Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2019

Ông chủ BOT Võ Nhật Thăng: Kín tiếng và tai tiếng

Với cá nhân ông Võ Nhật Thăng, Thanh tra Chính phủ khẳng định: “Với tư cách là người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Vietracimex, ông Thăng đã cố ý làm trái quy định của pháp luật”. Đặc biệt, Thanh tra Chính phủ xác định việc chuyển công ty mẹ trong mô hình mẹ - con từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần mà ông Thăng có vốn góp chiếm 93,37% vốn điều lệ là sai phạm có tính bước ngoặt. Số liệu cho thấy, qua nhiều lần tăng vốn liên tiếp sau sự kiện Đại hội cổ đông trái pháp luật nói trên, tại thời điểm ngày 31/12/2013 ông Thăng có vốn góp tại Vietracimex là 5.164 tỷ đồng.
Ông chủ BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài: Kín tiếng và tai tiếng
24/12/18 BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài hiện đang được vận hành bởi CTCP BOT Vietracimex 8, Chủ đầu tư dự án xây dựng quốc lộ 2, đoạn tránh TP Vĩnh Yên. Công ty này được thành lập năm 2006, do ông Võ Nhật Thăng làm đại diện pháp luật. Trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài là trạm thu phí để hoàn vốn cho dự án xây dựng quốc lộ 2, đoạn tránh TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), do CTCP BOT Vietracimex 8 làm chủ đầu tư, bắt đầu thu phí từ 01/01/2011.

BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài đang "nóng". Ảnh: Vietnamnet.
Theo hợp đồng ký giữa Bộ GTVT và chủ đầu tư, thời gian thu phí hoàn vốn là 16 năm 10 tháng 11 ngày. Tuy nhiên, đây là trạm BOT “đặt sai vị trí”. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khi trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV là "do lịch sử để lại, triển khai lâu rồi, khi chuyển về Bộ, chúng tôi tiếp nhận". Mặc dù thu phí để hoàn vốn cho quốc lộ 2, đoạn tránh TP Vĩnh Yên, nhưng chủ đầu lại thu phí đối với phương tiện đi trên đại lộ Võ Văn Kiệt và đường từ cầu Thăng Long ra Nội Bài. Trước sự phản ứng của các chủ phương tiện, BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài đã phải liên tục xả trạm từ 11h30 ngày 18/12/2018.

Chân dung chủ đầu tư

Như đã nói trên, BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài hiện đang được vận hành bởi CTCP BOT Vietracimex 8, Chủ đầu tư dự án xây dựng quốc lộ 2, đoạn tránh TP Vĩnh Yên.

Công ty này được thành lập năm 2006, do ông Võ Nhật Thăng làm đại diện pháp luật. Ông Thăng cũng chính là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex), công ty mẹ của BOT Vietracimex 8.

Tổng Công ty Vietracimex vốn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc Bộ GTVT. Ông Võ Nhật Thăng trước đó được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại tổng công ty. Vốn là một người kín tiếng, ông Thăng chỉ được dư luận biết đến sau khi thâu tóm 93,37% cổ phần của Vietracimex khi Tổng công ty này được cổ phần hóa vào năm 2005.

Kể từ đó, Tổng công ty hoạt động theo hướng kinh doanh đa ngành, hiện tại sở hữu 15 công ty thành viên, hoạt động trong 4 lĩnh vực chính: Bất động sản, Sản xuất công nghiệp, Năng lượng và Thương mại dịch vụ.

Trong số đó, Vietracimex có tới 3 công ty con mang tên ông Thăng gồm: CTCP Nhật Thăng VNT10, CTCP Nhật Thăng VNT6, CTCP Nhật Thăng VNT7 (chữ VNT viết tắt từ tên ông Võ Nhật Thăng).

Các công ty còn lại gồm: CTCP Đầu tư xây dựng điện Long Hội (chủ đầu tư dự án thủy điện Đạ Dâng, tỉnh Lâm Đồng); CTCP Bột giấy VNT19 (sở hữu nhà máy bột giấy VNT19 tại Quảng Ngãi); CTCP Trung Đức; CTCP Vietracimex Hà Giang (chủ đầu tư dự án Thủy điện Bắc Mê); CTCP Điện Vietracimex Lào Cai; CTCP Thủy điện Mỹ Lý Nậm Mô; CTCP Năng lượng Hồng Phong 1; CTCP Năng lượng Hồng Phong 2 (chủ đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1A, Hồng Phong 1B); CTCP BOT Vietracimex 8; CTCP Thương mại và Du lịch Ngôi sao Hạ Long (chủ đầu tư khách sạn 5 sao Ngôi sao Hạ Long trên đường Lê Thánh Tông – Tp. Hạ Long); CTCP Sân golf Hà Nội; CTCP Thương mại và XKLĐ Sao Vàng.

Trong lĩnh vực bất động sản, Vietracimex của Võ Nhật Thăng được biết đến là chủ đầu tư một loạt dự án như: Dự án đình đám Hinode City, 201 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, nơi đăng ký trụ sở của Tổng công ty và các công ty thành viên; dự án KĐT Kim Chung – Di Trạch (Hoài Đức, Hà Nội); Trung tâm văn phòng và khách sạn 5 sao Lạng Sơn; KĐT Bình Khánh Bình Thạnh (TP.HCM); Lô 2 (1.570 căn hộ) khu tái định cư 38,4ha tại KĐT mới Thủ Thiêm (TP.HCM); Tòa nhà văn phòng Vietracimex 926 Bạch Đằng, Hà Nội; dự án Sunrise VNT Phú Quốc; dự án Phạm Hùng (Mỹ Đình, Hà Nội); Hanoi Golf Club (Sóc Sơn, Hà Nội) …

Vietracimex hiện đang đầu tư vào môt loạt dự án năng lượng như: Thủy điện Đạ Dâng – Đa Chomo, tỉnh Lâm Đồng; Thủy điện Mỹ Lý, tỉnh Nghệ An; Thủy điện Nậm Mô 1, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An; Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1, Hồng Phong 2, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận; Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận;

Đồng thời sở hữu nhà máy bột đá siêu mịn Trung Đức quy mô 7ha tại Nghi Lộc, Nghệ An; nhà máy bột đá siêu mịn VNT tại Khu kinh tế Nam Cấm (Nghệ An).

Thanh tra Chính phủ chỉ rõ sai phạm cá nhân

Mặc dù là một doanh nhân kín tiếng nhưng cá nhân ông Võ Nhật Thăng và Vietracimex từng được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ sai phạm từ năm 2016 tại Kết luận thanh tra việc cổ phần hóa Vietracimex.

Với cá nhân ông Võ Nhật Thăng, Thanh tra Chính phủ khẳng định: “Với tư cách là người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Vietracimex, ông Thăng đã cố ý làm trái quy định của pháp luật”.

Đặc biệt, Thanh tra Chính phủ xác định việc chuyển công ty mẹ trong mô hình mẹ - con từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần mà ông Thăng có vốn góp chiếm 93,37% vốn điều lệ là sai phạm có tính bước ngoặt.

Số liệu cho thấy, qua nhiều lần tăng vốn liên tiếp sau sự kiện Đại hội cổ đông trái pháp luật nói trên, tại thời điểm ngày 31/12/2013 ông Thăng có vốn góp tại Vietracimex là 5.164 tỷ đồng.

Một loạt tai tiếng khác liên quan đến Vietracimex thời gian gần đây.

Dư luận hẳn vẫn chưa quên sự cố sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, do công ty con của Vietracimex là CTCP Đầu tư xây dựng điện Long Hội làm chủ đầu tư) cuối năm 2014 khiến cho 12 công nhân bị mắc kẹt, sinh mạng ngàn cân treo sợi tóc. Sự cố khiến cho cơ quan chức năng huy động gần 1.000 người tham gia cứu nạn và phải mất 80 giờ chạy đua mới có thể cứu sống 12 công nhân.

Cũng liên quan đến thủy điện, cuối tháng 12/2017, nhà máy thủy điện Bắc Mê (huyện Bắc Mê – Hà Giang do CTCP Vietracimex Hà Giang làm chủ đầu tư) bất ngờ xả nước hồ chứa làm sạt lở một số đoạn đường trên quốc lộ 34 và khiến 17 ngôi nhà bị ảnh hưởng và nứt.



Nhà máy thủy điện Bắc Mê. Ảnh: Vietracimex.

Tại thời điểm đó, theo UBND tỉnh Hà Giang, thủy điện Bắc Mê đã tích nước vận hành phát điện nhưng chưa được cơ quan chuyên môn kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình.

Trước đó, UBND tỉnh Hà Giang đã có văn bản gửi Bộ Công thương về những sai phạm của thủy điện Bắc Mê.

Kết quả kiểm tra cho thấy: Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng Viettracimex chưa phối hợp với các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, đất đai, môi trường, tài nguyên nước, điện lực,…

Bên cạnh đó, mặc dù chủ đầu tư chưa được cấp giấy phép hoạt động điện lực nhưng nhà máy thủy điện Bắc Mê đã phát điện thương mại 1 tổ máy từ ngày 14/9/2017 và đang vận hành truyền tải điện năng từ nhà máy vào lưới điện 220kV khu vực.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng, vận hành nhà máy thủy điện Bắc Mê, Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng Viettracimex vẫn còn một số tồn tại như: Công trình không có giấy phép xây dựng; đơn vị chưa thực hiện việc nghiệm thu và bàn giao mốc giới cho chính quyền địa phương theo quy định; công trình đường dây 220kV đã được vận hành nhưng chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế; chưa có hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án;…

Còn tại dự án Thủy điện Tả Thàng (Lào Cai), đây được coi là nhà máy có nhiều tai tiếng ở địa phương bởi chủ đầu tư Vietracimex đã có nhiều vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng và thực hiện nghĩa vụ tài chính. Cụ thể, Nhà máy thủy điện Tả Thàng được xây dựng khi không có hồ sơ xin cấp phép xây dựng gửi cơ quan chức năng, không có giấy phép xây dựng, không có giấy chứng nhận chất lượng công trình xây dựng theo quy định.



Nhà máy thủy điện Tả Thàng. Ảnh: Vietracimex.

Nhưng nổi cộm nhất là các sai phạm trong việc chấp hành pháp luật về đất đai của chủ đầu tư. Việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) có rất nhiều sai phạm như: không có quyết định, thông báo thu hồi đất của dân; không có danh sách, chứng từ chi trả tiền bồi thường GPMB…

Đáng chú ý, qua kiểm tra xác định, dự án Nhà máy thủy điện Tả Thàng không có quyết định của cấp có thẩm quyền cho thuê đất, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã và đang sử dụng đất để xây dựng công trình và hoạt động sản xuất, kinh doanh điện gây thất thoát khoản thu từ tiền thuê đất trong gần 10 năm qua.

Với công suất 60 MW, là nhà máy lớn thứ ba trong tỉnh Lào Cai, doanh thu bình quân hằng năm đạt 235 tỷ đồng nhưng đến hết năm 2017, Nhà máy thủy điện Tả Thàng vẫn cố tình chây ỳ, chưa nộp 46,92 tỷ đồng tiền thuế, phí vào ngân sách nhà nước...

Hiền Anh
https://baomoi.com/s/c/29105172.epi?utm_source=desktop&utm_medium=facebook&utm_campaign=share&fbclid=IwAR2oOxg83lEHqHYPayT3GE2u4Mu1bR0CXR7q5MgBL3hiERC-GxYD_E2_CnU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét