Chiến thuật bịt miệng dư luận của các nhà độc tài trong tình hình mới
Tại Việt Nam, nhiều người suốt ngày lên Internet, việc gì cũng được lan tin rất nhanh, từ nỗi bức xúc hàng ngày đến oan ức chính trị. Công việc của đám an ninh tư tưởng và an ninh mạng chỉ là làm cầm hơi, làm cho có lệ. Đấy là nguyên nhân chính dẫn đến quân đội phải lập ra một đơn vị, tạm gọi là tác chiến điện tử, trong khi đó chức năng này đáng ra thuộc chủ yếu vào tay công an. Trước đà dân chủ quá lớn, đám an ninh mạng của quân đội cũng thừa nhận quá tải, mà xin bổ sung nhân lực thì không đủ ngân sách để nuôi lính. Do đó, trong công việc hàng ngày lặp đi lặp lại, các chiến sĩ, kỹ sư tin học khắp nơi nơi thỉnh thoảng có được một vài chiến công: hôm nay report khóa được tài khoản Facebook của nhà báo Chu Vĩnh Hải, ngày mai làm giả được Facebook của nhà báo Đường Văn Thái... Còn thất bại thật sự thì họ không dám báo cáo, vì không thể vá nổi. Nếu một thuyết thiếu sự cân đối thì chính quyền lấy thuyết đó làm triết lý khởi nguyên đi ngúc ngắc mãi tự căn cơ, làm sao mà vá được? Mất Facebook này thì người ta lập Facebook khác, chỉ trích có khi còn mạnh hơn, nếu không công nhận giới trí thức đối lập và cứ mãi coi người ta như một loại tội phạm.
Tại sao các thể chế độc tài gần đây điên đầu với các mạng xã hội lưu hành trên Internet? Đó là vì những biện pháp kiểm duyệt từng hiệu quả trong một khoảng thời gian dài trước đây đã không còn hiệu nghiệm, khi trình độ người dùng thông thường ngày càng được nâng cao. Đến nỗi, gần đây hai quốc gia độc tài là Việt Nam và Nga phải ban hành các bộ luật Internet, tương tự là tình hình ở Trung Quốc.Kiểm duyệt buộc phải tại Trung Quốc?
Tại Trung Quốc, sự kiểm duyệt đối với mạng Internet đang được nới lỏng. Cùng với các yếu tố nước ngoài, người dân trong nước có cơ hội giao lưu thông tin nhiều hơn với thế giới. Trung Quốc từng cấm sử dụng VPN, nhưng đến một lúc nào đó không cấm được nữa. Ngay cả bây giờ, nhiều người tại Trung Quốc đã sử dụng VPN để đọc các bài Việt Nam, chủ các trang điện tử viết tiếng Việt cho biết, dựa theo đầu mối IP ghi nhận mỗi ngày. Chẳng hạn, những người dân Trung Quốc được mời vào tòa đại sứ các nước để chơi, vào đó rồi họ dùng VPN để vào mạng thì làm sao mà kiểm soát được, chẳng lẽ công an Trung Quốc xông vào tòa đại sứ Mỹ, Anh...để bắt chỉ một người xài VPN mà không biết đích xác trước người đó đang vào mạng gì? Các quán ăn, nhà hàng nước ngoài đầy ra bên Trung Quốc, dân vào trong đó lướt Net thì công an địa phương cũng đành ngậm miệng, vì đã ăn nguyệt liểm do nhà hàng ngoại đài thọ ngầm.
Cần phải hiểu rằng, một người sử dụng email qq.com ở Trung Quốc cũng có thể gửi thư được sang cho bạn bè đang sử dụng Gmail.com ở Việt Nam. Do đó, nên hiểu Chinanet là sự khống chế lưu lượng truy cập vào những trang được nhà nước Trung Quốc cấp phép, hơn hiểu nó là bịt hoàn toàn giao tiếp với bên ngoài. Ví dụ, nếu hoàn toàn bịt giao tiếp với bên ngoài thì làm sao người dân Trung Quốc dùng Iphone có thể tải bất kỳ ứng dụng nào từ cửa hàng Appstore?
Công khai biểu tình chống kiểm duyệt tại Nga.
Tại Nga, đông đảo người dân đã công khai biểu tình để chống đối chính phủ của Putin kiểm duyệt Internet. Telegram – một ứng dụng đưa tin nhanh và an toàn được giới đối lập lẫn giới tội phạm sử dụng triệt để, làm cho việc kiểm soát tư tưởng của người dân trở thành bất lực dưới tay bộ máy an ninh mạng.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, chính phủ phải cấm Youtube không cho người dân xem clip mà chẳng ai dám hé răng phản đối. Khác với người dân tất cả các quốc gia độc tài khác, dân Nga lai trộn nhiều sắc tộc đã công khai tuần hành biểu tình .
Ngày 10/3/2019, khoảng 15.000 người đã biểu tình ở thủ đô Moscow chống một dự luật tương tự như luật An ninh mạng ở Việt Nam. Chính quyền Nga bắt giữ vài ba chục người rồi cũng phải thả ra, số còn ngoài quá đông và việc tuần hành của họ không có cớ gì để giữ lại lâu. Cảnh sát chỉ có cách giải tán cuộc biểu tình và cũng không làm được gì những người chủ xướng chiến dịch này.
Còn tại Việt Nam?
Tại Việt Nam, tình hình khó kiểm soát hơn so với Trung Quốc. Số lượng người dân sử dụng mạng toàn cầu cao hơn so với Trung Quốc, và tỉ lệ thời gian trong ngày rảnh rỗi để lên mạng cũng nhiều hơn. Nhiều người suốt ngày lên Internet, việc gì cũng được lan tin rất nhanh, từ nỗi bức xúc hàng ngày đến oan ức chính trị. Đặc biệt, mạng xã hội Facebook được dân Việt Nam khai thác còn mạnh hơn cả dân Nga, vô số những người kinh doanh online, nhiều tổ chức tội phạm sử dụng sim rác...làm cho cơ quan an ninh mạng đã quá tải.
Nay lại có thêm những nhà bất đồng chính kiến, những blogger phân tích nhiều chiều vấn đề... thì công việc của đám an ninh tư tưởng và an ninh mạng chỉ là làm cầm hơi, làm cho có lệ. Đấy là nguyên nhân chính dẫn đến quân đội phải lập ra một đơn vị, tạm gọi là tác chiến điện tử, trong khi đó chức năng này đáng ra thuộc chủ yếu vào tay công an. Trước đà dân chủ quá lớn, đám an ninh mạng của quân đội cũng thừa nhận quá tải, mà xin bổ sung nhân lực thì không đủ ngân sách để nuôi lính.
Do đó, trong công việc hàng ngày lặp đi lặp lại, các chiến sĩ, kỹ sư tin học khắp nơi nơi thỉnh thoảng có được một vài chiến công: hôm nay report khóa được tài khoản Facebook của nhà báo Chu Vĩnh Hải, ngày mai làm giả được Facebook của nhà báo Đường Văn Thái... Còn thất bại thật sự thì họ không dám báo cáo, vì không thể vá nổi. Nếu một thuyết thiếu sự cân đối thì chính quyền lấy thuyết đó làm triết lý khởi nguyên đi ngúc ngắc mãi tự căn cơ, làm sao mà vá được? Mất Facebook này thì người ta lập Facebook khác, chỉ trích có khi còn mạnh hơn, nếu không công nhận giới trí thức đối lập và cứ mãi coi người ta như một loại tội phạm.
Kiều Phong
(VNTB)
Do đó, trong công việc hàng ngày lặp đi lặp lại, các chiến sĩ, kỹ sư tin học khắp nơi nơi thỉnh thoảng có được một vài chiến công: hôm nay report khóa được tài khoản Facebook của nhà báo Chu Vĩnh Hải, ngày mai làm giả được Facebook của nhà báo Đường Văn Thái... Còn thất bại thật sự thì họ không dám báo cáo, vì không thể vá nổi. Nếu một thuyết thiếu sự cân đối thì chính quyền lấy thuyết đó làm triết lý khởi nguyên đi ngúc ngắc mãi tự căn cơ, làm sao mà vá được? Mất Facebook này thì người ta lập Facebook khác, chỉ trích có khi còn mạnh hơn, nếu không công nhận giới trí thức đối lập và cứ mãi coi người ta như một loại tội phạm.
Kiều Phong
(VNTB)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét