Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Chuyện khó tin do khủng hoảng kinh tế: Người giỏi "chê" nước giàu …

Chuyện khó tin do khủng hoảng kinh tế: 

Người giỏi "chê" nước giàu …


(TT&VH) - Làn sóng lao động di cư có chuyên môn cao từ các nước đang phát triển sang các nước công nghiệp bắt đầu có xu hướng trở về quê hương, cuốn theo cả những chuyên gia và lao động có tay nghề của châu Âu và Mỹ. Xu hướng này mở ra thêm cơ hội cho các nền kinh tế năng động.   
Khi Marcio Charata bị sa thải khỏi vị trí được trả lương khá cao tại một công ty ở phía Nam Bồ Đào Nha cách đây hai năm, anh đã gửi đơn xin việc tới tất cả các mối quan hệ đã có. 
“Chảy máu chất xám” từ các nước giàu 

20 lần hẹn phỏng vấn, nhưng không lần nào thành công, do khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế từng phát triển rất nhanh của châu Âu này. Cuối cùng, Marcio Charata quyết định nói lời tạm biệt Bồ Đào Nha, lên đường sang một thuộc địa cũ của nước này: Mozambique. 
Nay, chàng trai được đào tạo bài bản và có nhiều năm kinh nghiệm này đã trở thành quản lý cao cấp của một công ty truyền thông Mozambique, gia nhập hàng ngũ hàng ngàn người Bồ Đào Nha đang làm việc ở đây.
Đứng trước nguy cơ mất việc, cắt giảm phúc lợi xã hội, tăng thuế, nhiều người Bồ Đào Nha đã tới các nước đang phát triển hoặc từng là thuộc địa cũ của mình để tìm việc làm, như Angola, Mozambique hay Brazil, Trung Quốc, những nền kinh tế vẫn duy trì được sức tăng trưởng cao bất chấp khủng hoảng toàn cầu. Họ đã góp phần giúp đảo ngược làn sóng chảy máu chất xám từ nước nghèo sang nước giàu vẫn tồn tại lâu nay. 
Chảy máu chất xám từ lâu đã được coi là căn bệnh trầm kha đe dọạ sự phát triển của các nước nghèo. Hàng triệu trí thức, lao động có tay nghề từ Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil rời bỏ quê hương để đi tìm cơ hội tốt hơn ở các nước phát triển và nhiều khi phải chấp nhận làm những công việc thuần tuý chân tay. Thế nhưng hiện nay, xu hướng này đã thay đổi, một bộ phận lớn người lao động di cư không coi thế giới hiện đại là nơi mang lại cho họ nhiều cơ hội nữa. Thay vì thế, họ tìm tới các nền kinh tế mới nổi.

“Quan” nhiều hơn dân

“Rất nhiều tỉnh tuyệt không có bất cứ giáo viên nào được phong nhà giáo ưu tú, chỉ toàn là lãnh đạo”. Thật xấu hổ! Trong đám quan tham … danh hiệu này, đứng đầu là quan Nguyễn Thiện Nhân.



Danh sách nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú vừa được công bố và một lần nữa cho thấy các loại danh hiệu vẫn cùng một công thức “quan nhiều hơn dân”. Trong 610 người được phong tặng, chỉ có 77 giáo viên THPT, THCS, tiểu học và mầm non. Rất nhiều tỉnh tuyệt không có bất cứ giáo viên nào được phong nhà giáo ưu tú, chỉ toàn là lãnh đạo.

Nhìn tên và chức vụ quan chức xuất hiện dày đặc từ trên xuống dưới trong bản danh sách, có thể thấy một điều gì đó không công bằng, còn có điều gì đó thiếu sót và thiếu vắng. Quá ít gương mặt những người thầy trực tiếp dạy học. Giáo sư, tiến sĩ, lãnh đạo các đơn vị cống hiến đời mình vì sự nghiệp giáo dục, họ xứng đáng được phong danh hiệu, nhưng còn rất nhiều thầy cô khác thầm lặng hy sinh, thậm chí trả giá cả cuộc đời vì học trò, vì nghề nghiệp, nhưng họ đã bị quên lãng. 

Có biết bao thầy - cô giáo hy sinh tuổi thanh xuân, vác chữ lên non, sống nghèo khổ, túng thiếu để trồng người ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo xa xôi. Họ lặn lội đi đến từng nhà học sinh, thuyết phục, vận động các em đi học. Họ cũng đi đò, bơi qua sông qua suối để đến với bảng đen phấn trắng. Không phải một ngày, hai ngày mà hàng chục năm tận tụy như vậy. Những con người đó không ưu tú ư?

Thế nào là một đời sống đầy đủ?


Cô bạn gái của tôi,Giữa vô số việc phải làm, phải thực hiện, phụ nữ chúng ta sẽ biết lúc nào chúng ta được đầy đủ: nào là ngủ đủ giấc, tập thể dục đủ, ăn đủ thức ăn bổ dưỡng và có đủ thì giờ cho những người thân yêu và cho chính mình nữa.
Dĩ nhiên, việc làm sao chúng ta quân bình được tinh thần lẫn thể xác để luôn được khỏe mạnh sẽ không xảy ra một cách giản dị và dễ dàng đâu bạn nhỉ.
Tôi tình cờ đọc được một số ý kiến của một số chuyên viên tâm lý giúp chúng ta tạo được một đời sống - tạm gọi là đầy đủ. Xin gởi đến bạn để chúng ta cùng suy ngẫm và thử áp dụng cho mình xem sao.

1/ Bạn và thời gian cho chính mình
Alice Domar, PH.D., tác giả của cuốn sách “Self Nurture” (nhà xuất bản Viking 2000) và là giám đốc của Trung tâm Mind/Body dành cho sức khỏe của phụ nữ ở trường Ðại học Havard. Bà nói rằng không có một công thức nào cho biết là chúng ta cần bao nhiêu thời gian cho chính mình mỗi ngày.

40 NĂM NGÀNH HÁN NÔM

40 NĂM NGÀNH HÁN NÔM - KHOA VĂN HỌC,  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
         
PGS.TS. Phạm Văn Khoái
(Chủ nhiệm Bộ môn Hán Nôm)

Năm 1972, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt, có tính bước ngoặt lịch sử, ngành đào tạo Hán Nôm đã mở lớp đầu tiên ở Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ những người làm công tác sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, phiên dịch, khai thác di sản Hán Nôm, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hiến của dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng lúc bấy giờ là giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tiến tới thống nhất nước nhà.

Bốn mươi năm đã qua kể từ ngày mở đầu gian nan ấy, hôm nay nhìn lại, đó là cả một chặng đường dài phấn đấu, lắm gian nan, nhiều vất vả nhưng đầy tự hào vì đã có được nhiều thành tựu. “Ôn cố tri tân”, thầy trò Hán Nôm vinh dự tự hào bao nhiêu về những gì đã làm được thì lại càng thấy trách nhiệm lớn lao đối với nhiệm vụ chính trị của mình, càng phải cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa cho xứng đáng với những lớp thầy cô đi trước, những người đã lập Ngành, đặt những viên gạch đầu tiên cho Ngành đào tạo Hán Nôm – Ngành đào tạo văn hiến cổ điển Việt Nam.


Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm lại những nét chính yếu của sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu Hán Nôm. Bài viết gồm 2 phần sau:

- 40 năm Ngành đào tạo Hán Nôm – Những bước đi đầu tiên.

- 10 năm hiện tại của Ngành (2002-2012)

Hán Nôm học - khoa học liên ngành để phát triển đất nước


Hán Nôm học - khoa học liên ngành để phát triển đất nước

Hán Nôm học là một ngành khoa học liên kết con người hiện đại, xã hội hiện đại với lịch sử và truyền thống văn hóa. Ngành khoa học này có một độ lùi nhất định so với cách ngành sử học, triết học, văn hóa..., nhưng độ lùi đó là cần thiết cho những nghiên cứu chuyên sâu luôn được khai thác từ những tư liệu gốc (original texts).
Ở khía cạnh rộng rãi, Hán Nôm học là một khoa học liên ngành, ngoài ba chuyên ngành “chính danh” là văn bản học, thư tịch học và văn tự học ra, thì Hán Nôm học còn bao quát một phạm vi rộng lớn của rất nhiều ngành khoa học khác như trình bày dưới đây. 
Hán Nôm học là ngành nghiên cửu về cổ sử và lịch sử Trung đại Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Muốn biết lịch sử Việt Nam 4000 năm ra sao chúng ta chỉ có hai ngành khoa học chính đó là Khảo cổ học và Hán Nôm học. Khảo cổ học cho ta những hiện vật của quá khứ để giải mã lịch sử của con người Việt Nam từ thuở mới xuất hiện loài người trên lãnh thổ Việt Nam cho đến các giai đoạn văn minh Đông Sơn, Óc Eo, Sa Huỳnh … Còn Hán Nôm học cho chúng ta biết các sử liệu thành văn (chữ Hán và chữ Nôm) trong khoảng thời gian 2000 năm trở lại đây. Người làm về lịch sử cổ - trung cận đại Việt Nam biết Hán Nôm cũng như đã nắm được chiếc chìa khóa vạn năng để nghiên cứu về lịch sử của dân tộc. Những bản dịch, những công trình nghiên cứu của giới Hán Nôm học trong nhiều thập kỷ qua là những thành quả khó có thể bác bỏ, ví dụ Giáo sư Đào Duy Anh với các công trình Đất nước Việt Nam qua các đời, Lịch sử cổ đại Việt Nam, giáo sư Hà Văn Tấn với các công trình Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Giáo sư Trần Quốc Vượng với bản dịch Việt sử lược, Tiến sĩ Hoàng Văn Lâu, Pgs Ngô Đức Thọ với các bài nghiên cứu chuyên sâu và bản dịch nổi tiếng của sách Đại Việt sử ký toàn thư…

Kiều hối sẽ đạt 10 tỉ USD

Số lượng USD chuyển về Việt Nam để đầu tư giảm nhẹ nhưng bù lại doanh số kiều hối từ lực lượng xuất khẩu lao động lại tăng lên

Những tháng cuối năm, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam đang tăng mạnh. Nhiều chuyên gia dự báo có thể đạt doanh số 10 tỉ USD, tăng hơn 10% so với mức 9 tỉ USD của năm 2011.
Mở rộng thị trường
Ông Phan Huy Khang, Tổng Giám đốc Ngân hàng (NH) Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), cho biết kiều hối chuyển qua Sacombank từ đầu năm 2012 đến nay đã tăng 17%, đạt gần 1,3 tỉ USD. Hiện tại, Sacombank tập trung khai thác thị trường Mỹ, Úc, Canada... bởi các tổ chức chuyển tiền do người Việt làm chủ tại các thị trường này đã trở thành đối tác của Công ty Kiều hối Sacombank (SBR - công ty con của Sacombank). Ngoài ra, do SBR còn có lợi thế chi trả kiều hối từ 400 điểm giao dịch của Sacombank trên toàn quốc nên nhiều khả năng lượng kiều hối chuyển qua Sacombank sẽ đạt 1,6 - 1,7 tỉ USD như kế hoạch đặt ra.
Dự báo lượng kiều hối sẽ còn tăng mạnh vào dịp Tết sắp tới. Ảnh: HỒNG THÚY

Trung Quốc mục tiêu vượt qua “bẫy của nước có thu nhập trung bình”


(Toquoc)-Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc đề mục tiêu tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người vào năm 2020.

Theo báo Mainichi (Nhật Bản), những hành vi kích động chống Nhật ở Trung Quốc do vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ở phương diện nào đó, là những hành động thể hiện sự bất mãn của người dân Trung Quốc đối với những vấn đề trong nước như chênh lệch giàu nghèo, tham nhũng, v.v… Mặt khác, có thể đánh giá rằng những điều này thể hiện thuyết “bẫy của các nước có thu nhập trung bình” đang được cụ thể hóa ở Trung Quốc. Khó khăn của Trung Quốc chính là nằm ở cái bẫy này và điều đó đã khiến những cơn giận dữ của người dân bị thổi bùng thành những hành vi bạo lực dưới bất kỳ lý do nào.

Trong những năm 1960, tổng số nước có thu nhập trung bình là 101. Năm 2010, trên thế giới có 58 quốc gia và lãnh thổ có thu nhập trung bình thấp.

Khái niệm “bẫy của nước có thu nhập trung bình” được Ngân hàng Thế giới (WB) lần đầu đưa ra trong báo cáo năm 2007 về “thời kỳ phục hưng của Đông Á”. Đó là một câu chuyện về những gian nan trong việc cất cánh của những nước kém phát triển thành những nước thu nhập trung bình, song từ nước thu nhập trung bình trở thành nước thu nhập cao lại rất khó khăn.

Người ta phân biệt cái “bẫy” thu nhập trung bình thành hai loại: Bẫy lương thấp, tức là những nước nghèo chỉ có làm gia công, lắp ráp, nên lương thấp. Còn công việc nghiên cứu khoa học, phát triển, triển khai, thiết kế thì không làm được. Việc phân phối, tiếp thị cũng không làm được. Để làm được các khâu đó đòi hỏi phải có trình độ cao.

Phí visa vào Việt Nam sẽ tăng gần gấp đôi

Phí visa vào Việt Nam sẽ tăng gần gấp đôi

Chẻ nhỏ làm nhiều loại và tăng gấp ba lần mức hiện hành, đó là mức phí visa mới sẽ áp dụng kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2013. Như vậy, kể từ ngày nói trên, người Việt Nam ở hải ngoại và người ngoại quốc xin visa nhập cảnh sẽ không còn hưởng lệ phí $25 US cho một lần như hiện nay.

Tăng lệ phí visa nhập cảnh - nhà nước Việt Nam sẽ thu được một khoản ngoại tệ không nhỏ đánh vào người Việt Nam ở hải ngoại về thăm nhà. (Hình: Internet)

Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, phí visa nhập cảnh Việt Nam có giá trị một lần hiện nay là 25 đô. Còn phí visa có giá trị nhiều lần bao gồm loại có giá trị từ 6 tháng trở xuống là 50 đô, và giá trị từ 6 tháng trở lên là 100 đô.
Còn theo quy định mới được áp dụng từ đầu năm tới, lệ phí visa có giá trị một lần sẽ là 45 đô, tức tăng gần gấp đôi mức hiện hành.
Trong khi đó, lệ phí visa có giá trị nhiều lần được chia thành ba loại. Lệ phí dành cho loại có giá trị trong vòng một tháng là 65 đô. Lệ phí cho loại có giá trị dưới sáu tháng là 95 đô và lệ phí cho loại có giá trị từ 6 tháng trở lên là 135 đô.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị cũng cho biết, trường hợp chuyển ngang giá trị thị thực, tạm trú từ thông hành cũ đã hết hạn sử dụng sang thông hành mới có mức lệ phí 15 đô thay vì 10 đô như hiện nay.
Lệ phí cấp “thẻ tạm trú” dành cho người ngoại quốc và người Việt Nam định cư ở ngoại quốc cũng tăng đồng loạt 20 đô. “Thẻ tạm trú” có giá trị một năm có mức tăng từ 60 đô lên 80 đô. “Thẻ tạm trú” có giá trị từ một năm trở lên nhưng dưới hai năm, mức lệ phí tăng từ 80 đô lên 100 đô. Còn “thẻ tạm trú” có giá trị từ hai năm trở lên cho đến ba năm, mức lệ phí tăng từ 100 đô lên 120 đô.

Ảnh "đẹp": Muôn năm đi đôi với Thảm họa ?

Ảnh "đẹp": 
Muôn năm đi đôi với Thảm họa ?


Tiếp chuyện lao động 'Thanh Nghệ Tĩnh' bị tẩy chay

Tiếp chuyện lao động 'Thanh Nghệ Tĩnh' bị tẩy chay

Vấn đề đặt ra là tại sao một lượng lớn lao động đến từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh lại bị tẩy chay trong lúc doanh nghiệp vẫn thiếu người?
THEO BẠN CÓ NÊN TẨY CHAY LAO ĐỘNG THANH NGHỆ TĨNH
Ý kiến của tôi là:
Nên tẩy chay vì lao động Thanh Nghệ Tĩnh sống lộn xộn:
48%
Không nên tẩy chay vì họ lao động cần cù:
5%
Không nên đánh đồng tất cả, ở đâu cũng có người này người nọ:
48%
Lao động khốn khổ vì bị tẩy chay
TP HCM có tất cả 15 khu chế xuất (KCX) và khu công nghiệp (KCN) với hàng trăm công ty lớn, nhỏ đang hoạt động. Mỗi năm lượng lao động từ các tỉnh đổ về thành phố tìm việc làm ngày càng đông. Tuy nhiên trong khoảng thời gian trở lại đây không ít doanh nghiệp đã “ngầm” bắt tay nhau “tránh” lao động đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Chính tình trạng trên đã khiến cho hàng nghìn lao động tại các địa phương này gặp cảnh thất nghiệp triền miên.

Chết vì chất độc của Trung Quốc: Mạng sống vài đồng và thịt gà miễn phí

Chết dưới tay Trung Quốc:

GS Peter Navarro, Nhóm Lê Minh Thịnh dịch

Đọc xong Chương này, một cảm giác rùng rợn chạy dọc sống lưng. Chỉ có thể nói: Cả nước Trung Quốc là một lò sát sinh của toàn thế giới, một lò sát sinh được sự tài trợ đặc biệt có chủ ý của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Không phải là cực đoan khi có người đề xuất: muốn nhân loại được sống còn thì cần phát động rộng rãi trên khắp hành tinh một phong trào rầm rộ tẩy chay hàng hóa thực phẩm Trung Quốc.
Bauxite Việt Nam
Kính thưa quý vị, chào các bạn,
Chúng tôi xin gửi đến quý vị Chương II của quyển sách Chết dưới tay Trung Quốc
Tuần qua, có vị giới thiệu đến chúng tôi quyển sách in trên giấy “Chết bởi Trung Quốc” do TS Trần Diệu Chân dịch thuật. Chúng tôi luôn ủng hộ những việc làm có lợi cho quốc gia dân tộc và cũng đã gửi lời chào thân ái và sự ngưỡng mộ đến TS Diệu Chân.
Qua việc dịch sách Death by China và hiệu đính thành bản “Chết dưới tay Trung Quốc” mà một số bằng hữu cùng cộng tác lâu nay, chúng tôi có dịp học hỏi thêm kiến thức về kinh tế, tài chánh v.v…, và nhất là sự đa dạng ngôn ngữ. GS Peter Navarro đã chơi chữ nhiều trong sách của ông. Để dịch sát nghĩa là một việc, nhưng hiểu cách chơi chữ của người Tây phương, rồi chơi chữ lại theo kiểu người Á đông lại là một thách thức thú vị.
Chúng tôi sẽ tiếp tục dịch thuật quyển Death by China, chuyển bằng điện thư, đồng thời đăng lên trang mạng Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal để đông đảo quý đồng bào quốc nội và hải ngoại thưởng lãm.
Kính mong quý vị và các bạn ủng hộ nhiệt tình, và mong quý niên trưởng tận tình chỉ bảo nếu thấy sơ sót.
Kính thư,
Ts. Lê Minh Thịnh, Giám đốc Điều hành, phụ trách Ban Thông-tin Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal
Ở Trung Quốc, thức ăn Trung Quốc được gọi là gì? Là “Thức ăn”! – Jay Leno
Trong khi câu đùa này nghe thú vị, thì cụm từ “thực phẩm Trung Hoa” lại hàm nghĩa nghiêm trọng hơn nhiều khi mà Trung Quốc đang cung cấp cho Hoa Kỳ ngày càng nhiều trái cây, rau quả, cá và thịt, không kể các loại vitamin và thuốc chữa bệnh.

Hai bác làm em bối rối quá


Mình nghĩ lẩn thẩn, ở xứ ta, nếu không có họp quốc hội thì biết lấy cái gì cho các loại thông tấn xã từ vỉa hè đến trung ương bàn luận nhỉ. Báo chí cũng thế, mấy bữa ni cứ gọi là dày đặc, tuyền quốc hội là quốc hội. Lại thấy lo lo, ít hôm nữa quốc hội giải tán, bậy nào, hết kỳ họp, thì báo chí truyền thông dư luận quán nước bơ vơ lắm. Hay là cứ mỗi tháng họp 25 ngày cho bà con có cái ồn ào.

3 hôm nay, nhiều người chú ý vào chất vấn của bác Quốc sử, mình có nói thêm vào nữa cũng thừa chả khác "khen phò mã tốt áo", nên thôi. Nhưng mình khá ấn tượng với hai vị đại biểu ni:

Thứ nhất là bác Phó thủ tướng "nói không" Nguyễn Thiện Nhân. Ở cương vị Trưởng ban chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, khi các đại biểu xôn xao về vụ gà nhập lậu (mà khá nực cười, quốc hội có bao việc trọng đại không bàn lại đi bàn về chuyện gà qué), bác Nhân đã đề nghị " Xin các đại biểu quốc hội và bà con nhân dân hãy gương mẫu không ăn gà nhập lậu để bảo vệ sức khỏe cho mình". Phải công nhận ông Nhân là chúa thật thà, nghĩ sao nói vậy. Chết nỗi bác còn đường đường phó thủ tướng, có nghĩa mỗi nhời đều phải hết sức sâu sắc, trí tuệ, hơn người, vậy mà suy nghĩ trong câu đó, nói của đáng tội, không bằng của đứa dân đen nơi thôn cùng xóm vắng. Em xin mạo muội "chất vấn" bác phó Nhân nhé, bác có cách chi phân biệt gà nào nhập lậu hay không phải nhập lậu. Đến con gà còn sống nhăn đã khó, huống chi gà cởi truồng (đã sạch lông), gà đã rán đã kho thơm điếc mũi trong quán cơm, nhà hàng. Giả dụ mỗi con gà cũng như cái phần mềm Windows của Microsoft có bản quyền thì còn làm theo lời bác dạy được, chứ con gà sạch sẽ cởi truồng do bọn chúng tiểu thương bày bán tênh hênh ngoài chợ, chúng cứ khăng khăng bảo rằng gà vườn nội trăm phần trăm thì nếu Gia Cát có tái sinh cũng chịu, phải ăn thôi.

Ông Đặng Thành Tâm giàu cỡ nào?

Sẻ chia nỗi khó khăn của anh Tâm cũng như của hàng
trăm nghìn DN Việt Nam khác trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Ông Đặng Thành Tâm giàu cỡ nào?

Liệu tiềm lực tài chính của đại gia Đặng Thành Tâm có thực sự "khủng" và đáng để người ta sửng sốt như những con số đầu tư mà ông công bố hay như phát ngôn đầy vẻ kiêu hãnh: “Nếu chúng tôi chết thì chả ai sống được"?.
"Riêng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài thì chả doanh nghiệp nào bằng chúng tôi. Nếu chúng tôi chết thì chẳng ai sống được", ấy là câu trả lời đầy vẻ kiêu kỳ của đại gia Đặng Thành Tâm với báo chí.
Thời gian qua, sự tái xuất bất ngờ của đại gia này tại phiên họp Quốc hội càng khiến cái tên Đặng Thành Tâm có mức "phủ sóng" thường xuyên trên các mặt báo. Được biết đến là một doanh nhân thành đạt, “thu hoạch” kha khá danh hiệu do các tổ chức trao tặng, mà nổi bật hơn cả phải kể đến “người giàu nhất Việt Nam” năm 2007, ông Tâm giữ vị trí “cầm cương” trong những công ty đã niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán: Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn - SGI, Chủ tịch Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc, Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo…
Ông Đặng Thành Tâm xuất hiện tại Quốc hội.

TS Tây ru người Việt tiếp tục ngủ: Việt Nam sẽ đón dòng vốn FDI khổng lồ

Tôi rất không đồng tình với các quan điểm phát triển sau đây của TS Patrick Dixon:
Một là, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia được biết tới với mức chi phí sản xuất thấp nhờ giá nhân công rẻ (và khai thác tài nguyên thiên nhiên);
Hai là, Việt Nam phát triển dựa vào thu hút vốn nước ngoài.
Ba là, Việt Nam phát triển dựa vào các ngành (trụ cột là) may mặc, giày dép, dầu, cao su, thép.
Bốn là, với những kết quả đã đạt được, trong thập kỷ tới, sẽ có dòng vốn khổng lồ chảy vào Việt Nam ở tất cả các lĩnh vực và Việt Nam sẽ một tương lai tươi sáng, một mức tăng trưởng ngoạn mục trong 30 năm tới. 
Phát biểu này hoàn toàn võ đoán để lấy lòng người nghe và ru toàn dân Việt Nam tiếp tục ngủ.
Năm là, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần cấp thiết thúc đẩy việc cấp tín dụng ngân hàng.

Tôi đồng ý với TS ở một điểm duy nhất: Tăng trưởng kinh tế liên quan chặt chẽ đến đầu tư nội địa, đặc biệt vào các lĩnh vực sàn xuất giá trị lớn. 
Trong một số bài viết còn lưu lại có đăng trong Blog này, tôi đã chỉ ra tỷ lệ vốn nước ngoài trong tổng vốn đầu tư của VN cao bất thường so với mức chung của thế giới và khu vực; điều này dẫn tới một hậu quả rất nghiêm trọng là liên tục đánh giá cao nội tệ, phát triển hướng nội và nền kinh tế không có khả năng cạnh tranh quốc tế (đừng ngộ nhận xuất khẩu nhiều tài nguyên, hàng hóa giá rẻ nhờ chế độ tiền lương, thu nhập chết đói... như hiện nay là có năng lực cạnh tranh). Không thể tiếp tục dùng vốn nước ngoài thay thế cho vốn trong nước như cách chúng ta đã làm trong suốt 20 năm qua để phát triển dài hạn.

Ấn tượng nhất trong bài này: TS ca ngợi tương lai VN ngời sáng nhưng lại chỉ tay lên bản đồ châu Phi. Liệu có phải đây mới là thông điệp thực sự mà TS muốn truyền tải cho chúng ta: VN trong tương lai sẽ giống y chang các nước châu Phi ?
TS Tây ru người Việt tiếp tục ngủ:

(VEF.VN) - TS. Patrick Dixon - Chủ tịch của Global Change, một tổ chức tư vấn chiến lược phát triển cho các công ty đa quốc gia cho rằng, tương lai tăng trưởng của Việt Nam vẫn tươi sáng. Trong xu hướng dịch chuyển sản xuất ở nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để thu hút dòng vốn FDI khổng lồ như đã làm được trong 25 năm qua. 
Thưa ông, những xu thế quan trọng trong kinh tế toàn cầu sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
TS. Patrick Dixon: Nền kinh tế thế giới trong giai đoạn phục hồi sau suy thoái đang có những biến động khôn lường. Tuy nhiên, có những xu thế mà chúng ta có thể chắc chắn nhìn thấy rõ, sẽ biến đổi tương lai nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mỗi xu thế này có mối liên hệ với một bức tranh rộng lớn hơn và nó sẽ tạo ra những cơ hội kinh doanh lớn cho những sản phẩm và dịch vụ mới.
Tôi xin ví dụ như về vấn đề lợi thế nhân công. Hiện nay, cùng với Ấn Độ, Việt Nam được đánh giá là xã hội trẻ và năng động. Một phần tư dân số có độ tuổi dưới 14, độ tuổi trung bình chỉ là 27 với tỷ lệ biết chữ lên tới 94%. Giá nhân công ở Việt Nam rẻ chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc và Thái Lan. Trong khi đó, tỷ lệ tăng lương nhân công ở các miền duyên hải Trung Quốc hàng năm là 2%, tỷ lệ tăng lương cho những nhà quản lý giàu kinh nghiệm có thể là 100% sau mỗi năm. Đây sẽ là một yếu tố khiến các nhà đầu tư FDI sẽ phải xem xét việc dịch chuyển các nhà máy ở Trung Quốc sang nước khác.
TS Patrick Dixon (ảnh: theo HBA)
VN trong tương lai sẽ giống y chang các nước châu Phi ?

Lớp dạy ẩm thực Việt Nam ở Thụy Sĩ


Lớp dạy ẩm thực Việt Nam ở Thụy Sĩ

Bò kho, bánh nhân thịt và nghệ thuật tỉa củ độc đáo là những món ngon ưng ý mà độc giả Hoàng Thu truyền đạt cho những người bạn Thụy Sĩ về ẩm thực Việt.

Lớp học nấu ăn các món Việt này là một trong những lớp của chương trình 
"nâng cao trình độ“ của thành phố Risch Rotkreuz, thuộc bang Zug, Thụy Sĩ. 

Kinh nghiệm trồng rau muống ở Nhật


Kinh nghiệm trồng rau muống ở Nhật

Từ trước tới nay tôi không bao giờ nghĩ là mình sẽ thích thú trồng rau, trồng cây, vì muốn ăn rau gì chỉ cần ra chợ là có, thế nhưng từ khi sang Nhật, bỗng dưng tôi lại trở thành một nông dân thực thụ. (Khánh Ngọc, Nhật Bản)

Vườn rau muống xanh tốt trên đất Nhật Bản. Ảnh do độc giả cung cấp.


Người Nhật không ăn rau muống nhiều như người Việt mình, dù thỉnh thoảng cũng thấy siêu thị có bán rau muống, nhưng đắt vô cùng, một bó rau muống khoảng 10 cọng được bán với giá 150 yên (khoảng 40.000 đồng), hôm nào gặp may thì có thể mua được giá rẻ 100 yên (khoảng 27.000). Để ăn thoải mái như ở nhà thì chắc chỉ đủ tiền ăn rau chứ chẳng có tiền mua thức ăn khác. Nghĩ thế nên hai vợ chồng tôi lên kế hoạch tận dụng ban công nhà chung cư để trồng rau muống.
Hồi đầu không biết, cứ gieo hạt (mang từ Việt Nam sang) mà chờ đợi mòn mỏi chẳng thấy nảy mầm, tới khi quên béng là đã gieo hạt thì nó mới bắt đầu nảy, nhưng lớn rất chậm và còi cọc, lại hay bị sâu ăn hết cả ngọn. Nản quá mà không biết làm cách nào, tình cờ ra siêu thị lại thấy họ bán rất nhiều rau mầm, và là mầm rau muống, dùng để chế biến các món salad ăn sống, đặc biệt là còn nguyên rễ. Tôi mua thử về với hy vọng cắm xuống đất trồng là lên thành cây rau muống.
Quả nhiên là thành cây rau muống thật, cắm xuống đất, chịu khó tưới nước thường xuyên, chỉ 3 tuần sau là có rau muống ăn, chắc vì đây là mầm rau muống nảy mầm trên đất Nhật nên chịu được khí hậu Nhật, chứ không như hạt cây Việt Nam mang sang trồng không lớn lên nổi.

Không ai yêu vợ hơn chồng - Vợ chán chồng dễ thành 'rau sạch'

Câu viết hay nhất trong bài: Tôi khẳng định với chị em phụ nữ đã có chồng con rằng trên đời này không có ai yêu các bạn nhiều như chính người chồng của các bạn.

Vợ chán chồng dễ thành 'rau sạch'

Thương cho những người phụ nữ đã có chồng con, lớn tuổi rồi mà vẫn ngây thơ, bị những lời ong bướm, xu nịnh, lừa phỉnh làm cho mờ mắt. Hậu quả là sẽ bị đánh ghen giữa đường, giữa cơ quan, bị hủy hoại danh dự, mất hết tư cách...

Tôi khẳng định với chị em phụ nữ đã có chồng con rằng trên đời này không có ai yêu các bạn nhiều như chính người chồng của các bạn. Không phải tôi đánh giá thấp chị em đã có chồng con, mà do tôi là đàn ông, sống trong thế giới đàn ông nên tôi biết rất rõ.
Chỉ có người chồng các bạn, người đã yêu từ khi các bạn còn là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, chưa chồng con, và song hành cùng các bạn cho đến tận bây giờ. Bởi vì người chồng chính là người đã lấy đi tình yêu tuổi trẻ của chị em, và cũng chính anh ta là người đã cùng với chị em tạo ra những đứa con mà chị em đã phải mang nặng đẻ đau, phải hy sinh ngoại hình cũng như vẻ đẹp cơ thể thời con gái vì chúng.
Còn những người đàn ông ngoài xã hội kia? Liệu có người nào thật lòng yêu và muốn đến với một người đàn bà nhan sắc đã giảm nhiều, vẻ đẹp cơ thể cũng đi xuống vì có chồng và những lần sinh con không? Chắc chắn câu trả lời là không! Họ tán tỉnh, khen ngợi, chiều chuộng, cung phụng những người đàn bà đã có chồng con chỉ với một mục đích duy nhất là trở thành món “rau sạch”. Để phục vụ những khi họ muốn đổi món hoặc khi bị vợ cấm vận, đèn đỏ.

“Con hổ kinh tế” Việt Nam mất tiếng gầm gừ

“Con hổ kinh tế” Việt Nam mất tiếng gầm gừ

Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Simon RoughneenThe Christian Science Monitor
Tăng trưởng trong năm tiếp theo tại Việt Nam được dự kiến sẽ sụt giảm do các vụ bê bối tham nhũng và tranh giành trong nội bộ chính phủ cộng sản, gây thêm gánh nặng đối với nền kinh tế.

Ảnh: Kham/Reuters
Dòng sông Bến Hải chạy qua một ngôi làng trong vùng núi hẻo lánh ở miền Trung Việt Nam, nơi đánh dấu vĩ tuyến 17 – đường phân chia giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam trước khi quân đội Mỹ rút quân đưa đến thắng lợi của miền Bắc cộng sản vào năm 1975. Đây là một nơi bị lịch sử bỏ quên tại Việt Nam – một thế giới hoàn toàn khác với thủ đô Hà Nội nhộn nhịp, nơi mạng lưới điện thoại di động dần dần biến mất trên con đường ngoằn ngoèo dẫn về làng dưới cơn mưa phùn trên sườn dốc vào buổi sáng sớm và cây xanh phủ kín hai mặt bên đường.
Hầu hết người dân sống dọc theo khu vực nông thôn bên bờ sông này là Vân Kiều, một trong 54 nhóm dân tộc thiểu số được chính thức công nhận ở Việt Nam. Mức thu nhập tuy gia tăng tại một số vùng nông thôn mà các dân tộc thiểu số đang sinh sống nhưng so với các đô thị khác tại Việt Nam thì vẫn chưa phù hợp theo tiêu chuẩn.

Chúng ta đang ở đâu trong thế giới này?

GS Chu Hảo: 

Chúng ta đang ở đâu trong thế giới này?


(Trái hay Phải) - "Tôi vừa có một cuộc nói trao đổi trên VTV6 về tình trạng giả dối trong học đường. 49/50 em có mặt nhận thức rằng, tình trạng giả dối trong xã hội là nghiêm trọng. Rất nhiều em thừa nhận mình đã gian lận trong thi cử vì không làm thế thì thấy mình thiệt thòi quá" - GS Chu Hảo, Giám đốc NXB Tri thức nói.
GS Nguyễn Tiến Dũng:Lấy giàu làm sang thì xa xỉ trọc phú
PGS Nguyễn Văn Huy: Nhiều nhà khoa học không dám nói thẳng!
GS Nguyễn Đăng Hưng:Mải chăm lo bộ lông mà quên đạo lý
Nghịch lý ’Trí tuệ xuống dốc, xa xỉ lên ngôi’
Sự giả dối trong các con số thống kê, tổng kết
PV: - Thưa ông, trong các báo cáo thành tích thường niên cũng như từng 5 năm một, bao giờ cũng là điệp khúc "chúng ta đã và đang đạt được những thành tựu mới trong khoa học, giáo dục, hướng tới đẳng cấp quốc tế..." nhưng trên thực tế thì so sánh thứ hạng khoa học, số bằng sáng chế, số tên tuổi những nhà khoa học trong nước được thế giới công nhận, Việt Nam chưa đạt được nhiều thành tựu, ở đa số các lĩnh vực là "dậm chân tại chỗ" hoặc thụt lùi. Đây có phải là "nghịch lý", "nghịch dị" hay là siêu logic thưa ông? Ông giải thích hiện tượng này như thế nào?
GS Chu Hảo: - Hiện tượng các thông tin chính thức nói một đằng, cộng đồng khoa học và xã hội dân sự nói một nẻo không phải chỉ xảy ra trong khoa học mà điển hình nhất phải là trong giáo dục.
Điều đó chứng tỏ, thứ nhất, không có sự đồng thuận giữa cộng đồng khoa học, xã hội dân sự với các cơ quan quản lý nhà nước. Thứ hai, các số liệu thống kê không đáng tin cậy. Vì sao không còn nhiều người tin vào các con số thống kê chính thức? Bởi các số liệu từ dưới báo cáo lên không trung thực, chạy theo thành tích; hoặc số liệu báo cáo lên trên là trung thực nhưng bị làm cho méo mó để khớp với mong muốn, ý chí của cấp cao hơn.
GS Chu Hảo. (Ảnh Huấn Cao)
GS Chu Hảo. (Ảnh Huấn Cao)

Nếu có chiến tranh, Quốc hội sẽ hành động thế nào?


Đưa tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào Hiến pháp, Quốc hội hoạt động thế nào khi có chiến tranh…, phiên thảo luận sáng 16-11 của Quốc hội đã đặt ra những yêu cầu nặng nề hơn với một công việc hệ trọng: sửa Hiến pháp 1992. 
Quốc hội thảo luận dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1992 trong thời gian 1,5 ngày - Ảnh: CTV.
Quốc hội thảo luận dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1992 trong thời gian 1,5 ngày - Ảnh: CTV.
Có chiến tranh, Quốc hội hoạt động thế nào?
Đại biểu Trần Đình Nhã (Thừa Thiên - Huế)
“Vấn đề tôi muốn đề cập ở đây là khi chiến tranh xảy ra Quốc hội sẽ hành động ra sao, và đặc biệt khi do chiến tranh Quốc hội không thể họp được thì ai sẽ thay thế Quốc hội thực hiện vai trò lập pháp, giám sát tối cao và quyết định vấn đề quan trọng của đất nước?
Hiến pháp hiện hành của chúng ta quy định chưa rõ nội dung này. Phải chăng các nhà lập hiến cho rằng trong chiến tranh Quốc hội vẫn hoạt động bình thường, hoặc có người còn lầm tưởng là khi đại bác đã gầm lên thì pháp luật im tiếng, luật lệ sẽ không còn cần thiết nữa?
Tôi cho rằng nên làm rõ nội dung này trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, là trong trường hợp có chiến tranh Quốc hội không thể họp được, thì Hội đồng Quốc phòng và An ninh được thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội quy định tại Điều 84, ngoại trừ quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. Đại biểu Trần Đình Nhã (Thừa Thiên - Huế).

VND qua “lăng kính” tỷ giá

Bài này đăng trên tờ Thời báo Ngân hàng nên có 
quan điểm ủng hộ chính sách tỷ giá của NHNN:


TBNH: Sự dịch chuyển tiết kiệm từ USD sang VND đem lại hiệu ứng tích cực cả về mặt tâm lý lẫn thực tiễn, hạn chế hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ của các tổ chức, góp phần bình ổn thị trường ngoại hối và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành tỷ giá.
Tính đến ngày 12/11 tỷ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục giữ ở 20.828 đồng/USD. Mức tỷ giá này đã được giữ nguyên từ 24/12/2011 đến nay. Chỉ còn hơn một tháng nữa năm 2012 sẽ kết thúc và dù phải đối mặt không ít khó khăn do bối cảnh kinh tế trong nước cũng như thế giới gặp nhiều khó khăn, nhưng đến thời điểm này, đa số ý kiến đồng tình năm 2012 tiếp tục là một năm thành công của NHNN trong điều hành tỷ giá.

VND có vị trí vững chắc trong tâm lý người dân, 
các NHTM vẫn mua ròng ngoại tệ. (Ảnh: ĐK)

Tại một cuộc gặp gỡ báo chí đầu năm, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, với kinh nghiệm làm việc trong ngành Ngân hàng trong nhiều năm ông nhận thấy một điều: nếu Chính phủ và NHNN có sự điều hành nhất quán thì tỷ giá sẽ ổn định. Năm 2012, ngay từ đầu năm, NHNN đã chủ động công bố định hướng điều hành tỷ giá với mức biến động không quá 2% – 3% trong năm 2012. Thông điệp đã khẳng định, NHNN theo đuổi mục tiêu kiểm soát tỷ giá, hạn chế kỳ vọng về sự mất giá của đồng VND; hạn chế hoạt động đầu cơ, găm giữ ngoại tệ gây bất lợi cho tỷ giá… để đi đến mục tiêu cuối cùng ổn định giá trị, nâng cao vị thế của đồng VND, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.

GS đoạt Nobel 2007 chia sẻ về tái cấu trúc kinh tế

GS đoạt Nobel 2007 chia sẻ về tái cấu trúc kinh tế


Ngày 16/11, giáo sư Roger Myerson - người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2007 đã tham dự cuộc tọa đàm khoa học tại Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh với chủ đề "Năng lực lãnh đạo trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam."
Giáo sư Roger Myerson hiện đang công tác tại Đại học Chicago, một trong những trường đại học hàng đầu của Mỹ và thế giới. 
Ông là người có những đóng góp to lớn đối với Lý thuyết thiết kế cơ chế, một trong những nhánh quan trọng của lý thuyết trò chơi. Lý thuyết này có vai trò quan trọng với nhiều lĩnh vực của kinh tế học và khoa học chính trị, chẳng hạn như việc xây dựng phương thức đấu giá, lý giải tại sao không có giải pháp thị trường cho các vấn đề cung cấp hàng hóa công cộng...
Tại buổi tọa đàm, giáo sư Roger Myerson đã trao đổi xoay quanh chủ đề "Năng lực lãnh đạo trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam." Chia sẻ những ý kiến quý báu để thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế thành công, ông nhấn mạnh việc tái cấu trúc nền kinh tế là chủ trương lớn của mỗi quốc gia, nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, dựa trên vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ. 
Tái cấu trúc thị trường dựa vào nội dung tái cấu trúc đầu tư mà chủ yếu là đầu tư công, tái cấu trúc thị trường tài chính mà chủ yếu là hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp mà chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước.

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Nhà báo Trần Đăng Tuấn viết thư gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ về 'Cơm có thịt'

Rất sẻ chia với anh Trần Đăng Tuấn trong câu chuyện xin cấp phép chậm trễ và những quy định đến kỳ lạ ở Bộ Nội vụ này. Cuối bài này có bình luận của tôi viết trên trang Hiệu Minh và trang Phạm Ngọc Tiến.

Nhà báo Trần Đăng Tuấn viết thư gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ về 'Cơm có thịt'

(Petrotimes - http://www.petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/nha-bao-tran-dang-tuan-viet-thu-gui-bo-truong-bo-noi-vu-ve-com-co-thit.html)
Mới đây, ông Trần Đăng Tuấn (nguyên Phó tổng GĐ Đài Truyền hình Việt Nam) đã gửi thư tới Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc dự án từ thiện "Cơm có thịt" hiện chưa được cấp phép để hoạt động.
Bức thư đã làm dấy lên nỗi băn khoăn: Không lẽ lòng từ thiện cũng cần cấp phép!


Dự án "Cơm có thịt" được nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ
Petrotimes xin đăng nguyên văn bức thư của ông Trần Đăng Tuấn:
Năm ngoái, chứng kiến bữa ăn chỉ có cơm trắng và canh loãng của các cháu học sinh trong khu nội trú dân nuôi tại một trường ở xã vùng cao Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái, tôi và vài người bạn rủ nhau góp tiền gửi lên hằng tháng để mua thêm thức ăn, mong sao mỗi bữa ăn mỗi cháu có thêm một, hai miếng thịt.
Chúng tôi có viết về chuyện đó trên các blog cá nhân của mình, khi đó không phải là kêu gọi ủng hộ mà chỉ là những dòng tâm sự. Nhưng rồi hàng trăm người đã qua mạng thúc giục lập ra một địa chỉ để cùng chung tay “gắp thịt” vào bát cơm cho các bé học sinh vùng cao, và rồi chúng tôi tạm lập một tài khoản để nhận và chuyển những đóng góp đó lên các trường thuộc các khu vực khó khăn nhất ở Tây Bắc.
Sau một thời gian, rất nhiều bạn chưa từng quen biết đã đăng ký ủng hộ thường xuyên hằng tháng. Và chúng tôi cũng quyết tâm sẽ theo đuổi dự án “Cơm có thịt cho học sinh vùng cao” dài hơi hơn. Do đó đã lập hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện “Cơm có thịt” gửi Bộ Nội vụ vào cuối tháng 5/2012. Trong những ngày đầu, người đại diện cho tôi và nhóm sáng lập viên được chuyên viên của bộ hướng dẫn bổ sung vào hồ sơ. Sau đó mỗi khi liên lạc hỏi kết quả, chuyên viên đó đều nói rằng sẽ trình khi lãnh đạo đi công tác về.

Khoáng sản “đội nón” sang Trung Quốc


Khoáng sản “đội nón” sang Trung Quốc




Doanh nghiệp Trung Quốc trực tiếp vào nội địa Việt Nam để khảo sát mỏ. Thậm chí họ đầu tư vốn, máy móc và công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác khoáng sản rồi thu mua với giá cao hơn thị trường nội địa.

Đó là thông tin đáng chú ý tại hội thảo “Tổ chức kiểm toán đối với hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản” do Kiểm toán Nhà nước và hội Kế toán công chứng Australia tổ chức diễn ra ngày 15/11 tại Hà Nội.
 
Ồ ạt xuất lậu qua Trung Quốc

Ồ ạt xuất lậu qua Trung Quốc
Đại tá Hoàng Văn Trực, phó cục trưởng cục Cảnh sát kinh tế cảnh báo, có quá nhiều kẽ hở cho buôn lậu, gian lận khoáng sản. Chính vì vậy, các chủ mỏ đã lợi dụng khai thác vượt công suất được cấp phép, để ngoài sổ sách sản phẩm thu được sau đó tìm cách tuồn ra ngoài cho các đầu nậu xuất lậu sang Trung Quốc. Đó là chưa kể dân địa phương tổ chức trộm cướp khoáng sản của chủ mỏ để bán cho các chủ đầu nậu diễn ra công khai tại Đông Triều, Quảng Ninh, Phù Cát, Bình Định. Các địa phương không kiểm soát được khiến tài nguyên thất thoát, ô nhiễm nặng nề.

Nên dừng thủy điện Sông Tranh 2



Nên dừng thủy điện Sông Tranh 2



TP - Phải có giải pháp dứt khoát xử lý tồn tại của Thủy điện Sông Tranh 2 để thế ai mà chịu nổi. Riêng chuyện bà con trong vùng thủy điện Sông Tranh 2 phải lao tâm khổ tứ, suốt ngày nơm nớp lo sợ, rung lắc như vậy không ai sống nổi.
ĐBQH Ngô Văn Minh.
ĐBQH Ngô Văn Minh. .
Các cơ quan cao nhất phải quyết định. Theo tôi là nên dừng thủy điện này, không để nữa. Đập chịu được động đất 5,5 richter, bây giờ đã 4,7 richter rồi. Trận động đất rất mạnh, người dân cách mấy chục km cũng cảm nhận được, dân sống ngay ở đó ra sao?
Tôi nhấn mạnh là phải có quyết định dứt khoát, không thể để như thế này được đâu. Bởi tần suất động đất ngày càng nhiều hơn, cường độ mạnh hơn.
Nếu chỉ giải pháp như các bộ, ngành đưa ra vừa qua, khẳng định an toàn thì cần phụ cấp bao nhiêu cho người dân cũng không đủ bởi họ bị ảnh hưởng về tinh thần, vật chất.
Đặc biệt, đây là vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì càng cần phải quan tâm hơn, không thể để như hiện nay được.
Giải pháp di dời dân cũng không khả thi bởi vùng ảnh hưởng của động đất rất lớn. Giải pháp gì bây giờ cũng khập khiễng nên dù “của đau con xót” thì cũng phải dừng thủy điện này thôi.
Trong đập thủy điện là 140 m nước, tương đương hơn 200 triệu m3, nếu lượng nước này ào ra thì còn gì nữa. Trường hợp thủy điện an toàn tuyệt đối, nhưng người dân cũng khó sống trong vùng có động đất như vậy.
Động đất đã được khẳng định là động đất kích thích do tích nước thủy điện.
Khi xây dựng thủy điện, giải pháp an dân, an toàn được đặt lên hàng đầu. Nhưng bây giờ không đạt được thì nên dừng.
Ngoài ra, phải làm rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức nào khảo sát thiết kế, cho làm thủy điện trên dải đất đứt gãy như tại Bắc Trà My.

Sự thật chiến lược Mỹ đặt châu Á làm trọng tâm

Sự thật chiến lược Mỹ đặt châu Á làm trọng tâm

Từ cửa sổ của mình, Roberto Garcia nhìn các công nhân đang sửa tàu ngầm trợ hạm USS Emory S.Land, đây là một phần trong chương trình xây dựng quân sự của Mỹ khi mà Washington chuyển hướng sang khu vực châu Á tăng trưởng nhanh và một Trung Quốc đang trỗi dậy.
Các tàu sân bay của Mỹ ngày càng hiện diện nhiều hơn ở châu Á -Thái Bình Dương theo chiến lược hướng Á
Philippines, Australia và các quốc gia khác trong khu vực đang chứng kiến một sự hồi sinh của các tàu chiến Mỹ, các máy bay và binh sĩ Mỹ kể từ khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố một sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại, kinh tế, và an ninh theo hướng đặt châu Á làm trọng tâm hồi năm ngoái.
Washington nói đi nói lại rằng sự chuyển hướng này không nhằm kiềm chế Trung Quốc hoặc trở lại các căn cứ quân sự trước kia về lâu dài. Nhưng đôi khi rất khó để nói về một điều rất khác ở Vịnh Subic, một cảng nước sâu gần các tuyến đường thủy sống còn và các tranh chấp biên giới ở biển Đông vừa gây căng thẳng cho các quốc gia trong khu vực.