Hệ lụy của ‘dự trữ ngoại hối 45 tỷ USD’ là gì?
Thiền Lâm - Một “thành tích kinh tế” được phát ra bởi Tổng bí thư Trọng trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị trung ương 6 là dự trữ ngoại hối hiện đạt 45 tỷ USD, tăng thêm 6 tỷ USD so với cuối năm 2016. Đây được xem là “mức dự trữ ngoại hối lớn nhất được công bố từ trước đến nay”.
Về thực chất, dự trữ ngoại hối của Việt Nam không phải lên đến 45 tỷ USD, mà trong đó có ít nhất 12 tỷ USD nằm dưới dạng trái phiếu chính phủ Mỹ. Ảnh: Bizlive
Nếu tính từ năm 2008, chưa bao giờ Ngân hàng Nhà nước quyết liệt thu gom USD trên thị trường như trong hai năm 2016 và 2017. Tháng 6/2008, Việt Nam tích trữ được 20,7 tỷ USD ngoại tệ. Đến tháng 1/2011, theo số liệu của một số tổ chức nghiên cứu tổng hợp lại, quy mô dự trữ ngoại hối giảm mạnh xuống còn khoảng 12,58 tỷ USD. Đến cuối 2012, con số này gia tăng trở lại, đạt khoảng 22-23 tỷ USD.
Trong năm 2016, con số mà Ngân hàng nhà nước đã “gom” được là gần 10 tỷ USD, đưa kho dự trữ ngoại hối của Việt Nam lên đến 39 tỷ USD. Một phần lớn trong con số gần 10 tỷ USD mua vào được xác định từ nguồn trôi nổi trong dân chúng.
Nhưng Ngân hàng Nhà nước lấy đâu ra gần 400 ngàn tỷ đồng để “gom” gần 16 tỷ USD từ năm 2016 đến nay?
Câu trả lời đơn giản nhất và có lẽ chẳng còn giải đáp nào mang tính thuyết phục hơn: in tiền.
Có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước đã chấp nhận hậu quả lạm phát thực tế lên tới vài chục phần trăm/năm (chứ không phải chỉ số lạm phát theo báo cáo chỉ chưa đầy 4%/năm) để in tiền. Thậm chí còn in ồ ạt để bung ra mua USD trôi nổi.
Gần đây, Ngân hàng Thế giới (WB), một trong những chủ nợ lớn nhất của Việt Nam, đã phải cảnh báo Việt Nam không nên in tiền quá nhiều.
Rất có thể, tình trạng in tiền ồ ạt đã dẫn đến năm 2017 đang tràn ngập nhiều dấu hiệu và biểu hiện thừa tiền trong hệ thống ngân hàng.
Nếu tính từ năm 2008, chưa bao giờ Ngân hàng Nhà nước quyết liệt thu gom USD trên thị trường như trong hai năm 2016 và 2017. Tháng 6/2008, Việt Nam tích trữ được 20,7 tỷ USD ngoại tệ. Đến tháng 1/2011, theo số liệu của một số tổ chức nghiên cứu tổng hợp lại, quy mô dự trữ ngoại hối giảm mạnh xuống còn khoảng 12,58 tỷ USD. Đến cuối 2012, con số này gia tăng trở lại, đạt khoảng 22-23 tỷ USD.
Trong năm 2016, con số mà Ngân hàng nhà nước đã “gom” được là gần 10 tỷ USD, đưa kho dự trữ ngoại hối của Việt Nam lên đến 39 tỷ USD. Một phần lớn trong con số gần 10 tỷ USD mua vào được xác định từ nguồn trôi nổi trong dân chúng.
Nhưng Ngân hàng Nhà nước lấy đâu ra gần 400 ngàn tỷ đồng để “gom” gần 16 tỷ USD từ năm 2016 đến nay?
Câu trả lời đơn giản nhất và có lẽ chẳng còn giải đáp nào mang tính thuyết phục hơn: in tiền.
Có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước đã chấp nhận hậu quả lạm phát thực tế lên tới vài chục phần trăm/năm (chứ không phải chỉ số lạm phát theo báo cáo chỉ chưa đầy 4%/năm) để in tiền. Thậm chí còn in ồ ạt để bung ra mua USD trôi nổi.
Gần đây, Ngân hàng Thế giới (WB), một trong những chủ nợ lớn nhất của Việt Nam, đã phải cảnh báo Việt Nam không nên in tiền quá nhiều.
Rất có thể, tình trạng in tiền ồ ạt đã dẫn đến năm 2017 đang tràn ngập nhiều dấu hiệu và biểu hiện thừa tiền trong hệ thống ngân hàng.
Một trong những biểu hiện rất rõ là vào tháng 7/2017, Ngân hàng Nhà nước đã phải liên tiếp hút bớt về lượng lớn qua phát hành tín phiếu. Hiện tượng này lại xảy ra trong bối cảnh có đến 130.000 tỷ đồng tiền gửi của ngân sách ứ đọng trong hệ thống, trong đó có một nguyên nhân là giải ngân đầu tư công chậm mà đang khiến Chính phủ phải “vò đầu bứt tai”.
Song giải ngân chậm chỉ là một phần. Phần đa còn lại, bị nghi ngờ rất lớn, thuộc về lượng tiền in thêm của Ngân hàng Nhà nước để tung vào lưu thông và thị trường. Từ trước đến nay, con số và giá trị tiền in thêm các năm bị Ngân hàng Nhà nước xem là “bí mật quốc gia” và tuyệt đối không công bố.
Nhưng nếu so sánh những con số tổng dư nợ cho vay vào năm 2008 và năm 2017 thì có thể nhận ra ngay là một lượng tiền khổng lồ đã được tung vào thị trường trong gần 10 năm qua. Vào năm 2008, tổng dư nợ cho vay của khối ngân hàng là 2,3 triệu tỷ đồng, nhưng đến cuối năm 2016 đã lên đến hơn 6 triệu tỷ đồng, chưa kể tồn khoảng 1,2 triệu tỷ đồng trong hệ thống ngân hàng mà năm 2017 phải tìm mọi cách “đẩy” ra thị trường. Phải chăng một cách tương ứng, lượng tiền được Ngân hàng nhà nước cho in và bổ sung vào lưu thông đã có thể vào khoảng 500.000 tỷ đồng mỗi năm, tức phần “lạm phát in tiền” đã chiếm đến 10 – 15% hàng năm – một tỉ lệ in tiền rất cao so với tỉ lệ in tiền bình quân của các nước phương Tây?
Hẳn đó cũng là nguồn cơn để Thủ tướng Phúc, vào giữa năm 2017, đã phải chỉ đạo “để hoàn thành kế hoạch tăng trưởng 6,7% như mục tiêu đề ra” cùng “Thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ cho ngân hàng nhà nước cố gắng nâng mức tăng trưởng tín dụng năm 2017 lên 21%-22% thay vì mức 18% như kế hoạch đề ra từ đầu năm”. Theo đó, khối ngân hàng thương mại đang mang trên mình sứ mệnh quá khó là phải cấp tốc đẩy ra thị trường một lượng tiền khổng lồ lên tới 1,2 triệu tỷ đồng trong năm 2017.
Tình hình trên đã dẫn đến hệ lụy không thể tránh khỏi: trong lúc ngân hàng thừa tiền Việt, tiền USD trong dân và kể cả của khối doanh nghiệp, ngân hàng lại có xu hướng giảm dần và thậm chí có thể cạn kiệt.
Và một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra là trong vài ba năm tới, Chính phủ sẽ phải sử dụng sạch lượng ngoại tệ trong kho dự trữ ngoại hối để trả nợ cho quốc tế, nhưng lại không thể “gom” thêm một lượng USD đáng kể nào trong dân chúng. Đó cũng là lúc thị trường Việt Nam thừa mứa tiền Việt nhưng lại khan hiếm USD, tất dẫn đến lạm phát thực tế tăng vọt.
Chưa kể một hệ lụy khác: dù là in tiền ồ ạt, liệu Ngân hàng nhà nước có “gom” được USD đủ để phục vụ dự trữ ngoại hối cho nhu cầu nhập cảng và trả nợ ngoại quốc hay không?
Việc dự trữ ngoại hối chỉ tăng thêm 6 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2017 cho thấy lượng USD nằm dưới gối của người dân có thể chẳng còn nhiều để “tìm mọi cách huy động”.
Về thực chất, dự trữ ngoại hối của Việt Nam không phải lên đến 45 tỷ USD, mà trong đó có ít nhất 12 tỷ USD nằm dưới dạng trái phiếu Chính phủ Mỹ. Với nhu cầu nhập cảng hiện thời lên đến 14 - 15 tỷ USD/tháng, lượng dự trữ ngoại hối vẫn không thể đủ cho mức cần thiết tối thiểu 3 tháng nhập khẩu.
T.L.
Nguồn: http://www.baocalitoday.com/chinh-su-viet-nam/luy-cua-du-tru-ngoai-hoi-45-ty-usd-la-gi.html
Song giải ngân chậm chỉ là một phần. Phần đa còn lại, bị nghi ngờ rất lớn, thuộc về lượng tiền in thêm của Ngân hàng Nhà nước để tung vào lưu thông và thị trường. Từ trước đến nay, con số và giá trị tiền in thêm các năm bị Ngân hàng Nhà nước xem là “bí mật quốc gia” và tuyệt đối không công bố.
Nhưng nếu so sánh những con số tổng dư nợ cho vay vào năm 2008 và năm 2017 thì có thể nhận ra ngay là một lượng tiền khổng lồ đã được tung vào thị trường trong gần 10 năm qua. Vào năm 2008, tổng dư nợ cho vay của khối ngân hàng là 2,3 triệu tỷ đồng, nhưng đến cuối năm 2016 đã lên đến hơn 6 triệu tỷ đồng, chưa kể tồn khoảng 1,2 triệu tỷ đồng trong hệ thống ngân hàng mà năm 2017 phải tìm mọi cách “đẩy” ra thị trường. Phải chăng một cách tương ứng, lượng tiền được Ngân hàng nhà nước cho in và bổ sung vào lưu thông đã có thể vào khoảng 500.000 tỷ đồng mỗi năm, tức phần “lạm phát in tiền” đã chiếm đến 10 – 15% hàng năm – một tỉ lệ in tiền rất cao so với tỉ lệ in tiền bình quân của các nước phương Tây?
Hẳn đó cũng là nguồn cơn để Thủ tướng Phúc, vào giữa năm 2017, đã phải chỉ đạo “để hoàn thành kế hoạch tăng trưởng 6,7% như mục tiêu đề ra” cùng “Thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ cho ngân hàng nhà nước cố gắng nâng mức tăng trưởng tín dụng năm 2017 lên 21%-22% thay vì mức 18% như kế hoạch đề ra từ đầu năm”. Theo đó, khối ngân hàng thương mại đang mang trên mình sứ mệnh quá khó là phải cấp tốc đẩy ra thị trường một lượng tiền khổng lồ lên tới 1,2 triệu tỷ đồng trong năm 2017.
Tình hình trên đã dẫn đến hệ lụy không thể tránh khỏi: trong lúc ngân hàng thừa tiền Việt, tiền USD trong dân và kể cả của khối doanh nghiệp, ngân hàng lại có xu hướng giảm dần và thậm chí có thể cạn kiệt.
Và một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra là trong vài ba năm tới, Chính phủ sẽ phải sử dụng sạch lượng ngoại tệ trong kho dự trữ ngoại hối để trả nợ cho quốc tế, nhưng lại không thể “gom” thêm một lượng USD đáng kể nào trong dân chúng. Đó cũng là lúc thị trường Việt Nam thừa mứa tiền Việt nhưng lại khan hiếm USD, tất dẫn đến lạm phát thực tế tăng vọt.
Chưa kể một hệ lụy khác: dù là in tiền ồ ạt, liệu Ngân hàng nhà nước có “gom” được USD đủ để phục vụ dự trữ ngoại hối cho nhu cầu nhập cảng và trả nợ ngoại quốc hay không?
Việc dự trữ ngoại hối chỉ tăng thêm 6 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2017 cho thấy lượng USD nằm dưới gối của người dân có thể chẳng còn nhiều để “tìm mọi cách huy động”.
Về thực chất, dự trữ ngoại hối của Việt Nam không phải lên đến 45 tỷ USD, mà trong đó có ít nhất 12 tỷ USD nằm dưới dạng trái phiếu Chính phủ Mỹ. Với nhu cầu nhập cảng hiện thời lên đến 14 - 15 tỷ USD/tháng, lượng dự trữ ngoại hối vẫn không thể đủ cho mức cần thiết tối thiểu 3 tháng nhập khẩu.
T.L.
Nguồn: http://www.baocalitoday.com/chinh-su-viet-nam/luy-cua-du-tru-ngoai-hoi-45-ty-usd-la-gi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét