Bầu cử tổng thống Pháp: Ông Putin thắng lớn
TPO - Theo kết quả kiểm phiếu vòng 1 trong cuộc bầu cử sơ bộ của các đảng cánh hữu và trung hữu, hai ứng cử viên François Fillon và Alain Juppé có số phiếu cao nhất, 44,2% và 28,4%, giành quyền vào vòng 2 sẽ được tổ chức vào ngày 27/11 tới. Ông Fillon luôn ủng hộ chiến dịch quân sự của Điện Kremlin tại Syria kể từ năm 2012, mặc dù Nga mới chính thức can thiệp vào quốc gia Trung Đông này hồi tháng 9-2015. Ông Fillon còn thúc giục châu Âu sớm bãi bỏ thị thực ngắn hạn cho Nga. Ông cũng chống lại lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea...
Ông Alain Juppé và ông François Fillon
vào vòng 2,
ông Nicolas Sarkozy bị loại.
Những ứng viên sáng giá
Trước đó, trong các cuộc thăm dò, 4 ứng cử viên đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ nhất của cử tri Pháp là ông Alain Juppe (gần 30% cử tri ủng hộ). Tiếp đến là ứng cử viên theo tư tưởng cực hữu Marine Le Pen (gần 27%), đương kim Tổng thống F.Hollande chỉ giành được 22% và thấp nhất là cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy với 21% ủng hộ.Trong số các ứng cử viên trên, thị trưởng hiện tại của Bordeaux và là cựu Thủ tướng Pháp Alain Juppe đang nổi lên hàng đầu. Alain Juppe là chính trị gia thuộc phe của cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac.
Ứng viên Alain Juppe (người đeo cờ).
Ưu điểm của Alain Juppe là đã khẳng định được vị thế trên cương vị Thị trưởng Bordeaux và quan trọng nữa là người dân Pháp đã quá mệt mỏi vì mâu thuẫn giữa ông Hollande với Sarkozy: 74% người dân Pháp hiện không muốn nhìn thấy cả Hollande và Sarkozy trên cương vị Tổng thống Pháp.Hạn chế lớn nhất đối với Alain Juppe chính là lý lịch đã bị “nhuốm màu hình sự”: Alain Juppe đã từng bị kết án 1,5 năm vì làm thất thoát ngân sách quốc gia trong giai đoạn làm Thủ tướng Pháp giai đoạn 1995-1997.
Một yếu điểm khác của cựu Thị trưởng Bordeaux là hiện ông đã 70 tuổi, già nhất so với các ứng cử viên còn lại (Hollande 61 tuổi, Sarkozy 61 tuổi và M. Le Pen hiện chỉ 47 tuổi.
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy (bên phải).
Đối với ứng cử viên Nikolai Sarkozy, thủ lĩnh đảng Cộng hòa và là cựu Tổng thống Pháp (2007-2012), ưu thế chính của Sarkozy là có nhiều kinh nghiệm trên cương vị Tổng thống Pháp và là thủ lĩnh của chính đảng lớn nhất nước Pháp.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn khá nhiều yếu tố có thể cản trở đến quá trình vận động tranh cử của ông Sarkozy. Đa phần người dân Pháp không đánh giá cao kết quả điều hành nước Pháp trong thời gian Sarkozy làm Tổng thống Pháp nên đã không bầu ông Sarkozy làm Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp.
Hơn nữa, hiện Sarkozy vẫn đang nằm trong giai đoạn điều tra vì những cáo buộc liên quan đến lạm dụng quyền lực trong thời gian làm Tổng thống. Nếu như quá trình luận tội được thực hiện trong thời gian tới, nhiều khả năng Sarkozy còn không thể tham gia tranh cử vào Điện Elysee.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn khá nhiều yếu tố có thể cản trở đến quá trình vận động tranh cử của ông Sarkozy. Đa phần người dân Pháp không đánh giá cao kết quả điều hành nước Pháp trong thời gian Sarkozy làm Tổng thống Pháp nên đã không bầu ông Sarkozy làm Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp.
Hơn nữa, hiện Sarkozy vẫn đang nằm trong giai đoạn điều tra vì những cáo buộc liên quan đến lạm dụng quyền lực trong thời gian làm Tổng thống. Nếu như quá trình luận tội được thực hiện trong thời gian tới, nhiều khả năng Sarkozy còn không thể tham gia tranh cử vào Điện Elysee.
Đương kim tổng thống Pháp F.Hollande
Năm 2012, ông Hollande được bầu làm Tổng thống Pháp nhờ chương trình vận động tranh cử trong đó có luận điểm về việc sẽ gia tăng chi phí cho các lĩnh vực xã hội và giảm tỉ lệ thất nghiệp.
Trong 3 năm đầu tiên nhiệm kỳ Tổng thống của ông Hollande, nền kinh tế Pháp luôn trong giai đoạn khó khăn. Chỉ tính trong năm 2015, tỉ lệ thất nghiệp ở Pháp đã gia tăng đến 5% (297 nghìn người) và lạm phát năm 2015 đã tăng lên 13,9%.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, tình hình đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực đối với ông Hollande.
Trong tháng 1/2016, Pháp đã công bố các biện pháp khẩn cấp về kinh tế để chi thêm 2 tỷ Euro cho các chương trình chống thất nghiệp. Nếu như các biện pháp này được thực hiện thành công, cơ hội của ông Hollande được tái bầu làm Tổng thống Pháp sẽ trở nên sáng sủa hơn.
Điểm hạn chế của ông Hollande cũng không phải ít. Hiện ông Hollande đang bị đổ lỗi là tác nhân chính khiến nền kinh tế Pháp rơi vào tình trạng yếu kém, các vụ bê bối xung quanh đời sống tư và những chính sách đôi khi chưa được cân nhắc kỹ.
Trong giai đoạn ông Hollande nắm quyền, Pháp đã ban hành một số chính sách “không thể chấp nhận được” với người Hồi giáo (cho phép hôn nhân đồng tính). Do đó, cộng đồng cử tri Hồi giáo Pháp có thể sẽ không bỏ phiếu cho ông Hollande trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017.
Trong 3 năm đầu tiên nhiệm kỳ Tổng thống của ông Hollande, nền kinh tế Pháp luôn trong giai đoạn khó khăn. Chỉ tính trong năm 2015, tỉ lệ thất nghiệp ở Pháp đã gia tăng đến 5% (297 nghìn người) và lạm phát năm 2015 đã tăng lên 13,9%.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, tình hình đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực đối với ông Hollande.
Trong tháng 1/2016, Pháp đã công bố các biện pháp khẩn cấp về kinh tế để chi thêm 2 tỷ Euro cho các chương trình chống thất nghiệp. Nếu như các biện pháp này được thực hiện thành công, cơ hội của ông Hollande được tái bầu làm Tổng thống Pháp sẽ trở nên sáng sủa hơn.
Điểm hạn chế của ông Hollande cũng không phải ít. Hiện ông Hollande đang bị đổ lỗi là tác nhân chính khiến nền kinh tế Pháp rơi vào tình trạng yếu kém, các vụ bê bối xung quanh đời sống tư và những chính sách đôi khi chưa được cân nhắc kỹ.
Trong giai đoạn ông Hollande nắm quyền, Pháp đã ban hành một số chính sách “không thể chấp nhận được” với người Hồi giáo (cho phép hôn nhân đồng tính). Do đó, cộng đồng cử tri Hồi giáo Pháp có thể sẽ không bỏ phiếu cho ông Hollande trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017.
Ứng viên Marine Le Pen.
Trong thời gian gần đây, ứng cử viên nữ duy nhất tham gia chạy đua vào Điện Elysee là Marine Le Pen đã củng cố đáng kể uy tín của mình. Tuy nhiên, theo các phân tích mặc dù đã có những thành công lớn nhưng “Mặt trận dân tộc” vẫn là đảng “không thân thiện” đối với phần lớn cử tri Pháp.
Vì thế, có thể bà Marine Le Pen sẽ có cơ hội tham gia vòng hai bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017 nhưng sẽ không tránh khỏi thất bại. Hiện vẫn chưa phải là “thời” của Le Pen mà có thể phải đến 2022 nếu như Pháp vẫn chưa đạt được tiến bộ nào trong giải quyết vấn đề nhập cư và nền kinh tế Pháp khi đó vẫn trong giai đoạn kém phát triển.
Ông Putin 'chiến thắng'
Theo kết quả kiểm phiếu vòng 1 trong cuộc bầu cử sơ bộ của các đảng cánh hữu và trung hữu, hai ứng cử viên François Fillon và Alain Juppé có số phiếu cao nhất, 44,2% và 28,4%, giành quyền vào vòng 2 sẽ được tổ chức vào ngày 27/11.
Vì thế, có thể bà Marine Le Pen sẽ có cơ hội tham gia vòng hai bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017 nhưng sẽ không tránh khỏi thất bại. Hiện vẫn chưa phải là “thời” của Le Pen mà có thể phải đến 2022 nếu như Pháp vẫn chưa đạt được tiến bộ nào trong giải quyết vấn đề nhập cư và nền kinh tế Pháp khi đó vẫn trong giai đoạn kém phát triển.
Ông Putin 'chiến thắng'
Theo kết quả kiểm phiếu vòng 1 trong cuộc bầu cử sơ bộ của các đảng cánh hữu và trung hữu, hai ứng cử viên François Fillon và Alain Juppé có số phiếu cao nhất, 44,2% và 28,4%, giành quyền vào vòng 2 sẽ được tổ chức vào ngày 27/11.
Tổng thống Putin (trái) và cựu Thủ tướng Pháp Fillon. Ảnh: GOVERNMENT.RU.
Ứng viên phe trung hữu Francois Fillon là nhân tố gây bất ngờ trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp, dự kiến diễn ra vào ngày 23/4/2017.
Trước đó, cựu Thủ tướng Alain Juppé được xác định là ứng viên hàng đầu của phe này. Tuy nhiên, cú nhảy ngoạn mục của ông Fillon đã đẩy ông Juppé xuống vị trí thứ hai và cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy xuống vị trí thứ ba.
Sau khi thông báo rời bỏ cuộc đua, ông Sarkozy kêu gọi những người ủng hộ mình hỗ trợ cho ông Fillon, người tuyên bố cải cách sâu rộng nền kinh tế và hướng tới chính sách đối ngoại thân Nga.
Trong số các ứng viên trung hữu, ông Juppé là người bày tỏ lập trường chống Nga mạnh nhất. Ông từng lên án vụ sáp nhập bán đảo Crimea tháng 3-2014 cũng như các vụ ném bom của Moscow tại TP Aleppo – Syria, cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh.
Ngược lại, ông Fillon luôn ủng hộ chiến dịch quân sự của Điện Kremlin tại Syria kể từ năm 2012, mặc dù Nga mới chính thức can thiệp vào quốc gia Trung Đông này hồi tháng 9-2015.
Theo ông Fillon, Moscow có thể là công cụ để giải quyết cuộc xung đột, đồng thời kêu gọi không loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho đến khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị đánh bại.
Năm 2013, cựu Thủ tướng Fillon tới diễn đàn Valdai với tư cách khách mời. Valdai là diễn đàn nơi Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng như một kênh giao tiếp thể hiện quan điểm chính sách của Nga với các chuyên gia phương Tây.
Ngoài việc kêu gọi hợp tác ở Syria, ông Fillon còn thúc giục châu Âu sớm bãi bỏ thị thực ngắn hạn cho Nga. Ông cũng chống lại lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea. Hồi tháng 4, ông hoan nghênh chính phủ Pháp công bố nghị quyết dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga bởi Paris và Moscow đang hợp tác trên mặt trận chống IS.
Cho dù ông Fillon hay bà Marine Le Pen, một ứng viên tổng thống khác đang giữ vị trí lãnh đạo Mặt trận Quốc gia cực hữu, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, hãng tin Bloomberg ví von “người chiến thắng thực sự là Tổng thống Putin”. Ngay cả bà Le Pen cũng từng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhà lãnh đạo Nga. Vì vậy, sẽ không có gì khó hiểu nếu bà thúc đẩy việc dỡ bỏ trừng phạt Nga nếu thắng cử.
Mùa bầu cử Tổng thống Pháp 2017 chính thức bắt đầu ngày 20/11 bằng cuộc bầu cử sơ bộ vòng 1 của các đảng cánh hữu và trung dung.
Cử tri Pháp trong ngày 20/11 được kêu gọi đến 10.228 điểm bỏ phiếu trên toàn nước Pháp để lựa chọn ra 2 trong số 7 ứng cử viên của các đảng cánh hữu và các đảng trung dung tham dự cuộc đua vào chiếc ghế Tổng thống Pháp năm 2017.
Từ 2 người này, một cuộc bỏ phiếu vòng 2 sẽ được tổ chức vào ngày 27/11 để chọn ra ƯCV đại diện cho cánh hữu và các đảng trung dung tham dự cuộc đua vào điện Elysees tháng 4/2017.
Hai vòng bầu cử sơ bộ của cánh hữu trên thực tế được không ít nhà phân tích chính trị Pháp coi như là một cuộc bầu cử Tổng thống mi-ni bởi rất nhiều yếu tố cho thấy, ƯCV đại diện cho cánh hữu nắm giữ khả năng rất lớn trở thành Tổng thống mới của nước Pháp vào năm 2017.
Trước đó, cựu Thủ tướng Alain Juppé được xác định là ứng viên hàng đầu của phe này. Tuy nhiên, cú nhảy ngoạn mục của ông Fillon đã đẩy ông Juppé xuống vị trí thứ hai và cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy xuống vị trí thứ ba.
Sau khi thông báo rời bỏ cuộc đua, ông Sarkozy kêu gọi những người ủng hộ mình hỗ trợ cho ông Fillon, người tuyên bố cải cách sâu rộng nền kinh tế và hướng tới chính sách đối ngoại thân Nga.
Trong số các ứng viên trung hữu, ông Juppé là người bày tỏ lập trường chống Nga mạnh nhất. Ông từng lên án vụ sáp nhập bán đảo Crimea tháng 3-2014 cũng như các vụ ném bom của Moscow tại TP Aleppo – Syria, cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh.
Ngược lại, ông Fillon luôn ủng hộ chiến dịch quân sự của Điện Kremlin tại Syria kể từ năm 2012, mặc dù Nga mới chính thức can thiệp vào quốc gia Trung Đông này hồi tháng 9-2015.
Theo ông Fillon, Moscow có thể là công cụ để giải quyết cuộc xung đột, đồng thời kêu gọi không loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho đến khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị đánh bại.
Năm 2013, cựu Thủ tướng Fillon tới diễn đàn Valdai với tư cách khách mời. Valdai là diễn đàn nơi Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng như một kênh giao tiếp thể hiện quan điểm chính sách của Nga với các chuyên gia phương Tây.
Ngoài việc kêu gọi hợp tác ở Syria, ông Fillon còn thúc giục châu Âu sớm bãi bỏ thị thực ngắn hạn cho Nga. Ông cũng chống lại lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea. Hồi tháng 4, ông hoan nghênh chính phủ Pháp công bố nghị quyết dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga bởi Paris và Moscow đang hợp tác trên mặt trận chống IS.
Cho dù ông Fillon hay bà Marine Le Pen, một ứng viên tổng thống khác đang giữ vị trí lãnh đạo Mặt trận Quốc gia cực hữu, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, hãng tin Bloomberg ví von “người chiến thắng thực sự là Tổng thống Putin”. Ngay cả bà Le Pen cũng từng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhà lãnh đạo Nga. Vì vậy, sẽ không có gì khó hiểu nếu bà thúc đẩy việc dỡ bỏ trừng phạt Nga nếu thắng cử.
Mùa bầu cử Tổng thống Pháp 2017 chính thức bắt đầu ngày 20/11 bằng cuộc bầu cử sơ bộ vòng 1 của các đảng cánh hữu và trung dung.
Cử tri Pháp trong ngày 20/11 được kêu gọi đến 10.228 điểm bỏ phiếu trên toàn nước Pháp để lựa chọn ra 2 trong số 7 ứng cử viên của các đảng cánh hữu và các đảng trung dung tham dự cuộc đua vào chiếc ghế Tổng thống Pháp năm 2017.
Từ 2 người này, một cuộc bỏ phiếu vòng 2 sẽ được tổ chức vào ngày 27/11 để chọn ra ƯCV đại diện cho cánh hữu và các đảng trung dung tham dự cuộc đua vào điện Elysees tháng 4/2017.
Hai vòng bầu cử sơ bộ của cánh hữu trên thực tế được không ít nhà phân tích chính trị Pháp coi như là một cuộc bầu cử Tổng thống mi-ni bởi rất nhiều yếu tố cho thấy, ƯCV đại diện cho cánh hữu nắm giữ khả năng rất lớn trở thành Tổng thống mới của nước Pháp vào năm 2017.
http://www.tienphong.vn/the-gioi/bau-cu-tong-thong-phap-ong-putin-thang-lon-1075697.tpo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét