Mỗi lần đọc những tin như thế này mình rất buồn. Trẻ em 3-8 tuổi bị đầy đọa hàng ngày ở rất nhiều nơi. Bình luận khi đọc bài này, có bạn viết "Trên đường đi làm về tôi thấy còn nhiều trẻ em nữa bị bóc lột lao động là ngã tư Võ Thị Sáu và Hai Bà Trưng; Cách mạng tháng 8 và Nguyễn Thị Minh Khai...". Các cấp chính quyền hoàn toàn thờ ơ. Các cơ quan trung ương và địa phương của Hội liên hiệp phụ nữ VN, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội chữ thập đỏ... mỗi năm tiêu hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế của dân cũng hoàn toàn thờ ơ. Hãy tưởng tượng những đứa trẻ bị bóc lột dã man này là con gái, con trai của chính chúng ta thì sao nhỉ ? Liệu khi đó chúng ta có còn bàng quan mặc kệ chúng bị bóc lột nữa không ? Liệu khi đó chúng ta có còn mặc kệ các cấp chính quyền và đoàn thể không quan tâm tới chúng nữa không ?
Sau 15-20 phút, những đứa trẻ xin ăn phải nộp toàn bộ số tiền xin được cho một phụ nữ mặc áo carô ở cách đó 100 m. Ảnh: Ý LINH
Những đôi mắt vô hồn
12 giờ ngày 27-10, dưới cái nắng oi bức giữa trưa, 4 đứa trẻ đầu trần vẫn kiên nhẫn chờ người dừng chân đổ xăng để xin tiền. Thấy chúng tôi dừng xe, một cháu liền tiến đến cúi lạy, hướng cặp mắt to tròn, vô hồn rồi xin tiền bằng giọng líu ríu, không rõ lời. Trong nhóm trẻ này có 3 gái, 1 trai. Chúng đều gầy nhom, đen nhẻm và quần áo hằn rõ những vết bẩn lâu ngày.
Sau nhiều ngày đeo bám, chúng tôi xác định nhóm trẻ này thường "hành nghề" ở đây 2 ngày 1 lần, liên tục từ 12 giờ đến gần 22 giờ mỗi ngày, bất kể trời nắng hay mưa. Cả nhóm được đào tạo bài bản, mỗi cháu áp sát một người, cúi lạy rồi ngửa mũ xin tiền cho đến khi nào được mới thôi.
"Con tên gì? Bao nhiêu tuổi rồi" - thấy đứa trẻ tội nghiệp, một người phụ nữ rút tờ 20.000 đồng cho và ân cần hỏi. Lấy tiền nhưng không trả lời, đứa trẻ quay ngoắt đi trong sự ngỡ ngàng của người phụ nữ. Rồi thoắt cái, đứa trẻ đã "đón đầu" vị khách khác với những "chiêu thức" tương tự. Liên tục, trong vòng chưa đến 1 giờ tại cây xăng này đã có hơn 30 người "rút hầu bao" cho nhóm trẻ này.
Nhưng có lẽ sẽ ngỡ ngàng hơn nếu người phụ nữ trên biết phía sau những hình ảnh đáng thương này là một đường dây chăn dắt ăn xin chuyên nghiệp. Vì vậy, hành động nhân văn của nhiều người đã và đang tạo điều kiện cho những đối tượng chăn dắt, bóc lột trẻ em không thương tiếc.
Các thành viên của nhóm trẻ này hoạt động liên tục nhưng cứ sau 15-20 phút, từng đứa lần lượt rời đi, 30 giây sau mới quay trở lại. Bám theo, chúng tôi phát hiện cách đó khoảng 100 m có 2 phụ nữ tay bế 2 đứa bé khác đang ngồi nép mình trong một góc kín đáo đối diện cây xăng để đợi thu tiền. Bốn đứa trẻ lần lượt chạy đến nhưng không nói gì, vội giao tiền cho người phụ nữ mặc áo khoác sọc carô rồi nhanh chóng quay lại "làm việc". Chúng chăm chỉ như những "cỗ máy kiếm tiền" hiệu quả. Nhận thấy 2 phụ nữ này có dấu hiệu chăn dắt trẻ xin ăn, bóc lột sức lao động của các em, chúng tôi kiên trì đeo bám.
Người phụ nữ mặc áo carô và 3 đứa trẻ được người đàn ông đón về khu nhà trọ tại phường 16, quận 8, sau một ngày “hành nghề”. Ảnh: PHƯƠNG TRINH
Lộ địa điểm tập kết của nhóm chăn dắt
14 giờ, trời mưa tầm tã, đám trẻ mệt lả, lê từng bước uể oải, có đứa đã ngồi bệt dưới mặt đường gần như kiệt sức.
10 phút sau, người phụ nữ mặc áo carô xuất hiện gọi to, nghe "tín hiệu" 4 đứa trẻ tức tốc chạy đến. Mỗi đứa được phát một ly mì ăn liền đã được nấu sẵn. Sáu đứa trẻ và 2 người lớn ăn uống ngay trước một siêu thị, đối diện cây xăng. Bữa ăn kéo dài chưa đến 15 phút, sau đó đám trẻ lại tiếp tục cuộc kiếm tiền. Theo ghi nhận của chúng tôi, đây là bữa ăn duy nhất trong vòng 10 giờ "làm việc" của 4 đứa trẻ. Nhiều người bán hàng rong ở đây quen mặt xác định nhóm này xuất hiện cách đây đã hơn 3 tháng. Sau một ngày, cứ đến chiều tối là đổ tiền ra đếm.
18 giờ, 2 phụ nữ bắt đầu rời chỗ, "phát tín hiệu" cho 2 trong 4 đứa trẻ bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động. Chúng chia thành 2 ngả, đi dọc các con đường xung quanh khu vực này. Đứa đi trước liên tục ngả mũ xin tiền người đi đường, người phụ nữ theo sau quan sát ở khoảng cách chừng 5 m. Hai đứa trẻ còn lại vẫn "túc trực" tại cây xăng. Đến 21 giờ, 2 người đàn bà và đám trẻ quay lại cây xăng. Buổi tối, nơi này trở nên đông đúc, nhộn nhịp bởi hàng quán bủa vây. Thời điểm này, 2 phụ nữ bắt đầu bế 2 đứa bé rất nhỏ trên tay dạo nhiều vòng quanh khu vực, tranh thủ sự thương cảm của người qua đường để xin tiền.
Được hơn 30 phút, một phụ nữ dắt theo 3 đứa trẻ đi về hướng đường Trường Sa. Một người đàn ông (nói tiếng Khmer) đi xe máy màu trắng đã đợi sẵn ở đó. Nhóm người này rời đi trong tích tắc. Chiếc xe chở 2 người lớn, 3 đứa trẻ lao vun vút trên đường, như để tránh người "bám đuôi". 22 giờ 20 phút, hành trình theo dấu của chúng tôi kết thúc tại khu nhà trọ lụp xụp, kín đáo trên đường An Dương Vương, phường 16, quận 8, TP HCM. Khoảng 15 phút sau, chiếc xe máy chở nhóm thứ 2 về tới.
Cách biệt với hàng xóm
Hôm sau, trong vai người đi thuê phòng, chúng tôi quay trở lại khu trọ để tìm cách tiếp xúc với nhóm người chăn dắt trẻ em này. Ngay lúc đó, một phụ nữ hơn 30 tuổi bế một bé chưa biết đi và dắt theo 2 trẻ khác rời khỏi phòng.
Theo tìm hiểu, những người phụ nữ ở đây đều đang nuôi 2-3 trẻ từ 3-8 tuổi, phần lớn là con gái. Khu trọ này có hơn 13 trẻ đang bị chăn dắt hằng ngày. Nhóm người này hoạt động theo "mô hình" gồm một phụ nữ quản lý 2-3 đứa trẻ. Họ sống gần như tách biệt với những người xung quanh. Những đứa trẻ không được tiếp xúc với ai, sống trong những căn phòng tối om, xung quanh là mương nước ô nhiễm.
Bước tới căn phòng, đầu tiên chúng tôi gặp là một phụ nữ nói tiếng Khmer và 2 đứa trẻ khoảng 3 và 5 tuổi. Lúc này, ở căn phòng kế bên, 2 phụ nữ và 5 đứa trẻ xin ăn chúng tôi gặp ở cây xăng đang ngồi nói chuyện với nhau bằng tiếng Khmer. Thấy người lạ, lập tức một người đàn ông xuất hiện hỏi với vẻ đề phòng. Qua vài câu xã giao, người đàn ông nhận mình là dân Campuchia, theo đường tiểu ngạch sang Việt Nam sinh sống nhưng không tiết lộ nghề nghiệp.
Ngay sau đó, cuộc trò chuyện bất ngờ kết thúc khi chúng tôi tỏ vẻ quan tâm: "Các cháu không đi học hả? Người đàn ông lập tức tỏ rõ vẻ giận dữ khiến những đứa trẻ rời đi, sau đó, người đàn ông đuổi chúng tôi. 10 phút sau, người này chở một phụ nữ và 3 đứa trẻ rời đi trên chiếc xe máy màu trắng mà chúng tôi đã gặp trước đó để đến địa bàn hoạt động trên đường Phan Xích Long. Và một ngày lao động của nhóm trẻ lại bắt đầu từ giữa trưa.
Những đứa trẻ bị chăn dắt, bóc lột công khai như thế đã được bao lâu? Ai sẽ xử lý và sẽ xử lý ai?
Chính quyền địa phương nói gì?
Theo Luật Trẻ em 2016 và Nghị định 56/2017/NĐ-CP, UBND các cấp là một trong số các cơ quan có nghĩa vụ bảo vệ quyền trẻ em. Ngay sau khi phát hiện nhóm đối tượng có hành vi chăn dắt trẻ em trên địa bàn phường 7, quận Phú Nhuận và đang cư trú tại phường 16, quận 8, TP HCM, chúng tôi đã cung cấp thông tin cho lãnh đạo của 2 địa phương.
Trả lời phóng viên, ông Lê Minh Tâm - quyền Chủ tịch UBND phường 16, quận 8 - thẳng thừng khẳng định địa phương không có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin về trường hợp này. Tuy nhiên, ông Tâm cho hay sẽ "nhờ" công an kiểm tra.
Trong khi đó, đại diện UBND phường 7, quận Phú Nhuận, bà Võ Thị Phương Hà, cho biết phường đã nắm được thông tin về nhóm người này. Tuy nhiên, các đối tượng hoạt động khá cẩn thận và đề phòng. Khi thấy có người đến kiểm tra, lập tức tản ra mỗi người một nơi, gây khó khăn cho quá trình kiểm tra, xử lý. Liên quan đến thông tin Báo Người Lao Động cung cấp, phường sẽ quyết liệt kiểm tra, giám sát. Đồng thời bổ sung yêu cầu giám sát chặt chẽ các khu vực nghi có chăn dắt ăn xin vào lịch tuần tra định kỳ của công an phường 7. Nếu phát hiện có hành vi bóc lột trẻ em, chăn dắt xin ăn, phường sẽ đẩy mạnh công tác xử phạt vi phạm hành chính và phối hợp với phòng lao động, bộ phận chuyên môn để sớm xử lý .
Tuy nhiên, ngày 1-11, quay trở lại khu vực này, chúng tôi ghi nhận nhóm người chăn dắt vẫn ngang nhiên hoạt động tại đây và đang tăng lên về số lượng. Cụ thể, có thêm 2 phụ nữ đang chăn dắt 4 đứa trẻ khác.
Kỳ tới: Nạn nhân của người thân?
Công khai đày đọa trẻ em giữa phố
06-11-2019 Nhiều trẻ từ 3-8 tuổi được người lớn đào tạo thành người ăn xin, bị chăn dắt công khai giữa phố, mới nhìn đã thấy xót lòng. Phóng viên Báo Người Lao Động đã theo một nhóm trẻ em thường xuyên xin ăn trong bán kính 3 km tính từ cây xăng nằm trên đường Phan Xích Long, phường 7, quận Phú Nhuận, TP HCM cả ngày lẫn đêm. Qua đó phát hiện những trẻ này mới từ 3-8 tuổi, chịu sự quản lý và phụ thuộc hoàn toàn vào các đối tượng chăn dắt trong điều kiện không được chăm lo, bảo vệ,...Những đôi mắt vô hồn
12 giờ ngày 27-10, dưới cái nắng oi bức giữa trưa, 4 đứa trẻ đầu trần vẫn kiên nhẫn chờ người dừng chân đổ xăng để xin tiền. Thấy chúng tôi dừng xe, một cháu liền tiến đến cúi lạy, hướng cặp mắt to tròn, vô hồn rồi xin tiền bằng giọng líu ríu, không rõ lời. Trong nhóm trẻ này có 3 gái, 1 trai. Chúng đều gầy nhom, đen nhẻm và quần áo hằn rõ những vết bẩn lâu ngày.
Sau nhiều ngày đeo bám, chúng tôi xác định nhóm trẻ này thường "hành nghề" ở đây 2 ngày 1 lần, liên tục từ 12 giờ đến gần 22 giờ mỗi ngày, bất kể trời nắng hay mưa. Cả nhóm được đào tạo bài bản, mỗi cháu áp sát một người, cúi lạy rồi ngửa mũ xin tiền cho đến khi nào được mới thôi.
"Con tên gì? Bao nhiêu tuổi rồi" - thấy đứa trẻ tội nghiệp, một người phụ nữ rút tờ 20.000 đồng cho và ân cần hỏi. Lấy tiền nhưng không trả lời, đứa trẻ quay ngoắt đi trong sự ngỡ ngàng của người phụ nữ. Rồi thoắt cái, đứa trẻ đã "đón đầu" vị khách khác với những "chiêu thức" tương tự. Liên tục, trong vòng chưa đến 1 giờ tại cây xăng này đã có hơn 30 người "rút hầu bao" cho nhóm trẻ này.
Nhưng có lẽ sẽ ngỡ ngàng hơn nếu người phụ nữ trên biết phía sau những hình ảnh đáng thương này là một đường dây chăn dắt ăn xin chuyên nghiệp. Vì vậy, hành động nhân văn của nhiều người đã và đang tạo điều kiện cho những đối tượng chăn dắt, bóc lột trẻ em không thương tiếc.
Các thành viên của nhóm trẻ này hoạt động liên tục nhưng cứ sau 15-20 phút, từng đứa lần lượt rời đi, 30 giây sau mới quay trở lại. Bám theo, chúng tôi phát hiện cách đó khoảng 100 m có 2 phụ nữ tay bế 2 đứa bé khác đang ngồi nép mình trong một góc kín đáo đối diện cây xăng để đợi thu tiền. Bốn đứa trẻ lần lượt chạy đến nhưng không nói gì, vội giao tiền cho người phụ nữ mặc áo khoác sọc carô rồi nhanh chóng quay lại "làm việc". Chúng chăm chỉ như những "cỗ máy kiếm tiền" hiệu quả. Nhận thấy 2 phụ nữ này có dấu hiệu chăn dắt trẻ xin ăn, bóc lột sức lao động của các em, chúng tôi kiên trì đeo bám.
Người phụ nữ mặc áo carô và 3 đứa trẻ được người đàn ông đón về khu nhà trọ tại phường 16, quận 8, sau một ngày “hành nghề”. Ảnh: PHƯƠNG TRINH
Lộ địa điểm tập kết của nhóm chăn dắt
14 giờ, trời mưa tầm tã, đám trẻ mệt lả, lê từng bước uể oải, có đứa đã ngồi bệt dưới mặt đường gần như kiệt sức.
10 phút sau, người phụ nữ mặc áo carô xuất hiện gọi to, nghe "tín hiệu" 4 đứa trẻ tức tốc chạy đến. Mỗi đứa được phát một ly mì ăn liền đã được nấu sẵn. Sáu đứa trẻ và 2 người lớn ăn uống ngay trước một siêu thị, đối diện cây xăng. Bữa ăn kéo dài chưa đến 15 phút, sau đó đám trẻ lại tiếp tục cuộc kiếm tiền. Theo ghi nhận của chúng tôi, đây là bữa ăn duy nhất trong vòng 10 giờ "làm việc" của 4 đứa trẻ. Nhiều người bán hàng rong ở đây quen mặt xác định nhóm này xuất hiện cách đây đã hơn 3 tháng. Sau một ngày, cứ đến chiều tối là đổ tiền ra đếm.
18 giờ, 2 phụ nữ bắt đầu rời chỗ, "phát tín hiệu" cho 2 trong 4 đứa trẻ bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động. Chúng chia thành 2 ngả, đi dọc các con đường xung quanh khu vực này. Đứa đi trước liên tục ngả mũ xin tiền người đi đường, người phụ nữ theo sau quan sát ở khoảng cách chừng 5 m. Hai đứa trẻ còn lại vẫn "túc trực" tại cây xăng. Đến 21 giờ, 2 người đàn bà và đám trẻ quay lại cây xăng. Buổi tối, nơi này trở nên đông đúc, nhộn nhịp bởi hàng quán bủa vây. Thời điểm này, 2 phụ nữ bắt đầu bế 2 đứa bé rất nhỏ trên tay dạo nhiều vòng quanh khu vực, tranh thủ sự thương cảm của người qua đường để xin tiền.
Được hơn 30 phút, một phụ nữ dắt theo 3 đứa trẻ đi về hướng đường Trường Sa. Một người đàn ông (nói tiếng Khmer) đi xe máy màu trắng đã đợi sẵn ở đó. Nhóm người này rời đi trong tích tắc. Chiếc xe chở 2 người lớn, 3 đứa trẻ lao vun vút trên đường, như để tránh người "bám đuôi". 22 giờ 20 phút, hành trình theo dấu của chúng tôi kết thúc tại khu nhà trọ lụp xụp, kín đáo trên đường An Dương Vương, phường 16, quận 8, TP HCM. Khoảng 15 phút sau, chiếc xe máy chở nhóm thứ 2 về tới.
Cách biệt với hàng xóm
Hôm sau, trong vai người đi thuê phòng, chúng tôi quay trở lại khu trọ để tìm cách tiếp xúc với nhóm người chăn dắt trẻ em này. Ngay lúc đó, một phụ nữ hơn 30 tuổi bế một bé chưa biết đi và dắt theo 2 trẻ khác rời khỏi phòng.
Theo tìm hiểu, những người phụ nữ ở đây đều đang nuôi 2-3 trẻ từ 3-8 tuổi, phần lớn là con gái. Khu trọ này có hơn 13 trẻ đang bị chăn dắt hằng ngày. Nhóm người này hoạt động theo "mô hình" gồm một phụ nữ quản lý 2-3 đứa trẻ. Họ sống gần như tách biệt với những người xung quanh. Những đứa trẻ không được tiếp xúc với ai, sống trong những căn phòng tối om, xung quanh là mương nước ô nhiễm.
Bước tới căn phòng, đầu tiên chúng tôi gặp là một phụ nữ nói tiếng Khmer và 2 đứa trẻ khoảng 3 và 5 tuổi. Lúc này, ở căn phòng kế bên, 2 phụ nữ và 5 đứa trẻ xin ăn chúng tôi gặp ở cây xăng đang ngồi nói chuyện với nhau bằng tiếng Khmer. Thấy người lạ, lập tức một người đàn ông xuất hiện hỏi với vẻ đề phòng. Qua vài câu xã giao, người đàn ông nhận mình là dân Campuchia, theo đường tiểu ngạch sang Việt Nam sinh sống nhưng không tiết lộ nghề nghiệp.
Ngay sau đó, cuộc trò chuyện bất ngờ kết thúc khi chúng tôi tỏ vẻ quan tâm: "Các cháu không đi học hả? Người đàn ông lập tức tỏ rõ vẻ giận dữ khiến những đứa trẻ rời đi, sau đó, người đàn ông đuổi chúng tôi. 10 phút sau, người này chở một phụ nữ và 3 đứa trẻ rời đi trên chiếc xe máy màu trắng mà chúng tôi đã gặp trước đó để đến địa bàn hoạt động trên đường Phan Xích Long. Và một ngày lao động của nhóm trẻ lại bắt đầu từ giữa trưa.
Những đứa trẻ bị chăn dắt, bóc lột công khai như thế đã được bao lâu? Ai sẽ xử lý và sẽ xử lý ai?
Chính quyền địa phương nói gì?
Theo Luật Trẻ em 2016 và Nghị định 56/2017/NĐ-CP, UBND các cấp là một trong số các cơ quan có nghĩa vụ bảo vệ quyền trẻ em. Ngay sau khi phát hiện nhóm đối tượng có hành vi chăn dắt trẻ em trên địa bàn phường 7, quận Phú Nhuận và đang cư trú tại phường 16, quận 8, TP HCM, chúng tôi đã cung cấp thông tin cho lãnh đạo của 2 địa phương.
Trả lời phóng viên, ông Lê Minh Tâm - quyền Chủ tịch UBND phường 16, quận 8 - thẳng thừng khẳng định địa phương không có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin về trường hợp này. Tuy nhiên, ông Tâm cho hay sẽ "nhờ" công an kiểm tra.
Trong khi đó, đại diện UBND phường 7, quận Phú Nhuận, bà Võ Thị Phương Hà, cho biết phường đã nắm được thông tin về nhóm người này. Tuy nhiên, các đối tượng hoạt động khá cẩn thận và đề phòng. Khi thấy có người đến kiểm tra, lập tức tản ra mỗi người một nơi, gây khó khăn cho quá trình kiểm tra, xử lý. Liên quan đến thông tin Báo Người Lao Động cung cấp, phường sẽ quyết liệt kiểm tra, giám sát. Đồng thời bổ sung yêu cầu giám sát chặt chẽ các khu vực nghi có chăn dắt ăn xin vào lịch tuần tra định kỳ của công an phường 7. Nếu phát hiện có hành vi bóc lột trẻ em, chăn dắt xin ăn, phường sẽ đẩy mạnh công tác xử phạt vi phạm hành chính và phối hợp với phòng lao động, bộ phận chuyên môn để sớm xử lý .
Tuy nhiên, ngày 1-11, quay trở lại khu vực này, chúng tôi ghi nhận nhóm người chăn dắt vẫn ngang nhiên hoạt động tại đây và đang tăng lên về số lượng. Cụ thể, có thêm 2 phụ nữ đang chăn dắt 4 đứa trẻ khác.
Kỳ tới: Nạn nhân của người thân?
Ý LINH - PHƯƠNG TRINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét