Formosa: Liệu có dám truy cứu trách nhiệm nguyên hệ thống?
Sau hàng loạt sai phạm chôn lấp chất thải trái phép bị phát hiện tại Hà Tĩnh, hiện nay các hướng chất vấn liên quan đến nhà máy thép Formosa đang tập trung vào những cá nhân đã từng liên quan đến dự án hoặc đã trực tiếp tiếp tay cho Formosa xả thải trên biển, trên bờ. Formosa là lỗi hệ thống, không phải là lỗi cá nhân. Đây là căn nguyên gốc rễ của mọi vấn đề tại Việt Nam. Bởi đã là lỗi hệ thống thì khó mà xử lý thẳng tay bởi chính hệ thống đã gây ra lỗi.
Bản tin trên tờ Soha ngày 8/8/2016 quy trách nhiệm cho cựu Bộ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Minh Quang trong việc phê duyệt dự án Formosa vào Việt Nam năm 2008: Sau khi Formosa có văn bản gửi Bộ TNMT để xin xây dựng đường ống xả thải ra biển vào ngày 14//7/2014 thì chỉ hơn 1 tháng sau Tổng cục Môi trường có văn bản chấp thuận cho Formosa xả thải ra biển vào ngày 26/8/2014.
Cựu Bộ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Minh Quang đã từ chối trả lời phóng viên vì theo ông Quang, trách nhiệm thẩm định hồ sơ Formosa năm 2008 là thuộc về ông Bùi Cách Tuyến - cựu Thứ trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường.
Trả lời phóng viên, ông Bùi Cách Tuyến, người được cho là phải chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan tới việc gật đầu cho Formosa xả thải ra biển - khẳng định việc chấp thuận đưa Formosa vào Việt Nam cũng như cho dự án này xả thải ra biển là chủ trương của Ban cán sự đảng, trong đó có nhiều người chứ không riêng mình ông. “Đây là trách nhiệm chung của Ban cán sự đảng Bộ TNMT thời kỳ đó” - ông Tuyến nhận định dù thừa nhận ông là người trực tiếp ký cho phép Formosa xả thải ra biển.
Và ông Tuyến nói đúng. Trong hệ thống quyền lực, không thể một Thứ trưởng ký một dự án nhiều tỷ đô la mà không có sự chấp thuận của Bộ trưởng cũng như Ban cán sự đảng bộ.
Ban cán sự đảng bộ TNMT "thời đó" gồm những ai? Thưa rằng: Đó là nguyên hệ thống lãnh đạo bao gồm cả những người đang đương chức hiện tại như ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ TNMT và ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ TNMT!
Theo ông Bùi Cách Tuyến thì rõ ràng những người chủ trương dự án vừa bao gồm cựu Bộ trưởng lẫn Bộ trưởng đương nhiệm của Bộ TNMT. Truy trách nhiệm ông cựu BT Nguyễn Minh Quang là một cách gỡ tội cho thành phần lãnh đạo mới, theo lối tư duy nhiệm kỳ của những năm lãnh đạo và tìm cách thoát tội cho toàn hệ thống có trách nhiệm. Kết quả lãnh trái đắng, hậu quả thảm họa là nhân dân?
Ông Bộ trưởng Bộ TNMT hiện tại cũng đã im lặng suốt 3 tuần cho tới khi nhân dân đứng dậy yêu cầu minh bạch thông tin về thảm hoạ môi trường thì ông mới “nhận lỗi” trong lần thị sát nhà máy Formosa hôm 29/4/2016.
Formosa vẫn tiếp tục hoạt động. Ống xả thải ngầm ra biển vẫn tiếp tục tồn tại vì không thể đưa lên. Đó là kết quả của hệ thống đảng đã lựa chọn sau nhiều tháng đối phó với những yêu cầu bảo vệ môi trường nhân dân.
Quy trách nhiệm cho các cá nhân thì luôn dễ dàng hơn việc yêu cầu xử lý trách nhiệm của nguyên hệ thống đảng. Và xin nhắc lại, Formosa đã gây ra thảm hoạ chưa thể khắc phục tới tận hôm nay. Trách nhiệm đó không thể thuộc về cá nhân nào trong một hệ thống mà mọi quyết định đều nằm trong tay tập thể cán sự đảng. Và cần nhớ lời của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng - tất cả đều do Bộ Chính trị quyết. Dự án Formosa không nằm ngoài quy luật đó.
Mẹ Nấm
sao lại dám hay không, chỉ là truy cứu hay không. hậu quả của việc này là vô cùng nghiêm trọng. đã làm sai mà không truy cứu tức là bao che, không thi hành nghiêm luật pháp, sớm muộn cũng đại loạn.... luật pháp mà không rõ ràng minh bạch, thống nhất, bình đẳng thì càng loạn hơn nữa...
Trả lờiXóa