Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Đà Nẵng: 'Giờ ai làm (lãnh đạo) cũng thế'

Đà Nẵng: 'Giờ ai làm cũng thế'
8 tháng 10 2017 - Bình luận về việc Bộ Chính trị điều chuyển ông Trương Quang Nghĩa về Đà Nẵng, ông Trương Duy Nhất nói thêm: "Vấn đề về Đà Nẵng thì ông nào cũng thế thôi, bây giờ ông Nghĩa cũng không mới mẻ gì cả, trước đây ông Nghĩa đã từng là Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, sau này ông được điều ra ngoài kia, bây giờ phải quay trở lại, thì việc ông Nghĩa cũng không ngạc nhiên lắm.

Ông Nguyễn Xuân Anh (trái) đang xem điện thoại tại Hội nghị trao quyết định của Bộ Chính trị ĐCSVN bổ nhiệm ông Trương Quang Nghĩa (phải) làm tân Bí thư Thành ủy hôm 07/10/2017 ở Đà Nẵng.

Cựu lãnh đạo Thành ủy Đà Nẵng, người vừa bị mất các chức vụ Bí thư Thành ủy và Ủy viên Trung ương Đảng, tại Hội nghị Trung ương 6 của Đảng CSVN, ông Nguyễn Xuân Anh, lẽ ra nên chủ động 'từ chức' trước và có 'xin lỗi nhân dân' trước khi bị Đảng thi hành kỷ luật, theo một quan chức nghiên cứu cao cấp của Đảng được truyền thông Việt Nam dẫn lời cho hay.

Hôm 08/10, ông Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, được báo Dân Trí trích lời nói:

Nếu Xuân Anh có xin từ chức trước thì vẫn phải chờ cấp trên quyết định, và có các sai phạm khác sẽ vẫn bị xử lý kỷ luật, nhưng điều này nó thể hiện danh dự và lòng tự trọng cá nhânPGS. TS. Nguyễn Trọng Phúc

"Giá như ông Nguyễn Xuân Anh khi biết mình mắc sai phạm, không đáp ứng được công việc, không xứng đáng với niềm tin của nhân dân Đà Nẵng thì nên mạnh dạn xin từ chức trước chứ đừng chờ đến khi có quyết định kỷ luật mình."

Nhân dịp này, nhà nghiên cứu sử đảng của Học viện có vai trò bồi dưỡng nghiệp vụ chính trị cấp cao, cũng đề cập tới một hành vi chính trị mà ông gọi là 'văn hóa từ chức' của quan chức Việt Nam trong bộ máy lãnh đạo và quản lý của đảng, nhà nước và chính quyền, PGS. TS. Nguyễn Trọng Phúc được dẫn lời, nói tiếp:

Ông Trương Quang Nghĩa (phải) nhận hoa và quyết định bổ nhiệm tân Bí thư Thành ủy của Bộ Chính trị ĐCSVN từ tay ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức TƯ Đảng.

"Nếu Xuân Anh có xin từ chức trước thì vẫn phải chờ cấp trên quyết định, và có các sai phạm khác sẽ vẫn bị xử lý kỷ luật, nhưng điều này nó thể hiện danh dự và lòng tự trọng cá nhân. Xin từ chức và mạnh dạn công khai xin lỗi nhân dân Đà Nẵng sẽ rất tốt, nhưng Xuân Anh lại không làm điều này. Qua đây chúng ta cũng nên nghĩ đến một văn hóa ứng xử cao hơn, đó là văn hóa từ chức".

Nhà nghiên cứu lịch sử đảng của Việt Nam cũng cho rằng sự việc ở Thành phố Đà Nẵng là 'trong rủi có may' đã được xử lý kịp thời tránh được việc để xảy ra sự 'nguy hiểm' khi những cán ộ 'tham vọng quyền lực' và 'cơ hội chính trị' mà theo quan điểm của ông không bị 'phát hiện sớm' và 'ngoi lên' cao hơn, ông Phúc nói tiếp với báo Dân Trí:

Nếu không phát hiện sớm, có thể những cán bộ này "ngoi" lên những vị trí cao hơn mà vẫn tham vọng quyền lực, cơ hội chính trị không phát hiện ra sẽ rất nguy hiểmPGS. TS. Nguyễn Trọng Phúc

"Tôi cho rằng sự việc ở Đà Nẵng là trong cái rủi lại có cái may, may là chúng ta phát hiện sớm để khắc phục, Ủy Ban kiểm tra Trung ương đã phối hợp với cấp ủy Đà Nẵng làm rất tốt việc này. Nếu không phát hiện sớm, có thể những cán bộ này "ngoi" lên những vị trí cao hơn mà vẫn tham vọng quyền lực, cơ hội chính trị không phát hiện ra sẽ rất nguy hiểm."

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban lãnh đạo của Đảng CSVN trong đợt này đã tạo ra một số 'đánh giá tích cực' trong công luận, theo nhà báo, blogger Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng.

Bình luận về Hội nghị TƯ6 BCHTƯ Đảng CSVN Khóa 12

Hôm 07/10, trong một Chương trình Bình luận thời sự của BBC ngay sau khi ông Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng Giao thông Vận tải, được Bộ Chính trị của ĐCSVN trao quyết định bổ nhiệm vào ghế Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thay ông Nguyễn Xuân Anh, nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất nói với BBC Tiếng Việt từ Đà Nẵng:

"Có thể đây là một dấu hiệu, bắt đầu từ ông Nguyễn Xuân Anh là một dấu hiệu để ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, có thể đề xướng, bắt đầu khởi xướng một chương trình dẹp loạn trong nạn Thái tử Đảng xen vào cơ cấu lãnh đạo quốc gia mà nhiệm kỳ vừa qua đã quá rộ lên. Đó là một dấu hiệu tích cực, cũng có một luồng ý kiến nhận định theo hướng đó."

Có một số đánh giá tôi cho là tích cực, đó là với những già mà ông Nguyễn Phú Trọng làm trong đợt này, dường như ở các cấp to như thế, người ta đã không 'chạy' được nữa và không dám 'chạy' Blogger Trương Duy Nhất

Bình luận về việc Bộ Chính trị điều chuyển ông Trương Quang Nghĩa về Đà Nẵng, ông Trương Duy Nhất nói thêm:

"Vấn đề về Đà Nẵng thì ông nào cũng thế thôi, bây giờ ông Nghĩa cũng không mới mẻ gì cả, trước đây ông Nghĩa đã từng là Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, sau này ông được điều ra ngoài kia, bây giờ phải quay trở lại, thì việc ông Nghĩa cũng không ngạc nhiên lắm.

"Ngạc nhiên ở chỗ là một số nhân vật khác cũng như ông Trương Quang Nghĩa, nhưng rất muốn về Đà Nẵng, lại không muốn được, còn ông Nghĩa, thực ra dư luận đánh giá ở ghế Bộ trưởng ở Việt Nam, thì ghế Bộ trưởng Giao thông là một ghế khá to, to về mặt nghĩa, so với chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

"Cho nên nếu ở nhiệm kỳ khác, ở nhân vật khác, thì có lẽ người ta rất khó đưa một nhân vật khác về, câu chuyện chần chừ lâu đến thế từ ng 18 tháng Chín đến giờ mới công bố ông Trương Quang Nghĩa về cũng là một trong những lý do đó..."

Bản quyền hình ảnhBBC TIẾNG VIỆTImage captionNhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất bình luận về Hội nghị TƯ6 ĐCSVN và thay đổi nhân sự lãnh đạo đảng ở Đà Nẵng tại Bàn tròn cuối tuần của BBC hôm 07/10/2017.

Và cựu phóng viên của báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nguyên phóng viên báo Đại Đoàn Kết, Văn phòng Miền Trung, nói thêm với BBC:

"Có một số đánh giá tôi cho là tích cực, đó là với những già mà ông Nguyễn Phú Trọng làm trong đợt này, dường như ở các cấp to như thế, người ta đã không 'chạy' được nữa và không dám 'chạy'", ông Trương Duy Nhất bình luận với BBC.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41542864

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét