Chỉ mình tôi nhìn đời toàn mầu xám ?
Hôm qua có bạn "Nặc danh" viết bình luận trên trang này phê phán tôi nhìn xã hội toàn mầu xám. Tôi rất đồng tình với nhận xét này của bạn, vì so với thời trước năm 1975, thậm chí đến tận trước 1986, tôi đã được sống trong một xã hội tử tế hơn rất rất nhiều. Vật chất lúc đó không có gì đáng kể (và chưa nợ đầm đìa, chưa mất gần hết tài nguyên như bây giờ), nhưng tình người thật mênh mông, biển cả.
Nơi bác sĩ ném thân thể bệnh nhân của mình xuống sông.
Ngay cả những người lãnh đạo hồi đó có sai lầm nọ kia (một phần không kém quan trọng là do bối cảnh, điều kiện lịch sử lúc đó), nhưng cơ bản vẫn là những người ta có tâm với nước, với dân, thật lòng lo lắng tìm cách đưa đất nước tiến lên đúng như di nguyện của Bác Hồ; điều này tôi luôn đề cập tới mỗi khi đi giảng bài cho các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức trung ương và địa phương về quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Tôi quý trọng họ vì họ làm việc thực sự, không "nhẫn", không "thiền" trước khó khăn. Để phát triển kinh tế, xã hội, họ lắng nghe các ý kiến trái chiều, tôn trọng, tranh luận với các nhà khoa học, mời chuyên gia Liên Xô sang dạy (ngay từ năm 1976) và bản thân họ đến học rất nghiêm túc. Nhờ đó mới có quá trình đổi mới bắt đầu từ năm 1979 và cao điểm là từ năm 1986.
Tôi thèm muốn những cảnh ngày xưa biết bao, lúc đó dù là đang chiến tranh, ở Hà Nội cũng như ở nơi sơ tán, đói ăn, thiếu mặc nhưng cuộc sống tràn ắp tiếng cười, sự yêu thương, đùm bọc. Giờ đây, còn gì nữa đâu...
Tôi thèm muốn những cảnh ngày xưa biết bao, lúc đó dù là đang chiến tranh, ở Hà Nội cũng như ở nơi sơ tán, đói ăn, thiếu mặc nhưng cuộc sống tràn ắp tiếng cười, sự yêu thương, đùm bọc. Giờ đây, còn gì nữa đâu...
Tuy nhiên nếu theo dõi báo chí công khai, theo dõi hoạt động của nghị trường, như bài mới nhất dưới đây trên vnn, các bạn thấy ngay cả các ĐBQH, công khai tại Hội trường QH, đã tố cáo xã hội nước ta toàn mầu xám, kinh tế thì họ đã nói quá nhiều, quá rõ rồi, còn xã hội thì "suy thoái, tha hóa đạo đức xã hội đã đến tột cùng; tội phạm giết người ngày càng man rợ, diễn ra trong gia đình, sẵn sàng giết người thân, người trong cộng đồng...". Và quan trọng hơn, theo chính các ĐBQH, Chính phủ vẫn đánh giá “trong nước tình hình chính trị - xã hội ổn định” và "chưa có giải pháp để thoát ra".
Nếu như xem văn hóa là cái gốc, hỏng từ văn hóa sẽ dẫn tới hỏng toàn diện xã hội, “có thể vực dậy kinh tế suy thoái trong 3 năm hoặc 5 năm nhưng vực dậy suy thoái đạo đức xã hội chắc phải mất cả một thế hệ”, thì làm sao có thể không lo lắng cho cuộc sống của các thế hệ con cháu chúng ta sau này; khi đó chúng sẽ là 100-130 triệu người sống chen chúc trên mảnh đất chữ S chật hẹp này.
Rất tiếc sau khi viết nhận xét trên, bạn "Nặc danh" lại thêm một số câu liên quan tới chính trị nên tôi phải xóa đi. Mong bạn thông cảm.
Vực dậy suy thoái đạo đức đang làm mất cả thế hệ
Thảo luận ở tổ ngày 24/10 về kinh tế - xã hội, các ĐBQH đặc biệt lo lắng tình trạng suy thoái đạo đức xã hội. Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an (ĐBQH Hà Nội) cho biết tác động của suy thoái kinh tế đối với vấn đề an ninh hiện đang phức tạp.
Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an: Tác động của suy thoái kinh tế đối với vấn đề an ninh hiện đang phức tạp
ĐB Huỳnh Minh Thiện (TP HCM) thì nêu thực trạng người dân rất bức xúc khi đạo đức xã hội đang xuống cấp nghiêm trọng và đây là một trong những vấn đề nóng nhất trong các buổi tiếp xúc cử tri.
Ông Thiện dẫn chứng: Tội phạm giết người ngày càng man rợ, diễn ra trong gia đình, sẵn sàng giết người thân, người trong cộng đồng, từ đó tạo thành một xã hội bất an. Tội phạm kinh tế thâm nhập vào làm hàng gian, hàng giả, an toàn thực phẩm … dẫn đến coi thường tính mạng người dân.
Từ đây, ông chỉ rõ mối nguy do suy thoái đạo đức gây ra: “Chúng ta có thể vực dậy kinh tế suy thoái trong 3 năm hoặc 5 năm nhưng vực dậy suy thoái đạo đức xã hội chắc phải mất cả một thế hệ”.
Theo ông, nguyên nhân không chỉ là sự giáo dục, tuyên truyền mà một phần từ kỷ cương, phép nước chưa nghiêm.
Chưa có giải pháp
Trung tướng Đỗ Kim Tuyến băn khoăn, hiện chưa có giải pháp chống suy thoái đạo đức xã hội.
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm
Điều này có lẽ đã thể hiện ngay trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội vừa được trình bày trước QH trong phiên khai mạc.Đọc báo cáo này, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Phạm Khánh Phong Lan đánh giá những nội dung về văn hóa xã hội chiếm một phần hết sức khiêm tốn so với kinh tế.
“Do quan điểm chúng ta không đề cao phần này, chúng ta coi nó không quan trọng hay trình độ của chúng ta hạn chế không thể nào tổng kết được trong lĩnh vực này chứ tôi nghĩ trong lĩnh vực này có rất nhiều vấn đề cần phải xem xét”, bà Lan cho hay.
Đồng quan điểm trên, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nói “lòng dân bây giờ bất ổn trên nhiều góc độ. Những cái không công bằng, không minh bạch trong chính sách làm cho người dân không tin tưởng”.
“Vậy nhưng báo cáo của Chính phủ lại đánh giá “trong nước tình hình chính trị - xã hội ổn định”. Đánh giá một câu chung như thế đúng nhưng nếu không thấy những yếu tố bất ổn ở trong lòng cái ổn định đó thì giống như chúng ta ngủ mê”, bà Tâm nhấn mạnh.
C.Quyên - T.Lâm - X.Linh - Ảnh: L.A.Dũng
(VNN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét