Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Nỗi lòng giáo sư đi 'xây nhà hàng xóm'

"Thành tích của chúng em còn cao hơn cả sinh viên Hàn Quốc. Nhưng khi học xong về nước chúng em lại không thể phát triển chuyên môn của mình. Còn các bạn Hàn Quốc ngược lại. Vì thế, nếu ở nước ngoài, chúng em sẽ áp dụng kiến thức mình có vào nghiên cứu khoa học. Vậy xin hỏi tại sao chúng em không thể phát triển được khi đã trang bị đầy đủ kiến thức trên quê hương mình?". Nghe đến đây thì cô thông dịch viên tên Thu Hương, nghiên cứu sinh trường Đại học Konkuk nghẹn ngào xúc động và phải dừng mất vài phút. Tôi hiểu tại sao các em chảy nước mắt khi nghe những lời đó. Tất cả sinh viên đã trải qua thời gian gian khổ chỉ ngủ 2 đến 3 tiếng dành thời gian còn lại cho luận án tiến sĩ của mình trên đất khách quê người thực sự thấm thía điều đó.

Nỗi lòng giáo sư đi 'xây nhà hàng xóm'

"Phải về thôi, phải về để các em không phải lang thang xây dựng nhà hàng xóm giàu có trong khi luôn đau đáu trông về nhà mình còn rất nghèo", Giáo sư Nguyễn Văn Thuận của đại học Konkuk, Hàn Quốc, tâm sự ý định trở về Việt Nam.
Nỗi lo chảy máu chất xám, việc các trí thức Việt Nam đi học ở nước ngoài rồi ở lại luôn là chủ đề gây tranh cãi trong giới khoa học. Lý do cho việc ở lại, hoặc thậm chí về rồi lại đi, rất nhiều và đều được cho là hợp lý. Giáo sư Nguyễn Văn Thuận, sau nhiều năm giảng dạy ở Hàn Quốc, nghĩ như thế nào? Dưới đây là nội dung thư của ông viết gửi VnExpress:
Giáo sư Nguyễn Văn Thuận
Giáo sư Nguyễn Văn Thuận sinh năm 1966, tốt nghiệp Đại học Kobe vào năm 2002. Năm 2002-2007, ông làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Công Nghệ Sinh học thuộc Viện RIKEN, Nhật Bản.
Từ tháng 3/2007 đến nay, tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận giảng dạy tại Khoa Công nghệ sinh học động vật tại Đại học Kiến Quốc (Konkuk), Seoul, Hàn Quốc. Hiện ông là Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ sinh học sinh sản châu Á. Ảnh do tác giả cung cấp.
Đầu tháng 11, nhân chuyến thăm và làm việc với Bộ Giáo dục và Khoa học Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân tới trường Đại học Konkuk – trường đại học tư nằm trong top 5 của Hàn Quốc, tọa lạc ở trung tâm Seoul. Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Quân có buổi giao lưu thân mật với sinh viên Việt Nam đang học tập tại trường.
Đại diện cho sinh viên Việt Nam, nghiên cứu sinh Võ Tấn Việt, cựu hội trưởng hội sinh viên Việt Nam tại trường Konkuk nói rằng, các bạn sinh viên Việt Nam ở Hàn Quốc luôn cố gắng học ngày học đêm với mục đích duy nhất là trang bị kiến thức để về xây dựng quê hương. Tuy nhiên thực tế điều kiện cơ sở hiện nay ở Việt Nam đang khiến họ chùn bước.
"Thành tích của chúng em còn cao hơn cả sinh viên Hàn Quốc. Nhưng khi học xong về nước chúng em lại không thể phát triển chuyên môn của mình. Còn các bạn Hàn Quốc ngược lại. Vì thế, nếu ở nước ngoài, chúng em sẽ áp dụng kiến thức mình có vào nghiên cứu khoa học. Vậy xin hỏi tại sao chúng em không thể phát triển được khi đã trang bị đầy đủ kiến thức trên quê hương mình?".
Nghe đến đây thì cô thông dịch viên tên Thu Hương, nghiên cứu sinh trường Đại học Konkuk nghẹn ngào xúc động và phải dừng mất vài phút.
Tôi biết nhiều sinh viên của tôi ngồi phía sau rơi nước mắt, tôi cũng không ngăn được sự xúc động và lấy kính đeo để che không cho quan khách trông thấy. Bởi chúng tôi là các giáo sư chủ nhà đang tiếp đoàn của Bộ Khoa học và Công nghệ và hơn nữa chúng tôi không muốn Ban giám hiệu và các giáo sư Hàn Quốc (ngoài tôi) biết những trăn trở của các em về tình trạng của đất nước.

Tôi hiểu tại sao các em chảy nước mắt khi nghe những lời đó. Tất cả sinh viên đã trải qua thời gian gian khổ chỉ ngủ 2 đến 3 tiếng dành thời gian còn lại cho luận án tiến sĩ của mình trên đất khách quê người thực sự thấm thía điều đó.
Bộ trưởng Nguyễn Quân tại buổi gặp gỡ sinh viên Việt Nam ở trường Konkuk.
Bộ trưởng Nguyễn Quân tại buổi gặp gỡ sinh viên Việt Nam ở trường Konkuk. Ảnh do GS Thuận cung cấp.
Tại sao sinh viên chúng ta học giỏi, làm giỏi và rất thành công trong cống hiến khoa học sau khi tốt nghiệp và tiếp tục nghiên cứu tại nước ngoài?. Trong khi nếu trở về Việt Nam thì hầu hết sự nghiệp nghiên cứu khoa học chấm dứt, cuối cùng các em phải tìm cách ở lại, để phấn đấu ngày đêm xây dựng nhà hàng xóm đã giàu có, còn đất nước mình vẫn đang còn rất nghèo và khó khăn. Thật xót xa.
Nhiều người nhận thấy khuôn mặt suy tư đăm chiêu Bộ trưởng Nguyễn Quân khi nghe những âm thanh nghẹn ngào đó của các em sinh viên. Tôi nghĩ Bộ trưởng rất thấu hiểu cái nghịch cảnh đất nước bỏ tiền của ra cho các em ăn học thành tài, không lý gì mà không tạo điều kiện tối thiểu nhất để các em trở về xây dựng quê hương.
Giây phút yên lặng cộng với giọng nói nghẹn ngào của cô thông dịch viên kéo dài trong vài phút. Hình như đến đây các giáo sư Đại học Konkuk và Ban giám hiệu mới hiểu ra (vì hầu hết thế hệ họ đã trải qua những năm nghèo đói và phải đi làm thuê cho Hàn Quốc 30 năm trước đây), họ đồng loạt vỗ tay thật lớn để tỏ lòng cảm kích cũng như cám ơn các em sinh viên Việt Nam. Cám ơn các em, cám ơn các em sinh viên của tôi thật nhiều, các em đã làm thay đổi suy nghĩ trong tôi.
Phải về thôi, phải về để các em không phải lang thang xây dựng nhà hàng xóm giàu có trong khi luôn đau đáu trông về "nhà mình" còn rất nghèo. Trách nhiệm đó là trách nhiệm của thế hệ đi trước các em - trách nhiệm của thế hệ chúng tôi. Chỉ có thế hệ chúng tôi và thế hệ trước chúng tôi, những người đã trưởng thành về chuyên môn và tạm được thế giới công nhận mới có thể tạo nền tảng cơ bản trong nghiên cứu và học thuật tại quê hương để các em trở về "có đất" phát triển.
Lòng tôi tự nhủ phải về thôi. Nhưng quyết định này thật khó khăn cho tôi và nhiều người có vị trí giáo sư ổn định ở trường đại học lớn tại các nước phát triển. Vì nhiều hệ lụy liên quan không chỉ mình chúng tôi mà ai cũng có một gia đình nhỏ cần phải giữ nó hạnh phúc trước khi muốn làm cái lớn hơn.
Trong phần thảo luận với sinh viên, Bộ trưởng Nguyễn Quân khiến cho chúng tôi kỳ vọng hơn với quyết định "Về thôi" của mình trước đây qua những nhắn nhủ và thông báo cho chúng tôi các chính sách mới về trọng dụng nhân tài và phát triển khoa học kỹ thuật của đất nước gần đây.
Bộ trưởng thông báo đến các em sinh viên những chính sách và chủ trương mới nhất mà Bộ soạn thảo về phát triển khoa học và của Việt Nam trong những năm tới. Chính sách đó đã được Đảng, Quốc hội và Chính phủ thông qua làm nền tảng, động lực và quốc sách cho sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên với tư cách là người đi trước có chút kinh nghiệm, tôi khuyên các anh chị và các em sau khi tốt nghiệp tiến sĩ nên tìm mọi cách để có thể làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại những phòng thí nghiệm có người hướng dẫn với tầm vóc quốc tế (đây cũng là điều khó). Trong thời gian đó vừa xây dựng lý lịch khoa học cho mình, vừa chứng tỏ sự độc lập và tự tin trong nghiên cứu để hòa nhập với dòng chảy khoa học quốc tế. Khi đó các em trở về quê hương đóng góp tri thức của mình cho đất nước là tốt nhất.
Cuối cùng cám ơn các em sinh viên Việt Nam tại Trường Konkuk, những giọt nước mắt và những con tim xúc động nghẹn ngào của các em đã làm thay đổi và giúp tôi quyết định "Về thôi". Cảm ơn Bộ trưởng Nguyễn Quân tạo cho tôi niềm tin nhiều hơn để có thể nói "Về thôi, về để mở đường cho các em được phát triển trên quê hương Việt Nam".
Nguyễn Văn Thuận

Trở về ư
Rồi ông sẽ thấy quyết định trở về của mình là sai lầm. Ông có thể đóng góp cho đất nước từ xa và điều đó chứng tỏ lòng yêu nước rồi. Sau khi trở về Ông chẳng còn gì để cống hiến cho đất nước. Các bộ trưởng nói thì hay đấy nhưng nhìn việc làm của họ thì biết. Có những người còn tâm huyết hơn bộ trưởng này nữa nhưng họ không có quyền thì đành chịu thôi. Tôi muốn ra đi nhưng không giỏi như giáo sư để ra đi. Chúc giáo sư mạnh khỏe và sáng suốt để lựa chọn.

Không thức thời
Thế nào là đóng góp cho đất nưóc Tôi cho rằng đa phần các giáo sư tiến sỹ đang làm việc ở Việt Nam chẳng tạo ra của cải thực sự cho đất nước mà còn gây lãng phí, không phải họ không có tâm, có tầm mà nguồn lực đất nước hạn chế lương còn chưa đủ lấy đâu kinh phí mà nghiên cứu, đợi đến lúc có sản phẩm mà ra được tiền thì bao giờ thu lại được chi phí đầu tư.
Tôi thấy rằng các du học sinh VN sau khi tốt nghiệp tiến sỹ xong về chủ yếu do có chỗ làm tốt, có bố mẹ có chức vụ sẵn, cộng với tài năng của họ còn phát huy được chứ giỏi đến mấy mà cấp trên vẫn giữ phong cách như hiện nay lại bị đố kị, ghen ghét thì sớm tự kỉ mà thôi. Nên tùy bản thân mỗi người sẽ có cách đóng góp tốt nhất cho đất nước, hàng triệu người Philipin lao động ở NN mỗi năm gửi về nước hơn 20 tỷ $, sao VN không học tập như vậy, tiền đó là tiền thu về thực sự, của cải vật chất thực sự, chứ giáo sư tiến sỹ gì về cũng vẫn trông chờ vào NN rồi làm con buôn buôn đi bán lại thì đâu có bằng chị y tá, hộ lý hằng tháng gửi nghìn đô về cho gia đình. Nên thay đổi cách nghĩ sẽ tốt hơn, các bạn cứ cống hiến hết mình, thể hiện một VN khác rồi khi đất nước có đất dụng võ thực sự hãy về và cống hiến.

Vô lý và nghịch lý
Tôi là các bộ giảng dạy cho một trường Đại học lớn ở KV. ĐBSCL. Mới đây có văn bản xét thâm niên nhà giáo, tôi bị cắt sạch sẽ chỉ vì cái tội "Đi học nước ngoài" đấy. Tôi phục vụ nhà trường đã 14 năm, nhưng thâm niên tôi chưa đủ 8 năm vì cái tội đi học nước ngoài. Khà khà, nó vừa vô lý vừa nghịch lý: Vô lý ở chổ tôi đi học là nhiệm vụ, nên phải báo cáo thường xuyên với nhà trường và tôi đi với quyết định cử đi đào tạo do Hiệu trưởng ký và BGD&ĐT cho phép. Thế thì hà cớ gì một người hoàn thành nhiệm vụ trở về lại bị cắt thâm niên? Nghịch lý ở chổ trong khi các chính sách của chính phủ khuyến khích cán bộ đi học nước ngoài để vừa tiết kiệm ngân sách, vừa có cán bộ đủ trình độ tiếp cận kiến thức của thế giới, thế thì việc xét thâm niên như thế có nghịch lý không? Và còn nhiều nghịch lý nữa. Nghe bộ trưởng Quân nói thấy cũng mừng, nhưng thật sự tôi không tin tưởng lắm ở các chính sách đãi ngộ.
Chỉ e rằng giáo sư Thuận quay về chưa đầy năm thì đã chạy mất dép rồi. GS nên suy nghĩ kỹ vấn đề này, ở HQ, GS vẫn có thể giúp được đất nước thông qua đào tạo cho các sinh viên mình khi đến học, hoặc tuyển nhiều sinh viên VN hơn. Tôi từng đi học nước ngoài, lúc đi thì lúc nào cũng canh cánh về đóng góp, nhưng về rồi thì nản lắm GS ơi. Chính sách, chính sách và chính sách???

Trở về đâu con người xa xứ
Tại sao các bạn không trở về .,..về Việt Nam của chúng ta!!!
-Không phải điều kiện sống ở VN không tốt
-Không phải lương thưởng ở VN không cao (thực tế không cao thật)

Cách sử dụng con người (đặc biệt hơn với người tài) của VN quá nhiều bất cập, người có tài, có học đúng hơn là người trình độ cao không bao giờ cúi mình trước kẻ bất tài, ít học, học đại khái, học giả bằng thật!!!
Sẽ mãi như thế nầy khi mà tiêu chí bổ nhiệm úp mở như hiện nay!, còn nữa bổ nhiệm không dựa trên tiếu chí tài năng.,mà bổ nhiệm trong bóng tối.,.bí mật.,.dựa trên những tiêu chí mơ hồ.,.phi thực tế. Gần đây nhiều địa phương trải thảm.,.gì đó để mời gọi nhân tài!!! hình thức! sáo rỗng!, phi thực tế!, và thực tiễn đã trả lời là thất bại!

Rất dễ hiểu!
Bởi ở ta không quan tâm đến trình độ chuyên môn, chỉ quan tâm đến trình độ "luồn cúi". Rất dễ hiểu.

EM SỢ 1 NGÀY THẦY SẼ HỐI HẬN
Kính gửi Thầy Thuận. Trước tiên cho em gửi đến Thầy cùng gia đình lời chúc sức khỏe, chúc Thầy suy nghĩ kỹ và quyết định lựa chọn đúng đắn. Thưa thầy, em là 1 luật sư đang làm việc cho 1 ngân hàng, thời SV em cũng nuôi bao ước mơ và hi vọng vì mình có thành tích hợp họp tập tốt, cứ luôn nghĩ mình có kiến thức thì sẽ cống hiến cho đất nước...Nhưng thực tế thật phũ phàng, hiện tại do môi trường công việc, em có điều kiện tiếp xúc với các cơ quan nhà nước, với những người thực thi pháp luật...em có giỏi biện luận, chứng minh, sử dụng luật đến mấy mà em không có tiền (gọi là chi phí giao tế) thì công việc của em cũng bị chậm thậm chí là dừng lại năm này qua năm khác hoặc gây bất lợi cho lợi ích của thân chủ em đang bảo vệ (dù luật quy định rõ là điều đó trái...)...Từ Bắc đến Nam Thầy ah. Từng là 1 người có tâm huyết với nghề (bảo vệ pháp luật và công bằng xã hội), thế nhưng tất cả chỉ được miêu tả = 2 từ "tiền" và "quyền". Thầy suy nghĩ nhé, nếu thầy sống trong 1 môi trường như thế (em chỉ đề cập 1 mảng nhỏ) thì làm sao mà Thầy còn tâm huyết để làm việc, để cống hiến, chưa nói đến hàng ngày còn phải nghĩ đến cơm áo. Em chân thành khuyên thầy đừng về. Nếu có cơ hội em mong được 1 lần gặp Thầy chỉ để trò chuyện và học hỏi Thầy. Cuu1c Thầy mạnh khỏe.

Ý kiến về việc chảy máu chất xám.
Tôi rất đồng tình với tâm tư của giáo sư Thuận. Nhưng về Việt Nam sẽ như thế nào khi không đủ điều kiện để phát triển, người tài không được trọng dụng ngay cả trong nước, như các báo trước kia có đăng tin. Cơ sở vật chất cũng không đủ để nghiên cứu phát triển. Nếu được thì các thế hệ từ giáo sư trở về trước nên về để tạo tiền đề cho các thế hệ sau này, sau khi học xong là về có nền tản, cơ sở làm việc, nghiên cứu. Chân thành cảm ơn.

Nỗi lòng giáo sư đi 'xây nhà hàng xóm'
Kính gửi GS. Nguyễn Văn Thuận
Một điều tôi muốn khuyên GS đó là: Giáo sư đã suy nghĩ kỹ chưa? Phải chăng đó là những phút bồng bột, nhất thời. Theo tôi thiển nghĩ: đã là Giáo sư thì "xây dựng" nhà nào mà chẳng được, vì nó vẫn là sự cống hiến nghiêm túc cho cả xã hội loài người nói chung và dân Việt Nam nói riêng. Đây là ý kiến rất mực chân thành của tôi, mong Giáo sư suy ngẫm lại./.

xem lại
Một Bác xe ôm cũng hiểu là ở VN hiện chỉ sử dụng 4 phép tính duy nhất là cộng trừ nhân chia. Học cao biết rộng không sử dụng được.

Xin anh Thuận cân nhắc cẩn thận
Tôi rất cảm kích trước tấm lòng của anh Thuận, đau đáu vì nước nhà.
Nhưng anh Thuận ơi, với tư cách là người cùng làm công tác nghiên cứu, tôi khuyên anh chân thành, anh nên ở lại Hàn Quốc. Không phải cứ về nước mới đóng góp được nhiều đâu, về nước vào thời điểm này không thích hợp. Tôi e rằng về nước với cơ chế tài chính như hiện nay, đố anh có thể toàn tâm, làm việc được hay chỉ suốt ngày hợp thức hoá tài chính. Chúng tôi là nạn nhân của cơ chế này nhiều năm quá rồi, muốn làm cái gì cho nên hồn cũng không được. Giáo sư mà bị kế toán viên bằng tuối con cháu mình xem chẳng ra gì.
Kính chúc anh khoẻ, đóng góp ngày càng nhiều cho Tổ quốc bằng các con đường khác nhau

Cám ơn Thầy
Đất nước ta, trải qua hơn bốn ngàn năm tồn tại và phát triển. Thời đại nào cũng có những con người kiệt suất, vĩ đại. Những con người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta. Nhưng thử hỏi, tại sao dân tộc ta vẫn nghèo ? Phải chăng là vì chúng ta đã không còn những người tài giỏi? Chỉ vì đơn giản, chúng ta không có môi trường để họ phát huy tài năng, chính sách trọng dụng người tài của đất nước ta chưa tốt. Nhưng cần lắm, những người Thầy như GS Nguyễn Văn Thuận, Người đã thổi lửa cho thế hệ trẻ trở về quê hương xây dựng đất nước. Liệu chúng ta có thể tiến hành một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này không?( Điều này tôi xin gửi tới bộ trưởng Nguyễn Quân.)

sự quay về hay là sự trở lại
Nhìn thế nhưng không phải thế. Về rồi sẽ hối hận, về rồi bạn sẽ lại nghĩ cách đi. Ở lại nếu bạn giỏi người ta còn biết bạn là người gốc việt, bạn về rồi thì có rất nhiều người việt giống bạn. Sự thất vọng không nằm ở chỗ nghèo và thiếu thốn, mà nó nằm ở tay người giữ chiếc gậy điều khiển. Thảm đỏ đã trải ra từ rất lâu, từ những năm 1995, nhưng có rất nhiều bước chân bước vào, rồi lại phải quay gót lên phi cơ về nơi thực sự cần họ. Bạn có dám chắc là ý tưởng của bạn tốt hơn ý tưởng của những vị giáo sư tiến sĩ đang cầm gậy chỉ huy ở nhà không? Hãy suy nghĩ thật kĩ. An Cư

Thật là người có tâm huyết
Gửi Giáo Sư Thuận. Đọc bài viết của Giáo sư tôi thực sự xúc động, tôi đánh gía rất cao tâm huyết của giáo sư và thấy buồn cho sự quan tâm đến giáo dục của nước nhà. Nếu ai cũng suy nghĩ và làm được như giáo sư thì đất nước ta đã không nghèo lâu như thế này. Tôi mong muốn những người có tâm với đất nước hãy vì cả một dân tộc mà cống hiến sức mình đế đưa đất nước phát triển lên.

đất nước sẽ mãi nghèo
Tôi đồng ý với rất nhiều ý kiến của các bạn, đặc biệt là bạn Hưng Nguyên. Tôi đã từng nghe và từng xem, thậm chí từng là giám khảo của các đề tài NC khoa học cấp bộ, cấp nhà nước và tôi thấy nó chẳng có gì mới. Những đề tài chỉ là áp dụng và tổng kết lại của thế giới. Tiền đầu tư thì cao (đối với VN) thế nhưng chất lượng chẳng có gì và chủ yếu là tự bịa viết ra vì yếu cầu của đề tài chỉ là qui trình thì chẳng cần làm cũng dã có qui trình rồi, vì vậy nhiều khi tôi nghĩ bộ khoa học công nghệ chỉ là bộ tiêu tiền của nhà nước thôi mà thực tế thì chẳng có gi. Không biêt điều này bác Quân có biết không.

chảy máu chất xám
Tôi không hiểu gì nhiều về nghiên cứu khoa học, cũng không hiểu hoàn cảnh du học ra nước ngoài rồi ở lại làm việc, nhưng tôi hiểu cảm giác xa quê đi học và ở lại thành phố làm việc. Nhiều lúc suy nghĩ rất muốn về quê để góp chút kiến thức tích lũy của mình để giúp đỡ quê hương, nhưng về rồi làm gì đây khi muốn xin được việc phải lót tay vài chục triệu đồng, xin việc khó khăn. Thôi đành vậy, chỉ biết chờ thời.

Kính gửi
Tôi thấy bài viết rất hay và đúng thực trạng hiện nay, Tôi hy vọng các Anh ở xa quê hương một lòng một dạ hướng về tổ quốc, phục sự đất nước. Đem khả năng, trí tuệ, khát vọng của người dân Việt cống hiến cho nước nhà. Chúng ta rất cần những người như GS Nguyễn Văn Thuận. Xin cảm ơn Giáo Sư.

CAN DAM THEM CHUT NUA
GUI THAY THUAN,

KHI THAY MUON VE, THAY NEN CHUAN BI DE DUOC DOI XU NHU NHUNG NGUOI KHONG HE BIET LAM KHOA HOC LA GI. DIEU NAY LA CAN THIET DE THAY KHONG HOI TIEC VI DA CHON CON DUONG VE LAI VN.

KINH CHUC THAY LUON SUC KHOE VA NUOI DUOG HANH CONG Y DINH CUA MINH ( DAY CO LE LA PHUC CHO KHOA HOC VN)

Chưa đúng lúc
Cũng mãi chỉ dừng lại ở mức độ thông cảm, thật khó để Bộ trưởng có thể thay đổi được cục diện trong xã hội không có sự ganh đua công bằng mà nguy hiểm ở chỗ không ai chịu trách nhiệm cho sự không công bằng ấy. Chừng nào xã hội còn đang chuộng quyền lực và tiền bạc thì e rằng tài năng và đạo đức sẽ bị ra rìa chưa chưa nói đến việc sống cho đàng hoàng được .

Nỗi lòng đâu của riêng Giáo sư .
Thanh niên Việt Nam nói chung sinh viên VN nói riêng không có lỗi, Bộ trưởng và GS( thế hệ đi trước)không có lỗi ... nhưng chính sách cụ thể với khoa học và đặc biệt là sự quản lý và điều hành của nhà nước quá yếu kém. Không phải bàn ra nhưng cũng phẩi nói trước : GS về nước nhưng cứ cơ chế và chính sách như thế này liệu ông có chịu nổi chứ chưa nói đến cống hiến .

Tam tinh cua mot nguoi ban hoc cua GS.Thuan
Thân gởi GS.Thuận,
Tôi là một bạn học của GS ở mái trường ĐH Nông Lâm Thủ Đức.
Lâu nay chúng ta thất lạc tin tức. May qua nhờ vnexpress.net mà tôi biết tin của anh (gọi thân mật).
Tôi rất cảm kích ý định về nước để giúp cho nền khoa học công nghệ của Việt Nam. Nhưng xin có vài lời tâm tình với anh.
1. Tôi đã từng du học ở Châu Âu (Bỉ, Pháp) trong gần 7 năm và đạt được học vị như anh. Lúc đó, Tôi về nước và suy nghĩ như anh bây giờ. Nhưng thật sự thất vọng.
2. Nêu lúc đó tôi ở lại, có thể bây giờ tôi sẽ làm được rất nhiều điều giúp đất nước mình, đồng nghiệp mình và học trò mình.
3. Ở Việt Nam sau ngày về, tôi vừa làm nghiên cứu - vừa giảng dạy. Qua đây tôi mới thấy 2 điều từ 2 con đường dạy học-nghiên cứu:
- Thầy đi dạy chủ yếu để kiếm cơm, thêm thu nhập, với kiến thức sao chép, thiếu sáng tạo và thiếu thực tiễn (vì rất ít Thấy làm nghiên cứu)...và cuối cùng Thầy như 1 cái máy thâu âm, phát đi phát lại cho sinh viên nghe những cái nghe lóm người khác.
- Nghiên cứu thì xin kinh phí đã rất khó, làm xong đề tài/dự án thanh toán lạ càng khó hơn. Hệ thống tài chính Việt Nam sẽ bắt anh phải "khai", "chứng minh" anh làm đề tài anh ăn đâu, ngủ đâu (giấy công lệnh) và nói dối qua 1 đống giấy tờ chứng từ thanh toán. Mỗi bộ chứng từ thanh toán đó phải tính bằng nhiều kilo đấy anh Thuận á !
Vì thế , tôi khuyên anh suy nghĩ lại thật kỹ trước khi về hẳn, hay nếu có về củng nên "chạy qua, chạy lại" như GS. Ngô Bảo Châu làm, đó là phương án theo tôi là "hợp thời" nhất và sẽ tạo điều kiện để anh giúp ích cho nước nhà tốt nhất.
Chúc anh sức khỏe và làm được điều mình mong ước.

Tôi cũng làm tiến sĩ về ngành y ở Nhật bản. khi trở về VN tôi cũng thành công nhưng là trong việc mở phòng khám tư. còn công việc ở BV nhà nước thì không thành công do đôi khi mình không giả vờ dốt được. lời khuyên của tôi là đừng nên về. ở đâu cũng đóng góp được cho khoa học. còn nếu về hãy về khi đã già, về đi làm từ thiện thôi chứ đừng vào cơ quan nhà nước. cảm nhận của tôi thì chắc phải hàng trăm năm nữa con người VN mới tiến bộ như người Nhật. xin lỗi vì nói thât.

Đã đến lúc phải thay đổi
Một bài báo làm cho mọi người phải lắng đọng và suy nghĩ. Tôi không thuộc và những hoàn cảnh như bài báo đã đề cập ở trên nên cũng không cảm nhận được hết những gì họ đã đối mặt, tôi rất khâm phục và kính trọng tất cả các bạn. Là một người Việt Nam bất tài tôi khuyên, à không phải gọi là mong mới đúng. Tôi mong các bạn hãy về quê hương để giúp thế hệ sao ngày một phát triển hơn. Dẫn biết là điều kiện về vật chất và những bất cập trong tư duy về vấn đề trọng dụng nhân tài sẽ làm các bạn khó lòng mà phát triển được sự nghiệp của các bạn. Nhưng các bạn thấy đó, chính những lối tư duy đó đã làm nạn chảy máu chất xám của nước ta người càng trầm trọng hơn. Các bạn là những tinh anh, là những cá nhân có nhiều khả năng để thay đổi được những tư duy đó, nếu các bạn còn không thực hiện được sự thay đổi đó thử hỏi là sao đại đa số những người bất tài như tôi có thể thay đổi được. Cái gì khởi đầu cũng khó, kiên cường và có tài năng tôi tin sẽ thực hiện được. Có lẻ tôi ích kỉ, không suy nghĩ đến hoàn cảnh của các bạn, nhưng nếu không phải các bạn thì tôi tin chắc không ai có khả năng để thay đổi xã hội Việt Nam như hiện giờ. Chúc sức khỏe các bạn

chuyện nhỏ
Việt nam còn nghèo nhưng về trí thức rất cao cần cù chịu khó, nếu khi du học trở về kiếm một chỗ làm cho phù hợp thì phải xem lại gia đình goc như thế nào có nằm trong bộ máy chính quyền hay không hay khi học xong lại làm việc cho nước ngoài, rieng vietnam là như vậy học giỏi như thế nào chỉ là kiến thức cho mình, còn việc công dụng người trí thức làm việc trong bộ máy nhà nước trắc hẳn không có ngoại trừ gia đình cha chuyền con nối nếu không có ai chống đỡ thì chỉ một thời gian cũng phải bị sa thải hay cắt chức nên việc trí thức sau khi du học thương ở lại nước bạn và không muốn trở về với những lý do ma ai ai cũng cảm nhận được

Đầu tư các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế
Tôi cũng từng làm nghiên cứu sinh tại viện Max Planck, một trong những hệ thống viện nghiên cứu lớn nhất không chỉ ở Đức mà trên thế giới. Câu hỏi về hay ở day dứt tôi trong suốt thời gian làm NCS tại Đức, nhưng cuối cùng sau khi tốt nghiệm tôi vẫn chọn Việt Nam để tiếp tục phát triển sự nghiệm nghiên cứu của mình. Nếu trong tất cả chúng ta đã, đang và sẽ đi tu nghiệp ở nước ngoài cũng có suy nghĩ về VN là một sai lầm và đều tìm cách trở lại thì ai sẽ ươm mầm cho những hạt giống để phát triển khoa học và công nghệ của đất nước trong tương lai, đưa đất nước mình khỏi tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều bạn bè đã từng học tập ở nước ngoài thì tôi thấy họ đều muốn về VN để cống hiến và xây dựng đất nước, tuy nhiên câu hỏi về đâu và làm gì thì không ai tìm được câu trả lời. Bởi hai lý do chính: thu nhập bảo bảo cuộc sống để toàn tâm toàn lực cho nghiệm cứu và bởi cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm chưa đáp ứng được nhu cầu. Nếu tôi nhớ không nhầm thì hàng năm nhà nước ta dành ra khoảng 2% ngân sách cho nghiên cứu khoa học. Số tiền đó không nhỏ, và trong một diễn đàn gần đây tôi còn thấy hiện tại 400 tỷ đồng ngân sách khoa học công nghệ vẫn chưa được giải ngân cho năm tài chính 2012. Vậy vướng mắc ở chỗ nào và giải pháp tháo gỡ vướng mắc đó là gì? Câu hỏi này không phải giờ chúng ta mới quan tâm. Gần đây tôi thấy nói nhiều đến cơ chế tài chính làm khó cho các nhà khoa học, theo tôi đó chỉ là một phần, trong rất nhiều vấn đề bất cập hiện nay mà chúng ta chưa tìm được lời giải và hướng đi phù hợp. Đầu tư dàn trải, định hướng nghiên cứu và việc xét duyệt đề tài vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn. Từ thực tế đó, tôi có một vài đề xuất sau đây: 1. Nhà nước cần đầu tư tổng lục cho một số ngành nghiên cứu mũi nhọn như: Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, truyền thông, khoa học vật liệu… 2. Ở mỗi ngành cần đầu tư một trung tâm nghiên cứu hiện đại với các phòng thí nghiệm đạt tầm quốc tế. Có thể bắc chước một vài viện nghiên cứu thuộc hệ thống Max Planck của Đức. 3. Khi đã có phòng thí nghiệm, có chính sách cho tài chính đủ thông thoáng thì việc thu hút nhân tài về làm việc tại các viện nghiên cứu này hoàn toàn không khó, thậm chí có thể thu hút cả các GS, TS là người nước ngoài đến làm việc. 4. Các TS trẻ sau khi vừa tốt nghiệp để họ bắt đầu mọi thứ và trọng trách đứng đầu các nhóm nghiên cứu là một thách thức. Chính vì vậy rất cần những người là bực cha chú đã thành danh ở nước ngoài về cầm đầu các nhóm nghiên cứu từ đó dìu dắt thế hệ trẻ đi theo. 5. Từ mô hình nghiên cứu này sẽ lan tỏa không chỉ trong ngành mà còn kéo theo các ngành khác có liên quan phát triển. 6. Mỗi khi đã có nhưng trung tâm nghiên cứu chất lượng cao, việc đào tạo TS từ nguồn trong nước đạt chuẫn quốc tế sẽ bổ sung tại chỗ nguồn nhân lực còn thiếu hụt.

THẬT ĐAU LÒNG!
Gửi Giáo sư Nguyễn Văn Thuận. Tôi đọc "Nỗi lòng giáo sư đi 'xây nhà hàng xóm" thấy nghẹn ngào xúc động, hai mặt đỏ heo như muốn tuôn chảy vì thấy "thật đau lòng" do tình trạng chảy chất xám. Tôi không như như giáo sư đang ở lại và làm việc ở nước ngoài, tôi là một dân tỉnh lẻ đến Tp.HCM học tập và phải ở lại Tp.HCM làm việc kiếm sống. Tồi cùng vô số dân tỉnh lẻ khac đến Tp.HCM học tập, cố gắng trao dồi kiến thức khoa học lẫn kinh nghiệm thực tế. Chúng tôi là những người đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế của Tp.HCM, nhưng đều không thể về lại quê hương của mình để góp sức. Tạo sao vậy?

Chưa đủ
Đọc ý kiến ông Thuận rất hữu lý vì đó là ý nghĩ it ra cũng phảng phất của những người có đủ kiến thức giúp đất nước ở bất cứ phương trời nào. Tuy nhiên ông Thuận cũng nêu ý nghĩ HẠNH PHÚC DÂN TỘC PHẢI PHÁT SINH TỪ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH NHỎ (đây là bước cản trở đầu tiên và khó vượt).
Tiếp theo là niềm tin, ông Quân đại diện một hệ thống giáo dục hiện tại, cương vị ông phát biểu về khoa học coi như khả tín. Nhưng niềm tin ở mức độ nào là do người VỀ THÔI đánh gía, chắc chắn QÚA KHỨ BẢO ĐẢM CHO HIỆN TẠI. Hy vọng những ai coi VỀ THÔI là một luận lý hãy cùng dân tộc đi lên trên con đương sáng lạn.

Thật xót xa
Đọc các comments của mọi người, tôi thấy thật xót xa cho đất nước VN. Bản thân tôi hòan toàn đồng ý với các comments đó. Trở về VN là sai lầm nếu gặp phải các quan chức nói hay làm dở. Giáo sư hãy ở Hàn Quốc để cống hiến và phát triền tài năng, vì cống hiến ở đâu cũng là cho con người. Hãy sống và làm việc ở nơi mà họ trân trọng thật sự tài năng của mình.

Trân trọng.

Hy vọng
Tôi rất xúc động khi đọc bài viết. Đây đúng là một giáo sư yêu nước. Hy vọng sau khi về nước ông hãy quan tâm nghiên cứu nhiều hơn đến lĩnh vực nông nghiệp để người nông dân việt nam đỡ khổ. Người nông dân việt nam hiện tại cũng rất thông minh và có rất nhiều phát minh sáng tạo hay. Tôi nghĩ nếu có người tài giỏi giúp đỡ nghiên cứu thì sẽ còn tốt hơn nữa. Cám ơn!

Tại vì...
Các em học giỏi, xuất sắc là rõ ràng, còn tại sao không phát triển được ở nước nhà thì câu trả lời là : thế hệ cũ, những người gạo cội ở những nơi các em xin vào làm thì chỉ cần những sinh viên xuất sắc đi pha trà thôi . Nếu không họ sẽ đi đâu ? Làm gì bây giờ ? Hãy học Đặng Tiểu Bình, các em không cần về mà hãy ở lại nâng cao kiến thức hơn nữa, hãy làm giàu hơn nữa sau đó về đóng góp, đầu tư cũng không muộn.

EM SỢ RẰNG MỘT NGÀY NÀO ĐÓ THẦY HỐI HẬN THÌ ĐÃ MUỘN
Kính gửi Thầy Thuận. Trước tiên cho em gửi đến Thầy cùng gia đình lời chúc sức khỏe, chúc Thầy suy nghĩ kỹ và quyết định lựa chọn đúng đắn. Thưa thầy, em là 1 luật sư đang làm việc cho 1 ngân hàng, thời SV em cũng nuôi bao ước mơ và hi vọng vì mình có thành tích hợp họp tập tốt, cứ luôn nghĩ mình có kiến thức thì sẽ cống hiến cho đất nước...Nhưng thực tế thật phũ phàng, hiện tại do môi trường công việc, em có điều kiện tiếp xúc với các cơ quan nhà nước, với những người thực thi pháp luật...em có giỏi biện luận, chứng minh, sử dụng luật đến mấy mà em không có tiền (gọi là chi phí giao tế) thì công việc của em cũng bị chậm thậm chí là dừng lại năm này qua năm khác hoặc gây bất lợi cho lợi ích của thân chủ em đang bảo vệ (dù luật quy định rõ là điều đó trái...)...Từ Bắc đến Nam Thầy ah. Từng là 1 người có tâm huyết với nghề (bảo vệ pháp luật và công bằng xã hội), thế nhưng tất cả chỉ được miêu tả = 2 từ "tiền" và "quyền". Thầy suy nghĩ nhé, nếu thầy sống trong 1 môi trường như thế (em chỉ đề cập 1 mảng nhỏ) thì làm sao mà Thầy còn tâm huyết để làm việc, để cống hiến, chưa nói đến hàng ngày còn phải nghĩ đến cơm áo. Em chân thành khuyên thầy đừng về. Nếu có cơ hội em mong được 1 lần gặp Thầy chỉ để trò chuyện và học hỏi Thầy. chúc Thầy mạnh khỏe.

Mạn đàm
Thưa Giáo sư Thuận, tâm huyết và bằng cấp chưa đủ để có thể tồn tại và phát triển "ở nhà" đâu thầy, hội nhập với xã hội này quả thực rất khó. Nếu Giáo sư có đủ bản lĩnh để không chùn bước với những vặt vãnh không liên quan đến khoa học nhưng lại là mấu chốt kìm hãm sự phát triển thì hãy nên về. Giáo dục ở VN không hợp lý ngay từ bậc tiểu học, những người có tâm huyết rất giỏi nhưng không thể thay đổi cục diện này.

Về thật sao?
Về đi các bạn , về rồi mà tiếc

thế nào là thì về
CÁC GS CÓ VỀ KHÔNG? Nếu GS muốn cho đồng bào của mình một ít cá thì GS nên về nước Nếu GS muốn cho họ một cái cần câu cá thì GS đừng vê Chỉ vì ở quê nhà sẽ không ai cho GS tự ý làm 1 cái cần câu đâu

Gửi GS Thuận
Ở VN hiện có câu châm ngôn " Nhất tiền tệ, Nhì hậu duệ, tam quan hệ, Tứ trí tuệ". GS nên xem xét phẩm cấp của mình trong câu châm ngôn rồi hãy quyết định. Có rất nhiều bạn đã góp ý cho GS rồi, theo tôi đó là các góp ý chân thành nhất. Phục vụ đất nước có nhiều cách lắm chứ không phải ở trên đất nước thì mới cống hiến được. Chỉ sợ sai lầm sẽ làm cho GS nản chí.

cám ơn giáo sư nguyễn văn thuận
chúng em cũng là những người con xa sứ đang công tác và sinh sống tại nhật bản chúng em cũng có tâm trạng như giáo sư. Vì chúng em cũng đã và đang làm trong tập đoàn ôtô lớn của nhật bản chuyên về công nghệ CNC cũng rất mong muốn đem tri thức của mình về phục vụ đất nước vì nước mình công nghệ CNC còn rất hạn chế. Nhưng cái tiền đề cái tiên phong để chúng em phát triển tri thức áp dụng công nghệ đó thì lại là câu hỏi lớn. Đất nước chảy chất xám nhiều quá như lời giáo sư Nguyễn Van thuận nói: "Phải về thôi, phải về để các em không phải lang thang xây dựng nhà hàng xóm giàu có trong khi luôn đau đáu trông về nhà mình còn rất nghèo".

Về Thôi!
Vâng, đúng vậy thưa giáo sư Thuận. Cho dù là bất cứ lý do gì hễ nếu là người Việt Nam, có ăn có học, có tài mà không nghĩ về quá khứ cội nguồn của mình để trở về giúp quê hương mình, xây dựng nhà mình thì có là ông gi chăng nữa cũng là NOTHING.
Bác Hồ có nói rằng:" Có đức mà không có tài, làm việc gi cũng khó. Có tài mà không có đức thì cũng chỉ là người Vô dụng". Thật Triêt lý quá

Điều kiện làm việc trong nước chưa thích hợp.
Thưa Giáo sư! Ngài không cần phải về nước mới cống hiến được cho đất nước. Theo ngu ý của tôi, vị trí hiện tại của ngài sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc cống hiến, xây dựng nước nhà. Tại sao ư? Vì ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC trong nước hiện nay chẳng những không phát huy được chất xám của ngài mà còn làm nguội lạnh nhiệt huyết mà ngài đang có. Vậy cống hiến bằng cách nào? Tôi nghĩ ngài sẽ có cách. Một dẫn chứng (có thể là không thích hợp lắm): Kiều bào của ta dù phần không nhỏ chỉ là lao động bình thường, vẫn đóng góp được cho đất nước hàng chục tỷ USD mỗi năm. Với những người làm việc trong lĩnh vực như giáo sư, những cống hiến có thể giá trị đến nỗi không thể đo được bằng tiền, và chỉ có điều kiện làm việc ở những nước phát triển mới làm được điều đó.

Có ở trong chăn mới biết...
Nhiều người bỏ đất Nước ra đi với nhiều lý do khác nhau. Song khi họ muốn trở về Việt Nam thì cũng đủ mọi lý do, người thì thất sũng, người thì làm an không được nửa, người thì thấy bây giờ ở Việt Nam "kiếm được" nên lại quay trở về. Song buồn là họ đều nói là "yêu Nước" mới trở về thực là sáo rổng, chỉ người ở trong chăn mới biết...Còn một số gọi là quá it là lòng yêu đất Nước cũa họ có, song sao họ không về từ đầu nhỉ, mà khi họ có tuổi hay ... thì mới về thì xin đừng nói là lòng yêu đất Nước cho nó to tát làm gì !

mongdieutotdeptu giáou
mong rằng giáo sư và học trò của người sẽ thay đổi cục diện và tình trạng của nước mình. Em biết rằng sinh viên việt nam gioi rất rất nhiều, nhưng không có môt trường sống tốt thì một là bỏ đi nơi khác, hay là chết mòn. tình hình nước ta là thế. chính vì thế, cần một ai đó dẫn đầu cho phong trào nhân tài trở về lại chính ngôi nhà của mình để tô điểm thêm cho nó chan hòa, đẹp hơn, hiện đại hơn. bạn độc cũng mong rằng giau su hay cố gắn. đừng bỏ cuộc khi khó khăn. mong rang chinh sach nha nuoc hay đầu tư cho giáo dục nhiều hơn nữa. thay gì cho quyền lại hay đầu tư vào thứ khác, tình trạng tham nhũng diễn ra hằng ngày hằng giờ. có phải đến lúc bỏ cái quyền lợi cá nhân để đem lại niềm vui chung cho xã hội ta! xứng đáng với khẩu hiệu " đoàn kết đoàn kết- thành công đại thành công" có đoàn kết sẽ thành công???????????

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét