Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

‘Cách chức’ Vũ Huy Hoàng là “đánh không khí”...

‘Cách chức’ Vũ Huy Hoàng khi không còn chức
Tư Ngộ/Người Việt HÀ NỘI (NV) – Cựu Bộ Trưởng Bộ Công Thương CSVN Vũ Huy Hoàng bị “Ban Bí Thư” Trung Ương đảng CSVN lột cái chức mà ông ta không còn giữ sau khi đã hết làm bộ trưởng. Người ta không rõ sau cái trò “đánh không khí” này, ông Vũ Huy Hoàng có bị khởi tố gì không, vì như bản tin nói trên, ông ta “vi phạm pháp luật của nhà nước” mà không hề thấy ông ta bị điều tra gì cả.

Ngày 3 tháng 11, 2016, Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) đưa bản tin và các báo chính thống của chế độ đăng tải lại gần như nguyên con cuộc họp ngày 2 tháng 11, 2016 của Ban Bí Thư Trung Ương đảng CSVN do chính Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ngồi chủ tọa “xem xét thi hành kỷ luật trong công tác cán bộ đối với Ban Cán Sự Ðảng Bộ Công Thương và nguyên ủy viên Trung Ương Ðảng, nguyên Bí Thư Ban Cán Sự Ðảng, nguyên Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.”

TTXVN nói rằng sau khi đã xem xét các vi phạm khuyết điểm của cả Ban Cán Sự Ðảng (tập thể) cũng như bí thư Ban Cán Sự Ðảng (cá nhân) là Vũ Huy Hoàng, thì ông này đã bị “Ban Bí Thư” nói trên của Trung Ương Ðảng CSVN “Thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức bí thư Ban Cán Sự Ðảng Bộ Công Thương trong thời gian 2011-2016 đối với đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên ủy viên Trung Ương Ðảng, nguyên bí thư Ban Cán Sự Ðảng, nguyên bộ trưởng Bộ Công Thương.”

Vì sao hai ông lãnh đạo lại hỗn với dân đến thế?

Vì sao hai ông lãnh đạo lại vô trách nhiệm, hỗn với dân đến thế?
XUÂN DƯƠNG06:00 05/11/16 (GDVN) - Khi một cán bộ lãnh đạo phát biểu thành lời rằng việc làm của mình là “vì cán bộ” thì có thể thấy nói họ “vô trách nhiệm” vẫn còn quá nhẹ. Thế hệ những người thuộc loại “cổ lai hy” thời xưa thường hát bài hát có câu: “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh, anh em ơi vì nhân dân quên mình…”.


Ảnh minh họa về cả họ làm quan (Ảnh: cand.com.vn).
Lời bài hát vì nhân dân quên mình của Doãn Quang Khải còn có câu: “Thề noi gương Bác Hồ/ Vì nhân dân gian lao/ Trong bao năm Người tranh đấu không ngừng; Người chỉ biết có dân, ngày ngày lo sao cho toàn dân ấm, toàn dân no, được học hành”.

Nguyên tắc phân chia ngân sách giữa TW và ĐP

Nguyên tắc phân chia ngân sách giữa trung ương và địa phương
TS. Vũ Quang Việt, 3/11/2016, (TBKTSG) - Thể chế kinh tế vừa phải bảo đảm sự phát triển chung cho cả nước (qua phân chia quyền và đối trọng trong việc quyết định các chính sách kinh tế), vừa phải bảo đảm việc phát triển đồng đều (bằng việc phân bổ lại nguồn lực do lợi thế về tự nhiên mang lại từ vùng có lợi thế sang vùng ít lợi thế), đồng thời phải bảo đảm tính chủ động phát triển của địa phương.
Một phần của thể chế được phản ánh qua nguyên tắc phân chia giữa trung ương và địa phương về trách nhiệm và quyền thu thuế. Có nhiều cách thực hiện việc này, nhưng tựu trung là có hai cách cơ bản:

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Nguyên nhân ẩn giấu nào khiến phải tăng tuổi hưu?

Nguyên nhân ẩn giấu nào khiến Việt Nam phải tăng tuổi hưu?
Tháng 10/2016, ý tưởng tăng tuổi hưu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (và của cả chính phủ lẫn đảng cầm quyền) đã tiến sang kế hoạch thực sự, và có lẽ sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng, khác hẳn với rất nhiều đề mục công việc “rùa” của cơ quan bộ này.

Hàng loạt lý do để tăng tuổi hưu đã được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu ra: tuổi thọ bình quân của dân số Việt Nam ngày càng tăng cao; nhiều người lao động sau khi nghỉ hưu lại tiếp tục đi làm việc; việc tăng tuổi hưu là phù hợp với Công ước Cedaw 1979 và Luật Bình đẳng giới; việc điều chỉnh khoảng cách về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ nhằm đảm bảo sự bình đẳng giới, bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội…

Vì sao Đảng phải xử lý Vũ Huy Hoàng tới cùng?

Vì sao Đảng phải xử lý Vũ Huy Hoàng tới cùng?
Ngắn gọn thôi, cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng không thể cứ cởi cái long bào treo lên cây cho người ta đánh vài cái là xong! Hôm nay Ban Bí thư TƯ Đảng công bố quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương trong thời gian 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng. Ông Hoàng nguyên là Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương. Ban Bí thư cũng đề nghị thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Hoàng.

Sử Tàu có chép tích Dự Nhượng, vì muốn báo thù rửa nhục cho tri kỷ là Trí Bá, mà dăm lần bảy lượt tìm cách hành thích một người rất có thế lực là Triệu Vô Tuất. Âm mưu bại lộ, Dự Nhượng bị đem đi hành quyết. Được ban ân huệ cuối cùng, Nhượng chỉ xin Triệu Vô Tuất cởi áo khoác, cho Nhượng đâm vào đó, coi như thỏa phần nào nỗi thống hận. Tích này về sau được soạn giả Viễn Châu đưa vào cải lương, với tên gọi là “Dự Nhượng đả long bào”, là một trong những tích tuồng nổi tiếng và được hâm mộ nhất.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Thoát lũ, thắng lũ, tại sao không?

Thoát lũ, thắng lũ, tại sao không?
Sống trong lũ, chết chìm trong lũ. Chính phủ cam chịu. Dân tình cam chịu. Một dân tộc cam chịu. Không phải lũ chồng lên lũ, mà lũ chồng lên hết thế hệ này đến thế hệ khác. Riết rồi quen. Quen đến mất quên cả khái niệm phản kháng, như một lẽ tự nhiên. Quen đến kiếp đời không nhận ra cái vận số cả dân tộc còn đang ngụp lặn chìm vùi trong một cơn lũ khác, đại lũ – Cơn lũ tư tưởng đục đắm tanh hôi, mà cứ tưởng “vĩ đại quang vinh”. Cơn lũ mà thế gian đều đã biết đạp qua, bỏ lại mình ta. Khi chới với nhận ra thì thiên hạ đã bơi xa, quá xa rồi.

Lũ ngập tới nóc nhà của người dân miền Trung. Nguồn: internet
Tại sao không thể thoát lũ, thắng lũ. Sao bao đời, truyền kiếp dân mình cứ phải chọn cách sống chung với lũ, cùng lũ, chết trong lũ? Ngang qua Hà Tĩnh – Quảng Bình – Quảng Trị những ngày này, mới thấy hết thế nào là bi thương. Lũ trước vừa đi, lũ sau lại ập về, xô sập tiếp những khung nhà không còn gì để sập, trơ trụi, hoang tàn.

Lợi dụng đoàn xúc tiến thương mại, trốn sang Đức?

Có không việc lợi dụng đoàn xúc tiến thương mại, trốn sang Đức?
Dân trí - Vừa qua, sau khi bị kiểm tra, phát hiện có những dấu hiệu vi phạm pháp luật, Trịnh Xuân Thanh đã bị đình chỉ các chức vụ: Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, bị kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng... Trong khi chờ xem xét, xử lý, ông này cũng đã bỏ trốn ra sang châu Âu và Bộ Công an đã phát lệnh truy nã quốc tếTheo nguồn tin riêng của Dân trí, Bộ Công Thương hiện đang phải tập hợp tư liệu, báo cáo cho cơ quan chức năng về việc một số cá nhân lợi dụng chuyến đi của một đoàn "xúc tiến thương mại" của Bộ này ra nước ngoài để trốn sang Đức. Tướng Phan Văn Vĩnh: Truy bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh / Biệt thự tuyệt đẹp trên đỉnh Tam Đảo và bóng dáng Trịnh Xuân Thanh / Trịnh Xuân Thanh đã bay sang châu Âu
Đã có một số cá nhân được cho là đã lợi dụng việc đi xúc tiến thương mại và đã trốn ở lại Cộng hoà liên bang Đức. (Ảnh: minh hoạ)

Lũ lụt dưới góc nhìn quản trị thảm họa

Lũ lụt dưới góc nhìn quản trị thảm họa
01/11/2016 - Cơn lũ miền Trung qua đi, để lại những thiệt hại nặng nề về người và của, và để lại những nghĩ suy. Với một quốc gia nhiệt đới, quá quen thuộc với thiên tai, những thiệt hại này nhẽ ra có thể tránh được nếu chúng ta có một chiến lược quản trị thảm họa đúng đắn.
Sau ngập lụt, bờ biển Bảo Ninh (Đồng Hới, Quảng Bình) 
ngập đầy cảnh cây rác thải. Ảnh: Nguyễn Đông.
Bạn với thiên nhiên
Xét ở góc độ văn hoá – lịch sử, mối quan hệ của người Việt đối với thiên tai là một mối quan hệ khá đặc biệt, từ chiều hướng chống chọi, đến thích nghi – thích ứng. Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, về bản chất là một cách dân gian cố giải thích nguồn gốc của cuộc trị thuỷ của người Việt.

Có phải chủ nghĩa tư bản nhà nước đang thắng thế?

Cái giỏi của chủ nghĩa tư bản nhà nước của Trung Quốc là nó bảo đảm được sự thống trị liên tục của giới tinh hoa Đảng Cộng sản trong khi vẫn cải thiện sự phân bổ nguồn lực
Có phải chủ nghĩa tư bản nhà nước đang thắng thế?
Trong những năm gần đây, chủ nghĩa tư bản nhà nước dường như đang thắng thế trong cuộc đua lâu đời giữa các mô hình tăng trưởng kinh tế. Các gương mặt đại diện của chủ nghĩa tư bản tự do như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh tiếp tục tăng trưởng yếu ớt trong năm 2012, trong khi nhiều nước châu Á, vốn dựa trên các hình thức kinh tế có nhà nước định hướng khác nhau, thì không chỉ tăng trưởng nhanh và ổn định trong nhiều thập niên qua, mà còn vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây một cách ngoạn mục. Đã đến lúc chúng ta phải cập nhật sách giáo khoa kinh tế?
Trên thực tế, kinh tế học không khẳng định các thị trường hoàn toàn không bị trói buộc thì tốt hơn sự can thiệp của nhà nước hoặc thậm chí chủ nghĩa tư bản nhà nước. Vấn đề của chủ nghĩa tư bản nhà nước chủ yếu mang tính chính trị chứ không phải kinh tế. Bất cứ nền kinh tế thực nào cũng đầy rẫy khiếm khuyết, do đó một chính phủ nhân từ và có quyền lực tuyệt đối có thể thường xuyên can thiệp một cách hợp lý. Nhưng đã ai từng thấy một chính phủ nhân từ hoặc có toàn quyền?

Sự trỗi dậy của Trump và bài học cho thế giới

Sự trỗi dậy của Trump và bài học cho thế giới
Joseph E. Stiglitz - Khi vòng quanh thế giới trong vài tuần qua, tôi liên tục được hỏi hai điều: Donald Trump có thể đắc cử tổng thống Mỹ không? Và làm thế nào mà ngay từ đầu ông ta lại có thể tiến xa đến thế?
Về câu hỏi thứ nhất, dù dự đoán chính trị thậm chí còn khó hơn dự đoán kinh tế, Hillary Clinton đang có lợi thế rất lớn. Tuy vậy, kết quả cuộc đua (ít nhất là đến tận gần đây) vẫn còn bỏ ngỏ: Clinton là một trong những ứng cử viên tổng thống chất lượng và được chuẩn bị tốt nhất trong lịch sử nước Mỹ, còn Trump thì ngược lại. Hơn nữa, chiến dịch tranh cử của Trump vẫn tiếp tục bất chấp những hành vi có thể chấm dứt cơ hội của một ứng cử viên trong các kỳ tranh cử trước đây.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Vụ một sở có 43 lãnh đạo qua góc nhìn đại biểu QH

Vụ một sở có 43 lãnh đạo qua góc nhìn đại biểu Quốc hội
“Tôi không biết lý do “vì dân” mà bổ nhiệm lãnh đạo là lý do gì?”, đại biểu Nhưỡng băn khoăn... Đại biểu Dương Trung Quốc nhận xét, việc lãnh đạo cao nhất của tỉnh này trước đó nói rằng việc bổ nhiệm hàng loạt cán bộ tại sở như vậy là đúng quy trình, đúng phân cấp cho thấy bộ máy hoạt động có hơi hướng quan liêu. “Cấp tỉnh đã quan điểm như vậy thì Bộ Nội vụ phải vào cuộc, dư luận nên chờ kết quả làm việc cụ thể, xem quy trình bổ nhiệm được vận dụng, thực hiện như thế nào”,
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) trao đổi
 với báo chí bên hành lang Quốc hội.MINH THUÝ
Thiếu trách nhiệm, đó là bình luận của đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) về trả lời của ông Lưu Văn Bản, nguyên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương, hiện là Bí thư Thị ủy Chí Linh, tỉnh Hải Dương, về việc ông đã ký nhiều quyết định bổ nhiệm khiến sở này có tới 43 lãnh đạo trên tổng số 45 biên chế (còn hiện tại là 44 lãnh đạo, hai nhân viên).

'Tôi bổ nhiệm lãnh đạo là vì nhân dân'

'Tôi bổ nhiệm lãnh đạo là vì nhân dân'
Ông Lưu Văn Bản, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương, nói như thế về việc bổ nhiệm 43 lãnh đạo cấp phòng tại sở này.
“Do khối lượng công việc quá lớn nên tôi phải bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo. Tôi làm việc đó không vì cá nhân, không vụ lợi mà vì cán bộ, vì nhân dân” - chiều 31-10, ông Lưu Văn Bản, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương, hiện là bí thư Thị ủy Chí Linh, tỉnh Hải Dương, giải thích với Pháp Luật TP.HCM về việc ông đã ký nhiều quyết định bổ nhiệm khiến sở này có tới 43 lãnh đạo trên tổng số 45 biên chế (đến thời điểm hiện nay sở này có 44 lãnh đạo, hai nhân viên - PV).

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu, và nước Nga...

Blogger Nga: Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu, và nước Nga hiện đang thua cuộc
Chiến tranh thế giới thứ ba – đó không phải là bụi tro phóng xạ hay laser vũ trụ, mà đó là sự cạnh tranh giữa các quốc gia giành tầm cao trí tuệ, một blogger người Nga tên là Ilya Varlamov đã chia sẻ như vậy trong một bài viết với tựa đề “Tại sao Nga thất bại trong cuộc chiến với Mỹ”.
Tác giả, blogger Nga: Ilya Varlamov
Theo nhận xét của Varlamov, sẽ không có một Elon Musk hoặc Steve Jobs trong tương lai muốn phát triển một dự án mới của mình tại Nga, bởi vì “bất cứ lúc nào, tất cả mọi thứ đều có thể bị xóa sổ lập tức bởi con ma cà rồng điên khùng FSB (Tổng cục An ninh Liên bang)”. Dưới đây là nội dung của bài viết:

‘Vẽ dự án’ 230 nghìn tỷ để làm đường cao tốc Bắc-Nam?

‘Vẽ dự án’ 230,000 tỷ đồng để làm đường cao tốc Bắc-Nam?
“Hoang tưởng giai đoạn cuối” vẫn thường là di căn dứt điểm của một thể chế chỉ biết ăn không biết làm. Ngay cả vào lúc nền kinh tế đã “chắc suất” bên bờ vực thẳm của nợ công và nợ xấu, còn nền ngân sách quốc gia lao xuống đáy của hoài mộng tìm đâu ra từng chục ngàn tỷ đồng để chi lương công chức, giới lãnh đạo quen mùi dự án hàng trăm ngàn tỷ vẫn nhuốm đầy ảo giác về “ăn ODA.”

‘Vẽ dự án’ 230,000 tỷ đồng để làm đường cao tốc Bắc-Nam? Ảnh minh họa nguồn Internet
Không chỉ “tố” đến 230,000 tỷ đồng mà Bộ Giao Thông Vận Tải còn đòi chỉ định thầu cho dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam.

Sự vĩ đại của nước Mỹ ở chỗ… không có “lãnh tụ vĩ đại”!

Sự vĩ đại của nước Mỹ ở chỗ… không có “lãnh tụ vĩ đại”!
Nước Mỹ là con quái vật của thế giới. Chưa bao giờ con quái vật ấy ngừng lớn mạnh mà ngày càng bứt phá một cách khủng khiếp trong mọi mặt, đặc biệt là sự phát triển về khoa học công nghệ và sự dân chủ một cách ngày càng điên rồ, mà tất cả mọi quyền lực đúng nghĩa hoàn toàn thuộc về nhân dân của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Ở đó, họ kiểm soát quyền lực chứ không kiểm soát con người. Họ khống chế chính trị chứ không cấm cản hay loại trừ con người.
Hiến pháp nước Mỹ được viết ra để bảo vệ người dân. Nguồn: interet
CON QUÁI VẬT
Nước Mỹ, luôn là một quốc gia vĩ đại, không phải bởi họ tự nhận mình như vậy, mà bởi họ biết cách chỉ trích mình và biết lắng nghe để tự làm tốt lên mỗi ngày. Với họ, không một ai được coi là hay mô tả như một hình tượng theo nghĩa lãnh tụ, là cha già dân tộc hay trở thành một hình mẫu của quốc gia, ngay cả người khai quốc là Washington, cũng chỉ được coi là một nhân vật lịch sử vĩ đại trong số 4 vị tổng thống tiếp theo tính cho đến nay mà được trạm khắc trên vách đá để ghi nhớ công ơn của họ.

Phải khởi tố, điều tra Vũ Huy Hoàng để xử lý nghiêm

Vì sao Trịnh Xuân Thanh được nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng… “o bế”?
Vì sao Trịnh Xuân Thanh được nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng… “o bế”? Vì sao lại có sự ưu ái, “hi sinh” vì người khác lớn như vậy? Câu trả lời chỉ có Trịnh Xuân Thanh và nguyên Bộ trưởng Hoàng biết chính xác. Thế nhưng Trịnh Xuân Thanh thì đã “cao chạy, xa bay” còn nguyên Bộ trưởng Hoàng thì, tất nhiên là… im lặng.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Phải khởi tố, điều tra mối quan hệ 
Trịnh Xuân Thanh - Vũ Huy Hoàng xử lý nghiêm.
Xung quanh vụ việc nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, hiện vẫn còn không ít câu hỏi đặt ra chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Ví như hàng ngàn ý kiến (comment) gửi về Dân trí và nhiều đại biểu Quốc hội cũng như tướng lĩnh đề nghị hình thức kỉ luật thích đáng đối với vị cựu Bộ trưởng này.

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Sốc và độc

Sốc và độc
Thằng cho vay tiền đã ngu - Thằng giả lại tiền còn...ngu hơn.
Anh hùng Núp.

Có 2-3 nhà, nhà thứ hai sẽ bị đánh thuế

Có 2-3 nhà, nhà thứ hai sẽ bị đánh thuế
28/10/2016 - Năm tới sẽ tính thuế tài sản. Đây là thuế mang tính trực thu, đánh vào những người có tài sản lớn, sở hữu nhiều. Những người có 2-3 nhà thì nhà thứ 2 sẽ bị đánh thuế. Theo quy định mới của Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN), tại kỳ họp này, Quốc hội (QH) lần đầu thông qua kế hoạch ngân sách tài chính 5 năm, trong đó xác định rõ mức thu, tỷ lệ thu và cơ cấu chi NSNN lớn, đặc biệt là cân đối thu chi (giới hạn về bội chi, nợ công), ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính trao đổi một số vấn đề về kế hoạch ngân sách tài chính 5 năm.
Ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính
Vì sao thu ngân sách trung ương lại giảm trong thời gian qua, thưa ông?
Ông Võ Thành Hưng: Dù hàng năm thu ngân sách vượt dự toán nhưng thu TƯ khó khăn hơn. Thu Trung ương có 3 cấu phần (dầu thô, cân đối xuất nhập khẩu), những nguồn này xu hướng giảm và giảm rất nhanh. Giai đoạn từ 2006-2010, tỷ trọng hai khoản thu này chiếm 40% tổng thu ngân sách nhưng đến 2015 lại dưới 25% (chưa đầy 1/4 tổng ngân sách). Đến 2020 chỉ còn khoảng 14-15% tổng thu.

“Việt Nam nói là làm”: Những cái chết trẻ

Những cái chết trẻ
30/10/2016 Xã hội cứ phải “sốc” vì cái chết của mấy cô cậu trẻ tuổi với slogan “Việt Nam nói là làm!”. Nhưng họ đã nói và làm cái gì? Vậy ai bảo mạng xã hội là “ảo” khi nó đưa đến những cái chết thật?

Đó là những status (dòng trạng thái trên Facebook) nói rằng nếu được nhiều người like (thích, đồng tình) thì sẽ nhảy xuống sông, sẽ mang xăng đốt trường, thậm chí sẽ tự tử! Sau khi treo status “câu like” chưa đến một ngày thì các Facebooker này đã nhận được hàng chục ngàn like, vượt xa “chỉ tiêu” đề ra.

Lời nói không thể gió bay vì đã bị cư dân mạng buộc chặt bằng hàng ngàn comments (ý kiến) hàng trăm share (chia sẻ) khích bác xúi giục đe nẹt chửi bới mà phần lớn đến từ những người trẻ. Không khác được, chủ nhân “status ngàn like” đã phải làm đúng như đã nói, dù chỉ là nói trên Facebook!

Vâng, “Việt Nam nói là làm” của một bộ phận giới trẻ là như vậy đấy! Dại dột, vô trách nhiệm với bản thân và gia đình. Nhưng phải chăng hiện tượng này là sự phản ứng lại thực trạng của những người lớn “nói mà không làm”, thậm chí “nói một đằng làm một nẻo”?!

Đất nước vô tình, vô luật: bát phở giá 'trên trời'

Vấn nạn chặt chém: Những bát phở giá 'trên trời'
28/10/2016 - 100 nghìn, 200 nghìn và lên tới cả 300 nghìn là những bát phở mà thực khách phải ngâm ngùi rút trả tiền... Vốn cẩn thận, trước khi ăn phở, gia đình này đã hỏi trước giá tiền. Khi chủ hàng là một phụ nữ trả lời 25.000 đồng/bát, họ đã quyết định dùng bữa sáng với 6 suất phở bò. Tuy nhiên, đến khi tính tiền, chủ quán “hét” giá cho 6 bát là 1.025.000 đồng. Gia đình ngơ ngác không hiểu thì được giải thích: Bát đầu có giá 25.000 đồng, còn những bát sau có giá 200.000 đồng/bát. 

"Hoá đơn" tính tiền cho bữa ăn của B.T
Nửa triệu cho bữa ăn bình dân ở vỉa hè
Gần đây nhất một hóa đơn cho bữa ăn bình dân với giá gần nửa triệu vừa được chia sẻ trên mạng. Theo như người đăng tin giới thiệu, bát phở mà cô nói tới rất bình thường nhưng lại được tính tiền theo giá bất thường. 

Nếu giỏi giang thế, sao phải về làm lãnh đạo với bố?

Nếu giỏi giang thế, sao phải về làm lãnh đạo với bố?
29/10/2016  Dư luận có thể hoài nghi những người được xem là “có năng lực” mà lại thích vào làm lãnh đạo với bố! Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Nội vụ kiểm tra thông tin “bổ nhiệm người nhà”, tiến hành thanh tra công vụ, báo cáo trước ngày 30/10. Chỉ đạo được đưa ra sau khi báo chí phản ánh lãnh đạo một số địa phương tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà vào các đơn vị do mình phụ trách, quản lý, gây bức xúc, bất bình trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của người dân đối với nền công vụ.
Ảnh minh họa
Có thể nói một lần nữa người đứng đầu Chính phủ thể hiện quyết tâm trong vấn đề “tìm người tài, không tìm người nhà”. Còn nhớ, dư luận từng xôn xao trước những vụ việc như “cả họ làm quan” ở một huyện của Thừa thiên Huế hay Hà Tây. “Khó coi” hơn nữa là những chuyện như bố chi cục trưởng bổ nhiệm con làm chi cục phó, hay chồng cục trưởng quy hoạch vợ làm cục phó.

“Kỹ nghệ” ăn xin

“Kỹ nghệ” ăn xin
30/10/2016 22:20 - Các “cái bang” liền chửi tục, nhổ nước bọt, thậm chí hành hung. “Hôm trước, bạn mình đi ăn ở chợ đêm thì có một bà đến xin tiền. Bạn mình không cho nên bị bà ta nhổ nước bọt vào thức ăn” - Nguyễn Thị Thùy Linh, sinh viên Trường Đại học KH-XH & NV, bức xúc. Còn biết bao hoàn cảnh khó khăn cần xã hội giúp đỡ nhưng cũng có không ít trường hợp sử dụng nhiều chiêu trò lợi dụng lòng tốt của người khác để trục lợi. Sau một thời gian bị truy quét, tệ nạn ăn xin ở TP HCM đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, thời gian gần đây, người ăn xin tái xuất.
Hai đứa trẻ xin tiền ở ngã tư Cách Mạng Tháng Tám - NguyễnThị 
Minh Khai (giáp ranh quận 1 và quận 3, TP HCM) Ảnh: Quốc Chiến
Không cho thì… chửi
Nút giao thông Cát Lái (quận 2) là nơi đông người qua lại nên trở thành địa bàn lý tưởng để “cái bang” hành nghề. Tại đây, thường có 2 đến 3 cụ ông, cụ bà mặc áo quần rách rưới, mang theo lỉnh kỉnh đồ đạc. Cứ mỗi khi đèn đỏ, họ lại ngả nón, miệng thều thào xin tiền người đi đường. Ngày 15-10, chỉ trong vòng nửa giờ, hàng chục người đã dừng lại cho những cụ ông, cụ bà này tiền. Khi chúng tôi đưa điện thoại lên chụp hình thì những người với dáng vẻ tội nghiệp liền chửi bới bằng những lời lẽ rất thô tục.

Chỉ có trộm mới biết tài sản của quan chức

Chỉ có trộm mới biết tài sản của quan chức
Chủ Nhật, ngày 30/10/2016 - 07:05 - nhan nhản trên mặt báo là những vụ trộm viếng nhà quan. Chỉ đến khi bị trộm viếng thăm, khối tài sản khủng trị giá hàng chục, hàng trăm cây vàng, hàng tỉ đồng hay vài chục ngàn đôla... được giấu kín của nhiều quan chức mới bị lộ (theo VietNamNet). Thậm chí một “siêu trộm” còn thừa nhận tại tòa án rằng vào nhà đại gia, quan chức lắm tiền nhiều của, chứ nhà dân thường lấy đâu ra tiền mà đột nhập vào cho mất công.

(PL)- Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2015 có hơn một triệu người kê khai tài sản và không phát hiện ra người vi phạm dù xác minh hơn 400 trường hợp. Đáng lẽ nghe thông tin này người ta sẽ mừng vì đó là chỉ dấu cho thấy cán bộ ta thanh liêm. Cũng theo mạch tư duy ấy thì thông tin này quả là một tín hiệu đáng mừng cho đất nước trong công tác thẩm tra phòng, chống tham nhũng.

Đinh Thế Huynh sẽ ra sao sau chuyến công du Hoa Kỳ

Đinh Thế Huynh sẽ ra sao sau chuyến công du Hoa Kỳ
Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên trên cương vị Thường trực Ban Bí thư và Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN của ông Đinh Thế Huynh. "Tôi cho rằng lựa chọn của Việt Nam là khôn ngoan và chuyến đi thăm Trung Quốc (của ông Đinh Thế Huynh) ngắn ngày hơn chuyến thăm Mỹ. Và tất cả những gì có thể truyền tải được đã thông qua bản thân thời hạn của chuyến đi thăm này", Tiến sỹ Vũ Cao Phan.
VN: Chọn cả Trung Quốc lẫn Mỹ là 'khôn ngoan'?
Đảng cộng sản Việt Nam lựa chọn Trung Quốc là đối tác chính trị, trong khi Hoa Kỳ là đối tác an ninh và sự lựa chọn này là 'khôn ngoan', theo bình luận của nhà phân tích chính trị Việt Nam về các chuyến thăm Mỹ và Trung Quốc cùng trong tháng 10/2016 của Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Đinh Thế Huynh.

Trao đổi với bàn tròn của BBC tuần này về chuyến thăm của chính khách cao cấp của Đảng CSVN tới Mỹ, nhà nghiên cứu Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt - Trung, nói:

"Nếu Trung Quốc là lựa chọn chính trị của Việt Nam như lời tuyên bố của ông Huynh, thì Hoa Kỳ là lựa chọn an ninh của Việt Nam, đó là cái mà tôi có thể nhận xét, đánh giá qua chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh thăm Mỹ."

Khi được hỏi liệu các 'lựa chọn' chiến lược trên là mâu thuẫn hay thống nhất, biện chứng với nhau, nhà nghiên cứu chính trị và bang giao quốc tế từ Đại học Bình Dương nói:

"Tôi nghĩ là hoàn toàn thống nhất... Tôi cho rằng lựa chọn của Việt Nam là khôn ngoan và chuyến đi thăm Trung Quốc (của ông Đinh Thế Huynh) ngắn ngày hơn chuyến thăm Mỹ. Và tất cả những gì có thể truyền tải được đã thông qua bản thân thời hạn của chuyến đi thăm này.

"Nó không có gì mâu thuẫn cả và nhất là đối với phía Việt Nam xưa nay ta vẫn nói là Việt Nam thực hiện khá tốt chuyện cân bằng giữa các nước lớn, thì chuyến đi này cũng thể hiện điều đó. Tôi nghĩ rằng cả hai phía Mỹ và Trung Quốc nếu có bình luận gì, thì (chỉ) có thể bình luận tích cực mà thôi."


Về ý nghĩa và mục đích chuyến thăm Mỹ của ông Đinh Thế Huynh, Tiến sỹ Vũ Cao Phan nhân dịp này đưa ra nhận xét:

"Đối với ông Đinh Thế Huynh, chuyến đi này có nhiều ý nghĩa, tôi có cảm giác nó khá giống với trường hợp của ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội trước đây, cũng như với ông Phạm Quang Nghị, ông Đinh Thế Huynh là người được dư luận cho là được Tổng bí thư bảo trợ, nâng đỡ và lựa chọn.

"Cho nên chuyến đi này của ông ấy chắc chắn có hai mục đích, một là giới thiệu với các giới chức Mỹ và mục đích thứ hai là cơ hội ông tìm hiểu xã hội Mỹ và tôi nghĩ tất cả những điều này là rất quan trọng, ngoài mang tính chất nghi thức, nhất là thời gian kéo dài cả một tuần.

"Chuyến đi có thể nói là một công việc tích cực từ phía Việt Nam, nó cũng có thể trấn an với Mỹ sau những rắc rối do Tổng thống Philippines, những lời tuyên bố của Tổng thống Philippines làm Mỹ lúng túng, liên quan đến (chiến lược) châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

"Nhất là có thể kết nối với lời tuyên bố của Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Nguyễn Chí Vịnh là một người có vai trò quan trọng trong nền ngoại giao của Việt Nam, là 'Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

"Tiếp nối với tuyên bố của Tướng Nguyễn Chí Vịnh, tôi cho với phía Việt Nam, chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh có những ý nghĩa như thế. Thứ hai với phía Mỹ, Mỹ cũng mong mỏi chuyến đi này, chỉ cần suy luận thôi, chứ không cần nhìn vào tính chất đón tiếp có thể nói là chính thức và trọng thị của Mỹ," Tiến sỹ Vũ Cao Phan nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC hôm 27/10.

Quá nhiều lựa chọn?


Từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) đưa ra bình luận về lựa chọn đối tác chiến lược của Việt Nam, ông nói:

"Trở lại vấn đề lựa chọn như thế nào mà chúng ta (Bàn tròn Thứ Năm) vừa nêu, ông Đinh Thế Huynh nói rằng 'Trung Quốc là 'lựa chọn chính trị' của Việt Nam, còn Tiến sỹ Vũ Cao Phan... có nêu như vậy Hoa Kỳ có thể là 'lựa chọn an ninh' của Việt Nam, tôi cảm thấy là có nhiều quá, có vô số lựa chọn.

"Lựa chọn nhiều đến nỗi mà năm 2014, chúng ta (Việt Nam) nhớ lại, đau đớn vô cùng là khi nổ ra vụ Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc..., khi đó Việt Nam thủ trong túi một chục đối tác chiến lược, trừ Hoa Kỳ, một chục đối tác chiến lược trong đó có Nga, trong đó có Trung Quốc và không một ai chìa tay ra cho Việt Nam.

"Đó là lựa chọn của Việt Nam ư? Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước như vậy à? Nhiều quá và cuối cùng là không có gì cả. Đó là một triết lý sống còn đối với giới lãnh đạo Việt Nam và với dân tộc Việt Nam, tôi xin nhắc lại điều đó...

"Liên quan chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh..., tôi cho rằng có một điều gì đó liên quan tới chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị vào năm 2014, năm 2014, ông Nghị được ông (Nguyễn Phú) Trọng cử đi một cách thầm kín và sau đó khi về, ông Nghị phải chịu một đợt tấn công trong nội bộ và sau đó ông Nghị 'biến mất'.

  Ông Đinh Thế Huynh nói rằng 'Trung Quốc là 'lựa chọn chính trị' của Việt Nam, còn Tiến sỹ Vũ Cao Phan... có nêu như vậy Hoa Kỳ có thể là 'lựa chọn an ninh' của Việt Nam, tôi cảm thấy là có nhiều quá, có vô số lựa chọn

Tiến sỹ Phạm Chí Dũng
"Không biết là lịch sử có lặp lại đối với ông Đinh Thế Huynh hay không? Và nếu như lặp lại với ông Đinh Thế Huynh thì coi chừng kỳ này, sau khi đi Mỹ về ông Huynh cũng phải chịu những 'chỉ trích' là nhẹ nhàng nhất ở trong nội bộ hay là một cuộc tấn công nào đó và sau đó cũng có một khả năng là ông Huynh "biến mất" trong ngoặc kép, đó là một.

