NỘI CHIẾN NIỀM TIN TỪ BOT BẨN!
FB Trần Thái Hưng - Chưa bao giờ, xã hội Việt Nam lại chứng kiến cảnh tượng giằng co giữa người dân và lực lượng nhà nước như hiện nay, và chưa bao giờ, tính chất bền bỉ và sự tập hợp của người dân lại càng lớn như hiện nay. Sự tương phản giữa cái gọi là “vì dân, kiến tạo, liêm chính” với sự bẩn thỉu trong thu phí tại các trạm BOT hiện nay ngày một rõ nét. Chưa bao giờ, câu nói đầy tính cách mạng của Nguyễn Thái Học năm xưa, “không thành công cũng thành nhân”, lại trở thành câu nói biểu trưng cho những người dân xả thân để phản đối trạm BOT bẩn. “Còn BOT, còn mình” trở thành khẩu ngữ châm biếm về cái lợi ích nhóm đặc sệch mà bản thân mỗi BOT đang mang trong mình sứ mạnh và trách nhiệm “bóc lột dân” để vun đầy lợi ích của “quan phụ mẫu”. “Xã hội nát như cứt” hay “nhà nước quan quyền” đang được hình thành trong quan điểm người dân từ BOT Cai Lậy, và tiếp tục lan tỏa sau sự kiện Hà Văn Nam bị bắt, và giờ đây là “vũ trang hóa” BOT Thăng Long – Nội Bài.Sau khi bắt Hà Văn Nam, chính quyền các tỉnh đang siết chặt lại trạm BOT thông qua việc điều lực lượng vũ trang đến để trấn giữ, nhằm “trấn áp” những thành phần mà họ cho là “gây rối trật tự công cộng” thông qua việc không mua vé. Vào ngày 15.03, đoàn xe chuyên chở lực lượng Cảnh sát cơ động (CSGT), cảnh sát trật tự, và cảnh sát giao thông và đội ngũ đeo băng đỏ trên tay (ước chừng 200 người) đã được điều tới BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài. Lực lượng này dàn hai hàng nằm dọc BOT để sẵn sàng bắt bớ bất kỳ ai gây rối, không những vậy, để tránh việc người dân livestreams thì xe phá sóng đã được điều động tới. Một lán trại của người dân dùng để đếm lưu lượng xe cũng các cây tại lán trại (dùng để buộc dây cho lán) cũng bị chặt phá. Đặc biệt, xe chở phạm nhân cũng được túc trực ngay bên trạm.
Kết quả, những xe kiên quyết không trả phí vì không đi qua đường tránh TP. Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã bị đe dọa và cẩu xe, xuất hiện việc sử dụng xà-beng để phá xe, và hơn 5 người đã bị bắt giữ.
Vì sao một BOT dùng thu phí đường tránh Vĩnh Yên nhưng lại dựng trạm bán vé Nội Bài?. Và trong khi người dân đòi hỏi sự minh bạch thì chính quyền lại điều lực lượng vũ trang đến và bắt giữ những người không mua vé?.
Câu trả lời này không chỉ gửi đến bản thân ông Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, mà còn phải gửi đến ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đang phấn đấu cho một Chính phủ minh bạch và liêm chính của mình.
Chẳng ai có thể tin được sự liêm chính của Chính phủ hay một nhà nước vì dân khi Chính phủ đó, Nhà nước đó bảo hộ cho những sai trái của BOT hiện nay.
Facebooker Vũ Thanh Thúy chia sẻ về sự kiện này trong một nhóm về ô-tô rằng: Mọi người nên tỉnh táo, không có biểu hiện quá mức để tránh việc bị ghép vào tội gây rối trật tự. Nếu phải trả vé, hãy giữ các tâm vé lại làm bằng chứng, sau đó nộp đơn khởi kiện,… Chỉ bằng cách sử dụng luật pháp may ra chúng ta đưa được các BOT về đúng vị trí của nó.
Nhưng kiện ai?. Bởi đúng như Facebooker Tran Thanh Tung chia sẻ, BOT là hợp đồng giữa nhà nước và doanh nghiệp, nhà nước cho phép thì doanh nghiệp mới thu. Doanh nghiệp không bao giờ sai, kiện thì chỉ có kiện nhà nước thôi.
Dân kiện nhà nước như con kiến kiện củ khoai, tuy nhiên, nếu đó là một trường hợp riêng lẻ. Còn khi đó là một tập thể lớn và mạnh cùng nhau lên tiếng kiến nghị và kiện chủ đầu tư lẫn cơ quan phê duyệt trạm BOT thì đó sẽ là một tiếng động lớn trong xã hội.
Chưa bao giờ, xã hội Việt Nam lại chứng kiến cảnh tượng giằng co giữa người dân và lực lượng nhà nước như hiện nay, và chưa bao giờ, tính chất bền bĩ và sự tập hợp của người dân lại càng lớn như hiện nay. Sự tương phản giữa cái gọi là “vì dân, kiến tạo, liêm chính” với sự bẩn thỉu trong thu phí tại các trạm BOT hiện nay ngày một rõ nét. Chưa bao giờ, câu nói đầy tính cách mạng của Nguyễn Thái Học năm xưa, “không thành công cũng thành nhân”, lại trở thành câu nói biểu trưng cho những người dân xả thân để phản đối trạm BOT bẩn.
Những ung nhọt trong xã hội với sự bức bối của người dân tưởng chừng như được “xả” ra khi ông Nguyễn Phú Trọng liên tục “trảm tướng tá”, tuy nhiên, thượng tầng kiến trúc không làm mờ đi mâu thuẫn ở hạ tầng cơ sở, nơi mà người dân đã nhận thức được quyền của mình, còn các công cụ để “vặt thuế dân” lại ngang nhiên tồn tại với sự bảo trợ của lực lượng vũ trang…
“Còn BOT, còn mình” trở thành khẩu ngữ châm biếm về cái lợi ích nhóm đặc sệch mà bản thân mỗi BOT đang mang trong mình sứ mạnh và trách nhiệm “bóc lột dân” để vun đầy lợi ích của “quan phụ mẫu”.
“Xã hội nát như cứt” hay “nhà nước quan quyền” đang được hình thành trong quan điểm người dân từ BOT Cai Lậy, và tiếp tục lan tỏa sau sự kiện Hà Văn Nam bị bắt, và giờ đây là “vũ trang hóa” BOT Thăng Long – Nội Bài.
Liệu những người từng làm cách mạng, hay thậm chí là đội ngũ quan chức cấp cao về hưu có đau lòng khi nhận ra thực tại, một thời chính quyền đấu tranh với Pháp, Mỹ, Tàu, … nay lại bận rộn đấu tranh với chính người dân trong nước.
Lẽ nào đây là ung nhọt, là vết rạn cho sự đổ vỡ rộng hơn trong mối quan hệ giữa dân với thể chế hiện tại trong tương lai? Một sự tiềm tang nội chiến từ những BOT bẩn?
Nguyễn Hiền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét