Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Kiev thừa nhận mất sự ủng hộ của dân miền đông.

Ngày đẫm máu đông Ukraine, 50 người thương vong
TTO - Chiến sự tại trị trấn Mariupol, miền đông Ukraine, tiếp tục kéo dài đến sáng 10-5 với con số thương vong lên gần 50 người. Kiev thừa nhận mất sự ủng hộ của người dân miền đông.

Ảnh: Người biểu tình ở Mariupol trên một xe tăng 
bị quân đội Ukraine bỏ lại ngày 9-5 - Ảnh: Reuters
Báo điện tử Vesti.ua của Ukraine ngày 10-5 dẫn lời Tổng thống tạm quyền Aleksander Turchinov thừa nhận rằng những gì xảy ra tại Mariupol cho thấy lực lượng ly khai được người dân ủng hộ. Ông Turchinov nhận xét điều này sẽ gây khó khăn cho chiến dịch quân sự của chính phủ tại miền đông.

Ảnh MÍT TINH PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC TẠI TP HCM

Hoan hô Việt Nam đã có một cuộc mít tinh chính thức đầu tiên phản đối Trung Quốc kể từ vài thập kỷ nay. Mặc dù đây chỉ là mitting của một Hội nhỏ cấp thành phố (luật gia tp HCM), nhưng được tổ chức chính thức, công khai; đài báo được phép đưa tin, đó đã là một bước tiến tích cực. Mong rằng tới đây sẽ có nhiều bước tiến nữa. Tôi thích tiêu đề bài này có chữ: "Đồng lòng", nhưng tôi không thích "Hy sinh". Chúng ta đừng đồng lòng hy sinh, mà nên "Đoàn kết, trên dưới một lòng, dũng cảm, sáng tạo quyết tâm đấu tranh bảo vệ Tổ quốc". Nghe thanh niên và người có tuổi cùng hô lớn “hi sinh”, "hi sinh", "hi sinh", tôi thấy buồn. Chưa ra trận đã nghĩ tới hy sinh; hy sinh thì làm sao bảo vệ được Tổ quốc.
Đồng lòng hy sinh để bảo vệ chủ quyền
(NLĐO) -Lúc 16 giờ 25 chiều nay, 10-5, tại buổi mít tinh phản đối Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 trái phép vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, ông Võ Văn Thôn, nguyên giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, hỏi "Chúng ta quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Nhưng nước yếu thì lấy gì chiến tranh?" Rất nhiều thanh niên và cả những người có tuổi trong hội trường cùng hô lớn “hi sinh”, "hi sinh", "hi sinh" .
Đúng 16 giờ, bà Đồng Thị Ánh, Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, đã có bài phát biểu đại diện cho Hội Luật gia TP HCM và người dân TP HCM phản bác mạnh mẽ sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc qua việc đặt giàn khoan và huy động các lực lượng tàu, gây hại đến tàu của Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam cũng như xâm phạm đến lãnh thổ Việt Nam.

(32) Sắc mầu cuộc sống và thế giới

Sắc mầu cuộc sống và thế giới

(123) Ảnh vui: Người đẹp qua đường

Ảnh vui

Bí mật cam vắt giá 7.000 đồng ở vỉa hè Sài Gòn

Bí mật cam vắt giá 7.000 đồng ở vỉa hè Sài Gòn
Một ly nước vắt từ cam sành xịn phải bán ít nhất 15.000 đồng mới có lãi. Nhưng vỉa hè Sài Gòn đang ngập tràn những "quán" cam vắt giá chỉ 7.000 đồng/ly. Trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, đặc biệt đoạn gần Đại học Sài Gòn (quận 1, TP.HCM) tập trung nhiều điểm bán cam vắt giá 7.000 đồng/ly. Một đoạn đường khoảng 100 m nhưng đã có 8-9 người bán cam vắt siêu rẻ.

Cam vắt 7.000 đồng trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1) luôn đắt khách. Dù cam được lấy sỉ với giá chỉ khoảng 12.000 đồng, nhưng vẫn rất nhiều nước, ngọt và có màu vàng đẹp mắt. 
Tại nhiều tuyến đường khác ở TP.HCM như Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh), Mạc Đĩnh Chi (quận 1), Trường Chinh (quận Tân Bình), Huỳnh Tấn Phát (quận 7)... cũng xuất hiện những điểm bán cam vắt siêu rẻ. Giá một ly cam vắt bán tại đây chỉ từ 7.000 đến 10.000 đồng. 

Việt Nam sẽ làm gì nếu TQ không rút giàn khoan HD-981?

Việt Nam sẽ làm gì nếu Trung Quốc không rút giàn khoan HD-981?
Theo ông Trần Duy Hải, chủ quyền là vấn đề thiêng liêng với mỗi người dân Việt Nam. Nếu Trung Quốc không chịu rút giàn khoan HD-981, Việt Nam sẽ sử dụng tất cả các biện pháp được quy định bởi luật pháp quốc tế.
Ông Lê Hải Bình - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. (Ảnh: Lương Minh)
Kể từ ngày 2/5, Trung Quốc đã đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương -981 (gọi tắt là HD-981) di chuyển và hạ đặt trái phép vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Vị trí của giàn khoan này nằm cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) 17 hải lý và cách đảo Lý Sơn 120 hải lý.

90 triệu người Việt không thể ngồi nhìn TQ lộng hành

Nhưng nếu mười mấy bác quyền to nhất nước nhất định cứ ngồi nhìn thì sao ?
90 triệu người không thể ngồi nhìn Trung Quốc lộng hành
Có ý kiến cho rằng, phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình vừa qua là “dịu giọng”, “xuống thang”. Nếu suy nghĩ như vậy là hết sức nguy hiểm. 

Từ khi xảy ra sự kiện giàn khoan HD981 đến nay, chưa có biểu hiện nào từ phía Trung Quốc cho thấy họ có thiện chí hòa bình và sẵn sàng rút lui. Ông Trình Quốc Bình - dù nói kiểu gì - cũng bỏ qua dư luận quốc tế để biện bạch rằng giàn khoan HD-981 hoạt động trong vùng biển thuộc lãnh thổ Trung Quốc và họ sẽ “duy trì lợi ích cốt lõi và bảo vệ chủ quyền”.

Trung Quốc - Cường quốc không đồng minh

Trung Quốc - Cường quốc không đồng minh
"...Trong một cuộc trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM năm 2012, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an, cho rằng do bản tính bành trướng quá dữ dội và sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích, Trung Quốc không có đồng minh..."
Vũ lực - biện pháp chủ yếu trong tranh chấp lãnh thổ với láng giềng
Tháng 6 vừa rồi, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển. Trên hành tinh này, thử hỏi Trung Quốc xem có quốc gia ven biển nào không có Luật Biển không? Trung Quốc không có Luật Biển thì họ có bảy đạo luật khác để chi phối, bảo vệ chủ quyền trên biển: Luật Hàng hải, Luật Đường cơ sở, Luật Hải dương... Giờ Việt Nam làm Luật Biển cũng giống như nhà có vườn, người ta phải rào chứ” - Thiếu tướng Lê Văn Cương nói.

Cái giá TQ phải trả cho mưu đồ xâm phạm chủ quyền VN

Cái giá Trung Quốc phải trả cho mưu đồ xâm phạm chủ quyền VN
Theo các chuyên gia quốc tế, Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho việc đặt giàn khoan tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bất kể lợi ích an ninh năng lượng mà họ thu được.
Thượng nghị sĩ McCain khẳng định Trung Quốc phải gánh 
trách nhiệm cho hành động khiêu khích trên Biển Đông. Ảnh: AP.
Ngày 3/5, Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan dầu tại vùng biển cách bờ biển Việt Nam chỉ khoảng 120 hải lý. Đây là vùng biển hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Cũng trong ngày đó, tàu Trung Quốc phun vòi rồng, đâm và làm hư hại tàu cảnh sát biển Việt Nam.

Vỡ Quỹ bảo hiểm, những báo động đáng sợ?

Vỡ Quỹ bảo hiểm, những báo động đáng sợ?
- 6 năm nữa, Quỹ bảo hiểm xã hội sẽ bắt đầu bị thâm hụt. 20 năm nữa, quỹ này sẽ cạn kiệt đến mức âm quỹ. Cơ chế đóng ít, hưởng nhiều, trốn đóng, nợ đọng dồn ứ khiến cho quỹ an sinh xã hội lớn bằng ¼ ngân sách này đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng trầm trọng.
nợ-bảo-hiểm, chây-ì, trốn-đóng-bảo hiểm, bảo-hiểm-xã-hội, bảo-hiểm-y-tế, vỡ-quỹ, tăng-tuổi-hưu, giảm-lương-hưu, hưu-trí, an-sinh
Lương hưu của người già sẽ giảm

'Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế'

'Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế'
"Việt Nam cũng nên đưa Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, cũng như nên đem Trung Quốc ra kiện trước Tòa án Công lý Quốc tế". LTS:  Nhân việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Tuần Việt Nam có bài phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine, Mỹ.
Giàn khoan HD-981, xâm phạm chủ quyền, TQ, bảo vệ biển đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, biển Đông, yêu nước, vòi rồng, kiểm ngư, cảnh sát biển, chủ quyền quốc gia
GS Ngô Vĩnh Long (ảnh trái). Ảnh: HM/ Hiệu Minh Blog
Trong quá trình xâm chiếm các vùng khác nhau trên Biển Đông từ trước đến nay, bao giờ Trung Quốc cũng tính đến thái độ của Mỹ. Vậy việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) vừa rồi có phải là tiếp tục thử thái độ của Mỹ, nhất là trong chuyến đi châu Á vừa rồi Tổng thống Barrack Obama chỉ đi thăm Malaysia và Philippines thuộc những nước tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông?

Ảnh biểu tình chống Tàu tại Sài Gòn

Sài Gòn: Biểu tình trước Lãnh sự quán tàu cộng
Tiếp bước Hà Nội, sáng nay vào lúc 9g30 một cuộc biểu tình chống Tàu cộng xâm lược đã nổ ra trước Tổng lãnh sự quán Tàu cộng tại Sài Gòn. Sau đây là hình ảnh các bạn trẻ gởi về từ đường phố..."

Ảnh biểu tình chống Tàu tại Hà Nội

Hà Nội, 09.05.2014: Biểu tình tại Đại sứ quán Trung Quốc
Bức xúc trước việc nhà cầm quyền Bắc Kinh, đứng đầu là Tập Cận Bình đã điều giàn khoan khổng lồ cắm sâu vào lòng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, nhiều người dân Hà Nội đã kéo đến Đại sứ quán Trung Quốc, 46 Hoàng Diệu, HN để biểu tình phản đối.

Ai đáng sợ nhất?

Ai đáng sợ nhất?
VTô Văn Trường - Anh bạn Nat, mới gửi cho tôi bình luận đúng ra, Trung Cộng bây giờ là đáng sợ nhất, nguy hiểm nhất, khó đối phó nhất từ trước đến nay. Bởi mấy lẽ:
Tham vọng bành trướng của họ lúc nào cũng có, nhưng bây giờ là lúc họ cảm thấy thời cơ của họ đã đến, không chỉ trong phạm vi vùng Đông Nam Á mà trên toàn thế giới. Và điều đó càng kích thích mãnh liệt dục vọng của họ.
Hiện nay, Trung Quốc đang giữ địa vị độc tôn, đứng đầu trong các nước cộng sản. Một vị trí mà họ luôn nhòm ngó, giành giật trong lịch sử (và điều đó không phải là không có ảnh hưởng quan trọng đối với các lãnh tụ cộng sản của Việt Nam).

Liên minh châu Âu lo ngại căng thẳng TQ - Việt Nam

Liên minh châu Âu lo ngại căng thẳng TQ - Việt Nam
(GDVN) - Ngày 9/5, chính quyền Trung Quốc đã đổi trắng thay đen, bẻ cong sự thật, công lý cáo buộc Việt Nam gây ra các vụ va chạm tàu. Trong tuyên bố của mình phát đi ngày hôm qua 9/5, liên minh châu Âu EU) đã bày tỏ quan ngại của mình về sự kiện Trung Quốc đưa dàn khoan HD 981 của mình vào thềm lục địa Việt Nam (trái phép) dẫn đến những căng thẳng tại vùng Biển Đông.
Giàn khoan HD-981 Trung Quốc
Người phát ngôn của bà Catherine Ashton, Đại diện cấp cao EU về Ngoại giao và Chính sách An ninh, nêu rõ rằng hành động đơn phương có thể ảnh hưởng đến bầu không khí an ninh trong khu vực, cụ thể là vụ đụng độ của tàu Trung Quốc (TQ chủ động tấn công tàu Việt Nam) và Việt Nam xuất phát từ việc làm (trái luật) của TQ. 

(122) Ảnh vui: Thể thao dưới băng (?)

Ảnh vui

Nghĩ về khát vọng Hòa Bình: Bởi chiến tranh đâu phải trò đùa

Nghĩ về khát vọng Hòa Bình: Bởi chiến tranh đâu phải trò đùa
Nhân loại đã phải chịu biết bao đau khổ và thấm thía nhiều điều từ chiến tranh.
1. Tôi biết có những quán cà phê biên giới ở Châu Âu mà bạn có thể ngồi trên một chiếc ghế, chân bên này là nước Bỉ, bạn khua chân sang bên kia đã là...Hà Lan. Hay đường biên giới giữa Pháp và Bỉ, cũng vậy, nó lẫn trong khu dân cư yên lành, xen kẽ giữa những ngôi nhà mà những gia đình ở đó là hàng xóm láng giềng thân thiết. Một trong những điều khác biệt có chăng chỉ là… giá xăng. Tôi từng kể điều này trong một bài blog sau chuyến đi Bỉ và Pháp năm ngoái.
Đường biên giới hoà bình giữa Bỉ và Hà Lan. (ảnh Internet).
Vào những ngày này khi biển Đông đang dậy sóng, sao mà tôi thấy nhớ và khao khát những đường biên an bình ấy đến thế.

Liveshow Khánh Ly: Choáng với giá vé tới 12 triệu đồng/cặp

Liveshow Khánh Ly: Choáng váng khi giá vé lên tới 12 triệu đồng/cặp
Sự kiện ca sỹ Khánh Ly về nước biểu diễn sau 39 năm xa quê hương đã gây được sự chú ý của khán giả cũng như giới truyền thông trong suốt 1 tháng vừa rồi.
Và tối qua (9/5), show diễn này đã diễn ra rất thành công tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, bên lề show diễn thông tin làm mọi người phải choáng váng đó là việc "cháy" vé trước giờ diễn khi giá được đẩy lên mức kinh ngạc - 12 triệu đồng/cặp.

Hãy chấm dứt ảo tưởng “mua láng giềng gần”!

Hãy chấm dứt ảo tưởng “mua láng giềng gần”!
Trong không ít những thói hư, tật xấu của người Việt có “truyền thống” từ hàng ngàn năm, “tổ hợp” (tạm gọi vậy) cơ hội, chụp giật, hoang tưởng là một trong những căn bệnh nhiều nguy hại nhất. Thử mở kho tàng tục ngữ, ca dao, thành ngữ ra xem sẽ tìm thấy vô số.
Chẳng hạn, ăn cơm đi trước, lội nước theo sau; trâu chậm uống nước đục; đục nước béo cò; thừa gió bẻ măng; nốt mưa đấy (đái) ra mấn (váy)… Nếu có một sự phân loại, “xếp hạng” để định danh, định tính xem cái suy nghĩ nào là quái đản nhất thì, tôi tin rằng, câu cửa miệng Bán chị em xa, mua láng giềng gần, chắc chắn phải nằm trong top ten những điều đáng phê phán nhất!

Bên trong giàn khoan tỷ đô của Trung Quốc

Bên trong giàn khoan tỷ đô của Trung Quốc
Đây là giàn khoan bán chìm thuộc thế hệ thứ sáu, dài 114 m, rộng 89 m, cao 117 m và nặng 31.000 tấn, có bãi đỗ cho trực thăng. Kích cỡ của nó tương đương với một sân bóng đá. Ảnh: Xinhua 
Giàn khoan Hải Dương-981 (HD-981) thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC), doanh nghiệp lớn nhất nước này trong lĩnh vực khai thác dầu khí. HD-981 được bàn giao cho CNOOC vào năm 2011, sau hơn 3 năm thi công với tổng kinh phí gần một tỷ USD. Ảnh: offshore energy today

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

(31) Sắc mầu cuộc sống và thế giới

Sắc mầu cuộc sống và thế giới

(121) Ảnh vui: Sợ vợ

Ảnh vui

Tình già, chỉ ngồi giữa nhà uống nước?

Tình già, chỉ ngồi giữa nhà uống nước?
TPO - Bây giờ khi đã ở tuổi ngoài 60 và “không may” vương tình trai gái, tôi mới thấm thía xã hội đang bất công với tình yêu của người già như thế nào.
Tôi 61 tuổi, góa chồng đã 5 năm. Khi chồng qua đời, tôi đã 56 tuổi nên không bao giờ nghĩ mình còn có thể dính vào chuyện tình cảm nam nữ nữa, chỉ ở vậy thờ chồng, dựng vợ gả chồng cho các con rồi sau đó là chăm cháu. Từ xưa, tôi đã không thiện cảm với những người có tuổi mà vẫn chưa trót đời, vẫn yêu đương để mang tiếng cho gia đình, ảnh hưởng đến con cái. Nhưng bi kịch đó đã xảy ra với chính tôi.

Kinh tế dân doanh: Tứ bề thọ địch

Kinh tế dân doanh: Tứ bề thọ địch
Kinh tế dân doanh mới phát triển trong khoảng một thập niên trở lại đây nhưng đã chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, bất chấp những khó khăn đến từ môi trường bên ngoài. Tuy vậy, doanh nghiệp dân doanh (DNDD) lại đang chịu nhiều thiệt thòi nhất hiện nay.
Doanh nghiệp dân doanh ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Một Trung Quốc không chịu trưởng thành

Một Trung Quốc không chịu trưởng thành
Nguyễn Vĩnh Nguyên (TBKTSG Online) - Sự việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí vào vùng biển của Việt Nam và điều hơn 80 tàu, kể cả tàu quân sự, chủ động gây hấn với tàu kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam đang là những biểu hiện rất đáng lo ngại cho tình hình biển Đông. Sự việc công khai bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc đã đẩy tranh chấp khu vực này đến một bước ngoặt mới, khi ai cũng hiểu rằng, Trung Quốc xưa nay thường chỉ biết dấn tới, chưa từng chịu thoái lui bao giờ.

Tàu quân sự Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam ở khu vực gần giàn khoan mà Trung Quốc đang tìm cách đặt trái phép trên vùng biển của Việt Nam. Ảnh: TL

Công nhân Việt trộm cắp, ông chủ FDI xanh mặt

Công nhân Việt trộm cắp, ông chủ ngoại xanh mặt
Số vụ công nhân người Việt ăn cắp tại doanh nghiệp FDI ngày càng tăng. Điều này khiến các ông chủ nước ngoài lo ngại, ảnh hưởng mất niềm tin khi sử dụng lao động Việt Nam.
Tang vật vụ án tại Công ty Samsung Electro Việt Nam.
Samsung bi mất cắp linh kiện tiền tỷ
Công an tỉnh Bắc Ninh vừa quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Biên (SN 1992), Lương Thế Đấu (SN 1992), Nguyễn Văn Hoàng (SN 1993), Nguyễn Văn Đại (SN 1990) về tội trộm cắp tài sản.

Bề nổi FDI và câu chuyện “được - mất”

Bề nổi FDI và câu chuyện “được - mất”
Việt Nam gần như không thu được nhiều kỹ năng quản trị cũng như chưa nhận được tác động chuyển giao công nghệ từ các dự án FDI. Năm 2013, Việt Nam chính thức vượt mốc 20 tỷ USD thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một con số đáng mơ ước với nhiều nước đang phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp khó. Tuy vậy, nhiều chuyên gia kinh tế không tỏ ra hào hứng với kỷ lục mới này với quan điểm, chất lượng vốn đầu tư mới thực sự là điều đáng quan tâm.
Hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp tại 
khu công nghiệp Đồng Nai có vốn đầu tư nước ngoài

FDI và nguy cơ phân hóa kinh tế Việt Nam

FDI và nguy cơ phân hóa kinh tế Việt Nam
Trần Văn Thọ (TBKTSG) Tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như thế nào là cả một nghệ thuật! Hình thái liên doanh quá ít và năng lực liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với vốn nước ngoài quá yếu như hiện nay sẽ khiến nền kinh tế bị phân hóa thành hai khu vực độc lập là tư bản trong nước và tư bản ngoài nước, đồng thời bị vốn nước ngoài chi phối.
Sản xuất tại một doanh nghiệp FDI ở TPHCM. Ảnh : Thanh Tao
Ngày nay nhiều nước đi sau xem đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là yếu tố quyết định của thành quả phát triển, do đó có chính sách tranh thủ FDI và thậm chí xem sự tồn tại của FDI là một hiện tượng tự nhiên, một yếu tố giống như các yếu tố khác của nền kinh tế.

Trung Quốc: Đưa tàu chiến vào biển Việt Nam là để 'tự vệ'

Hiện nay Trung Quốc đang tiếp tục điều thêm tàu đến khu vực có giàn khoan. Nhìn tàu Việt Nam bé nhỏ, trang bị thô sơ so với Trung Quốc trong khi các cán bộ, chiến sĩ Việt Nam dũng cảm, kiên cường bám trụ và đấu tranh lại với Trung Quốc, thấy thương và khâm phục quá.

Trung Quốc ngang ngược nói: Đưa tàu chiến vào biển Việt Nam là để 'tự vệ'
Về việc Trung Quốc cử hàng chục tàu và máy bay hộ tống giàn khoan, gồm cả tàu quân sự và hải giám được phía Trung Quốc giải thích là hành động “tự vệ, đảm bảo giàn khoan được tác nghiệp bình thường”. Và Trung Quốc cũng cho rằng "sử dụng vòi rồng là mức độ nhẹ nhất khi va chạm trên biển". 
Lúc 17 giờ ngày 8.5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tổ chức họp báo quốc tế về việc nước này đặt giàn khoan tại Biển Đông (thực chất là đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam) do người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Vụ phó Vụ Báo chí Hồng Lỗi chủ trì.

Báo chí Trung Quốc đang nói gì về tình hình trên Biển Đông?

Không chỉ truyền thông Trung Quốc đang “la làng” lên một cách vô lý mà cả lãnh đạo Trung Quốc (Bộ Ngoại giao) cũng la làng lên là Việt Nam ngang ngược đâm tàu Trung Quốc, cho tàu ra bao vây giàn khoan Trung Quốc, đòi Việt Nam rút hết tàu thì mới chịu đàm phán...
Báo chí Trung Quốc đang nói gì về tình hình trên Biển Đông?
Truyền thông TQ đang “la làng” lên một cách vô lý đòi Bắc Kinh phải có “hành động mạnh mẽ” hơn trên biển Đông trong khi cố tình lờ đi sự ngang ngược trong chính hành động của mình.
Những ngày này, truyền thông Trung Quốc đang “la làng” lên một cách vô lý đòi Bắc Kinh phải có “hành động mạnh mẽ” hơn trên biển Đông trong khi cố tình lờ đi sự ngang ngược trong chính hành động của mình.

Lẽ nào những “chữ vàng” về hữu nghị chỉ còn là hình thức?

Hoan hô báo Dân Trí đã đặt ra câu hỏi này để Đảng và Nhà nước suy nghĩ. Dân thì khỏi phải suy nghĩ vì họ biết từ lâu rồi, chỉ có điều họ không được quyền lo (cho đất nước) mà mọi việc (ở đất nước này) phải để dành cho Đảng và Nhà nước lo, đấy là độc quyền của Đảng và Nhà nước ta.
Lẽ nào những “chữ vàng” về hữu nghị chỉ còn là hình thức?
(Dân trí) - Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD – 981 và nhiều tàu của Trung Quốc vào hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam ngày 1.5.2014 đến nay đã gây phản ứng bất đồng không chỉ từ Việt Nam mà của cộng đồng quốc tế.
Về phía Việt Nam, các cơ quan của Bộ Ngoại giao đã phản đối bằng các hoạt động chính thức, kiên quyết, thẳng thắn, trên cơ sở pháp luật quốc tế và thiện chí hòa bình, hữu nghị đối với Trung Quốc.

(?) Quốc tế phẫn nộ trước sự hung hăng của Trung Quốc

Đọc tin này cho vui, để động viên tinh thần kiểu AQ, chứ quốc tế có mấy nước, mấy tờ báo, mấy hãng đưa tin, mấy nhân vật quan trọng nói và bàn về chuyện biển Đông của Việt Nam. Người ta đang lo chuyện nước người ta, chuyện Ukraine và bao chuyện quốc tế nóng bỏng khác. Đừng nghĩ họ quan tâm đến Việt Nam; hãy tự lo cho bản thân thì hơn.
Quốc tế phẫn nộ trước sự hung hăng của Trung Quốc
Hôm 7/5, các hãng tin thế giới đồng loạt đưa tin về việc tàu Trung Quốc chủ động hung hăng tấn công tàu Việt Nam.
Ảnh blog này đưa để minh họa
Học giả Trung Quốc phản đối
Học giả Lý Lệnh Hoa, một nhà nghiên cứu Trung Quốc nổi tiếng với quan điểm phản bác “đường lưỡi bò” đã viết trên blog cá nhân của ông trên mạng Sina rằng Trung Quốc nên tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong việc di dời giàn khoan trên Biển Đông.

'Nga sẽ không chấp nhận TQ thao túng'

'Nga sẽ không chấp nhận TQ thao túng'
Nga sẽ không chấp nhận để Trung Quốc 'thao túng' ở Biển Đông mặc dù có thể sẽ vẫn tiếp tục tham gia 'diễn tập hải quân' chung với Trung Quốc ở khu vực Biển Hoa Đông gần Nhật Bản, theo một nhà quan sát từ Việt Nam.
Tập trận hải quân Nga - Trung 2013
Tập dượt hải quân giữa Nga và Trung Quốc năm 2013
Nga có thể đã bất ngờ về sự kiện Trung Quốc 'đưa giàn khoan' vào khu vực Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền và động thái ngay trước cuộc 'tập dượt' Nga - Trung có thể hoàn toàn nằm trong một toan tính từ trước của Trung Quốc, theo TSKH Lương Văn Kế từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nhiều nước chỉ trích Trung Quốc trừ đồng chí Putin !

Nga hoàn toàn im lặng trong vụ Trung Quốc đặt giàn khoan ở Biển Đông hiện nay cũng như nhiều vụ trước đó tại Biển Đông là một điều bí ẩn đáng chê trách vì Nga không chỉ có quan hệ lịch sử lâu dài với Việt Nam mà còn coi Việt Nam là đối tác chiến lược. Lẽ ra Nga nên có một số phát biểu, dù là chung chung. Có thể có một số lý do. Từ sau chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới bước vào giai đoạn phát triển khó khăn, tương lai hoàn toàn bất định; nước nào cũng phải lo cho quyền lợi bản thân, đặc biệt là Nga vì Nga liên tục ở thế yếu so với Mỹ và đồng minh của Mỹ từ sau khi Liên Xô tan rã, do đó nước này đang tìm mọi cách phục hồi lại thế và lực của mình tại châu Âu trước khi có thể vươn ra tầm quốc tế. Mặt khác, Việt Nam và khu vực Đông Nam Á cũng không phải là thực sự quan trọng đối với Nga và tình cảm của người Nga hiện nay đối với người Việt Nam chắc chắn đã không còn như trước. Hơn nữa, Nga đang vướng vụ Ukraine nên Putin càng phải hành xử thận trọng trước Trung Quốc. Trong sự kiện Crimea (và Đông Ukraine), Việt Nam không công khai ủng hộ Nga thì cũng đừng mong Nga công khai ra mặt ủng hộ trong sự kiện giàn khoan. Cuối cùng, cũng phải nói rằng nhiều nước, kể cả Mỹ, lên tiếng phê phán Trung Quốc cũng chỉ là võ mồm thôi, chứ khi có chuyện xảy ra, họ sẽ không làm gì, để cả nếu Trung Quốc đụng đến anh bạn Philippines của Mỹ. Quan trọng nhất vẫn là thực lực của bản thân Việt Nam. Nghĩ đến điều này, tôi lại nghĩ đến một nước Việt Nam thống nhất hiện nay; nếu Việt Nam chưa thống nhất thì sức mạnh để đương đầu với Trung Quốc sẽ rất thấp. Đáng tiếc là đất nước thống nhất, nhưng lòng dân không thống nhất, lãnh đạo và dân không thống nhất, người Việt trong nước và người Việt ở nước ngoài không thống nhất. Đoàn kết chỉ là khẩu hiệu.
Nhiều nước chỉ trích Trung Quốc,
Đồng chí Putin đâu rồi?
Việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 bất hợp pháp trong vùng biển của VN đã trở thành vấn đề nóng trong cuộc họp báo nhân chuyến thăm VN của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel.
Tàu Trung Quốc hung hăng dùng vòi rồng 
phun nước tấn công tàu VN trên vùng biển VN

Thị trường và định hướng

Thị trường và định hướng
Nguyễn Vạn Phú (TBKTSG) - Nói đến kinh tế thị trường có lẽ người nói và người nghe đều hiểu như nhau vì dựa vào những nguyên tắc phổ biến như quy luật cung cầu. Thế nhưng khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa thì không được rõ ràng như thế.
Ngay chính Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, khi được hỏi thế nào là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà còn nói: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”. Có thể ý ông nói trước đây đâu đã có mô hình đó - đừng đi tìm nữa mà cứ bắt tay vào làm. Có người hiểu đó là nỗ lực dùng bàn tay hữu hình của Nhà nước để hạn chế những thiếu sót của kinh tế thị trường; có người hiểu đó là định hướng nhằm tìm kiếm sự bình đẳng tương đối trong một mô hình mà bản chất là bất bình đẳng.

“Chủ nghĩa ngoại lệ” trong thể chế kinh tế Việt Nam

“chủ nghĩa ngoại lệ” có thể hiểu một cách đơn giản là sự tự coi mình là trường hợp đặc biệt, tuân theo những nguyên tắc không giống ai. Điển hình của “chủ nghĩa ngoại lệ” ở Việt Nam là cái gì cũng chờ xin "ý kiến của Thủ tướng".
“Chủ nghĩa ngoại lệ” trong thể chế kinh tế Việt Nam
(TBKTSG) - Trong diễn từ nhận Giải Văn hóa Phan Châu Trinh cuối tháng 3 vừa qua, ông Thomas Vallely (người sáng lập Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright tại TPHCM) đã đưa ra nhận xét khá độc đáo rằng “ngoại lệ Việt Nam” đã cản trở mọi cố gắng cải cách giáo dục đại học ở nước ta.
Đi xa chút nữa, trong bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ cuối tuần ngày 10-4 ông còn khẳng định Việt Nam đã cơ bản thất bại trong quá trình công nghiệp hóa vì đã áp dụng “chủ nghĩa ngoại lệ”. Theo ông, “chủ nghĩa ngoại lệ” có thể hiểu một cách đơn giản là sự tự coi mình là trường hợp đặc biệt, tuân theo những nguyên tắc không giống ai. Tôi cho rằng Việt Nam ta có thể là trường hợp điển hình của “chủ nghĩa ngoại lệ” này.

Đến Nhật ăn quán Kayabukiya do khỉ phục vụ

Đến Nhật ăn quán Kayabukiya do khỉ phục vụ
Nằm giữa thủ đô Tokyo đông đúc, phồn hoa, quán Kayabukiya nhỏ bé có cách bài trí bình thường và đơn giản, nhưng khách lại đông nườm nượp. Bán các món ăn truyền thống Nhật Bản và rượu sake nhưng đa phần khách đến đây vì biết tiếng hai “nhân viên” phục vụ đặc biệt tên Astra và Fosse. Thật ra Astra và Fosse là hai chú khỉ do chủ quán Otsuka nuôi trong nhà. Ông Otsuka phát hiện Astra và Fosse rất hay bắt chước động tác của ông nên ông đã huấn luyện chúng thành nhân viên quán, vừa phụ việc vừa giúp vui cho khách.
Quán này đặc biệt do 2 nhân viên phục vụ khỉ đảm trách

(1) Cơ chế hoạt động của một số đồ quanh ta

Cơ chế hoạt động của một số đồ quanh ta
Khóa
Cách phân loại tiền xu

TS Doanh: Có thể cho người Việt vào chơi trong casino

Quý trọng bác Lê Đăng Doanh, nhưng tôi không tán thành quan điểm này của bác. Hiện nay văn hóa của người Việt Nam đang quá thấp và hỗn loạn, những quan niệm đạo đức cũ đã mất gần hết trong khi cái mới chưa định hình; văn hóa xấu lấn át, áp đảo văn hóa tốt; mặt khác thu nhập của người dân còn quá thấp và không ổn định, khác hoàn toàn với Sinapore mà bác Doanh đem ra so sánh. Trong bối cảnh này, mở casino cho người Việt hậu quả xã hội sẽ vô cùng lớn so với ít tiền thuế thu được.
TS Lê Đăng Doanh: Có thể cho người Việt vào chơi trong casino
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, có thể cho người Việt vào chơi trong casino nếu như quản lý tốt và có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ về thu nhập, địa chỉ cư trú... Còn một khi đã mở casino thì chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực. Liên quan đến chủ đề casino đang được Quốc hội và dư luận quan tâm, Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh về vấn đề này.

Một cách hiểu sai về TQ kéo giàn khoan vào biển VN

Một cách hiểu sai về việc Trung Quốc kéo giàn khoan vào biển Việt Nam
(PetroTimes) - Trong 2 ngày, 7 và 8/5, trong khi cả nước đang sục sôi vì hành động bá quyền ngang ngược của Trung Quốc thì trên một số diễn đàn Internet, mạng xã hội lại xuất hiện ý kiến cho rằng: Việc Trung Quốc kéo giàn khoan 981 vào biển Việt Nam là hành động có thể giải thích được.
Giàn khoan 981.
Những người này viện dẫn một số kiến thức từ Công ước quốc tế về biển để cho rằng:

Nếu Việt Nam buộc phải dùng vũ lực tự vệ, Mỹ có ủng hộ?

Nếu Việt Nam buộc phải dùng vũ lực tự vệ, Mỹ có ủng hộ?
(NLĐO)- Cuộc họp báo của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel tại Hà Nội chiều 8-5 xoay quanh vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu tới vùng biển của Việt Nam. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết trong các cuộc hội đàm của ông với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Việt Nam không đưa ra đề xuất Mỹ can thiệp quân sự trong trường hợp xảy ra tranh chấp ở Biển Đông. 
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel. Ảnh: Prokerala
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Hà Nội chiều 8-5, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel liên tục lặp lại quan điểm rằng các bên cần kiềm chế, tận dụng các kênh ngoại giao và chính trị để giảm căng thẳng liên quan tới vụ việc đặt giàn khoan trái phép trên thềm lục địa Việt Nam.

Giàn khoan Trung Quốc HD 981 dưới mắt một chuyên gia về VN

Giàn khoan HD 981 dưới mắt một chuyên gia về VN
Tình hình Biển Đông sôi sục vá có dấu hiệu một cuộc chiến có thể diễn ra sau khi Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan HD 981 vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mặc Lâm phỏng vấn GS Carl Thayer khi ông đang có mặt tại đây theo lời mời của Việt Nam và quan sát các diễn tiến của vụ này. GS Carl Thayer là cố vấn Học viện Quốc phòng Úc và là giáo sư tại đại học New South Wales. 
Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp
(Nguồn nguyentandung.org)
Mặc Lâm: Thưa GS như ông đã biết Trung Quốc vừa ngang nhiên mang giàn khoan HD 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao đã có nhưng lời lẽ chống lại hành động này trong khi Thời báo Hoàn cầu lại lớn tiếng đòi cho Việt Nam một bài học. Ông đang có mặt tại Việt Nam trong thời điểm này vậy GS nhận xét các diễn biến này ra sao?