Cách tính phí quản lý chung cư dành cho cư dân
Ngọc Hải 27/05/2017 - Nhiều cư dân sống trong các căn hộ chung cư thường gặp vấn đề liên quan đến cách tính phí quản lý chung cư. Thông thường một số chung cư có mức phí quản lý được tính dựa trên diện tích căn hộ theo hợp đồng mua bán, nhưng cũng có một số trường hợp được tính phí căn cứ trên diện tích thông thủy. Qua bài viết dưới đây, Rever sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.Về cách tính diện tích khi tính kinh phí quản lý chung cư thì được quy định tại Điều 31 Thông tư số 02/2016/TT-BXD.
Cụ thể Điều 31. Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư:
1. Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng hàng tháng hoặc theo định kỳ (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa sử dụng) để đơn vị quản lý vận hành thực hiện các công việc quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Quy chế này.
2. Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được tính bằng giá dịch vụ quản lý vận hành quy định tại Điều 30 của Quy chế này nhân (x) với diện tích (m2) sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư.
3. Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành được quy định như sau:
a) Trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì diện tích làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích ghi trong Giấy chứng nhận; Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục làm sổ hồng cho căn hộ chung cư.
b) Trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích sử dụng thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu (diện tích thông thủy được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 của Luật Nhà ở); diện tích này được xác định trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc xác định theo thực tế.
4. Đối với nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì việc thu kinh phí quản lý vận hành được thực hiện theo giá dịch vụ quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 106 của Luật Nhà ở.
Chi phí quản lý chung cư sẽ được chủ đầu tư dùng cho nhiều mục đích khác nhau nhằm giúp cuộc sống của cư dân tốt hơn. Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục làm sổ hồng cho căn hộ chung cư
Lưu ý: Tùy vào tiêu chuẩn của dự án (như cao cấp, thông thường hay giá rẻ mà khoản phí quản lý này có thể dao động trung bình từ 5.000/m2 – 10.000/m2 ở thành phố Hà Nội hoặc 10.000/m2 – 18.000/m2 ở thành phố Hồ Chí Minh), mỗi dự án sẽ có một mức thu khác nhau nhưng không được vượt trần của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi xây dựng chung cư đó (ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận riêng giữa chủ đầu tư và khách hàng).
Như vậy, chủ đầu tư có quyền chủ động đề xuất mức phí dịch vụ trong khuôn khổ quy định của UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên, mức giá đó có được áp dụng tại khu chung cư hay không, chủ đầu tư cần phải thương lượng với cư dân trong chung cư để có được sự thống nhất.
Phí quản lý chung cư được dùng cho các khoản nào?
Thông thường, chủ đầu tư dự án sẽ dùng phí quản lý chung cư vào các công việc sau:
1. Phí tiện ích cho các khu vực chung, bao gồm: Lau dọn và bảo dưỡng các khu vực chung, làm đẹp cảnh quan của các khu vực chung; Bảo dưỡng sân vườn; Trồng cây, duy trì, chăm sóc và trồng lại các cây ở các khu vực trang trí của toàn nhà...2. Phí an ninh.
3. Trả lương cho Ban quản lý & chi phí cho các nhân viên liên quan (bảo vệ, nhân viên vệ sinh).
4. Công việc hành chính chung.
5. Chi phí để mua và thuê trang thiết bị, máy móc cần thiết cho việc quản lý bảo dưỡng khu đất cũng như của tòa nhà.
6. Phí sửa chữa, bảo dưỡng các khu vực chung, khu vực ngoài trời thuộc tòa nhà và các dịch vụ liên quan mà thời gian ban đầu chủ đầu tư, sau đó là Ban quản lý cho là cần thiết, bao gồm việc sữa chữa, bảo dưỡng và thay thế:
Hệ thống chiếu sáng, bao gồm các đèn báo khẩn cấp trong các khu vực chung.
Thay bóng đèn trong khu vực chung.
Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống thông gió đứng.
Trang trí và sửa chữa bên ngoài.
Thiết bị thu gom rác.
Đường nội bộ.
Xem thêm: 4 bước xác định uy tín chủ đầu tư
7. Các hạng mục khác theo xác định của chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý quyết định vào từng thời điểm để tòa nhà có thể hoạt động và được bảo dưỡng đúng mức.
bạn có biết đến quản lý vận hành nhà chung cư của công ty công ty cp quản lý và khai thác tài sản PSA uy tín chất lượng rất tốt.liên hệ: Hotline: 0911 033 777 - Tổng đài CSKH 1900 575 772
Trả lờiXóaCám ơn tác giả và bài viết. Quý khách mua bán nhà xong mời ghé showroom mình coi sản phẩm thiết bị vệ sinh INax mới nha:
Trả lờiXóaINAXBM