Mỹ, Nhật “tổng tấn công” Trung Quốc
(PetroTimes) – Những hành động ngày một hung hăng, ngang ngược, đơn phương hòng khẳng định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông đã bị các chính khách Mỹ, Nhật thẳng thừng lên án tại Đối thoại Shangri-la đang diễn ra ở Singapore.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Đối thoại Shangri-la 2014
Nhật tuyên bố “hỗ trợ tối đa” cho ASEAN, thách thức Trung QuốcMở đầu cho cuộc “tổng tấn công” Trung Quốc tại cuộc đối thoại thường niên, nơi quy tụ các quan chức và chuyên gia an ninh hàng đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thể hiện một sự thách thức chưa từng có với Bắc Kinh khi tuyên bố Tokyo sẽ “hỗ trợ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Philippines – những nước đang tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông.
“Nhật Bản sẽ hỗ trợ hết sức có thể cho những nỗ lực của các nước ASEAN trong các hoạt động của họ nhằm bảo đảm an ninh trên biển và trên không, và để bảo vệ tuyệt đối tự do hàng hải cũng như tự do hàng không”, Thủ tướng Nhật khẳng định.
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-la – nơi quy tụ các quan chức và chuyên gia an ninh hàng đầu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Thủ tướng Nhật Bản đã nhấn mạnh đến việc tất cả các nước đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ông nêu ra 3 nguyên tắc của luật biển quốc tế là: các quốc gia phải đưa ra tuyên bố chủ quyền dựa vào luật pháp quốc tế và giải thích rõ ràng trước thế giới; các quốc gia không dùng vũ lực hay cưỡng ép để tạo lợi thế cho tuyên bố chủ quyền của mình; các quốc gia phải tìm cách giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Không nêu tên Trung Quốc, nhưng rõ ràng, những phát biểu của ông Abe ám chỉ đến các hành vi gây hấn của Bắc Kinh hòng khẳng định yêu sách chủ quyền đơn phương tại Biển Đông.
Thủ tướng Nhật thẳng thắn khẳng định sự ủng hộ của Tokyo dành cho Việt Nam và Philippines trong giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Trung Quốc.
“Chính phủ của tôi ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Philippines nhằm kêu gọi giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết vấn đề thông qua đối thoại”.
Đồng thời, ông Abe kêu gọi việc sớm thiết lập một bộ quy tắc ứng xử (COC) trên biển giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như việc thực hiện một thỏa thuận năm 2007 nhằm thiết lập một cơ chế tranh xung đột ngoài ý muốn giữa tàu thuyền và máy bay giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Lãnh đạo Nhật Bản tuyên bố Tokyo sẵn sàng giữ một vai trò quan trọng và tích cực hơn từ trước đến giờ để “bảo vệ hòa bình tại châu Á và trên thế giới”.
“Chúng ta đang ở trong một thời đại mà không một quốc gia nào có thể bảo đảm hòa bình riêng của mình chỉ bằng cách riêng của mình. Chính vì Nhật Bản là đất nước phụ thuộc rất nhiều vào hòa bình và ổn định của cộng đồng quốc tế, cho nên Nhật Bản muốn chủ động đóng góp tích cực hơn cho hòa bình thế giới”, Thủ tướng Abe khẳng định.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc “gây mất ổn định” ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
Không ám chỉ Trung Quốc như đồng minh Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel là “chỉ thẳng mặt” Trung Quốc “gây mất ổn định và hành động đơn phương” ở Biển Đông.
“Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã có những hành động đơn phương gây mất ổn định nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền của nước này trên Biển Đông”, AFP dẫn lời ông Hagel phát biểu tại Đối thoại Shangri-la ngày 31/5.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích việc Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh ngăn chặn Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough trên Biển Đông.
Theo ông Hagel, Mỹ không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng Washington “phản đối bất kỳ quốc gia nào có hành động hăm dọa, cưỡng ép hay đe dọa sử dụng vũ lực để củng cố các yêu sách chủ quyền”.
“Mỹ sẽ không thờ ơ khi những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo trật tự quốc tế đang bị thách thức”, ông Hagel tuyên bố cảnh báo Bắc Kinh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng khẳng định: “Để đảm bảo chính sách tái cân bằng được thực hiện đầy đủ, cả Tổng thống Obama và tôi cam kết rằng, bất kỳ sự cắt giảm chi tiêu quốc phòng nào của Mỹ cũng không ảnh hưởng đến các chi phí để thực hiện cam kết của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.
“Bạn bè và các đồng minh của chúng tôi có thể đánh giá chúng tôi qua lịch sử gần bảy thập kỷ qua”.
Ông Hagel cũng hoan nghênh những nỗ lực định hướng và sắp xếp lại lực lượng phòng vệ của Nhật Bản nhằm đóng góp nhiều hơn cho hòa bình khu vực và thế giới.
Mặc dù dùng những từ ngữ rất mạnh để chỉ trích Trung Quốc nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vẫn cho biết, Washington đang tăng cường mối quan hệ quân sự với Bắc Kinh để cải thiện giao tiếp và xây dựng sự hiểu biết.
Trước đó, cũng tại Đối thoại Shangri-la, trả lời phỏng vấn Đài NHK (Nhật) hôm 30/5, Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ cho biết, khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở nên bất ổn bởi vì những hành động khiêu khích và đe dọa của Trung Quốc. Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để đe dọa và tạo áp lực trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, thay vì dùng biện pháp ngoại giao.
Ông Dempsey khẳng định Washington sẽ có phản ứng với chiến thuật hung hăng của Bắc Kinh.
Linh Phương
http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/my-nhat-tong-tan-cong-trung-quoc.html
Ông nêu ra 3 nguyên tắc của luật biển quốc tế là: các quốc gia phải đưa ra tuyên bố chủ quyền dựa vào luật pháp quốc tế và giải thích rõ ràng trước thế giới; các quốc gia không dùng vũ lực hay cưỡng ép để tạo lợi thế cho tuyên bố chủ quyền của mình; các quốc gia phải tìm cách giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Không nêu tên Trung Quốc, nhưng rõ ràng, những phát biểu của ông Abe ám chỉ đến các hành vi gây hấn của Bắc Kinh hòng khẳng định yêu sách chủ quyền đơn phương tại Biển Đông.
Thủ tướng Nhật thẳng thắn khẳng định sự ủng hộ của Tokyo dành cho Việt Nam và Philippines trong giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Trung Quốc.
“Chính phủ của tôi ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Philippines nhằm kêu gọi giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết vấn đề thông qua đối thoại”.
Đồng thời, ông Abe kêu gọi việc sớm thiết lập một bộ quy tắc ứng xử (COC) trên biển giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như việc thực hiện một thỏa thuận năm 2007 nhằm thiết lập một cơ chế tranh xung đột ngoài ý muốn giữa tàu thuyền và máy bay giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Lãnh đạo Nhật Bản tuyên bố Tokyo sẵn sàng giữ một vai trò quan trọng và tích cực hơn từ trước đến giờ để “bảo vệ hòa bình tại châu Á và trên thế giới”.
“Chúng ta đang ở trong một thời đại mà không một quốc gia nào có thể bảo đảm hòa bình riêng của mình chỉ bằng cách riêng của mình. Chính vì Nhật Bản là đất nước phụ thuộc rất nhiều vào hòa bình và ổn định của cộng đồng quốc tế, cho nên Nhật Bản muốn chủ động đóng góp tích cực hơn cho hòa bình thế giới”, Thủ tướng Abe khẳng định.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc “gây mất ổn định” ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
Không ám chỉ Trung Quốc như đồng minh Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel là “chỉ thẳng mặt” Trung Quốc “gây mất ổn định và hành động đơn phương” ở Biển Đông.
“Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã có những hành động đơn phương gây mất ổn định nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền của nước này trên Biển Đông”, AFP dẫn lời ông Hagel phát biểu tại Đối thoại Shangri-la ngày 31/5.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích việc Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh ngăn chặn Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough trên Biển Đông.
Theo ông Hagel, Mỹ không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng Washington “phản đối bất kỳ quốc gia nào có hành động hăm dọa, cưỡng ép hay đe dọa sử dụng vũ lực để củng cố các yêu sách chủ quyền”.
“Mỹ sẽ không thờ ơ khi những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo trật tự quốc tế đang bị thách thức”, ông Hagel tuyên bố cảnh báo Bắc Kinh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng khẳng định: “Để đảm bảo chính sách tái cân bằng được thực hiện đầy đủ, cả Tổng thống Obama và tôi cam kết rằng, bất kỳ sự cắt giảm chi tiêu quốc phòng nào của Mỹ cũng không ảnh hưởng đến các chi phí để thực hiện cam kết của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.
“Bạn bè và các đồng minh của chúng tôi có thể đánh giá chúng tôi qua lịch sử gần bảy thập kỷ qua”.
Ông Hagel cũng hoan nghênh những nỗ lực định hướng và sắp xếp lại lực lượng phòng vệ của Nhật Bản nhằm đóng góp nhiều hơn cho hòa bình khu vực và thế giới.
Mặc dù dùng những từ ngữ rất mạnh để chỉ trích Trung Quốc nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vẫn cho biết, Washington đang tăng cường mối quan hệ quân sự với Bắc Kinh để cải thiện giao tiếp và xây dựng sự hiểu biết.
Trước đó, cũng tại Đối thoại Shangri-la, trả lời phỏng vấn Đài NHK (Nhật) hôm 30/5, Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ cho biết, khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở nên bất ổn bởi vì những hành động khiêu khích và đe dọa của Trung Quốc. Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để đe dọa và tạo áp lực trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, thay vì dùng biện pháp ngoại giao.
Ông Dempsey khẳng định Washington sẽ có phản ứng với chiến thuật hung hăng của Bắc Kinh.
Linh Phương
http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/my-nhat-tong-tan-cong-trung-quoc.html
Sau khi Nhật và Mỹ tố cáo TQ gây bất ổn, BT QP VN so sánh xung đột hiện nay ở biển đông là xung đột trong gia đình. Chắc là VN đang muốn giữ hòa khí với TQ hy vọng TQ rút đi và mọi việc lại êm xuôi.
Trả lờiXóa