Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Ai đang hất đi bát nước đầy?

Từ bé mình đã thấy câu nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là không hợp lý. Giờ đây nó càng tỏ ra không hợp lý. Chưa bao giờ vấn đề độc lập tự do lại lớn như bây giờ, khi mà thế giới đã trở nên chật chội, nhung nhúc người, ai cũng cần đất sống nên phải giữ được đất, tức là phải độc lập. Tương tự, văn minh nhân loại đang đòi hỏi quyền tự do cho mỗi người và cộng đồng cao chưa từng có. Vì vậy, phải khẳng định Không có gì quý bằng độc lập tự do” mới đúng. Không thể nói "hơn" như Bác vì như thế sẽ có rất nhiều thứ bằng nhau, chẳng hạn "16 chữ vàng và 4 tốt" với mấy ông lãnh đạo Tàu có thể cũng quý ngang bằng độc lập tự do của cả dân tộc Việt. Tôi đã mấy lần viết về chuyện này, gần đây nhất trong bài này: Còn thời cơ cho hòa bình thì vẫn kiên định. Theo tôi nhớ, Bác Hồ nói câu này ngày 17-7-1966, trong khi đó trong tiểu thuyết "Sống mãi với Thủ Đô" in năm 1961, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cũng đã viết chính 1 câu y thế này.
Ai đang hất đi bát nước đầy?
(Chinhphu.vn) – Người Việt vẫn dặn nhau “ăn ở như bát nước đầy” và trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn thực tâm giữ gìn, thậm chí nâng niu bát nước tình nghĩa ấy. Nhưng đáng tiếc là bát nước đang bị người láng giềng lớn hơn tìm cách hất đi và như một câu nói khác, khi bát nước đã đổ đi thì không thể lấy lại được nữa.
Tại các diễn đàn trong nước và quốc tế, khi nhắc đến mối quan hệ láng giềng Việt Nam-Trung Quốc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng gợi lại cách ứng xử từ bao đời nay của người Việt Nam, hai người láng giềng với nhau, anh lớn hơn tôi, anh không phải với tôi, thì cần nói chuyện với nhau đã, không được thì mới nhờ đến hàng xóm can gián, phân xử, nhưng trước hết phải chiếu vào hương ước vừa có lý, có tình và cực chẳng đã mới phải đưa nhau... ra tòa. Bởi đã mang nhau ra tòa rồi thì cũng như đem bát nước tình nghĩa mà đổ đi vậy.


Việt Nam đã rất nhiều lần khẳng định quan điểm trước hết muốn kiên định, kiên trì bằng con đường trao đổi ngoại giao để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, trước những hành vi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, mà mới nhất là việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt trái phép sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Nhưng “cây muốn lặng mà gió chẳng đừng”. Như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh với báo chí quốc tế, trước thiện chí hòa bình của Việt Nam, câu trả lời của Trung Quốc là ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam. Do đó, Việt Nam đang tính tới mọi giải pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình, kể cả đấu tranh pháp lý, tức là không loại trừ đưa vụ việc ra trước công pháp quốc tế.

Cạnh nhà giàu đau răng ăn cốm…

Người Việt nói “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau” và cười chê thói “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”. Người Việt còn coi trọng, chú ý giữ gìn quan hệ láng giềng với các lân quốc hơn thế nữa, bởi người ta có thể “chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở”, hàng xóm xấu bụng có thể dọn đi nơi khác, nhưng bên cạnh một nước láng giềng lớn mà cứ hay chơi xấu thì phải gồng mình chịu đựng chứ biết dọn đi đâu!

“Cạnh nhà giàu đau răng ăn cốm, gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn”. Chỉ riêng trong vụ giàn khoan Hải Dương 981, đã có rất nhiều những bằng chứng cho thấy Trung Quốc “la làng” như thế nào. Và cũng không ít hơn những bằng chứng khẳng định Việt Nam đã kiên trì, kiên nhẫn tìm cách giải quyết vụ việc bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế ra sao.

Nước nào thể hiện rõ thiện chí đối thoại, hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nước nào ra mặt hung hăng, từ chối đối thoại, phớt lờ những quy tắc của luật pháp quốc tế, tất cả đều đã phơi bày rõ ràng trước con mắt của công luận vốn rất công bằng. Cũng cần nhắc lại rằng, từ năm 2010 đến nay, năm nào Trung Quốc cũng “gây sự” với Việt Nam trên Biển Đông. Vụ giàn khoan Hải Dương 981 đang đẩy Việt Nam đến giới hạn của sự kiềm chế.

Nói đến quan hệ láng giềng, nhiều người hẳn vẫn chưa quên cách ứng xử của Việt Nam trong vụ máy bay của Malaysia mất tích mới đây. Không chỉ nhiệt tình ngay lập tức tham gia tìm kiếm máy bay mất tích theo tinh thần vô tư nhất, Việt Nam còn cho các tàu quân sự của Trung Quốc vào lãnh hải Việt Nam để tham gia công tác cứu hộ cứu nạn. Khi đó đã có không ít ý kiến cho rằng rất cần cảnh giác, dè chừng với đề nghị này của Trung Quốc và cũng rất dễ hiểu vì sao trên thực tế đã có những quốc gia từ chối cho tàu Trung Quốc vào, song Việt Nam đã lựa chọn cách hành xử không chỉ trách nhiệm, nhân bản mà còn hào hiệp và cao thượng, với mong muốn xây dựng lòng tin thực sự giữa hai bên.

Công thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng ra đời với tinh thần hào hiệp như vậy, khi Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bị tấn công quân sự bởi các đồng minh của chính quyền Đài Loan. Hành xử nghĩa hiệp như vậy, nhưng trong các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo, Việt Nam chỉ nhận được những cách đáp trả không hề “chính nhân quân tử”, từ phía người láng giềng lớn.

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

Như một dự cảm, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng tin chiến lược trong quan hệ quốc tế và kêu gọi cần giữ gìn hòa bình, ổn định như một điều kiện tiên quyết cho phát triển, tiến bộ.

Tại diễn đàn Liên Hợp Quốc năm 2013, thay mặt Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng đã nêu rõ: “Bất kỳ hành động hiếu chiến nào đều phải bị lên án, ngăn chặn. Bất cứ nỗ lực ngăn ngừa xung đột nào đều phải được trân trọng, ủng hộ. Còn một biểu hiện dù mong manh của sự sống, người thầy thuốc cũng phải tận tâm cứu người. Còn một tín hiệu dù nhỏ nhoi của hòa bình chúng ta cũng phải tận sức để tránh chiến tranh”.

Và thực tế, trong khi cố gắng để giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông và trong khu vực, Việt Nam cũng đồng thời tính đến những hậu quả khôn lường cho nền kinh tế thế giới nếu xảy ra xung đột, bất ổn ở đây. Dàn khoan Hải Dương 981 không còn chỉ là chuyện của hai người hàng xóm nữa, khi thế giới đã trở nên nhỏ bé hơn rất nhiều trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão. Một quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế như Việt Nam hiển nhiên không thể nào lại là người “gây sự” trước với người hàng xóm của mình.

Người Việt Nam có câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Vì thế Việt Nam biết ơn và không bao giờ quên những gì mà Trung Quốc đã ủng hộ và giúp đỡ. Yếu tố “láng giềng” có mặt cả trong “4 tốt” và “16 chữ ” đã được xác định là phương châm của quan hệ Việt-Trung. Nhưng với Việt Nam, cũng như các quốc gia khác, độc lập, chủ quyền thiêng liêng phải là ưu tiên cao nhất bởi “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khi Việt Nam không có lựa chọn nào khác để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng, thì nói như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam “nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Mà thực chất, “thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc” không phải và không thể là hòa bình, hữu nghị mà các dân tộc trên trái đất này đều mong muốn.

Kêu gọi xây dựng lòng tin ở châu Á, tuyên bố “trỗi dậy hòa bình”, nhưng việc làm của Trung Quốc khác rất xa với những gì Trung Quốc nói và cách hành xử “nói một đằng, làm một nẻo” đã làm mất lòng tin của cộng đồng quốc tế, của các nước láng giềng. Mà mất lòng tin là mất tất cả!

Cuối cùng, nhân nói đến lòng tin, xin nhắc đến một câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng về tình bạn của đại văn hào Nga Lev Tolstoi. Ai trong chúng ta mà chưa từng đọc câu chuyện này lúc còn thơ bé, nhưng vẫn cần phải nhắc lại trong bối cảnh lòng tin dường như đang ngày càng trở nên hiếm hoi hơn, và vì thế, quý giá hơn, trong quan hệ quốc tế: Một anh leo tót lên cây, bỏ mặc anh còn lại với con gấu đói bụng. Khi gấu bỏ đi, anh bạn đã leo lên cây hỏi: Gấu nói gì với cậu thế? Anh kia trả lời: Nó bảo rằng, ai bỏ bạn trong lúc hiểm nguy, hoạn nạn là không tốt…

Kim Tuấn


Với một người cũng như với toàn dân tộc - một dân tộc đã rèn đúc cho mình một giá trị sâu sắc bền vững, một truyền thống quý báu: lòng yêu nước, thì hiển nhiên không có gì quý hơn độc lập tự do.

Phẩm chất cao đẹp này hình thành sâu đậm trong Hồ Chí Minh ngay từ lúc còn thơ ấu, với ảnh hưởng của một vùng quê, một gia đình giàu lòng yêu nước.

Người đã không chỉ tự thấy ở mình mà đã nhìn ra, đã cảm nhận giá trị, phẩm chất cao quý đó trong những người ruột thịt thân yêu, nơi mọi người Việt Nam mà Người thường gọi là đồng bào, những người cùng một nguồn cội, chung một cái bọc của Mẹ Âu Cơ.

Ngay từ năm 1924, Người đã viết “chính nó, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế 1908, nó dạy cho những người cu ly (công nhân) biết phản đối, nó làm cho những người nhà quê (nông dân) chống thuế tạp dịch và thuế muối. Cũng chính chủ nghĩa dân tộc (lòng yêu nước) đã luôn thúc đẩy các nhà buôn Việt Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc, nó đã thúc giục thanh niên bãi khóa, làm cho các nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa”. Người khẳng định “lòng yêu nước (chủ nghĩa dân tộc) là động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của người Việt Nam và giờ đây người ta sẽ không làm gì được cho người Việt Nam nếu không dựa trên động lực đó!”

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, trên đất nước ta các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại, không chấp nhận bế tắc khủng hoảng, với sức mạnh, với động lực đó, Người đi khắp năm châu bốn biển, dấn thân vào những ngày sống vất vả, cực nhọc, bất chấp lao tù, hiểm nguy tìm đường cứu nước. Người đến với Đảng Cộng sản, với chủ nghĩa xã hội vì Người tìm thấy ở đó “cái cần thiết cho chúng ta, con đường giải phóng chúng ta”, con đường đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc.

Cách mạng thành công, kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập, một áng văn mà Người cho là được viết với tâm trạng phấn chấn mừng vui hơn bao giờ hết trong đời, Người kết luận bằng lời thề thiêng liêng:

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Là một người thiết tha yêu hòa bình và hiếu sinh, trong tình hình đã nhân nhượng đến mức cao nhất, nhưng thực dân vẫn lấn tới, Người quyết liệt kêu gọi “chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.

*

**

Ngày 17-7-1966, dưới một tán rừng già ở Trà My, tôi nghe Bác Hồ đọc lời kêu gọi không có gì quý hơn độc lập tự do. Vẫn giọng nói ấm ấp thân thiết mà sao đanh thép quyết liệt xúc động lòng người đến thế.

“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ, không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Lúc này Mỹ đã trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam hơn một năm. Những biểu hiện: phong trào chững lại, một số người phân vân dao động, đây đó có chuyện chạy xà đùa cùng với những câu hỏi lớn râm ran: Mỹ là siêu cường, quân lực mạnh, vũ khí tối tân và hậu cần hầu như vô tận, có đánh được Mỹ không đã lùi dần? Thực tiễn chiến đấu đã khẳng định chúng ta có thể đánh Mỹ và thắng Mỹ, tất nhiên không phải dễ dàng, vui vẻ như một cuộc dạo chơi mà là vô cùng gian nan, ác liệt.

Với trận Núi Thành diệt gọn đại đội Mỹ trong công sự dã chiến trên vành đai Chu Lai (26-5-1965) và Gò Hà diệt gọn đại đội Mỹ trong công sự kiên cố trên tuyến phòng thủ Đà Nẵng (15-10-1965), chúng ta làm nên 8 chữ vàng: Trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ.

Trong chiến tranh Việt Nam, khi mặt đất rung lên và bị cày xới vì bom đạn, khi màu xanh cây cỏ bị giết bởi thuốc độc thì con người không chỉ tan xương nát thịt mà còn bị xúc phạm về nhân cách, về tinh thần, bởi chính điều trớ trêu này: Nhân danh thế giới tự do Mỹ đã đổ sắt thép, lửa và dioxin xuống dải đất này để diệt trừ độc tài cộng sản.

Chính trong những ngày máu lửa ấy, ở rất nhiều thôn xóm của vùng giải phóng Quảng Đà, không có gì quý hơn độc lập tự do đã mau chóng trở thành một khẩu hiệu được thể hiện bằng đủ mọi kiểu chữ, mọi chất liệu. Ban Tuyên huấn Quảng Đà còn phổ biến để mọi cán bộ đều có một mảnh giấy nhỏ in (viết) 9 chữ đó gài trên áo, nơi gần trái tim nhất.

Quảng Nam-Đà Nẵng, nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc, nơi Mỹ vào sớm nhất, đánh phá ác liệt nhất, lại chính là nơi lời Bác không có gì quý hơn độc lập tự do vang truyền nhanh và sâu rộng nhất.

Độc lập, tự do là những khái niệm có hai nội dung, chỉ quyền cơ bản của một dân tộc, một quốc gia và quyền cơ bản của con người, hai nội dung này gắn bó hữu cơ với nhau.

Mở đầu Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945, Bác Hồ từng dẫn một lời bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hó

Source:

2 nhận xét:

  1. Bác Mai cứ đưa những bài báo của bọn NGU HỌC NÀY RA LÀM GÌ. Bảo PR cho Bác Dũng thì thôi còn chấp nhận được. Đưa bài ca ngợi của một VĨ NHÂN CHẾT TỰ TÁM HOÁNH NÀO RỒI MÀ VẪN CÒN THỦ DÂM, TỰ KHOÁI. Số kiếp bọn NÀY SẼ MÃI MÃI NGHÈO ĐÓI VÀ MẠT HẠNG, THẾ THÔI.

    Trả lờiXóa
  2. Hai bác Mai và ND nhận xét rất chính xác.

    Trả lờiXóa