Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Nói ngọng: “Hoàn toàn sửa được”

“Hoàn toàn sửa được”
PGS.TS Vũ Kim Bảng, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học nhắc lại rằng: “Cách phát âm như vậy chỉ là hiện tượng xã hội, không phải là một bệnh lí. Và chúng ta hoàn toàn có thể sửa được. 
PGS.TS Vũ Kim Bảng: “Nói không sửa được l/n là thiếu trách nhiệm!”
Không phản đối chuyện mỗi địa phương có cách phát âm khác nhau nhưng chia sẻ của vị PGS.TS cho rằng: “Chúng ta tôn trọng cá nhân, việc người Huế hay nơi nào có cách phát âm của họ mình không cấm được. Song cần phải hướng tới một chuẩn mực giao tiếp và có văn hóa. Ngắn gọn hơn là đi tới cái đẹp hơn, hay hơn.

Không thể nói chỉ cần viết đúng là được, còn phát âm như thế nào là tùy ý. Tôi chưa biết khi nào và có không chuyện toàn xã hội không quan trọng chuyện phát âm l/n? Còn hiện nay, việc lẫn lộn này chỉ xảy ra ở địa phương, còn cộng đồng lớn hơn không như vậy. Không thể đánh đồng với nhau như vậy. Và khi những Hà Nội hay Hải Phòng đã đặt vấn đề tức là xã hội đang có cái nhìn, mong muốn giải quyết.

Tốn thời gian và phải thật sự kiên trì

GS Nguyễn Văn Hiệp: “Một việc làm biết không có kết quả mà vẫn làm”

GS.TS Trần Trí Dõi, PGS.TS Vũ Kim Bảng đều đồng ý rằng việc sửa này rất khó, mất nhiều thời gian, cần thật kiên trì. “Đặc biệt trong những vùng trên khi học sinh chỉ có môi trường hẹp là giáo viên và nhà trường để hướng dẫn, còn môi trường rộng hơn là gia đình, xã hội còn phát âm, nói sai” – ông Bảng chia sẻ.

Theo GS.TS Trần Trí Dõi: “Việc sửa cách phát âm và viết đúng hai phụ âm đầu “l/n” trong trường học ở Hà Nội và một số địa phương là một việc làm thiết thực”.

Nêu ý kiến về chuyện sửa và không cần sửa, GS Dõi bổ sung: “Nhưng khi cả cộng đồng nói tiếng Việt đều cho rằng cách phát âm và viết lẫn lộn hai phụ âm đầu “l/n” là “nói ngọng” thì phải nên sửa và, theo tôi, có thể sửa được.

(…) Nhưng muốn thành công thì phải “thật sự kiên trì”, vì đây là một hiện tượng có tính cộng đồng ở một số địa phương. Tôi nói phải “thật sự kiên trì” vói nghĩa là cả cộng đồng “nói ngọng l/n” phải có ý thức cùng chữa và phải kiên trì chữa trong một khoảng thời gian dài, rất dài”.

Ông cũng bày tỏ nỗi niềm: “Ngôn ngữ là sản phẩm của một cộng đồng. Muốn chữa “nói ngọng l/n” thì chỉ chính bản thân cộng đồng phát âm lẫn lộn ở từng địa phương ấy sửa chữa mới được. Nhưng cộng đồng cũng chính là những cá nhân được tập hợp lại.

Vậy thì trước hết là “những cá nhân” như giáo viên “, học sinh ở bậc “mẫu giáo” và “tiểu học” ở địa phương ấy rèn luyện đi. Khi những đối tượng này không “lẫn lộn” nữa, thế hệ này tiếp thế hệ khác thì địa phương ấy sẽ hết nói ngọng thôi. Cho nên không thể coi chuyện này thành công chỉ trong ngày một ngày hai được đâu”.

Văn Chung
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/cac-giao-su-tranh-luan-chuyen-chua-noi-ngong-48614.html

1 nhận xét:

  1. Sửa ngọng cực dễ, tôi cũng là dân Hưng yên chính gốc, thuở nhỏ tôi cũng ngọng L/N,sau đó tôi sang du học tại Ba lan, ông thầy dạy tiếng sửa ngọng cho tôi trong vòng một tuần. Căn bản là sửa đúng cách và phải tự tin là sửa được vì các bạn đâu có bị bệnh lý, khuyết tật gì đâu.

    Trả lờiXóa