KHỦNG HOẢNG TỪ THIỆN
Bs Võ Xuân Sơn - Mấy hôm nay, cộng đồng mang xôn xao vì vụ sao kê. Thực ra thì tôi không quan tâm lắm đến chuyện này, vì ban đầu, nó có vẻ như mâu thuẫn của ai đó đối với một số nghệ sĩ nổi tiếng.Cho đến hôm qua, tôi tình cờ nghe được một đoạn phát biểu, tố cáo các nghệ sĩ. Tôi giật mình, mới trước đó mấy hôm, ông ĐNH và tổ chức NT cũng bị lùm xùm gì đó. Như vậy thì sự việc này có thể liên quan đến tôi, vì tôi cũng đứng ra quyên góp của cộng đồng với mục đích từ thiện.
Đầu tiên nhất, tôi thấy cần phải nói quan điểm của mình về công việc từ thiện. Hiện nay, ở Việt nam, công việc từ thiện hầu hết đều mang tính tự phát. Trong khi đa số người làm từ thiện từ tâm, quan tâm đến hiệu quả hướng tới những người nghèo khổ, thì một số lại lợi dụng để đánh bóng tên tuổi, hoặc lợi dụng từ thiện để bán hàng.
Nhưng dù là gì, thì phải nói, trong đợt bùng phát dịch lần này tại Sài Gòn, nếu cứ trông chờ vào nhà nước mà không có hoạt động tích cực của những cá nhân hay tổ chức từ thiện tự phát, thì có lẽ số lượng người chết sẽ lớn gấp rất nhiều lần. Không chỉ chết bệnh, mà còn chết đói. Và không chỉ có chết, mà còn nhiều vấn nạn xã hội khác nữa.
Thực ra thì sau vụ Hoài Linh, tôi đã dặn lòng, ngoài chương trình DĨA CƠM TRÊN TƯỜNG đang thực hiện, tôi sẽ không quyên góp bất cứ thứ gì nữa. Thế rồi dịch bùng phát, và kéo dài. Thấy nhân viên và bà con khổ sở, mình thì đang ở Đà Lạt, tôi đã bỏ tiền túi ra để mua rau giúp cho mọi người. Con số tiền tôi bỏ ra cũng bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng duy trì cuộc sống gia đình nếu dịch còn kéo dài.
Nhưng dịch kéo quá dài, công ty đóng cửa dài ngày, các khoản chi thì vẫn phải chi. Những khoản liên quan đến nhà nước thì không được giảm một xu, thời hạn cũng không được chậm một ngày. Đấy là chưa kể, mùa dịch nên nhiều nơi “vã” lắm. Mình không cẩn thận là bị “cẩu xực” liền.
Chỉ còn trông chờ vào sự hỗ trợ của tư nhân, như tiền thuê mặt bằng chẳng hạn. Cũng lại là dân hỗ trợ cho dân. Nhà nước thì chẳng có hỗ trợ gì. Lại phải bỏ tiền ra hỗ trợ cho nhân viên. Bình thường thì công ty luôn có một khoản dự phòng cho 6 tháng, nhưng dịch kéo dài đã hơn 1 năm cho đến thời điểm bắt đầu bùng phát lần này. Chỉ sau 2 tháng đóng cửa, công ty bắt đầu phải xài vào khoản tiền dùng để trả nợ, và tôi cũng phải bỏ tiền túi góp cho công ty, để công ty không phải sập.
Trong khi đó, tôi nhận được lời kêu cứu của các nhà vườn Đà Lạt. Thôi thì nhắm mắt đưa chân, kêu gọi quyên góp. Thế rồi, thấy bà con chết quá trời chết, thông qua những câu chuyện, những hình ảnh của các bác sĩ quen, bạn bè. Tôi lại lao vào oxy, rồi từ đó đến thuốc…
Nhưng cũng may, tôi đã kịp thời ngưng quyên góp, vì thực ra nó cũng quá khả năng quản lí của tôi.
Quay trở lại câu chuyện quyên góp của các nghệ sĩ và người nổi tiếng. Tôi không biết ai đúng ai sai. Bản thân tôi cũng gần như chẳng có quan hệ gì với các nghệ sĩ bị tố cáo, ngoại trừ một người đã tùng hát cho chương trình DĨA CƠM TRÊN TƯỜNG một lần. Nhưng thực tình khi tôi nghe những lời thóa mạ các nghệ sĩ, tôi thấy có gì đó dung tục và chợ búa.
Khi tôi hỏi thăm, mới biết hầu hết những lời tố cáo đều dung tục và chợ búa như vậy. Tại sao những cái đó lại có thể cứ tồn tại và ung dung lan truyền trên mạng? Trong khi cả một hệ thống an ninh mạng hùng hậu, có sự tham gia của cả các thầy cô giáo và đội quân chuyên nghiệp. Tôi chợt giật mình, cái đội quân chuyên nghiệp kia cũng thô tục và chợ búa y như vậy.
À, vậy là tôi hiểu. Tất cả ai có uy tín, nhận được nhiều đóng góp của dân, đều bị tấn công, đòi sao kê. Mục đích có vẻ là để tập trung các khoản đóng góp từ thiện vào một mối. Mà cái đầu mối ấy thì rất nhiều người lại không muốn đóng góp vào.
Tôi chỉ thắc mắc, sao ai đó không đòi sao kê của cái đầu mối nhận từ thiện mà nhiều người không tin tưởng ấy nhỉ?
Quay trở lại câu chuyện quyên góp của các nghệ sĩ và người nổi tiếng. Tôi không biết ai đúng ai sai. Bản thân tôi cũng gần như chẳng có quan hệ gì với các nghệ sĩ bị tố cáo, ngoại trừ một người đã tùng hát cho chương trình DĨA CƠM TRÊN TƯỜNG một lần. Nhưng thực tình khi tôi nghe những lời thóa mạ các nghệ sĩ, tôi thấy có gì đó dung tục và chợ búa.
Khi tôi hỏi thăm, mới biết hầu hết những lời tố cáo đều dung tục và chợ búa như vậy. Tại sao những cái đó lại có thể cứ tồn tại và ung dung lan truyền trên mạng? Trong khi cả một hệ thống an ninh mạng hùng hậu, có sự tham gia của cả các thầy cô giáo và đội quân chuyên nghiệp. Tôi chợt giật mình, cái đội quân chuyên nghiệp kia cũng thô tục và chợ búa y như vậy.
À, vậy là tôi hiểu. Tất cả ai có uy tín, nhận được nhiều đóng góp của dân, đều bị tấn công, đòi sao kê. Mục đích có vẻ là để tập trung các khoản đóng góp từ thiện vào một mối. Mà cái đầu mối ấy thì rất nhiều người lại không muốn đóng góp vào.
Tôi chỉ thắc mắc, sao ai đó không đòi sao kê của cái đầu mối nhận từ thiện mà nhiều người không tin tưởng ấy nhỉ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét