Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Cập nhật Danh sách ban lãnh đạo mới của Nhà nước Lào - National Assembly approves state leaders

Cập nhật Danh sách ban lãnh đạo mới của Nhà nước Lào: Mr Asang Laoly, Dr Thongloun Sisoulith, Lieutenant General Douangchay Phichit and Mr Somsavat Lengsavad remain Deputy Prime Ministers. Dr Thongloun and Mr Douangchay also remain Minister of Foreign Affairs and Minister of National Defence respectively.

Laos National Assembly approves state leaders

The National Assembly (NA) has approved the appointment of Party Secretary General Choummaly Sayasone as President of Laos for a second term.

National Assembly President Ms Pany Yathortou gives a speech at the first session of the Seventh Legislature.
--Photo Khamphanh
Confirmation of his appointment came during the opening ceremony of the First Session of the Seventh National Assembly in Vientiane yesterday.

Meanwhile, Mr Bounnhang Vorachit was approved to serve as Vice President before the session approved the appointment of Ms Pany Yathortou as National Assembly President and Mr Thongsing Thammavong as Prime Minister of Laos.

Những ai đang thao túng thế giới? (phần 2)

Những ai đang thao túng thế giới ? (Phần 2)

15-06-2011 08:00
Những ai đang thao túng thế giới ? (Phần 2)
David Rothkopf.
Có đem mang bắn hết giai cấp thống trị thì cũng chả giải quyết điều gì. Cái này thuộc về lỗi hệ thống, hơn nữa tính phân biệt đẳng cấp chúng ta đã có sẵn ở trong gien, sự tiến bộ của khoa học công nghệ lại nhân cấp lên thêm. Trớ trêu ở chỗ công nghệ càng phát triển thì lại đưa đẩy tất cả nhân dân cần lao trên hành tinh này vào chế độ nô lệ tệ hại hơn cả thời kì nô lệ cổ đại.

Những ai đang thao túng thế giới? (phần 1)

Những ai đang thao túng thế giới?

11-06-2011 08:00
Những ai đang thao túng thế giới?
Ảnh minh họạ. Nguồn Internet
Nếu có thời gian và điều kiện xin mời các bạn đọc qua cuốn sách “ Giai cấp siêu đẳng hay là tầng lớp siêu quyền lực toàn cầu định hình lại thế giới” .Tác giả David Rothkopf trong cuốn sách miêu tả về môi trường mà ông ta quen thuộc.
Với vai trò chủ tịch công ty tư vấn quốc tế Garten Rothkopf, cựu giám đốc hiệp hội  Kissinger Associates, chủ sở hữu sau này của  hãng Intellibridge, bản thân ông không những chỉ quen thuộc các địa danh của nhóm nhỏ những người siêu giàu có hay lui tới tụ tập và ra những quyết định về mọi hoạt động của thế giới mà còn quen biết trực tiếp với nhiều người trong số họ. 
Cuốn sách vô cùng cuốn hút, hay chính xác hơn mang lại cho người đọc sự tự tin.Trên thực tế,tác giả không nói điều gì mới,nhưng đó lại chính là điều hấp dẫn của cuốn sách.Tác phẩm ấy nói những điều mà nhiều người đọc cũng có thể nói rằng mình cũng viết được vậy nếu biết sắp xếp tốt các  ý tưởng rải rác, phân tán.Tác phẩm là sản phẩm của bộ óc giống như bộ óc của độc giả,nhưng hơn nhiều về năng lực ... Tự nhiên ta thức tỉnh được một điều rằng những cuốn sách tuyệt nhất là những cuốn nói cho độc giả những điều mà họ đã biết.

Thử nghiệm mô hình dự báo kinh tế ngắn hạn

Thử nghiệm mô hình dự báo kinh tế ngắn hạn
Khánh An
(baodautu.vn) Tốc độ tăng trưởng GDP sẽ khoảng 5,3%, với tỷ lệ lạm phát 16,9% là dự báo cho nền kinh tế Việt Nam năm 2011 theo mô hình kinh tế lượng vĩ mô ngắn hạn mà Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Việt Nam (CIEM) đang thử nghiệm trên số liệu theo quý.
Dự báo này được xây dựng trên các giả thiết rằng, so với năm 2010, VND mất giá 14% so với USD; GDP của các đối tác thương mại chủ yếu tăng 5%; giá nhập khẩu (theo USD) tăng 3%; cung tiền tăng 16%; lãi suất cho vay duy trì ở mức 20 - 22%; chi đầu tư từ ngân sách theo giá so sánh sẽ thực sự cắt giảm trong quý III và quý IV theo yêu cầu của Nghị quyết 11/NQ-CP.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Lý thuyết về sự tăng trưởng và các lý thuyết sau đó

Tài liệu cũ:
Lý thuyết về sự tăng trưởng
và các lý thuyết sau đó
Robert M. Solow - Bài diễn thuyết đoạt giải.
Phiên Dịch: Hồ Phương Nga
Tôi đã được kể rằng tất cả mọi người đều có những giấc mơ, nhưng một vài người có thói quen quên chúng ngay trước lúc tỉnh dậy. Điều này dường như cũng xảy ra với tôi. Bởi vậy tôi không biết liệu tôi đã bao giờ mơ thấy được nói bài diễn thuyết này chưa. Tôi biết rằng tôi đã ở trong căn phòng này trước kia nhưng đó là trong cuộc sống thực khi tôi đang thức. Nếu tôi đã từng đọc bài diễn thuyết này trong giấc mơ của tôi, thì chắc chắn đề tài sẽ là lý thuyết vể sự tăng trưởng kinh tế. Tôi được nhắc nhở rằng chủ đề của bài diễn thuyết nên "về hoặc liên quan tới nghiên cứu đã được giải thưởng". Điều đó là rất rõ ràng. Nhưng tôi thậm chí không cần mất thời gian với cụm từ "có liên quan tới". Lý thuyết về sự tăng trưởng chính xác là những gì tôi muốn nói: bởi vì chính bản thân nó, vì những thành tựu của nó, và vì những lỗ hổng vẫn còn phải tiếp tục được lấp và đây cũng là dịp để truyền bá một vài tư tưởng về bản chất của những nghiên cứu kinh tế vĩ mô mang tính lý thuyết cũng như những nghiên cứu mang tính thực tế.

Tranh 3D trên đường phố (phần 4)

Thế giới thực ảo đan xen trong tranh 3D ấn tượng

Bằng cách phối ánh sáng và góc nhìn hợp lý, các nghệ sĩ khiến người xem như đang đứng trong những quang cảnh hùng vĩ thực sự.

Tranh 3D trên đường phố (phần 3)

Những tác phẩm 3D ngoạn mục khắp thế giới

"Ảo ảnh đường phố" hay "trò đùa của con mắt" là các cụm từ thường xuyên được dùng để mô tả nghệ thuật vẽ tranh tạo cảm giác không gian ba chiều. Tranh 3D chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng vẫn được nhiều người biết đến nhờ việc được chụp ảnh lưu giữ lại.

Tranh 3D ở Moscow (Nga).

Tranh 3D trên đường phố (phần 2)

Loạt video về nghệ thuật tranh 3D đường phố

Nghệ thuật "ảo ảnh đường phố" là phương pháp sơn, vẽ lên mặt đường có diện tích lớn để tạo ảo giác cho người xem về một khung cảnh khác.

Erik Johansson, một họa sĩ người Thụy Điển, trưng bày tác phẩm nghệ thuật về một vực thẳm nằm giữa thủ đô Stockholm. Ông đã một mình hoàn thiện bức tranh 3D khổng lồ này và trưng bày nó từ ngày 7 đến 12/6. (Xem video)

HỊCH YÊU NƯỚC

HỊCH YÊU NƯỚC
Tác giả: Khuyết danh

Ta thường nghe:
Trần Quốc Toản tay không mà bóp cam ra bã, hận mình không đủ tuổi giúp nước. Thiếu niên Võ Thị Sáu thân là nữ nhi lại khiến giặc Pháp ngước nhìn kinh sợ. Anh hùng Kim Đồng, hi sinh ở tuổi 14 để bảo vệ cán bộ cách mạng. Rõ ràng từ xưa đến nay, yêu nước đâu cần đứng tuổi. Anh hùng từ thuở thiếu niên, thời nào chẳng có. Ta cùng các ngươi vốn là tri thức trẻ; những chuyện trên đều đã nghe qua. Ấy vậy mà không biết lấy điều tốt làm gương, cứ mãi đắm chìm trong mộng ảo tầm thường.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Nghe lại những bài ca không quên về biển đảo

Nghe lại những bài ca không quên về biển đảo

Tình yêu lính đảo (Nguồn: Internet)
 
Những ngày này, khi nghe lại những bài hát về chủ đề biển đảo, ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước cũng như tôn vinh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển trời Tổ quốc, hẳn ai nấy đều cảm thấy xúc động bồi hồi. Đã từ lâu, đề tài biển đảo đã luôn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ nhạc sĩ, chắp cánh cho những bản nhạc, lời ca bất hủ, đi sâu vào lòng người. Một trong những bài hát hay nhất về đề tài biển đảo phải kể tới “Biển hát chiều nay” của nhạc sĩ Hồng Đăng, nguyên Phó Tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam. Lời ca đượm chất thơ, nghe dạt dào như tiếng sóng biển: “Chân trời rất xanh gọi nắng xôn xao/Con thuyền rất vui, và gió hát ngọt ngào”, rồi trở nên da diết “Ơi biển Việt Nam, ơi sóng Việt Nam/Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng” và cuối cùng là thủ thỉ, tâm sự “Biển xanh vẫn nhắc những lời yêu thương/Biển lại hát tình ca, biển kể chuyện quê hương”...

Tamed Tigers, Distressed Dragon - How Export-Led Growth Derailed Asia’s Economies

Tài liệu cũ:

Foreign Affairs
July/August 2009
 
Tamed Tigers, Distressed Dragon
How Export-Led Growth Derailed Asia’s Economies
  Brian P. Klein and Kenneth Neil Cukier
Brian P. Klein is a Council on Foreign Relations International Affairs Fellow based in Japan. Kenneth Neil Cukier is the Tokyo Business and Finance Correspondent for The Economist.

Kinh tế học, vì sao nên nỗi? (How Did Economists Get It So Wrong?)

Tài liệu cũ:
Kinh tế học, vì sao nên nỗi?

Chủ quan khi bão manh nha hình thành. Hoảng loạn khi bão ập đến. Chia rẽ về cách khắc phục hậu quả cơn bão. Đó là kết quả gần ba thập kỷ lạc lối của kinh tế học.
Xin giới thiệu chùm bài viết “How Did Economists Get It So Wrong?” của Giáo sư Paul Krugman (kinh tế gia đoạt giải Nobel kinh tế năm 2008) đăng trên báo The New York Times tháng 9/2009. Với góc nhìn của người trong cuộc, với trình độ của một trong những kinh tế gia hàng đầu thế giới, G.S Paul Krugman đã cung cấp cho chúng ta những thông tin có giá trị và thú vị về kinh tế học, những luận điểm quan trọng và phản biện sâu sắc từ bên trong giới học thuật kinh tế, ra đến những thành công và thất bại của thực tiễn vận hành nền kinh tế.  Hy vọng, đây là món quà có ý nghĩa cho những người yêu thích kinh tế học. Nhân dịp năm mới, kính chúc Quý độc giả an khang - thịnh vượng.

Cuộc đại suy trầm trọng 2008, một trở ngại địa chính trị cho Phương Tây

Tài liệu cũ:
Cuộc đại suy trầm trọng 2008, 
một trở ngại địa chính trị cho Phương Tây
Roger C. Altman
Roger C. Altman là Thứ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kì trong thời kì 1993-1994. Mặc dù bài tiểu luận sau đây phân tích những thất bại của hệ thống tài chính Phương Tây, nhưng nó cũng vẽ ra viễn cảnh của sự phân bố quyền lực địa chính trị (geopolitical powers) trong tương lai có thể tiên đoán được, sự thể này sẽ diễn ra như là một hệ quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đang phơi bày những yếu kém của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do từng được Hoa Kì và Phương Tây cao rao hàng chục năm nay. Trong bối cảnh này, Trung Quốc, trong tay vẫn còn một lượng tiền dự trữ (nhờ quá trình thặng dư mậu dịch) đến những 2000 tỉ đôla và vẫn giữ độ tăng trưởng GDP ở mức cao, sẽ là con hùm có cánh trên bàn cờ địa chính trị thế giới. Trong khi Hoa Kì và Phương Tây đang co cụm để lo đối phó những vấn đề kinh tế nội bộ, thì đây là lúc Trung Quốc thênh thang lùng sục tài nguyên thiên nhiên qua các thỏa ước song phương kí kết với các chế độ độc tài Á-Phi. Là người Việt Nam chắc hẳn chúng ta không còn mơ màng tự hỏi, đất nước chúng ta đang ở dưới thế lực địa chính trị nào đây?

Khủng hoảng kinh tế hiện nay: Phân tích và khuyến nghị từ lý thuyết kinh tế trường phái Áo

Tài liệu cũ của tôi:
Khủng hoảng kinh tế hiện nay: 
Phân tích và khuyến nghị từ lý 
thuyết kinh tế trường phái Áo

Đinh Tuấn Minh
Đâu là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế? Làm thế nào để đối phó với khủng hoảng? Đây là những câu hỏi được quan tâm hàng đầu hiện nay bởi tất cả các giới ở Việt Nam, từ những nhà nghiên cứu kinh tế, những nguời làm chính sách, cho tới hầu hết các cá nhân tham gia vào nền kinh tế. Mối bận tâm này xuất phát từ những bất ổn từ cả bên ngoài và bên trong Việt Nam.

Không để chỉ số tăng trưởng GDP làm lạc hướng chúng ta

Tài liệu cũ của tôi:

Không để chỉ số tăng trưởng GDP
làm lạc hướng chúng ta

Cần xây dựng nhiều chỉ số phản ánh chất lượng của nền kinh tế
Tuy còn nhiều khiếm khuyết, GDP vẫn là một phát kiến quan trọng của kinh tế học hiện đại và là một trong những chỉ số then chốt giúp ta hình dung về thực trạng nền kinh tế để có biện pháp thích hợp điều khiển nó. Điều quan trọng là bên cạnh cái chỉ số rất dễ đánh lạc hướng chúng ta đến mức từng bị kết tội là "lá chắn che chở cho hành vi hủy hoại sinh môi" này, cần phải xây dựng và sử dụng những chỉ số an ninh kinh tế, chỉ số an sinh xã hội, chỉ số bảo vệ môi trường, chỉ số năng suất lao động, v.v... Và ở một nước đang phát triển như Việt Nam, trong khi dùng chỉ số GDP cho tương đồng với các nước đã phát triển, chỉ số GNP vẫn còn cần thiết và nhất thiết phải được nhắc đến trong những báo cáo vĩ mô về nền kinh tế đất nước.

Khai thác Bauxite Tây Nguyên: "căn bệnh Hà Lan" hay là "lời nguyền rủa mang tên Tây Nguyên?

Tài liệu lưu cũ của tôi:

Khai thác Bauxite Tây Nguyên:
"căn bệnh Hà Lan" hay là
"lời nguyền rủa mang tên Tây Nguyên?
 Phạm Minh Ngọc
Từ khá lâu rồi, chính xác là từ những năm 60 của thế kỉ trước các nhà khoa học đã nhận thấy hậu quả nghiêm trọng về chính trị và kinh tế mà các nước giàu tài nguyên thiên nhiên có thể gặp. Họ gọi đấy là “căn bệnh Hà Lan” hay là “lời nguyền rủa của tài nguyên” để mô tả quá trình suy sụp của ngành công nghiệp, hậu quả của những khoản thu nhập to lớn bất thình lình đổ về từ việc xuất khẩu nguyên liệu, nhiên liệu thô, tức là xuất khẩu những nguồn tài nguyên không thể tái sinh được. Thomas L. Friedman viết: “Tại những nước bị “bệnh Hà Lan” đồng nội tệ tự nhiên tăng giá đột ngột vì nguồn ngoại tệ chảy vào từ việc bán dầu hoả, vàng, khí đốt, kim cương hay các nguồn nguyên liệu khác. Kết quả là: hàng công nghiệp xuất khẩu không còn khả năng cạnh tranh còn hàng nhập khẩu thì xuống giá trông thấy. Người dân rủng rỉnh tiền trong túi, bắt đầu đổ xô đi mua hàng nhập khẩu, nền công nghiệp trong nước chết yếu - đấy chính là quá trình suy sụp của nền công nghiệp. Thuật ngữ “lời nguyền rủa của tài nguyên” cũng ám chỉ quá trình này, cũng nói về sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến đời sống chính trị của đất nước, ảnh hưởng đến những ưu tiên về đầu tư và ưu tiên trong lĩnh vực giáo dục. Vấn đề lúc đó sẽ là: ai có quyền vặn “van dầu” và ai được chia bao nhiêu phần của cái bánh chứ không phải là làm thế nào bảo đảm được khả năng cạnh tranh hữu hiệu, sáng kiến và sản xuất ra hàng hoá thực cho nhu cầu tiêu dùng thực nữa”. 

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

GDP của Việt Nam theo cân bằng sức mua

GDP của Việt Nam theo cân bằng sức mua
Năm 1990-1991, cùng với PGS, TSKH Nguyễn Văn Quỳ, chúng tôi là những người đầu tiên đã thử tính GDP theo so sánh sức mua (PPP) cho nền kinh tế VN. Kết quả nghiên cứu đã được in thành 1 chuyên san thông tin khoa học năm 1991 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, khoảng 100 trang. Nghe tin A Quỳ đã mất năm 2010, tôi vô cùng thương tiếc anh và mỗi khi đọc tài liệu về chủ đề này, bao giờ tôi cũng nhớ đến anh. 
So sánh thu nhập bình quân đầu người năm 2005
 của một số nền kinh tế (Nguồn: WorldBank)
Ngày 17/12/2007, Ngân hàng Thế giới đã công bố lại tính toán về tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên cơ sở cân bằng sức mua (PPP - Purchasing Power Parity) cho các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo đó, GDP của Việt Nam năm 2005 tính bằng PPP đã được điều chỉnh giảm 30% từ 255,6 tỷ USD xuống còn 178,1 tỷ USD. Tương ứng, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP năm 2005 là 2.142 USD, chứ không phải là 3.076 USD như đã công bố trước đây.

Some Developments in Economic Theory Since 1940

Tài liệu cũ của tôi (tôi chưa biết
cách đưa file pdf lên trang này:
Some Developments in
Economic Theory Since 1940:
An Eyewitness Account

Kenneth J. Arrow
Department of Economics, Stanford University, Stanford, California 94305;
email: arrow@stanford.edu

Key Words: econometrics, general equilibrium, uncertainty, dynamics, information
Abstract: Any psychologist who has studied eyewitness accounts knows first of all how unreliable they are. I therefore submit this informal account of some developments in economic theory without research, just as a set of recollections. It is also not an autobiography, nor asystematic account of my own work. Rather, I consider primarily those developments in economic theory that have had both general interest in the field and special concern forme. For example, as social choice theory is still a specialized field, I am not going to discuss it at all. Further, as it has turned out, I emphasize the developments of technique, although to some extent I refer to some of the underlying visions of the economy to which they are applied. To evaluate my eyewitness testimony, I give the reader some idea ofmy background and, in particular, the path that led me to be an economist and that has influenced my work and my perception of the development of economics in general. (As my friend Paul David keeps on reminding me and the rest of the world, all development is path-dependent.) I then followupwith  four major aspects of economic research in the last 60 years, the period of my scholarly activity. One, econometric methodology and practice, is of such fundamental importance that it cannot go unnoticed, although I played no role in it. With the other three, general equilibrium, dynamic processes, and uncertainty and information, I was more intimately involved.