"Vấn đề thứ hai nữa là nếu như lịch sử lặp lại, chúng ta nhớ là cuối tháng 7/2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ và sau khi đi Mỹ về xảy ra một 'cuộc chiến quyền lực' đặc biệt giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng. Như vậy tôi tự hỏi là liệu sau chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh đi Hoa Kỳ, lần này có xảy ra một cuộc chiến quyền lực nào không.

"Và nếu có xảy ra thì giữa ông Huynh với ai? Đó là một vấn đề mà chúng ta cũng cần nêu lại và có thể chờ xem nếu độ trễ trong cuộc chiến quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng là khoảng sáu tháng sắp tới Đại hội 12, thì cuộc chiến quyền lực của ông Huynh, nếu có, sắp tới, nó phải nằm ở khoảng giữa năm 2017.

"Và giữa năm 2017, tôi nghe thông tin cũng là thời điểm, khoảng thời gian quan trọng để gút những vấn đề nhân sự then chốt để chuẩn bị cho Đại hội giữa nhiệm kỳ và nếu như đúng cam kết, ông Trọng sẽ nghỉ sau hai năm tại vị," Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói với BBC.

Đúng nhưng không đủ


Từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore (ISEAS), người đồng thời là Chủ tịch của Think Tank 'Viet Know' đưa ra bình luận về các chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh tới các cường quốc quan trọng trong bang giao quốc tế của Việt Nam trong tháng Mười, trong đó có chuyến thăm tới Trung Quốc, ông nói:

"Bình luận mà nói Việt Nam lựa chọn quan hệ... mà nói là Trung Quốc là lựa chọn chính trị trong quan hệ, nó cũng đúng thôi nhưng mà không đủ. Nó còn nhiều thứ quan hệ khác: quan hệ láng giềng, quan hệ địa chính trị, quan hệ địa chiến lược, quan hệ ý thức hệ v.v...

"Thế nhưng có một câu nói rất nôm na mà ông (Đinh Thế) Huynh nhắc lại ở bên Trung Quốc, sau tất cả những gì đã được ghi ra, có một câu tôi rất thích là nói với Trung Quốc là 'lời nói là đi đôi với việc làm'... Câu này bản thân ông Trần Đại Quang (Chủ tịch Việt Nam) trong bài phát biểu của ông ở Viện Iseas ở Singapore, gọi là bài số 38, ông Trần Đại Quang cũng nhắc đến câu ấy, bằng cách nhắc lại lời của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu 'đã hứa là phải làm'...

  Bình luận mà nói Việt Nam lựa chọn quan hệ... mà nói là Trung Quốc là lựa chọn chính trị trong quan hệ, nó cũng đúng thôi, nhưng mà nó không đủ

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp
"Đây là một tồn tại trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, có một số lần mà Trung Quốc nói nhưng lại làm khác đi, như thế ông Đinh Thế Huynh ở Trung Quốc cũng rất đàng hoàng, cũng nói rất rõ, chứ không có gì là cấn cái cả.

"Và theo sự hiểu biết thông thường, Việt Nam không có cái gì phải để lệ thuộc vào Trung Quốc hết, Việt Nam là một nước độc lập, có một nền ngoại giao, đối ngoại độc lập, có một nền kinh tế độc lập và rõ ràng quan hệ Việt Nam với các nước thể hiện rất rõ bằng hai chữ rất quan trọng là 'vừa là đối tác, vừa là đối tượng'.

"Có nghĩa là cụ thể hóa hơn với Trung Quốc là 'vừa hợp tác, vừa đấu tranh', cho nên những bình luận khác tôi thấy cũng có lý do của nó, nhưng về mặt hiểu biết chính thống và theo lẽ phải thì hiểu như vậy thôi,"Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp đưa ra bình luận với BBC, đặc biệt liên quan tới việc có ý kiến đặt dấu hỏi về ý nghĩa và nguyên do của việc ông Đinh Thế Huynh thăm Trung Quốc trước khi đi Mỹ trong cùng tháng này.

Nước xa, lửa gần

Việt Nam lâu nay vẫn kiên trì quan điểm và chiến lược đối ngoại 'muốn làm bạn' với tất cả các nước trên thế giới

Từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia và nhà phân tích chính trị, bang giao quốc tế và Việt Nam bình luận về các chuyến thăm Trung Quốc và Hoa Kỳ trong tháng Mười của ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban bí thư Đảng CSVN và chính sách, chiến lược quan hệ của Việt Nam.

Giáo sư Long nói:

"Đối ngoại (Việt Nam) đối với Trung Quốc, Trung Quốc là nước 'núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển' với Việt Nam, thì phải đối đãi với Trung Quốc như thế nào để cho nó (nước này) khỏi gây những khó khăn cho Việt Nam liền liền.

"Việt Nam có câu là 'nước xa, lửa gần', thì không thể lựa chọn một nước nào đó để đối trọng với Trung Quốc được. 

  Tôi thấy chuyến đi của ông Huynh hay là chuyến đi của các vị khác ở Việt Nam đối với nước khác thì cũng phải nhìn vào vấn đề tổng thể.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long
"Tất nhiên là mình (Việt Nam) cần có một chính sách đối ngoại như thế nào để đảm bảo an ninh cho Việt Nam...

"Vấn đề lâu dài là vấn đề rất quan trọng, lâu dài không chỉ là đối với Mỹ, đối với Nhật và với nhiều nước khác trong khu vực.

"Thành ra nếu chúng ta phân tích, đánh giá như vậy, tôi thấy chuyến đi của ông Huynh hay là chuyến đi của các vị khác ở Việt Nam đối với nước khác thì cũng phải nhìn vào vấn đề tổng thể.

"Thế còn mình nhìn vào vấn về nhân sự, nhiều khi tôi thấy là sai," Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói với BBC.

BBC

'Mỹ - Việt đang gần nhau hơn bao giờ hết'

'Mỹ - Việt đang gần nhau hơn bao giờ hết'
Chuyến công du của đương kim Thường trực Ban bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam tới Mỹ vào hạ tuần tháng Mười 2016 là một 'chuyến đi rất đáng kể', phản ánh 'một thay đổi rất lớn' trong quan hệ bang giao hai nước mà trong đó Hoa Kỳ và Việt Nam đang 'gần nhau hơn bao giờ hết', một học giả, nhà quan sát chính trị và bang giao quốc tế người Mỹ nói với Tọa đàm Bàn tròn của BBC tuần này.
Hoa Kỳ và Việt Nam đang 'gần nhau hơn bao giờ hết' trong quan hệ song phương được thể hiện qua chuyến thăm Mỹ của ông Đinh Thế Huynh, theo PGS. TS. Jonathan London từ Hà Lan.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Phát triển kinh tế bằng mọi giá: Quan được, dân mất?

Phát triển kinh tế bằng mọi giá: Ai được, ai mất?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng từng lên tiếng với Đài Á Châu Tự do rằng “Đã đến lúc phải lên tiếng, phải cảnh báo và phải bằng áp lực xã hội để buộc những người có quyền quyết định phải lắng nghe ý kiến của người dân và phải cân nhắc những vấn đề môi trường, không thể có chuyện đánh đổi tăng trưởng lấy môi trường, hủy hoại môi trường… Hiện bây giờ rất đáng tiếc là những hậu quả ấy đã hiển hiện lên rồi.”
Sau một loạt những sự việc diễn ra liên quan đến vấn đề môi trường, mà cụ thể nhất là vụ Formosa Vũng Áng, cho đến nay, tất cả hình ảnh và tường trình từ báo chí chính thống cho đến truyền thông mạng đều cho thấy người dân đang gánh chịu hậu quả và tổn thất rất nặng nề.

Hình ảnh nhà máy luyện gang thép Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh ở thị xã Kỳ Anh.  Vấn nạn ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, nhóm lợi ích …Tất cả phơi bày sau một quá trình tăng trưởng kinh tế bị cho là bằng mọi giá. Ai là người phải gánh chịu tác hại của những tình trạng đó? Và ai hưởng lợi?

Hổ thẹn vì mang hộ chiếu Việt Nam

Hổ thẹn vì mang hộ chiếu Việt Nam
Trần Mạnh Hảo XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (SOCIALIST) nó không thuộc về dân tộc, chỉ thuộc về một học thuyết (Mác-Lênin) mà trên thế giới đã bị coi là chủ nghĩa khủng bố. Tôi vô cùng tự hào là người Việt Nam, nhưng tôi không tự hào, thậm chí thấy xấu hổ vì trên Hộ chiếu của tôi, có dòng chữ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (SOCIALIST), điều đó khiến cả thế giới soi xét tôi, nhòm ngó tôi, coi thường tôi và xem tôi như là tên khủng bố. Tôi cầu mong trời phù hộ, chế độ bán nước Cộng Sản Việt Nam sớm sụp đổ.
Người nhà có kinh nghiệm dặn tôi khi ra nước ngoài nhỡ có ai hỏi: Where are you from? thì chớ nói là Việt Nam mà hãy nói là from Japan, from South Korea hay đại loại một nước khác. Tôi thật sự không muốn nói dối nhưng khi ra nước ngoài mới biết người nhà khuyên vậy sẽ bớt được rất nhiều phiền phức.

8 lý do vì sao người Việt hay GATO

8 lý do vì sao người Việt hay GATO
Vì Nhà nước bất lực trong quản lí nên dân cải tiến được cái máy cày, sáng tạo được cái máy chạy êm êm cho cái vỏ xe Ferrari cũng bị tịch thu. Trường hợp của anh Nguyễn Hà Đông là một ví dụ không thể sống động hơn cho sức kìm hãm đáng sợ của sự đố kỵ. Vụt sáng trong một câu chuyện cổ tích thời hiện đại, một chàng trai vô danh từ một đất nước Châu Á xa xôi đã chinh phục hàng chục triệu người dùng Mỹ và trên thế giới.
Lòng GATO của dân Việt và CNXH
Nếu bạn hỏi tôi, yếu tố văn hóa gì của người Việt Nam khiến CNXH trở nên hấp dẫn trong mắt họ, tôi sẽ trả lời “đó là tư duy GATO.” Cái này miễn cãi, miễn tranh luận. Dân Việt nam rất GATO.

Chống tham nhũng lấy tiền về túi người chống tham nhũng!


CHỐNG THAM NHŨNG ĐỂ LÀM GÌ?
Chu Mộng Long Nhiều người, kể cả đại biểu quốc hội, nói tham nhũng đã làm suy kiệt nguồn lực của đất nước. Nói sai hoàn toàn! Hãy nghe Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm đây:
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình. Ảnh: Phạm Hải 

- "Về khoản tiền thu được từ tham ô hay tham nhũng, tôi cho rằng đất nước ta không giàu nghèo gì từ khoản tiền ấy. Chúng ta không dùng tiền ấy để nuôi bộ máy hay đầu tư, cũng không trông cậy vào nó."
- "Tất cả những loại tiền có được từ tội phạm nên để phục vụ cho cuộc đấu tranh chống tội phạm và để trang trải cho những rủi ro của cuộc đấu tranh này, đó là nguyên lý mà chúng ta đặt ra". (Trích nguyên văn từ Vietnamnet).

Tôi kêu gọi Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc

Tôi kêu gọi Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc
Vu Hai Tran Lo ngại bạo lực đẫm máu ở nông thôn, nếu Chính phủ không có hành động thiết thực. (Mong các bạn chia sẻ, hy vọng có vị thành viên Chính phủ biết)
Sau khi rời khỏi ngành kiểm sát, tôi bước vào nghề luật sư, mong muốn làm luật sư tư vấn cho doanh nghiệp, kiếm bộn tiền. Không ngờ, tôi lại nhận nhiều vụ liên quan đến đất đai, gồm cả các vụ án hành chính, hình sự, dân sự lẫn kinh tế. Tôi tiếp xúc một tầng lớp công dân : dân oan, cả ở thành thị lẫn nông thôn, nhưng phức tạp, bức xúc nhất là ở nông thôn.