Khái niệm 'Hán nhân' và 'Hán tộc' mới định hình đầu thế kỷ 20
31 tháng 8 2019 - Nhưng trên thực tế, khái niệm 'Hán nhân', 'Hán tộc' và 'chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa' cũng chỉ mới có gần đây. Đó là giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu 20, khi các trí thức như Lương Khải Siêu, Uông Tinh Vệ, Trần Thiên Hoa... cố xây dựng định nghĩa 'Hán tộc' cho nhu cầu chính trị. Các khái niệm họ nêu ra hoàn toàn không mang tính khoa học mà chủ yếu là phản ứng trước tình trạng lạc hậu, bế tắc của Trung Hoa. Họ đau lòng trước nỗi nhục mất chủ quyền, đổ lỗi cho nhà Thanh và muốn dùng cả thuyết Darwin xã hội (mạnh được yếu thua) để thổi lên lòng yêu nước của dân. Trong 'Constructing Nationhood in Modern East Asia' (Tạo dựng dân tộc tính ở Đông Á hiện đại), Kai‐wing Chow, Kevin M. Doak, và Poshek Fu đã mô tả kỹ lưỡng quá trình này.Các trang mạng xã hội Việt Nam đôi khi lại rộ lên tranh luận về nguồn gốc người Việt, nhấn mạnh đến sự khác biệt cả về văn hóa và thậm chí 'di truyền' với Hán.
Theo cuốn sách này và các bài viết của Kevin Doak (Georgetown University), thì 'dân tộc tính' xây dựng trên quan điểm có một dân tộc Hán, là hiện tượng rất mới.
Từ thời xưa, các triều đại Trung Hoa đã nhấn mạnh đến vị trí trung tâm của họ, và nền văn minh Hoa Hạ.
Dư âm thời thịnh trị Hán (trên 200 năm, tương đương với Đế chế La Mã) và Đường (thế kỷ 7-8) để lại khái niệm Hán nhân (người dùng chữ Hán), hoặc Đường nhân (Tangren) mà các cộng đồng Hoa hải ngoại vẫn dùng.
Cả hai khác niệm này đều mang tính tự tôn văn hóa.
Người Việt gọi tên người TQ bằng mà danh xưng cùng tên với triều đại.
Thời Lý thì với người Việt Nam, cư dân của đế quốc phương Bắc là 'người Tống'.
Thời Minh, Lê Lợi khởi nghĩa là chống Minh, thắng lợi và trục xuất hết 'người Minh' về nước.
Nhà Nguyễn đối phó với 'người Thanh' và nhìn chung trước khi có cái tên Việt Nam, cư dân quốc gia này xưng là 'người Nam' đối lập với 'người phương Bắc'.
Nhưng sau khi tộc Mãn chinh phục toàn Trung Quốc và các vua Thanh tự xưng là hậu duệ xứng đáng nhất của Khổng Tử để chiếm đoạt luôn cả di sản tinh thần Trung Hoa, thì trí thức Trung Quốc gặp khủng hoảng.
Tiếp đó, người Phương Tây đã đem tới châu Á các định nghĩa về dân tộc và chủng tộc.
Ghét 'Mongoloid' nhưng vẫn nhận là con cháu Hoàng đế
Theo cuốn 'Constructing Nationhood in Modern East Asia', vào cuối thế kỷ 19, thuyết Darwin xã hội (Social Darwinism) du nhập vào Trung Quốc, gây chấn động.
Thuyết này, nay bị coi là phản động, cho rằng thế giới là môi trường để các tộc người giành ngôi thống trị, và chủng tộc da trắng đã thắng thế.
Học thuyết này bào chữa cho chủ nghĩa đế quốc, phân biệt chủng tộc của Phương Tây nhưng lại được Nhật Bản ngưỡng mộ và làm theo.
Nhật Bản tự coi mình 'cao quý' hơn các nước châu Á láng giềng.
Các trí thức Trung Quốc, gồm nhiều người du học ở Nhật, cũng muốn đề cao dân tộc mình để đuổi nhà Thanh và xây dựng quốc gia hùng cường.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Nhưng điều đầu tiên họ cần làm là định nghĩa người Trung Quốc là chủng tộc gì, dân tộc gì?
Năm 1903, Uông Tinh Vệ đặt câu hỏi:
"Trung Quốc là của người Trung Quốc, vậy người Trung Quốc là ai?"
Ông tự đề xuất câu trả lời, "Đó là Hán nhân chủng (Han renzhong), là Hán tộc (Hanzu)".
Chữ 'tộc' (zu) hàm ý người cùng họ, cùng gia đình, dòng tộc lâu đời chứ chưa mang nghĩa chủng tộc (race) như của Phương Tây.
Lý do là vì trí thức Trung Quốc, như Lương Khải Siêu, vô cùng căm phẫn khi người Âu Mỹ đặt dân Trung Quốc vào chủng 'Mongoloid'.
Với họ, Mông Cổ (Menggu) là dân du mục lạc hậu, thua xa Trung Hoa.
Tuy thế, thực tế là các sắc dân sống ở Trung Quốc giống nhau về hình thể.
Để giải quyết vấn đề, Châu Dong (Zou Gong) đề xuất đưa tất cả các sắc dân ở Trung Quốc thời Thanh nhóm 'Trung Quốc nhân chủng' (Zhongguo renzhong).
Khái niệm Trung Quốc (Zhongguo-China) thực ra khá mới, do Thanh triều nêu ra, bao gồm cả Trung Nguyên và các vùng 'ngoại Hán' như Tân Cương, Mông Cổ, Tây Tạng mà nhà Thanh chiếm được.
Từ tiếng Anh 'China' cũng được vua chúa Thanh dùng đầu tiên trong văn bản ngoại giao với Phương Tây.
Nhưng vì kỳ thị các sắc dân Mãn Châu và Mông Cổ về văn hóa, đa số trí thức Trung Quốc không muốn cùng chủng tộc với họ.
Tuy vậy, người du học ở Nhật về nhưng Lương Khải Siêu có cách nhìn thoáng hơn.
Ông nêu định nghĩa cho rằng người Hán, Mãn và cả Nhật nữa, là một nhóm sắc tộc, chỉ khác nhau về địa lý (người Nhật sống ngoài đảo).
Trái lại, cây bút có uy tín như Chương Bỉnh Lân coi người Mãn không thể cùng chủng tộc với Hán.
Du nhập khái niệm 'jinsiu' (race) từ Nhật Bản, trí thức Trung Quốc coi Hán nhân là ưu tú nhất, thuộc nhóm da vàng (yellow race).
Khái niệm 'da vàng' cũng không do Trung Quốc nghĩ ra mà theo sách châu Âu khi đó chia nhân loại ra bốn 'chủng tộc': trắng, đen, vàng, đỏ.
Theo Werner Meissner, vào giai đoạn này, có tới 1300 cuốn sách của Đức được dịch sang Hán văn, gây tác động lớn.
Trung Quốc vì thế bị ảnh hưởng của tư tưởng Đức mang nặng tính dân tộc, thậm chí chủng tộc, mà thu nạp ít từ chủ nghĩa tự do cá nhân Tây Âu.
Bài toán đặt ra trước họ là xếp Hán tộc vào đâu trong 'chủng da vàng'.
Có ý kiến cho rằng Hán là một nhánh của 'chủng da vàng'.
Nhưng điều đầu tiên họ cần làm là định nghĩa người Trung Quốc là chủng tộc gì, dân tộc gì?
Năm 1903, Uông Tinh Vệ đặt câu hỏi:
"Trung Quốc là của người Trung Quốc, vậy người Trung Quốc là ai?"
Ông tự đề xuất câu trả lời, "Đó là Hán nhân chủng (Han renzhong), là Hán tộc (Hanzu)".
Chữ 'tộc' (zu) hàm ý người cùng họ, cùng gia đình, dòng tộc lâu đời chứ chưa mang nghĩa chủng tộc (race) như của Phương Tây.
Lý do là vì trí thức Trung Quốc, như Lương Khải Siêu, vô cùng căm phẫn khi người Âu Mỹ đặt dân Trung Quốc vào chủng 'Mongoloid'.
Với họ, Mông Cổ (Menggu) là dân du mục lạc hậu, thua xa Trung Hoa.
Tuy thế, thực tế là các sắc dân sống ở Trung Quốc giống nhau về hình thể.
Để giải quyết vấn đề, Châu Dong (Zou Gong) đề xuất đưa tất cả các sắc dân ở Trung Quốc thời Thanh nhóm 'Trung Quốc nhân chủng' (Zhongguo renzhong).
Khái niệm Trung Quốc (Zhongguo-China) thực ra khá mới, do Thanh triều nêu ra, bao gồm cả Trung Nguyên và các vùng 'ngoại Hán' như Tân Cương, Mông Cổ, Tây Tạng mà nhà Thanh chiếm được.
Từ tiếng Anh 'China' cũng được vua chúa Thanh dùng đầu tiên trong văn bản ngoại giao với Phương Tây.
Nhưng vì kỳ thị các sắc dân Mãn Châu và Mông Cổ về văn hóa, đa số trí thức Trung Quốc không muốn cùng chủng tộc với họ.
Tuy vậy, người du học ở Nhật về nhưng Lương Khải Siêu có cách nhìn thoáng hơn.
Ông nêu định nghĩa cho rằng người Hán, Mãn và cả Nhật nữa, là một nhóm sắc tộc, chỉ khác nhau về địa lý (người Nhật sống ngoài đảo).
Trái lại, cây bút có uy tín như Chương Bỉnh Lân coi người Mãn không thể cùng chủng tộc với Hán.
Du nhập khái niệm 'jinsiu' (race) từ Nhật Bản, trí thức Trung Quốc coi Hán nhân là ưu tú nhất, thuộc nhóm da vàng (yellow race).
Khái niệm 'da vàng' cũng không do Trung Quốc nghĩ ra mà theo sách châu Âu khi đó chia nhân loại ra bốn 'chủng tộc': trắng, đen, vàng, đỏ.
Theo Werner Meissner, vào giai đoạn này, có tới 1300 cuốn sách của Đức được dịch sang Hán văn, gây tác động lớn.
Trung Quốc vì thế bị ảnh hưởng của tư tưởng Đức mang nặng tính dân tộc, thậm chí chủng tộc, mà thu nạp ít từ chủ nghĩa tự do cá nhân Tây Âu.
Bài toán đặt ra trước họ là xếp Hán tộc vào đâu trong 'chủng da vàng'.
Có ý kiến cho rằng Hán là một nhánh của 'chủng da vàng'.
Phái dân tộc chủ nghĩa Hán ghét từ 'chủng Mongoloid' nhưng lại nhận Thành Cát Tư Hãn là hoàng đế vĩ đại của Trung Quốc, điều khiến người Mông Cổ phật ý
Tuy thế, bỏ người Mãn ra, họ cũng phải loại người Hồi, Tạng, Uighur và Mông Cổ khỏi cộng đồng chủng tộc.
Cùng lúc, có phái muốn coi Thành Cát Tư Hãn vẫn là một vị hoàng đế vĩ đại của Trung Quốc, điều khiến người Mông Cổ phật ý.
Điểm chung của các trí thức Trung Quốc là đồng ý đề cao nhóm có truyền thống văn minh nhất, là Hán tộc (Hanzu), hàm ý hậu duệ của Hoa Hạ.
Sau đó, có lẽ vì muốn sở hữu cả khái niệm chủng tộc da vàng, một số trí thức Trung Quốc cổ vũ cho việc phục hồi Hoàng đế (Huangdi).
Trong thần thoại có sẵn Xích đế, Thanh đế, Hắc đế và Hoàng đế, theo các màu khác nhau, nhưng chỉ Hoàng đế được chọn vì có sẵn từ 'huang' (vàng, yellow) trùng khái niệm của Phương Tây về 'yellow race', giúp giải quyết hai vấn đề:
Một là đề cao nguồn gốc thần thánh của Hán tộc mà tránh nói đến chủng 'Mongoloid', ngôn từ 'đáng ghét' Phương Tây áp đặt cho người Trung Quốc.
Hai là nhờ có vị vua vĩ đại làm thủy tổ, dù không ai rõ có thật hay không và sống vào thời đại nào, người Hán tự tôn, giành lại vị thế cao quý từ quá khứ, quên đi thực tế đau lòng là họ bị 'rợ Mãn' đè đầu cưỡi cổ.
Nhà cách mạng Trần Thiên Hoa là người cổ vũ mạnh nhất cho 'nguồn gốc Hoàng đế' của Hán tộc.
Từng đau đớn sỉ vả người Trung Quốc "là loài kém cả súc vật vì không biết chủng tộc của mình là gì", Trần coi Hoàng đế là tổ tiên đại gia đình Hán.
Năm 1905, Trần trẫm mình ở Vịnh Tokyo để phản đối Nhật Bản thay đổi chính sách với các nhóm đấu tranh lưu vong của Trung Quốc.
Tuy vậy, theo Kai‐wing Chow, Kevin M. Doak, và Poshek Fu thì ý tưởng 'con cháu Hiên Viên Hoàng đế' tiếp tục được phổ biến sau cái chết của Trần.
Nhiều nhóm cách mạng Trung Quốc đã "tìm lại" và làm lễ kỷ niệm ngày sinh Hoàng đế.
Tuy thế, bỏ người Mãn ra, họ cũng phải loại người Hồi, Tạng, Uighur và Mông Cổ khỏi cộng đồng chủng tộc.
Cùng lúc, có phái muốn coi Thành Cát Tư Hãn vẫn là một vị hoàng đế vĩ đại của Trung Quốc, điều khiến người Mông Cổ phật ý.
Điểm chung của các trí thức Trung Quốc là đồng ý đề cao nhóm có truyền thống văn minh nhất, là Hán tộc (Hanzu), hàm ý hậu duệ của Hoa Hạ.
Sau đó, có lẽ vì muốn sở hữu cả khái niệm chủng tộc da vàng, một số trí thức Trung Quốc cổ vũ cho việc phục hồi Hoàng đế (Huangdi).
Trong thần thoại có sẵn Xích đế, Thanh đế, Hắc đế và Hoàng đế, theo các màu khác nhau, nhưng chỉ Hoàng đế được chọn vì có sẵn từ 'huang' (vàng, yellow) trùng khái niệm của Phương Tây về 'yellow race', giúp giải quyết hai vấn đề:
Một là đề cao nguồn gốc thần thánh của Hán tộc mà tránh nói đến chủng 'Mongoloid', ngôn từ 'đáng ghét' Phương Tây áp đặt cho người Trung Quốc.
Hai là nhờ có vị vua vĩ đại làm thủy tổ, dù không ai rõ có thật hay không và sống vào thời đại nào, người Hán tự tôn, giành lại vị thế cao quý từ quá khứ, quên đi thực tế đau lòng là họ bị 'rợ Mãn' đè đầu cưỡi cổ.
Nhà cách mạng Trần Thiên Hoa là người cổ vũ mạnh nhất cho 'nguồn gốc Hoàng đế' của Hán tộc.
Từng đau đớn sỉ vả người Trung Quốc "là loài kém cả súc vật vì không biết chủng tộc của mình là gì", Trần coi Hoàng đế là tổ tiên đại gia đình Hán.
Năm 1905, Trần trẫm mình ở Vịnh Tokyo để phản đối Nhật Bản thay đổi chính sách với các nhóm đấu tranh lưu vong của Trung Quốc.
Tuy vậy, theo Kai‐wing Chow, Kevin M. Doak, và Poshek Fu thì ý tưởng 'con cháu Hiên Viên Hoàng đế' tiếp tục được phổ biến sau cái chết của Trần.
Nhiều nhóm cách mạng Trung Quốc đã "tìm lại" và làm lễ kỷ niệm ngày sinh Hoàng đế.
Trung Quốc có nền văn minh hàng nghìn năm và để lại nhiều di sản nghệ thuật lớn
Họ coi đó là ngày sinh ra dân tộc Hán và đeo cả huy hiệu Hoàng đế để nhấn mạnh tinh thần phản Thanh (anti-Manchu).
Họ coi đó là ngày sinh ra dân tộc Hán và đeo cả huy hiệu Hoàng đế để nhấn mạnh tinh thần phản Thanh (anti-Manchu).
Các dân tộc Trung Quốc và hệ quả cho ngày nay
Nhìn chung, từ 1903 đến 1911 các trí thức Trung Quốc loay hoay trong các khái niệm khác nhau về dân tộc, sắc tộc, không trên cơ sở khoa học có logic mà vì nhu cầu chính trị, lòng tự tôn sắc tộc và lòng căm thù cả Phương Tây lẫn nhà Thanh.
Cách mạng Tân Hợi nổ ra năm 1911, lật đổ Thanh triều, mở ra cơ hội cho những định nghĩa mới.
Có người từng chủ trương chỉ đưa Trung Quốc thành đại cường 'đơn dân tộc' kiểu Nhật Bản và Đức, bỏ hẳn Mãn Châu, Tân Cương, Tây Tạng ra ngoài.
Nhưng sau khi giành được chính quyền, chính họ lại nói rằng dân tộc Trung Quốc (Zhongguo minzu) phải nắm trọn các vùng 'ngoại Hán' nhà Thanh đã chinh phục.
Về cơ bản, như James Lebold nhận xét, cách mạng Tân Hợi là "cách mạng chủng tộc (racial revolution) biến thành cuộc hồi sinh của cả Trung Quốc".
Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, Tôn Trung Sơn đặt dấu chấm hết cho thuộc tranh luận thế nào là 'dân tộc Trung Hoa'.
Là người Quảng Đông, theo Tin Lành và từng sống tại Mỹ, Tôn Trung Sơn nêu định nghĩa rộng, coi Trung Quốc dân quốc là nước của người Hán, Hồi, Mông Cổ, Tây Tạng và Mãn Châu.
Tuy vậy, theo Werner Meissner thì chủ thuyết của Tôn Trung Sơn vẫn mang màu sắc ít nhiều thiên vị chủng tộc, với Hán ở vị trí trung tâm.
Điều thú vị là Đảng Cộng sản Trung Quốc thời Mao Trạch Đông kịch liệt bác bỏ hoàn toàn chủ thuyết 'Năm dân tộc' của Tôn Trung Sơn và Quốc Dân Đảng.
Đi theo mô hình 'người Xô Viết' của Liên Xô, Mao muốn Trung Quốc chỉ có một dân tộc, là 'dân tộc Trung Hoa'.
Chỉ sau khi Mao chết năm 1976, Trung Quốc mới thôi công kích thuyết 'Năm dân tộc' của Tôn Trung Sơn, nhưng vẫn không công nhận nó.
Trái lại, Đảng Cộng sản Trung Quốc nay theo chủ thuyết 'dân tộc Trung Hoa' với nghĩa mở rộng, gồm trên 50 cộng đồng sắc tộc thiểu số (ethnicities).
Cuối cùng là một số ghi nhận thời sự
Trong tranh luận của các trí thức tiền bối cho hai phái cách mạng và cộng hòa ở Trung Quốc đều thế kỷ 20, ta không thấy họ nhắc đến Việt Nam.
Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi có nhắc đến người Triều Tiên và Nhật Bản trong cuộc tranh luận về 'dân tộc Hán'.
Có lẽ họ coi người Việt đã sống dưới chế độ thuộc địa Pháp nên không có liên quan gì đến cuộc đấu tranh phản Thanh của người Trung Hoa nữa.
Mặt khác, đây cũng là dấu hiệu chuyện tranh cãi Việt đến từ đâu, có bao nhiêu phần ảnh hưởng Trung Hoa, không phải là điều bận tâm ở Trung Quốc.
Vấn đề nữa dễ nhận thấy là khái niệm 'dân tộc Trung Hoa' rất mơ hồ, vay mượn quan điểm chủng tộc đến từ châu Âu và bị Hán hóa đi một chút.
Ngày nay, Âu Mỹ đã đi vào khái niệm công dân hiện đại nhưng Trung Quốc, và một số nước châu Á vẫn bám vào định nghĩa dân tộc cũ kỹ.
Chủ nghĩa dân tộc có nhược điểm là kiểu gì nó cũng phải đề cao một nhóm sắc tộc, gây ra kỳ thị, bất bình đẳng.
Nhưng khái niệm rộng về dân tộc Trung Hoa đã đem lại diễn giải với nhiều hệ luỵ chính trị lớn.
Các nhân vật trong phim Diên Hy Công Lược, dựng lại sinh hoạt cung đình thời nhà Thanh. Trên thực tế, không còn lại bao nhiêu người ở Trung Quốc còn nói được tiếng Mãn Châu vì đã bị đồng hóa
Ví dụ Quốc Dân Đảng đồng ý rằng đa số người Đài Loan thuộc dân tộc Trung Hoa nhưng không nhắc đến vế thứ hai là cùng lãnh thổ với Trung Quốc.
Mặt khác, Trung Quốc lại coi người Đài cũng là dân của mình, tự ý bắt bớ dẫn độ họ về xử, gây phản cảm trên thế giới.
Vì trong bản sắc 'Trung Hoa' rộng rãi đó, người ta có các bản sắc riêng không xóa được mà một khái niệm bao trùm không lý giải nổi.
Trung Quốc bắt tín đồ đạo Hồi ở Tân Cương phải học chữ, hát múa theo văn hóa Hán, mặc nhiên coi họ phải theo nhóm đa số là Hán.
Phản ứng của dân Hong Kong hiện nay một phần cũng xoay quanh xung khắc về bản sắc.
Người Hong Kong không phủ nhận họ là sắc tộc Hoa (Hán) nhưng không đồng ý với Trung Quốc rằng quyền chính trị của Bắc Kinh bao trùm các quyền dân sự.
Tại Trung Quốc, bài toán 'dân tộc' đang bế tắc một phần vì khác với những năm 1901-1905, trí thức Trung Quốc nay không được thảo luận tự do.
Với bên ngoài, như Harry Krejsa và Anthony Cho viết, Bắc Kinh đang thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc-sắc tộc (ethnonationalism), hiểu theo nghĩa hẹp, ra cả các cộng đồng Hoa hải ngoại, như một chính sách ngoại giao nối dài.
Câu hỏi 'Ai là người Trung Quốc?' từ đầu thế kỷ 20 có vẻ đang trở lại.
Ví dụ Quốc Dân Đảng đồng ý rằng đa số người Đài Loan thuộc dân tộc Trung Hoa nhưng không nhắc đến vế thứ hai là cùng lãnh thổ với Trung Quốc.
Mặt khác, Trung Quốc lại coi người Đài cũng là dân của mình, tự ý bắt bớ dẫn độ họ về xử, gây phản cảm trên thế giới.
Vì trong bản sắc 'Trung Hoa' rộng rãi đó, người ta có các bản sắc riêng không xóa được mà một khái niệm bao trùm không lý giải nổi.
Trung Quốc bắt tín đồ đạo Hồi ở Tân Cương phải học chữ, hát múa theo văn hóa Hán, mặc nhiên coi họ phải theo nhóm đa số là Hán.
Phản ứng của dân Hong Kong hiện nay một phần cũng xoay quanh xung khắc về bản sắc.
Người Hong Kong không phủ nhận họ là sắc tộc Hoa (Hán) nhưng không đồng ý với Trung Quốc rằng quyền chính trị của Bắc Kinh bao trùm các quyền dân sự.
Tại Trung Quốc, bài toán 'dân tộc' đang bế tắc một phần vì khác với những năm 1901-1905, trí thức Trung Quốc nay không được thảo luận tự do.
Với bên ngoài, như Harry Krejsa và Anthony Cho viết, Bắc Kinh đang thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc-sắc tộc (ethnonationalism), hiểu theo nghĩa hẹp, ra cả các cộng đồng Hoa hải ngoại, như một chính sách ngoại giao nối dài.
Câu hỏi 'Ai là người Trung Quốc?' từ đầu thế kỷ 20 có vẻ đang trở lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét