VTV lại dính liên tiếp các bê bối trong phóng sự
"Phát hoảng", "rợn người" là những từ được một số báo Việt Nam dùng khi đưa tin về phóng sự "Thâm nhập cơ sở sản xuất xúc xích và pate bẩn" mới phát trên kênh chính, VTV1, của đài truyền hình quốc gia.Trong phần một của chương trình gồm hai phần, nhóm phóng viên của Trung tâm tin tức VTV24 mô tả quá trình chế biến thực phẩm tại một cơ sở tại Chương Mỹ, Hà Nội qua các cảnh nguyên vật liệu được đưa vào máy xay, được trộn với một số loại hương liệu và sau đó đem luộc chín.
Một đôi chỗ trong clip kéo dài bốn phút có cảnh vài con ruồi bay lên, rồi lại đậu xuống chỗ để gan, bì lợn.
Chất lượng hình ảnh của phóng sự ổn định như khi quay chính thức, không giống cảnh quay trộm, quay lén bằng các loại máy phổ thông bỏ túi.
Trong phóng sự, người được nêu là chủ cơ sở nói chuyện niềm nở, thân thiện, trả lời mọi thắc mắc và không có vẻ gì giấu diếm quy trình sản xuất, thậm chí còn tạo điều kiện cho nhóm quay phim làm việc bằng cách luộc thay vì hấp chín để rút ngắn thời gian cho ra thành phẩm.
Gan, bì lợn, bột mỳ là những nguyên liệu chính để làm pate.
Hàn the và gia vị tạo màu, tạo mùi tuy không phải là thành phần bắt buộc nhưng "là chuyện nhiều nơi sản xuất pate, giò chả vẫn làm, và được chấp nhận là an toàn nếu tỷ lệ hàn the trộn vào thấp", một số cơ sở sản xuất loại thực phẩm này tại Hà Nội nói với BBC.
Thâm nhập hay dàn dựng?
Nếu chỉ xem hình mà không nghe tiếng, có lẽ nó không mấy khác biệt so với những phóng sự khác mà VTV từng làm về các làng nghề, hay các cơ sở chế biến món ăn truyền thống nào đó của Việt Nam.
Thế nhưng phóng sự khiến người xem "phát hoảng" hay "rợn người", bởi người dẫn chương trình liên tục mô tả về bầu không khí "bốc mùi hôi thối", về tình trạng mọi loại nguyên liệu trừ bột mỳ "đều trong ôi thiu, không rõ xuất xứ", hoặc được "tích trữ lâu ngày trong tủ lạnh", hay "ruột lợn còn nhớt, chảy nước, bốc mùi".
Quy trình chế biến được phóng viên nhấn mạnh là "được phù phép bằng đủ các loại phụ gia không rõ xuất xứ" nhằm "đuổi" mùi ôi thiu.
Lời kết tội dường như đã được chốt lại ngay từ những giây đầu tiên: đây là cơ sở sản xuất bẩn, và "mọi mánh lới nhằm đem lại lợi nhuận cao, chi phí thấp đều được áp dụng".
Trong lúc một số người ca ngợi nhóm phóng viên đã "vất vả, làm công việc nguy hiểm" để đem đến những thông tin hữu ích cho người xem, thì nhiều người đặt câu hỏi về mức độ "thật" của phóng sự.
Người xem không đặt câu hỏi về độ sạch hay bẩn của thành phẩm do nơi này sản xuất, nhưng đánh giá chương trình không thuyết phục được người xem.
Người dùng Facebook Thùy An viết rằng phóng sự này "vô lý", "dựng 100%", và "không mang tính chân thật".
Một số người khác cho rằng phóng sự đã được "diễn" lại, sau khi cơ sở đã bị phát hiện là sử dụng nguyên liệu "bẩn".
Chi tiết nhóm phóng viên "phối hợp cùng cảnh sát giao thông đội số 12, công an TP Hà Nội" chặn đường để "kiểm tra hành chính" vào sáng sớm hôm sau, khi chủ cơ sở này trên đường trở về sau khi đi giao hàng và thu gom nguyên liệu, càng khiến người ta nghi ngờ về khả năng dựng lại nội dung câu chuyện.
Việc điều tra, 'phá án' không phải là chuyện hiếm xảy ra trong nghề báo trên thế giới.
Các phóng sự theo dõi câu chuyện thường được thu lén để đảm bảo tính khách quan, trung thực những gì diễn ra, hoặc được dựng lại để giúp khán giả hiểu tường tận những gì đã diễn ra.
Tuy nhiên, những nội dung được dựng lại, cho dù bằng chính những người trong cuộc hay dùng người đóng thế để mô tả các tình tiết, đều luôn cần được giải thích rõ ngay trong phóng sự để tránh gây nhầm lẫn, hiểu lầm từ phía khán giả.
Đây không phải là lần đầu tiên chương trình của VTV bị đặt câu hỏi về độ trung thực, chính xác.
Mới đây, quá trình xác minh của công an cho thấy phóng viên của đài truyền hình quốc gia từng "nhờ dân chặt hạ cây rừng để làm phóng sự phá rừng" ở Đắk Lắk, báo Người Lao động nói.
Phóng sự "chổi quét rau" cũng của VTV, theo đó nói một số người trồng rau ở Thanh Hóa lừa người tiêu dùng, đã gây phẫn nộ ở địa phương. Trong vụ này, VTV thừa nhận phóng viên "vi phạm quy trình tác nghiệp, phản ánh không trung thực sự việc và có dàn dựng một số cảnh quay".
(BBC)
VTV dàn dựng cảnh phá rừng để làm phóng sự?
Theo Công an tỉnh Đắk Lắk, kết quả xác minh cho thấy các phóng viên của VTV đã nhờ một số người dân chặt hạ cây rừng để làm phóng sự phá rừng trên địa bàn tỉnh này.
Đại tá Phạm Minh Thắng - Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã thông báo kết quả điều tra
Chiều 2-8, tại buổi họp báo do UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, đại tá Phạm Minh Thắng - Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã thông báo kết quả điều tra, xác minh ban đầu liên quan đến phóng sự phản ánh tình hình khai thác, vận chuyển gỗ trái phép của được phát trong chương trình Chuyển động 24H trên kênh truyền hình VTV1 vào ngày 4 và
Theo đại tá Thắng, qua xác minh những người có mặt trong phóng sự gồm: ông Vũ Dũ Dinh, bà Sùng Thị Mao, bà Giàng Thị Xá và ông Vàng A Tu (ngụ xã Ea Đáh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk), cho thấy trong tháng 4-2016, có 2 người đàn ông và 1 người phụ nữ đến nhà xin được phỏng vấn, quay phim làm phóng sự tại nương rẫy của họ. Ba người này yêu cầu ông Dinh cầm theo cưa lốc nhưng ông Dinh không có thì họ yêu cầu ông Dinh đi mượn. Sau đó những người này vào rẫy cưa 1 cây gỗ đã chặt hạ trước đó và 1 cây còn sống để quay phim. Sau khi thực hiện việc quay phim và phỏng vấn (theo sự hướng dẫn), thì phóng viên cho vợ chồng ông Dinh, bà Mao 500.000 đồng; ông Tu 100.000 đồng.
Kiểm tra hiện trường quay phóng sự, cơ quan chức năng xác định khu vực này là rẫy của ông Dinh (thuộc tiểu khu 342A, thuộc lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng) mà các hộ dân tự ý khai hoang, sản xuất từ năm 1996. Đây không phải diện tích rừng mới khai hoang, bị chặt phá như phản ánh trong phóng sự… “Qua xác minh, có một số nội dung phản ánh không đúng, không khách quan, có sự cắt ghép, dàn dựng của phóng viên khi tác nghiệp” - đại tá Thắng nói.
Còn theo ông Nguyễn Ngọc Tý – Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk, sở sẽ tham mưu cho UBND tỉnh Đắk Lắk có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật.
Tin - ảnh: C. Nguyên
(NLĐO)
Theo Công an tỉnh Đắk Lắk, kết quả xác minh cho thấy các phóng viên của VTV đã nhờ một số người dân chặt hạ cây rừng để làm phóng sự phá rừng trên địa bàn tỉnh này.
Đại tá Phạm Minh Thắng - Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã thông báo kết quả điều tra
Chiều 2-8, tại buổi họp báo do UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, đại tá Phạm Minh Thắng - Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã thông báo kết quả điều tra, xác minh ban đầu liên quan đến phóng sự phản ánh tình hình khai thác, vận chuyển gỗ trái phép của được phát trong chương trình Chuyển động 24H trên kênh truyền hình VTV1 vào ngày 4 và
Theo đại tá Thắng, qua xác minh những người có mặt trong phóng sự gồm: ông Vũ Dũ Dinh, bà Sùng Thị Mao, bà Giàng Thị Xá và ông Vàng A Tu (ngụ xã Ea Đáh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk), cho thấy trong tháng 4-2016, có 2 người đàn ông và 1 người phụ nữ đến nhà xin được phỏng vấn, quay phim làm phóng sự tại nương rẫy của họ. Ba người này yêu cầu ông Dinh cầm theo cưa lốc nhưng ông Dinh không có thì họ yêu cầu ông Dinh đi mượn. Sau đó những người này vào rẫy cưa 1 cây gỗ đã chặt hạ trước đó và 1 cây còn sống để quay phim. Sau khi thực hiện việc quay phim và phỏng vấn (theo sự hướng dẫn), thì phóng viên cho vợ chồng ông Dinh, bà Mao 500.000 đồng; ông Tu 100.000 đồng.
Kiểm tra hiện trường quay phóng sự, cơ quan chức năng xác định khu vực này là rẫy của ông Dinh (thuộc tiểu khu 342A, thuộc lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng) mà các hộ dân tự ý khai hoang, sản xuất từ năm 1996. Đây không phải diện tích rừng mới khai hoang, bị chặt phá như phản ánh trong phóng sự… “Qua xác minh, có một số nội dung phản ánh không đúng, không khách quan, có sự cắt ghép, dàn dựng của phóng viên khi tác nghiệp” - đại tá Thắng nói.
Còn theo ông Nguyễn Ngọc Tý – Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk, sở sẽ tham mưu cho UBND tỉnh Đắk Lắk có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật.
Tin - ảnh: C. Nguyên
(NLĐO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét