Vì sao công dân VN Đoàn Thị Hương vẫn chưa được thả?
Thùy Linh - Có rất ít thông tin về việc chính phủ Việt Nam tiến hành vận động hành lang để trả tự do cho Đoàn Thị Hương. Thực tế, theo quan sát, phía Hà Nội, trong hai năm qua, có vẻ tin tưởng toà án Malaysia sẽ xét xử theo đúng luật pháp nước sở tại. Một phần dư luận Việt Nam cũng chỉ trích Đoàn Thị Hương, cho rằng cô gái gốc Nam Định, dù bị lợi dụng, thì vẫn cần phải chịu trách nhiệm thích đáng vì hậu quả của hành động dại dột của cô đem lại. Rõ ràng Hà Nội trước đó chịu ít áp lực công luận hơn Jakarta trong việc 'giải cứu' công dân của mình. Điều này khiến Hà Nội không thực sự chủ động, và quyết tâm vận động giúp Đoàn Thị Hương. Nhưng việc Malaysia bất ngờ trả tự do cho Siti Aisyah và ngừng truy tố đã khiến cả dư luận và chính quyền Việt Nam bất ngờ. Giờ lại xuất hiện nhiều ý kiến so sánh và chỉ trích chính quyền Hà Nội đã chưa làm đủ bổn phận và trách nhiệm, khiến Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp đã có những động thái "gấp rút phút chót" hôm 12-13/3. Nhưng kết quả phiên toà ngày hôm 14/3 cho thấy, cách làm việc "nước đến chân mới nhảy" của Hà Nội không đem lại kết quả.
Đoàn Thị Hương 'trông rất yếu'
khi ra tòa hôm 14/3 tại Malaysia
Vụ xử nghi phạm giết ông Kim Jong-nam có bối cảnh, yếu tố chính trị như thế nào dẫn đến việc hai bị can, một người được thả, một người không? Cách đây gần đúng hai năm, một người đàn ông châu Á, cao lớn, với quyển hộ chiếu mang tên Kim Chol, bất ngờ gục xuống, đột tử tại sân bay Kuala Lumpur vì một loại chất kịch độc mà nhiều người chưa bao giờ nghe đến. Nhưng Kim Chol, tức Kim Jong-nam, cũng như những người đàn ông Bắc Hàn đứng đằng sau cái chết của ông ta đã đi vào quên lãng để lại hai cô gái trẻ Indonesia và Việt Nam trước vành móng ngựa suốt hai năm qua. Nhưng đến hôm thứ Hai 11/3 thì chỉ còn lại mình Đoàn Thị Hương.Bị cáo người Indonesia Siti Aisyah được trả tự do, bỏ lại bị cáo người Việt - nhân vật duy nhất còn lại trong vụ xét xử ám sát Kim Jong-nam.
Vai trò của hai bị cáo trong vụ ám sát
Nhiều lập luận cho rằng Đoàn Thị Hương khó có thể được thả vì bị cáo người Việt có nhiều bằng chứng bất lợi hơn Siti Aisyah.
Hình ảnh trích xuất camera chỉ cho thấy mỗi bị cáo Việt Nam vòng tay qua người ông Kim Jong-nam từ đằng sau, còn Siti Aisyah vội vã chạy đi từ đằng sau.
Nhưng thực ra, nhiều nhân chứng khác vẫn có thể chứng tỏ vai trò của Siti Aisyah trong cái chết của Kim Jong-nam.
Trước khi chết, ông Kim vẫn có thể đi được vài bước và nói với một tiếp tân tại sân bay, "ai đó đã tạt chất gì vào mặt tôi và một người phụ nữ đã chụp vào mặt tôi với một chiếc khăn tẩm dung dịch".
Đây chính là hình thức vũ khí hoá học nhị phân, theo nhiều chuyên gia phân tích. Trong đó sẽ có hai hoặc nhiều sát thủ, mỗi người có thể đã tẩm hai hoặc nhiều tiền chất của chất độc lên mặt nạn nhân.
Phương pháp sẽ đảm bảo rằng những kẻ tấn công không bị giết chết bởi chất độc và sẽ ít bị phát hiện hơn khi đem các thành phần hoá học riêng biệt của chất độc này vào Malaysia.
Vì vậy, đoàn luật sư bào chữa của Đoàn Thị Hương một mực khẳng định trường hợp của thân chủ của họ hoàn toàn giống với bị cáo Indonesia.
"Nếu có thể thả tự do cho Siti Aisyah, tại sao lại không thả Hương?" Luật sư Hisyam Teh Poh Teik nói một cách thất vọng tại cuộc họp báo sau phiên toà hôm 14/3.
Đây là một câu hỏi hoàn toàn có cơ sở. Vào 16/8 năm ngoái, chính toà Malaysia đã phán quyết cả Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương đều có tội, và buộc phiên toà phải bước vào phần tranh tụng.
Cho nên việc đột ngột thả tự do cho Siti Aisyah là một điều bất ngờ, thậm chí đối với chính bị cáo này.
"Tôi không ngờ là tôi sẽ được thả trong ngày hôm nay!" bị cáo 27 tuổi reo lên tại cuộc họp báo ở Đại sứ quán Indonesia hôm 11/3.
Việc trả tự do cho Siti Aisyah được chuẩn bị từ trước
Việc trả tự do cho Siti Aisyah rõ ràng được chuẩn bị từ trước
Đã có nhiều dấu hiệu bất thường vào phiên toà hôm thứ Hai, 11/3, ngày bị cáo Indonesia bất ngờ được thả.
Phiên toà dự kiến diễn ra lúc 9 giờ sáng, nhưng hai bị cáo, vốn luôn phải có mặt ở toà ít nhất một tiếng trước khi phiên xử bắt đầu, đã đến toà lúc 9 giờ 30.
Phiên toà bắt đầu lúc 10 giờ nhưng kết thúc gần như ngay lập tức sau tuyên bố "không tiếp tục theo đuổi việc truy tố Siti Aisyah" của công tố viên khiến Đoàn Thị Hương quá suy sụp, không thể tiếp tục phần làm chứng trước toà.
Và đó không phải là một quyết định nhất thời của nhóm công tố. Họ đã đến toà mà không mang theo bất kỳ một cặp tài liệu nào - cho thấy việc trả tự do Siti Aisyah đã được thu xếp từ trước.
Và khi cánh phóng viên đến cuộc họp báo tại Đại sứ quán Indonesia hôm 11/3, gần như tất cả mọi thứ cũng đã sẵn sàng với bàn ghế, giấy bút, thông cáo đầy đủ - không một sự vội vã, không một chút bất ngờ.
Cho nên sáng 14/3, tôi cùng các đồng nghiệp căng mắt dõi theo màn hình camera phiên toà chiếu trong phòng báo chí, căng tai lắng nghe thứ tiếng Anh trộn lẫn Bahasa vô cùng khó nghe, để tìm xem liệu có những dấu hiệu trên trong phiên toà lần này hay không.
Nhưng mọi thứ gần như ngược lại. Đoàn Thị Hương được đưa đến toà từ sớm, lúc 8 giờ sáng, nhưng đến 10:30 phiên toà mới bắt đầu, trễ nửa tiếng.
Có thể, phía công tố viên và luật sư đã bất ngờ trước sự xuất hiện của Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh khi đích thân ông đến toà lúc 9 giờ.
Đây có lẽ nỗ lực giờ chót của chính quyền Việt Nam trong việc kêu gọi trả tự do cho Đoàn Thị Hương.
Nhưng bên công tố đã không chấp nhận điều này. Hay đúng hơn Tổng chưởng lý Malaysia Tommy Thomas chưa chấp thuận những gì phía Việt Nam đề nghị.
Và tất nhiên đây là cái tên được nhắc đến nhiều nhất sau phiên toà hôm 14/3.
Đã có nhiều dấu hiệu bất thường vào phiên toà hôm thứ Hai, 11/3, ngày bị cáo Indonesia bất ngờ được thả.
Phiên toà dự kiến diễn ra lúc 9 giờ sáng, nhưng hai bị cáo, vốn luôn phải có mặt ở toà ít nhất một tiếng trước khi phiên xử bắt đầu, đã đến toà lúc 9 giờ 30.
Phiên toà bắt đầu lúc 10 giờ nhưng kết thúc gần như ngay lập tức sau tuyên bố "không tiếp tục theo đuổi việc truy tố Siti Aisyah" của công tố viên khiến Đoàn Thị Hương quá suy sụp, không thể tiếp tục phần làm chứng trước toà.
Và đó không phải là một quyết định nhất thời của nhóm công tố. Họ đã đến toà mà không mang theo bất kỳ một cặp tài liệu nào - cho thấy việc trả tự do Siti Aisyah đã được thu xếp từ trước.
Và khi cánh phóng viên đến cuộc họp báo tại Đại sứ quán Indonesia hôm 11/3, gần như tất cả mọi thứ cũng đã sẵn sàng với bàn ghế, giấy bút, thông cáo đầy đủ - không một sự vội vã, không một chút bất ngờ.
Cho nên sáng 14/3, tôi cùng các đồng nghiệp căng mắt dõi theo màn hình camera phiên toà chiếu trong phòng báo chí, căng tai lắng nghe thứ tiếng Anh trộn lẫn Bahasa vô cùng khó nghe, để tìm xem liệu có những dấu hiệu trên trong phiên toà lần này hay không.
Nhưng mọi thứ gần như ngược lại. Đoàn Thị Hương được đưa đến toà từ sớm, lúc 8 giờ sáng, nhưng đến 10:30 phiên toà mới bắt đầu, trễ nửa tiếng.
Có thể, phía công tố viên và luật sư đã bất ngờ trước sự xuất hiện của Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh khi đích thân ông đến toà lúc 9 giờ.
Đây có lẽ nỗ lực giờ chót của chính quyền Việt Nam trong việc kêu gọi trả tự do cho Đoàn Thị Hương.
Nhưng bên công tố đã không chấp nhận điều này. Hay đúng hơn Tổng chưởng lý Malaysia Tommy Thomas chưa chấp thuận những gì phía Việt Nam đề nghị.
Và tất nhiên đây là cái tên được nhắc đến nhiều nhất sau phiên toà hôm 14/3.
Luật sư của Đoàn Thị Hương chỉ trích Tổng chưởng lý
Bản quyền hình ảnhANADOLU AGENCY
"Chúng tôi yêu cầu Tổng Chưởng lý Tommy Thomas Malaysia phải giải thích lý do vì sao lại trả tự do cho Siti Aisyah mà không phải Đoàn Thị Hương," nhóm luật sư của Đoàn Thị Hương nói sau phiên toà.
Trước đó trong phiên toà họ đã cáo buộc toà Malaysia đã "phân biệt đối xử" với Đoàn Thị Hương và nói bên công tố đã "cố chấp" khi không chịu bỏ truy tố đối với Hương.
"Nguyên tắc bình đẳng ở đâu? Cả hai đều bị buộc tội trên cùng một bằng chứng, hai bên bào chữa được [yêu cầu tranh tụng] với lý do khá giống nhau," ông Salim Bashir, một trong những luật sư của Hương nói sau phiên toà.
"Cho đến ngày hôm nay, chúng tôi vẫn không biết những lý do đặc biệt gì để tổng chưởng lý xem xét cáo buộc chống lại Siti Aisyah. Bên công tố trước đó chưa bao giờ chịu xem xét việc bỏ truy tố."
Việc Indonesia vận động hành lang để trả tự do cho bị cáo nước này đã được tiến hành xuyên suốt hai năm qua.
Theo như đại sứ quán Indonesia tại Malaysia, Tổng thống Indonesia đã tìm cách vận động trả tự do cho bị cáo Siti Aisyah từ 15/2/2017 - một ngày sau khi cô ta bị bắt.
Các cuộc vận động hành lang này đều được diễn ra một cách âm thầm kín lặng lẽ nhưng không kém phần quan trọng vì có sự trao đổi giữa các quan chức cấp cao nhất của cả hai nước.
"Chúng tôi yêu cầu Tổng Chưởng lý Tommy Thomas Malaysia phải giải thích lý do vì sao lại trả tự do cho Siti Aisyah mà không phải Đoàn Thị Hương," nhóm luật sư của Đoàn Thị Hương nói sau phiên toà.
Trước đó trong phiên toà họ đã cáo buộc toà Malaysia đã "phân biệt đối xử" với Đoàn Thị Hương và nói bên công tố đã "cố chấp" khi không chịu bỏ truy tố đối với Hương.
"Nguyên tắc bình đẳng ở đâu? Cả hai đều bị buộc tội trên cùng một bằng chứng, hai bên bào chữa được [yêu cầu tranh tụng] với lý do khá giống nhau," ông Salim Bashir, một trong những luật sư của Hương nói sau phiên toà.
"Cho đến ngày hôm nay, chúng tôi vẫn không biết những lý do đặc biệt gì để tổng chưởng lý xem xét cáo buộc chống lại Siti Aisyah. Bên công tố trước đó chưa bao giờ chịu xem xét việc bỏ truy tố."
Việc Indonesia vận động hành lang để trả tự do cho bị cáo nước này đã được tiến hành xuyên suốt hai năm qua.
Theo như đại sứ quán Indonesia tại Malaysia, Tổng thống Indonesia đã tìm cách vận động trả tự do cho bị cáo Siti Aisyah từ 15/2/2017 - một ngày sau khi cô ta bị bắt.
Các cuộc vận động hành lang này đều được diễn ra một cách âm thầm kín lặng lẽ nhưng không kém phần quan trọng vì có sự trao đổi giữa các quan chức cấp cao nhất của cả hai nước.
Thế tiến thoái lưỡng nan của Malaysia
Dù việc vận động hành lang diễn ra một cách khá kín đáo, việc đột ngột thả tự do bị cáo Indonesia đã dẫn đến một số chỉ trích cho rằng chính quyền Malaysia đã để ngoại bang can thiệp nội bộ.
Không ngạc nhiên khi Thủ tướng Mohamad Mahathir đã một mực phủ nhận: "Đây là quyết định của tòa án. Cô ta bị đưa ra xử, rồi được thả. Đó là quá trình tuân theo pháp luật".
Dù chính ông Mahathir trước đó đã hai lần gặp với Tổng thống Indonesia Joko Widodo bàn về trường hợp của Siti Aisyah.
Việc Hà Nội 'adua' điện đàm, lên tiếng kêu gọi Kuala Lumpur trả tự do cho Đoàn Thị Hương trong thời điểm này có thể xoa chịu được công luận Việt Nam, nhưng là một sự thiếu tế nhị, cân nhắc cho Malaysia.
Nếu Malaysia quyết định trả tự do cho bị cáo Việt Nam hôm 14/3 thì sẽ càng tái khẳng định rằng chính quyền Malaysia dễ bị nước ngoài thao túng, càng gia tăng áp lực lên Mahathir.
Từ vật tế thần thành con bài chính trị
Trong khi Kuala Lumpur một mực phủ nhận về sự tác động của Jakarta, chính phủ của Joko Widodo không hề ngần ngại, và thậm chí tự hào tuyên bố về những nỗ lực việc 'giải cứu' công dân Indonesia.
Giới quan sát cho rằng lý do chính phủ ông Widodo quyết tâm như vậy là vì việc giải cứu Siti Aisyah sẽ là đem lại một lợi thế chính trị cho vị đương kim tổng thống trong cuộc bầu cử sắp diễn ra vào tháng Tư.
"Sau khi rời trại giam, nghi phạm giết người Siti Aisyah được chào đón như một nữ anh hùng, được những viên chức cao cấp nhất đất nước, bắt tay chúc mừng."
Bị cáo 27 tuổi còn được mời đến phủ tổng thống, để bắt tay, 'cảm ơn' Tổng thống Widodo - một hình ảnh chắc chắc sẽ xuất hiện trong các tấm áp phích vận động bỏ phiếu cho ông ta vào tháng Tư.
Việt Nam có thực sự muốn giúp thả Đoàn Thị Hương?
Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, ông Lê Quý Quỳnh, có mặt tại phiên tòa hôm 14/3
Trong khi đó có rất ít thông tin về việc chính phủ Việt Nam tiến hành vận động hành lang để trả tự do cho Đoàn Thị Hương.
Thực tế, theo quan sát, phía Hà Nội, trong hai năm qua, có vẻ tin tưởng toà án Malaysia sẽ xét xử theo đúng luật pháp nước sở tại. Một phần dư luận Việt Nam cũng chỉ trích Đoàn Thị Hương, cho rằng cô gái gốc Nam Định, dù bị lợi dụng, thì vẫn cần phải chịu trách nhiệm thích đáng vì hậu quả của hành động dại dột của cô đem lại.
Trong khi đó, dư luận Indonesia coi Siti Aisyah như một nạn nhân, như trong lá thư của Bộ trưởng Tư pháp gửi Tổng chưởng lý Malaysia viết: "Cô Aisyah bị lừa dối và không biết gì về việc cô đang bị sử dụng như một công cụ tình báo của Bắc Hàn".
Rõ ràng Hà Nội trước đó chịu ít áp lực công luận hơn Jakarta trong việc 'giải cứu' công dân của mình. Điều này khiến Hà Nội không thực sự chủ động, và quyết tâm vận động giúp Đoàn Thị Hương.
Nhưng việc Malaysia bất ngờ trả tự do cho Siti Aisyah và ngừng truy tố đã khiến cả dư luận và chính quyền Việt Nam bất ngờ.
Giờ lại xuất hiện nhiều ý kiến so sánh và chỉ trích chính quyền Hà Nội đã chưa làm đủ bổn phận và trách nhiệm, khiến Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp đã có những động thái "gấp rút phút chót" hôm 12-13/3.
Nhưng kết quả phiên toà ngày hôm 14/3 cho thấy, cách làm việc "nước đến chân mới nhảy" của Hà Nội không đem lại kết quả.
Trong khi đó có rất ít thông tin về việc chính phủ Việt Nam tiến hành vận động hành lang để trả tự do cho Đoàn Thị Hương.
Thực tế, theo quan sát, phía Hà Nội, trong hai năm qua, có vẻ tin tưởng toà án Malaysia sẽ xét xử theo đúng luật pháp nước sở tại. Một phần dư luận Việt Nam cũng chỉ trích Đoàn Thị Hương, cho rằng cô gái gốc Nam Định, dù bị lợi dụng, thì vẫn cần phải chịu trách nhiệm thích đáng vì hậu quả của hành động dại dột của cô đem lại.
Trong khi đó, dư luận Indonesia coi Siti Aisyah như một nạn nhân, như trong lá thư của Bộ trưởng Tư pháp gửi Tổng chưởng lý Malaysia viết: "Cô Aisyah bị lừa dối và không biết gì về việc cô đang bị sử dụng như một công cụ tình báo của Bắc Hàn".
Rõ ràng Hà Nội trước đó chịu ít áp lực công luận hơn Jakarta trong việc 'giải cứu' công dân của mình. Điều này khiến Hà Nội không thực sự chủ động, và quyết tâm vận động giúp Đoàn Thị Hương.
Nhưng việc Malaysia bất ngờ trả tự do cho Siti Aisyah và ngừng truy tố đã khiến cả dư luận và chính quyền Việt Nam bất ngờ.
Giờ lại xuất hiện nhiều ý kiến so sánh và chỉ trích chính quyền Hà Nội đã chưa làm đủ bổn phận và trách nhiệm, khiến Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp đã có những động thái "gấp rút phút chót" hôm 12-13/3.
Nhưng kết quả phiên toà ngày hôm 14/3 cho thấy, cách làm việc "nước đến chân mới nhảy" của Hà Nội không đem lại kết quả.
Bắc Hàn là kẻ được lợi cuối cùng
Bản quyền hình ảnhNHAC NGUYENImage captionBố Đoàn Thị Hương nghe điện thoại tại Nam Định sau phiên tòa hôm 13/4
Ngày 8/12/2018, 22 tháng sau khi vụ ám sát Kim Jong-nam xảy ra, Bắc Hàn mới chính thức lên tiếng xin lỗi Việt Nam vì đã dính líu đến một công dân Việt.
Tuyên bố xin lỗi có thể được cho là một sự thừa nhận gián tiếp của Bình Nhưỡng trong vụ ám sát ngày Valentine ở Kuala Lumpur.
Phiên xét xử hai năm qua cũng phần nào cho thấy sự xâm nhập của các nhân viên chính phủ Bắc Hàn tại Hà Nội, trong việc tìm kiếm và tuyển người thực hiện kế hoạch ám sát.
Và dù công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương vẫn đang bị giam giữ ở Malaysia, Việt Nam đã sẵn lòng tiếp đón Bắc Hàn, tổ chức một cuộc hội nghị thượng đỉnh, giúp nâng tầm vị thế của một nhà lãnh đạo được mô tả là kẻ độc tài, vi phạm nhân quyền hàng loạt và là kẻ dám thủ tiêu chính người anh em ruột thịt của mình.
Hình ảnh các nhà lãnh đạo Việt Nam, gồm Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc niềm nở chào đón lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un hồi tháng Hai năm nay cho thấy Việt Nam có lẽ đã xí xoá hết món nợ mà Bắc Hàn vẫn chưa trả đủ.
Tuy nhiên việc kéo dài phiên tòa cũng không có lợi cho bên nào.
Phiên tòa càng kéo dài, giá trị của chứng cứ và nhân chứng càng giảm. Trong khi đó nó có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Malaysia.
Việc trả tự do cho Đoàn Thị Hương có lẽ không phải là một điều mà Malaysia mong đợi cho vụ ám sát gây chấn động xảy ra trên lãnh thổ của mình.
Nhưng một bản án nhẹ, với mức án bằng thời gian đã bị giam giữ, sẽ là kết quả tốt đẹp nhất cho Malaysia và cả Việt Nam.
Và giờ đây, mọi ánh mắt sẽ dõi theo mọi nỗ lực của Hà Nội trong việc vận động trả tự do cho công dân Việt Nam, Đoàn Thị Hương.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47580125
Ngày 8/12/2018, 22 tháng sau khi vụ ám sát Kim Jong-nam xảy ra, Bắc Hàn mới chính thức lên tiếng xin lỗi Việt Nam vì đã dính líu đến một công dân Việt.
Tuyên bố xin lỗi có thể được cho là một sự thừa nhận gián tiếp của Bình Nhưỡng trong vụ ám sát ngày Valentine ở Kuala Lumpur.
Phiên xét xử hai năm qua cũng phần nào cho thấy sự xâm nhập của các nhân viên chính phủ Bắc Hàn tại Hà Nội, trong việc tìm kiếm và tuyển người thực hiện kế hoạch ám sát.
Và dù công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương vẫn đang bị giam giữ ở Malaysia, Việt Nam đã sẵn lòng tiếp đón Bắc Hàn, tổ chức một cuộc hội nghị thượng đỉnh, giúp nâng tầm vị thế của một nhà lãnh đạo được mô tả là kẻ độc tài, vi phạm nhân quyền hàng loạt và là kẻ dám thủ tiêu chính người anh em ruột thịt của mình.
Hình ảnh các nhà lãnh đạo Việt Nam, gồm Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc niềm nở chào đón lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un hồi tháng Hai năm nay cho thấy Việt Nam có lẽ đã xí xoá hết món nợ mà Bắc Hàn vẫn chưa trả đủ.
Tuy nhiên việc kéo dài phiên tòa cũng không có lợi cho bên nào.
Phiên tòa càng kéo dài, giá trị của chứng cứ và nhân chứng càng giảm. Trong khi đó nó có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Malaysia.
Việc trả tự do cho Đoàn Thị Hương có lẽ không phải là một điều mà Malaysia mong đợi cho vụ ám sát gây chấn động xảy ra trên lãnh thổ của mình.
Nhưng một bản án nhẹ, với mức án bằng thời gian đã bị giam giữ, sẽ là kết quả tốt đẹp nhất cho Malaysia và cả Việt Nam.
Và giờ đây, mọi ánh mắt sẽ dõi theo mọi nỗ lực của Hà Nội trong việc vận động trả tự do cho công dân Việt Nam, Đoàn Thị Hương.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47580125
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét