêm bước mới trong dự án xây dựng đập thủy điện Sesan 2 ở hạ lưu sông Mêkông. Báo chí tại Cam Bốt hôm 26/11/2012 có đưa tin chính phủ Cam Bốt đã cho phép các nhà đầu tư Trung Quốc tham gia xây dựng công trình thủy điện đang bị giới bảo vệ môi trường quốc tế phản ứng mạnh mẽ vì tác hại lên môi trường sống của hàng triệu người dân vùng hạ lưu sông Mêkông. Đặc biệt một nhà thầu của Việt Nam cũng được tham gia vào dự án này.


Thông tín viên Phạm Phan từ Phnom Penh
29/11/2012
Thông tín viên Phạm Phan từ Phnom Penh tường trình :
Theo nhận định của chính quyền Cam Bốt, hợp tác ba nước Trung Quốc, Cam Bốt và Việt Nam trong sự nghiệp khai thác thủy điện từ giòng sông Sesan đã được đánh dấu bằng cột mốc quan trọng qua việc ký kết mới đây với đối tác Trung Quốc.
Dự án được nói từ mấy năm trước và vẫn còn gây tranh cãi mang tên đập thủy điện Hạ Sesan 2 chảy ngang qua địa phận hai tỉnh ở Cam Bốt là Ratanakiri và Stungtreng đã được ký kết bởi nhà triệu phú Kith Meng, nhân vật điều hành tập đoàn Hoàng Gia, và công ty Năng lượng Quốc tế Trung Quốc, một thành phần của tập đoàn quốc doanh Huaneng.

Nghệ thuật Tha thứ

Nghệ thuật Tha thứ


Cuộc sống thường nhật có bao điều bạn bực mình: Tiếng ồn, thất bại, lo sợ, bệnh tật, cơm áo gạo tiền, thời tiết, nỗi buồn, công việc, tình yêu gia đình, giao tiếp, xóm giềng, học hành, giao thông, thị trường, dịch bệnh… Bạn phải chịu đựng nhiều thứ. Để không cằn nhằn người khác và có thể chịu đựng sự khó tính của người khác, quả thật không dễ chút nào. Vậy làm sao có thể tự giải thoát mình?
Các bậc cha mẹ thường hay chỉ trích con cái. Các ông chủ luôn trách mắng và nhìn công nhân của mình bằng con mắt xoi mói. Vợ chồng cũng thiếu tôn trọng nhau, ưa áp đặt và nghi ngờ nhau. Các mối quan hệ khác cũng gặp nhiều phức tạp. Họ làm mất lòng nhau bằng nhiều cách. Thậm chí có những vết thương lòng vẫn nhức nhối sau nhiều năm. Giữa chúng ta có nhiều dạng ác cảm, làm những điều ác cho nhau, nói xấu nhau đủ điều, thậm chí là trả thù nhau. Có người còn biết nghĩ lại, hối hận, nhưng có người không hề tỏ ra hối tiếc vì lương tâm đã chai lì.
Cách tốt nhất để thanh thản tâm hồn là luôn chống lại ý nghĩ trả thù, luôn tâm niệm ba chữ “Tôi tha thứ” (nguyên tắc 3T). Đó là biện pháp tuyệt vời có thể giúp bạn chịu đựng những gì làm bạn phiền lòng. Tha thứ có giá trị tuyệt đối trong cuộc sống.
Tha thứ không có nghĩa là đầu hàng, chịu thua, chịu lép vế, mà là “bỏ qua”. Robin Casarjian giải thích: “Khi tha thứ, bạn không còn lệ thuộc vào người đã làm bạn đau lòng”. Tha thứ kéo bạn ra khỏi sự giận dữ của người khác và cho phép bạn sống thanh thản.

Bí quyết sống lâu rất đơn giản: Ăn đói

Bí quyết sống lâu rất đơn giản: Ăn đói


Có nhiều người tin tưởng chìa khóa để có thể sống thêm 20 năm là luôn luôn giữ sao cho ở tình trạng đói một chút thì hơn. Đừng quên thái quá và bất cập trong ăn uống đều làm cơ thể suy nhược khó chống với bệnh tật và tuổi già.

Quan niệm này được gọi là hạn chế calori và một trường hợp điển hình của tín đồ đạo này là Oprah Winfrey, một ngôi sao điều khiển một chương trình nổi tiếng trên màn ảnh truyền hình Mỹ, đã thực hiện. Oprah đã quảng cáo cho phép giữ cho thân thể thon thon trong mấy chục năm bằng chính vẻ trẻ trung và năng động của mình.

Cuộc sống trên sông Mekong

Cuộc sống trên sông Mekong

Cuộc sống trên sông Mekong

Cá tra dầu sống ở hạ lưu sông Mekong thuộc địa phận Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Số lượng chúng giảm mạnh trong những năm gần đây bởi tình trạng đánh bắt quá mức, sự xuất hiện của các đập thủy điện và sự phá hủy môi trường sống.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Ngân hàng ngầm: Nguồn cơn bùng phát khủng hoảng trong tương lai



Hiện nay hình thức chuyển tiền từ ngân hàng qua CTCK, công ty quản lý quỹ sau đó chuyển tiền qua các công ty khác trong nội mạng diễn ra khá phức tạp, UBCK đang phân tích và theo dõi luồng tiền này.

Một trong những vấn đề các chuyên gia tại hội thảo Ổn định tài chính khu vự Đông Á đề cập đến – đó là việc các nhà hoạch định chính sách cần phải quan tâm đến các định chế phi ngân hàng hay ngân hàng ngầm (shadow bank) và phải coi đó là một vấn đề lớn, nếu không trong tương lai chúng ta có thể sẽ phải chịu sự khủng hoảng trầm trọng do hậu quả của các định chế này gây ra.

Theo ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, khái niệm ngân hàng ngầm – ngân hàng bóng (shadow bank) là khái niệm mới, xuất hiện chủ yếu trong khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2008-2009 là các hoạt động giao dịch mang tính chất ngân hàng do các định chế tài chính phi ngân hàng thực hiện.

Ảnh đẹp: vàng ruộm phố thu ở Nhật Bản



Những cô dâu Việt vui duyên cùng chồng ngoại


Từ ngày về làm dâu Nhật Bản, chị Trang chịu khó học văn hóa, lịch sử cũng như nghệ thuật ẩm thực trà đạo xứ hoa anh đào. Nhờ vậy, chị hiểu những khác biệt văn hóa cũng như biết ứng xử đúng mực với chồng và gia đình anh.
'Hôn nhân Việt - ngoại nhiều khác biệt dễ dẫn đến bi kịch'

Chị Kim Trang sinh ra và lớn lên ở quận 4, TP HCM. 10 năm trước, chị làm nhân viên văn phòng cho một công ty Nhật ở Sài Gòn, lúc ấy anh đang là trưởng phòng Marketing. Chị Trang cũng biết nói tiếng Nhật nên hai người thường trò chuyện với nhau về công việc cũng như những vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Cùng cảnh “trai chưa vợ, gái chưa chồng”, thế là anh chị nhận lời yêu nhau, sau 2 năm tìm hiểu thì tiến đến hôn nhân.
Lấy chồng và theo anh sang Nhật sống, thời gian đầu người con gái Sài Gòn gặp khá nhiều khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới. “Ở TP HCM quanh năm nắng ấm, còn bên này mùa đông lạnh cắt da cắt thịt, suốt ngày phải mặc cả tá áo ấm mà vẫn lạnh run. Hồi mới qua tôi không chịu nổi chỉ muốn về”, chị kể. Không những thế, chị còn gặp khó khăn khi không biết ăn và nấu các món Nhật nên thường xuyên bị cha mẹ chồng nhắc nhở.
Vốn là người ham học hỏi, cộng thêm được chồng động viên, chị Trang bắt đầu xin đi học các lớp về văn hóa, lịch sử Nhật Bản. Hằng ngày chị dành thời gian tìm hiểu cách nấu nướng các món quen thuộc của xứ này.
“Nhờ học hỏi mà tôi hiểu được tính cách và phép ứng xử của người Nhật để cư xử cho phù hợp. Ở bên này một người phụ nữ dù thành đạt đến đâu cũng phải thành thục chuyện nếp núc. Tôi bây giờ có thể nấu được nhiều món Nhật và Việt để chiêu đãi bố mẹ, bà con bên chồng nên các cụ quý lắm”, chị phấn khởi nói.

Đọc mà không thể tin nổi: Người Sài Gòn tập 'sống chung' với cướp

Đọc mà không thể tin nổi giờ chúng ta đang
dạy nhau phải tập 'sống chung' với cướp".

Người Sài Gòn tập 'sống chung' với cướp

Không đeo vàng bạc hay sử dụng xe đời mới, ra đường chỉ dám đi taxi… là một trong số cách người dân Sài Gòn áp dụng để tự bảo vệ mình trước nạn cướp giật đang hoành hành.
Những vụ cướp tàn bạo ở TP HCM

Sáng đầu tuần, sau khi đưa con đi học, chị Hồng (40 tuổi) dừng chiếc Spacy tại cây xăng trên đường Tô Hiến Thành (phường 15, quận 10, TP HCM). Vừa mở cốp xe lấy ví để trả tiền đổ xăng, chị bị một thanh niên mặc sơ mi trắng, quần jeans xanh, chạy xe Novo (vừa đổ xăng xong) giật phăng rồi rồ ga chạy mất.

Sự việc xảy ra quá nhanh, người phụ nữ chỉ ú ớ mà không kịp truy hô. Nhiều người đưa ánh mắt ái ngại nhìn nạn nhân và cho biết khu vực cây xăng này thường xuyên xảy ra chuyện "ăn bay" của đám cướp giật.

Đeo túi trên vai là "mồi ngon" cho bọn cướp. Ảnh: N.V

Tiếng Huế

Hôm trước trên Blog này có lưu này Tiếng Nghệ, nay lưu thêm 1 bài Tiếng Huế:

Tiếng Huế 

 

Đi đâu thi` nói “đi mô”
“O n” ám ch “Cái Cô” chung trường
t dt” khi tui nói thương
Có nghĩa “mc c” má vương n hng.
“Khôn” là đng nghĩa vi không
Chẳng muốn lấy chồng, “khôn muốn lấy dôn”
“Đoản hậu” là “Ác” en ni
Tui đã … im lặng cứ đi theo hoài
Nhà tui còn khoảng đường dài
Có chi noái nấy, ngày mai hết rồi

(4) Vợ Đông chồng Tây: Hợp đồng (3)

Hợp đồng Vợ Đông chồng Tây (3)


Giữa rừng luật pháp
Trong suốt hai tuần học Định hướng xã hội, Wout luôn nhắc đi nhắc lại về sự khác biệt giữa vùng nói tiếng Pháp và vùng nói tiếng Hà Lan, sự giàu lên ở Flanders và nghèo đi ở Wallonia, gánh nặng kinh tế người Flanders phải chia sẻ cho người ở Wallonia. “Theo một tài liệu truyền hình từng công bố về sự suy thoái ở Wallonia, mỗi người ở vùng Flanders phải giúp đỡ ba euro mỗi ngày cho người anh em chiến hữu tại Wallonia. Thử nhẩm tính xem mỗi năm một người ở vùng Flanders gánh thêm bao nhiêu chi phí”. Hakan rất hào hứng với các thông tin về Bỉ tìm hiểu được trên internet, chia sẻ thêm: “Giờ tôi hiểu tại sao đài truyền hình RTBF vùng Wallonia từng làm một phóng sự giả định nhan đề Bye Bye Belgium đề cập vùng Wallonia ly khai khỏi Bỉ khiến nhiều người ở Wallonia sốc còn người ở Flanders nhún vai: Đó không phải ý kiến tồi!”

Minh họa của Trung Dũng
Mesfin, 35 tuổi đến từ Ethiopia, rất ít trò chuyện, nhưng khi lên tiếng, thường thú vị: “Nhưng dân số Flanders đang già đi, tới đây vùng này phải gánh khoản tiền hưu trí quá lớn trong khi dân số ở Wallonia trẻ hơn. Tôi giúp anh trước, sau này anh giúp lại tôi chăng? Ở Ethiopia nghèo, nhưng sự chia sẻ dành cho nhau diễn ra hàng ngày và thoải mái. Sống ở Bỉ được gần một năm, mỗi ngày tôi đi xe buýt đều thấy cảnh phụ nữ phải đứng trong khi nam giới thản nhiên ngồi. Nếu ở nước tôi, tôi nhường chỗ cho bất cứ phụ nữ nào, già hay trẻ. Không phải tôi galăng, chúng tôi quan niệm phụ nữ là MẸ”.

(3) Vợ Đông chồng Tây: Hợp đồng (2)


Hợp đồng hôn nhân: kiêu hãnh và định kiến!
Đúng chín giờ tôi có mặt ở văn phòng Inburgering tham gia khóa học Định hướng xã hội.
Gần hai mươi con người hiện diện trong lớp, châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu. Rất khác. Đầy tâm trạng. Và ai cũng sẵn sàng xù lông khi thấy có thái độ coi thường xuất xứ của mình. Nhưng Inburgering không để chúng tôi căng thẳng nhiều đến thế, họ cử Wout Peeters đến giảng dạy. Mang tên họ Flanders điển hình nhưng Wout da nâu, mắt đen. Anh cũng nhập cư, theo cách khác. Ba mươi tư năm trước một cặp vợ chồng Bỉ đến cô nhi viện ở ấn Độ nhận nuôi Wout, khi ấy mười bốn tháng tuổi. Hẳn Inburgering muốn vỗ về: đừng ngại ngần, giáo viên hiểu thấu lòng bạn.
Minh họa của Thúy Hằng
Thủ tục chào hỏi giúp tôi phân loại bạn học: hai người Romania đến để học tập; một Ghana và một Ethiopia, một Ba Lan, một Afghanistan đến vì công việc, cặp vợ chồng người Pakistan đang kinh doanh cửa hàng tiện lợi ban đêm. Nhóm đến vì tình phức tạp hơn, tôi tạm xếp loại một là những người đã kết hôn như tôi, Ana (Philippines), Eva (Nga) và loại không đăng ký kết hôn nhưng có hợp đồng sống chung như Selina (Singapore), Laura (Romania), Marie (Colombia) và Hakan (Thổ Nhĩ Kỳ).

(2) Vợ Đông chồng Tây: Hợp đồng (1)

Hợp đồng vợ Đông chồng Tây (1)


Chuyện lấy chồng Tây, sau đó là những nỗ lực hòa nhập vào một xã hội mới, được nhà báo Kiều Bích Hương kể lại, bằng chính những trải nghiệm của mình trên đất nước Bỉ. ĐBND tiếp tục giới thiệu một phần trong cuốn sách Vợ Đông chồng Tây của chị.
Minh họa của Thúy Hằng
Học và sốc!
Chân ướt chân ráo theo chồng sang Bỉ, kết hôn được hơn năm tháng, tôi nhận giấy mời học, năm lần bảy lượt, kiên nhẫn mời học. Học như một kiểu hợp đồng hội nhập, bắt buộc, nhưng cần thiết.
Giấy mời học do văn phòng Inburgering(1) gửi đến, theo luật nhập cư mới, tôi phải học một khóa tiếng Hà Lan (trình độ cơ bản), một khóa Định hướng xã hội, và nếu muốn có thể học tiếp khóa Định hướng nghề nghiệp (khóa này không bắt buộc). Học được khóa nào cũng tốt, nhất là tôi muốn xem người ta dạy dỗ kiểu gì, khác bên mình thế nào. Nhưng khổ nỗi lúc đó tôi vác bụng bầu hơn năm tháng. Trái với sự hớn hở về sự học của tôi, chồng tôi - người gốc Flanders điển hình (vùng nói tiếng Hà Lan ở Bỉ) khó chịu ra mặt: “Trước đây có phải học đâu. Chỉ vẽ vời tốn kém. Họ muốn em hòa nhập xã hội tốt ư, thì em có chồng, sắp có con, rồi lại kết giao một số người bạn từ Thái Lan, Đài Loan, Singapore ở đây rồi, cũng là hòa nhập chứ sao”.

(1) Vợ Đông chồng Tây: Chuyện thật lấy Tây

Chuyện thật lấy Tây



Bìa cuốn Vợ Đông chồng Tây do họa sĩ Kim Duẩn thiết kế, NXB Trẻ 2012
Tôi có gặp Kiều Bích Hương vài ba lần, khi chị là phóng viên của Ban Văn nghệ, báo Tiền Phong. Rồi có một dạo chị vào làm trong chi nhánh của báo tại thành phố Hồ Chí Minh. Rồi nghe nói chị lấy một anh chàng kỹ thuật viên người Bỉ, theo chồng sang đấy định cư. Những mối tình như vậy thường được coi là vì người phụ nữ khao khát một cuộc đổi đời xa hoa. Chắc đó không phải là trường hợp của Kiều Bích Hương. Chị vốn có một đời sống riêng khá thuần phác, giản dị, tự kiếm sống cũng kha khá bằng nghề báo và không phải kiểu người xa hoa phù phiếm viển vông.
Bất ngờ mới đây chị gửi đến tôi bản thảo tập ghi chép Vợ Đông chồng Tây. Một thứ phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” đời mới, nhưng nó không chỉ cung cấp cho người đọc một thứ kỹ nghệ. Còn hơn thế nhiều. Ở trong ấy mở ra bao nhiêu số phận ta lấy Tây và Tây lấy ta, Á lấy Âu và Âu lấy Á.

“Đi chợ Cốc Pài”: Lắng nghe và cảm nhận


(VOV) - Lời thơ giàu hình ảnh, cùng với âm hưởng của dân ca Mông đã tạo nên cho ca khúc “Đi chợ Cốc Pài” một sức sống mới.

Đi chợ vùng cao / Chợ vùng cao ngày giáp Tết

Cuối thu năm ngoái (2011), nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc, nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà thơ Trương Hữu Lợi và “lão Gà phố” Vĩnh Tuyền đã có chuyến công tác lên Hà Giang. Khi đến thị trấn Cốc Pài của huyện Xín Mần, nhà thơ Chu Nhạc thích thú với cảnh sắc nơi đây, nhất là phiên chợ Cốc Pài buổi sáng trong màn sương mai mờ ảo. Xúc cảm, về xuôi, ông đã viết bài thơ “Đi chợ Cốc Pài”. 

Gần đây, nhạc sĩ Doãn Nguyên (hiện là Phó Giám đốc Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam) đã chọn để phổ nhạc. Tác phẩm này, được Đức Minh phối khí và chính Doãn Nguyên chỉ huy dàn nhạc bán cổ điển của Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam trình tấu với giọng ca Việt Hà.

Thiếu nữ Mông ở phiên chợ Cốc Pài

Trong bài thơ “Đi chợ Cốc Pài”, nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc sử dụng chợ Cốc Pài là địa danh cụ thể nhưng thực ra ở đây tác giả muốn nói chung các phiên chợ thể hiện bản sắc văn hóa. Thông điệp bài thơ thật hay, được chuyển tải trong mười hai câu thơ lục bát giản dị về hình ảnh và câu chữ. Giản dị nhưng rất thanh cao, nho nhã. Rượu trong lòng, mật ủ trong ong, bạc đeo vòng cổ, những thứ muốn mua, thậm chí mua rất nhiều tiền cũng không ai bán. Người đi chợ muốn tìm người tình xưa:

Nào em đi chợ Cốc pài
Tìm mua một chút sương mai mang về…

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Việt Nam phải chuẩn bị trước cho khủng hoảng

TS Nguyễn Trí Hiếu:

Việt Nam phải chuẩn bị trước cho khủng hoảng

TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, khủng hoảng sẽ đến với Việt Nam dù sớm hay muộn và đây là vấn đề không tránh khỏi được.

Trao đổi bên lề Hội nghị "Khuôn khổ ổn định và giám sát tài chính trong môi trường nhiều biến động" sáng ngày 28/11, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, khủng hoảng sẽ đến với Việt Nam dù sớm hay muộn và đây là vấn đề không tránh khỏi được. Do đó, chúng ta phải chuẩn bị cho khủng hoảng.

Trong vấn đề xử lý khủng hoảng kinh tế - tài chính thì điều kiện tiên quyết là tất cả thông tin về quốc gia phải minh bạch, chính xác và đáng tin cậy. Có như vậy, các chính sách đưa ra trên là các dữ liệu và thông tin đó mới có cơ sở thực hiện.

Thứ hai, cũng cần thiết phải đi đến một mô hình về quản lý vĩ mô thống nhất. Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, Việt Nam đi theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn phải tham khảo các mô hình xung quang rồi có định hướng cho riêng mình chứ không thể theo một cái xác định chung chung

Thứ ba, một vấn đề quan trọng khác là phải quản lý rủi ro trên tầm mức quốc gia. Theo đó, cần phải có một nhóm chuyên gia, một ủy ban tập hợp các đại diện nhiều bộ ngành, định chế, doanh nghiệp, chuyên sâu nghiên cứu về khủng hoảng, chuẩn bị về khủng hoảng, đưa ra các quyết sách khi khủng hoảng xảy ra và xử lý khủng hoảng.

(2) Rùng rợn săn cá mập ở Trường Sa


Lão ngư Trần Văn Mười -người có thâm niên hơn 30 năm trong nghề quả quyết: Lần đầu tiên thấy cá mập, người sợ đủ đến tè cả ra quần. Thậm chí, có người sợ quá đến ngủ mơ la hét thất thanh...

Kỳ 2: Những chuyến câu rùng rợn

Ngoài giàn câu dây mà chiều dài lên đến 40-50km, người săn cá mập còn có nhiều đồ nghề “phụ trợ” khác như vồ, khấu, đoọc.

Nghề không dành cho kẻ yếu tim

Số lượng tàu chỉ khoảng chục chiếc, ngư dân làm nghề chưa đến trăm người, nhưng xã Nghĩa An (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) vẫn nổi tiếng với nghề săn cá mập. Trong căn nhà nằm gần mép sóng ở thôn Tân An, khi vò rượu và đĩa mồi nhắm chế biến từ cá mập vơi đi hơn phân nửa, thuyền trưởng kiêm chủ tàu săn cá mập QNg - 97319 Cao Tận mới chịu kể về nghề:

“Lần đầu tiên khi săn được cá mập, kéo nó lên, chỉ nhìn thấy hàm răng nó là tôi sởn cả gai ốc. Mỗi con cá mập nặng 5-7 tạ, to gấp nhiều lần thân người lớn. Có con kéo lên boong cứ quẫy mình đập đuôi xuống mạn tàu đùng đùng, miệng ngoác to để lộ hàm răng như hai hàng dao dựng đứng cứ chực lao tới táp người. Sau mấy phiên biển, tôi mới hết sợ loại “cọp biển” này.
Lão ngư Trần Văn Mười -người có thâm niên hơn 30 năm trong nghề quả quyết: Lần đầu tiên thấy cá mập, người sợ đủ chục. Thậm chí, có người sợ quá đến ngủ mơ la hét thất thanh. Theo tôi, cái đáng sợ của nó không phải là hàm răng mà là đôi mắt hung ác, lạnh giá”.

Xẻ thịt cá mập.

(1) Rùng rợn săn cá mập ở Trường Sa


“Cá vô đó, chuẩn bị lao, phóng mạnh!”. Đó là những âm thanh quen thuộc đối với ngư dân chuyên đi săn cá mập ở Hoàng Sa, Trường Sa.

Kỳ 1: Róc hàm cá mập

Xuôi ngược liên tục giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như đi chợ. Chọn vùng biển nhiều cá mập nhất thì dừng lại buông câu, chuẩn bị vũ khí để săn cá. Đó là chân dung những ngư dân hành nghề săn cá mập lão luyện ở Quảng Ngãi.

Nghênh chiến

Nếu ngư dân hành nghề đánh lưới, họ hì hục kéo lưới rồi xúc cá đổ xuống hầm. Nhưng với ngư dân hành nghề săn cá mập, cá dính câu chưa phải là đã kết thúc công việc. Cá và ngư dân bắt đầu chơi trò vờn nhau và kéo co. Cá mập vốn là chúa tể đại dương vì có những cú đớp mồi kinh người. Kéo cá vô gần tàu, ngư dân phải tìm cách ra đòn, hạ gục, lơ tơ mơ coi chừng bị chúng đớp một phát là tiêu đời.

“Một, hai, ba... kéo!”. Khi kéo cá mập, tám ngư dân đôi khi bị con cá khổng lồ kéo muốn lộn xuống biển. Khi cá vô gần tàu, ngư dân phải dùng vũ khí hạ gục con cá dữ thì mới có thể đưa lên tàu. Anh Thành, một ngư dân đi câu giơ đôi bàn tay đã hóa thành một lớp sừng vì kéo cá mập. Anh Thành kể đã từng có ngư dân sẩy chân rớt xuống biển và bị cá mập kéo đi. Có nhiều con cá sắp hất xuống hầm tàu thì vùng lên quật ngư dân văng xuống nước.

Lưỡi lao săn cá mập.

Huyền bí Nhật Bản 100 năm trước

Tôi yêu Nhật Bản:


(Kienthuc.net.vn) - Nhiều năm trước đây, Nhật Bản vẫn là một bí ẩn cần được khám phá của thế giới. Bộ sưu tập những hình ảnh “độc” được chụp cách đây 100 năm đã mang đến cái nhìn mới về vùng nông thôn Nhật Bản sau khi đất nước này mở cửa, hòa chung vào nền kinh thế thế giới.

Bộ sưu tập ảnh đặc sắc này được nhiếp ảnh gia Tamamura Kozaburo thực hiện vào năm 1910.

Những tấm hình mang ý nghĩa thúc đẩy ngành du lịch của Nhật Bản vào thời điểm đó. Điều này thể hiện qua hình ảnh các geisha du ngoạn ngắm cảnh hay ảnh các thôn nữ đang hái búp trà trên các đồi chè xanh mướt. Tại thời điểm đó, Geisha được xem là biểu tượng nổi bật của văn hóa Nhật Bản.

Những geisha đang du ngoạn ngày hè trong một khu vườn phong cảnh.
Những geisha đang du ngoạn ngày hè trong một khu vườn phong cảnh.

Ảnh đẹp: No U ở Philippines

Ảnh đẹp: No U ở Philippines


Chủ hết tiền… Đầy tớ không lương

Đầy tớ có sống bằng lương đâu nhỉ ?


BLOG CỦA BÁO ĐẤT VIỆT NGÀY THỨ TƯ 28/11/2012
Không ít cán bộ, công chức bao năm nay sống trên lưng doanh nghiệp bằng các thủ đoạn nhũng nhiễu của mình và họ làm giàu cũng nhờ doanh nghiệp.
Ngày 15/11, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin công chức của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng bị chậm lương, mà nguyên do là vì các doanh nghiệp trên địa bàn quận nộp thuế chậm, hoặc giãn thời gian nộp. Theo thống kê sơ bộ, thu ngân sách trên địa bàn quận mới chỉ đạt 62%.
Dân nộp thuế chậm, doanh nghiệp nộp thuế chậm… thế là công chức đói. Và chắc chắn không chỉ riêng quận Liên Chiểu mới có tình trạng này, mà sẽ có nhiều nơi khác cũng bị như vậy. Chỉ có điều họ không nói mà thôi. Và cứ đà “rơi” về kinh tế như thế này, chuyện công chức bị chậm lương sẽ không còn là chuyện xa xôi nữa.
Qua đây mới biết, khi nền kinh tế khấm khá, chính đội ngũ công chức cũng thường chẳng coi doanh nghiệp ra gì. Không ít người trong đội ngũ này đã nghĩ đủ mọi mưu ma chước quỷ nhằm nhũng nhiễu doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải cống nạp, phải chạy cửa sau để có tiền đáp ứng cái “tham” của mình. Bây giờ doanh nghiệp khốn khó, không có tiền nộp thuế và đội ngũ công chức bị chậm lương, bị đói.
Vậy không hiểu có ai vắt tay lên trán mà nghĩ rằng, trong phạm vi chức trách, quyền hạn của mình, trước đây mình đã nhũng nhiễu doanh nghiệp như thế nào và bây giờ phải tìm cách cứu doanh nghiệp như thế nào. Nhiều công chức nghĩ rằng, tiền lương cho họ và các khoản trợ cấp xã hội khác là ngân sách Nhà nước, chẳng liên quan gì đến doanh nghiệp. Nhưng họ có biết đâu rằng, hàng triệu công chức ở Việt Nam sống được là bằng tiền thuế của người dân và của doanh nghiệp. Thế cho nên mới biết ý nghĩa của câu ngạn ngữ: “Không ai nắm tay được từ tối đến sáng”.

TẮM TIÊN CỦA TIÊN NỮ THÁI TÂY BẮC



Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận và cả những mó nước yên bình kín đáo, nơi những cô gái dân tộc Thái thả mình vào dòng nước thiên nhiên mát lạnh.

Thật khó tưởng tượng nổi khi trên các khe nước, suối nguồn của Mường Pồn, Mường Lay, Mường Tè, thị xã Lai Châu mất đi bóng dáng của con gái Thái đi "tắc nặm" (vác nước), "pây áp nậm" (đi tắm suối)? Nếu thế thì khác gì núi rừng Tây Bắc không còn hoa ban. Người Thái rất coi trọng những nguồn nước xung quanh họ và coi đó như một sản vật linh thiêng mà thần linh ban tặng. Những nét sinh hoạt của người Thái đều gắn liền với dòng nước từ giã gạo, ăn uống, giết mổ và cả việc tắm táp.

Cơm có thịt: Canter chở “những tấm lòng” lên vùng cao


Công ty TNHH Liên doanh sản xuất ôtô Ngôi Sao (Vinastar) đã và đang tham gia đồng hành cùng chương trình từ thiện “Cơm có thịt” bằng việc góp các chuyến xe tải Canter chở áo ấm, sách bút, nước sạch, thực phẩm…tới các em học sinh vùng cao.

 Chương trình “Cơm có thịt” là chương trình từ thiện ra đời với mục đích cố gắng để các em học sinh vùng cao được ăn một, hai miếng thịt mỗi bữa, giúp các em mỗi ngày có được một bữa cơm có thịt.


Chương trình từ thiện giúp đỡ những bữa ăn của trẻ em vùng cao có thịt

Hưởng ứng tinh thần của “Cơm có thịt”, với tâm niệm: “Sự phát triển bền vững của công ty cũng được xây dựng một phần từ những hoạt động trách nhiệm Xã hội”, Công ty TNHH Liên doanh sản xuất ôtô Ngôi Sao (Vinastar) đã và đang tham gia đồng hành cùng chương trình này bằng việc góp các chuyến xe tải Canter chở áo ấm, sách bút, nước sạch, thực phẩm…tới các em học sinh vùng cao của các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang…

Nếu cuộc đời toàn chuyện xấu xa…

Lưu Quang Vũ: “Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa/Thì sao cây táo lại nở hoa/Sao rãnh nước lại trong veo đến thế/Chim sẻ tóc xù ơi!...”

Nếu cuộc đời toàn chuyện xấu xa…


(Trái hay Phải)- Một tài xế xe khách bị mất phanh đã chọn giải pháp đâm xe vào cột điện, để có bề gì thì mình anh chịu chứ không muốn đâm xe vào khoảng 20 người đang đứng chờ đèn đỏ phía trước. Câu chuyện như một ngọn nến thắp sáng đêm đen.
Anh Nguyễn Văn Lành
Anh Nguyễn Văn Lành đang điều trị tài bệnh viện
Mấy hôm nay, báo chí vẫn chưa thôi nói về trường hợp của một tài xế xe khách tên là Nguyễn Văn Lành (40 tuổi, ngụ huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), hiện anh đang điều trị tại khoa Chấn thương BV Đa khoa Trung tâm Tiền Giang với một chiếc chân gãy.
Tên anh giống như cái tâm của anh, Lành, một người tài xế có lương tâm đã tránh được một tai nạn thảm khốc cho khoảng 20 người vô tội trên đường.
Anh Lành kể lại, khi xe đến cách nút giao đường cao tốc hơn 20 m, nhìn thấy đèn tín hiệu đỏ liền giảm tốc độ. Vào thời điểm đó, trên đường có nhiều xe tải, xe khách và khoảng 20 xe máy đang dừng chờ đèn đỏ nên anh Lành đạp thắng nhưng chiếc xe vẫn trôi về phía trước.
“Lúc phát hiện xe mất thắng, tôi bình tĩnh lắm, trong đầu chỉ nghĩ: Nếu không cho xe tấp vào lề thì chiếc xe sẽ lùa hết xe cộ phía trước, như vậy hậu quả thật khó lường... Tôi liền kêu phụ xe mở cửa la lớn: “Vô, vô, xe mất thắng” để mọi người cảnh giác, đồng thời đánh tay lái cho xe hướng thẳng vào cột đèn tín hiệu.

Người già "thiếu" gì?

Người già "thiếu" gì?

Giữa bao nhiêu chuyện bức xúc, xin nợ đấy để đưa bài này vừa mới check trong hộp thư. 
Tin rằng lứa tuổi mình chia sẻ thì rõ rồi, nhưng cũng là thông điệp gửi gắm đến những ai chưa vào tuổi già nhưng đang chăm sóc cha mẹ hoặc ông bà ở tuổi già. 
Mình lấy cái tít có chữ "thiếu" chính vì bài viết mình nhận được tập trung khắc họa vào 3 cái "thiếu" của lứa tuổi già chúng ta rất cần được nhận ra và cố lấp lại tùy theo hoàn cảnh và duyên phận của mình.
Vệ Nhi
-----
(Cảm ơn bạn Nguyễn Khắc Dụng giới thiệu) 
Già thì khổ, ai cũng biết. Sinh, lão, bệnh, tử ! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao !
Già có cái đẹp của già.
Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái dấm cho chín ép.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

ĐB Dương Trung Quốc: Gà Bắc Giang hay gà mắc tóc?


(Đời sống)- “Làm sao biết con gà trên thị trường thực là “gà Bắc Giang”. Nếu gà Bắc Giang được Chính phủ bảo chứng và cấp thị thực và được thị trường ưa thích thì chắc chắn với tình trạng quản lý như hiện tại sẽ có ngay “gà Bắc Giang rởm”... – ĐB Dương Trung Quốc nhận định.
Trước tình trạng thực phẩm bẩn, độc ngày càng tràn lan, khó kiểm soát, khuyến cáo người dân Hà Nội sẽ ăn gà Bắc Giang để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Xung quanh vấn đề này ĐB Dương Trung Quốc đã có một góc nhìn thẳng:
 Khoanh vùng Bắc Giang sẽ tạo ra một thứ độc quyền
Việc quy hoạch các vùng thực phẩm sạch nhất là cho các thành phố đông dân là việc làm cần thiết và lẽ ra phải là một việc bắt buộc mà lãnh đạo các thành phố lớn cũng như Chính phủ phải chỉ đạo và thực hiện từ lâu, không chỉ với gà, các loại thịt nuôi mà còn là rau xanh... và nhiều nhu yếu phẩm khác. 
Bên cạnh việc cung ứng cho đủ về lượng thì vấn đề chất lượng ngày càng phải được quan tâm do tình trạng sử dụng bừa bãi các loại hoá chất trong chăn nuôi và trồng trọt, các thủ đoạn gian lận và nhất là tình trạng nhập lậu các loại thực phẩm không được kiểm soát mà nhìn chung là mang nhiều nguy cơ đối với sức khoẻ người sử dụng. 

Mỹ không công nhận 'lưỡi bò' trong hộ chiếu Trung Quốc

Mỹ không công nhận 'lưỡi bò' trong hộ chiếu Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ không công nhận bản đồ đường lưỡi bò trong hộ chiếu của Trung Quốc, bởi nó liên quan đến vấn đề đang gây tranh cãi.
> Các nước phản đối bản đồ trên hộ chiếu Trung Quốc
> Phản đối Trung Quốc đưa đường lưỡi bò vào hộ chiếu


Ảnh:
Mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc có in đường 9 đoạn phi lý mà họ đòi hỏi trên Biển Đông. Ảnh: People Daily


Trong cuộc họp báo hôm qua, khi được hỏi liệu một công dân Trung Quốc mang hộ chiếu mới có in bản đồ gây tranh cãi, và được hải quan Mỹ đóng dấu nhập cảnh, thì điều đó có bị coi là sự công nhận của Mỹ với bản đồ đó không, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định là không.
"Không, đó không phải là sự công nhận. Quan điểm của chúng tôi, như mọi người đã biết, là Biển Đông vẫn tiếp tục là một vấn đề cần đàm phán giữa các bên liên quan trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, và một bức tranh trên hộ chiếu không thể thay đổi điều đó", Victoria Nuland, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu trong một cuộc họp báo hôm qua.

"Nhiều học sinh còn căm thù giáo viên nói gì đến ơn"


(Kienthuc.net.vn) - “Người đương thời” Đỗ Việt Khoa cho rằng suy nghĩ của một số bạn trẻ “đã trả học phí cho thầy cần gì phải biết ơn” là tất yếu của tình trạng giáo dục hiện nay, thậm chí “nhiều học sinh còn căm thù giáo viên vì bị ép học thêm giá cao”.

Trao đổi với Kienthuc.net.vn, thầy giáo Đỗ Việt Khoa nhận định chuyện học sinh suy nghĩ đã trả học phí sòng phẳng thì không cần phải biết ơn thầy cô giáo hiện đang tồn tại, “thậm chí đang có rất nhiều học sinh nhận định như thế”.
“Thời bao cấp, hiếm có chuyện không biết ơn thầy cô giáo. Từ khi nảy sinh dạy thêm học thêm thu tiền giá cao, mở trường tư thu tiền giá cao, nhất là từ khi bùng nổ tệ nạn lạm thu thì suy nghĩ như trên ngày càng nhiều”,  thầy Đỗ Việt Khoa trăn trở.
ads
Thầy Đỗ Việt Khoa: "Nếu tôi dạy thêm thu tiền, ép học sinh học thêm thu tiền thì tôi đáng bị học sinh nói như vậy”.
Rất nhiều người đã dựa vào truyền thống giáo dục, truyền thống đạo đức để nói đó là suy nghĩ tiêu cực, nhưng thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho rằng nó cũng có mặt tích cực. Đó là giúp mọi người nhìn thấy được mặt trái của ngành. “Chắc chắn đa số giáo giới sẽ cho đó là tiêu cực.Tuy nhiên tôi thấy nó không chỉ là tiêu cực. Nó phản ánh 1 sự thực, là kết quả của tình trạng giáo dục hiện nay”.

Du học sinh Lào “khóc, cười” khi học tiếng Việt

Du học sinh Lào “khóc, cười” khi học tiếng Việt

(Nguoiduatin.vn) - Về chuyện học ngoại ngữ, chính người Việt còn thốt lên câu "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Việt" thì du học sinh Lào "dở khóc, dở cười" khi học tiếng Việt là điều khó tránh.
Bạn có dịp đi đến những phiên chợ ở thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) sẽ được chứng kiến cảnh tượng những khách hàng là sinh viên Lào nói thì ít mà "khua tay, múa chân" thì nhiều. Vì ra chợ, theo kinh nghiệm "để đời" của du học sinh Lào, đó là nơi học tiếng Việt thực hành vừa đơn giản mà lại "vui" và hiệu quả nhất. Họ có những "bí quyết" học tiếng Việt độc đáo và không ít câu chuyện "dở khóc, dở cười" từ sự học tiếng Việt mà ra.
Toau Yang Neng Vang (ngoài cùng bên phải), sinh viên khoa Xã hội học, 
trường ĐH KHXH và NV Hà Nội, cùng các bạn sinh viên Việt Nam.