Ngân hàng Nhà Nước in tiền để mua 11 Tỷ USD?
Một hiện tượng kinh tế được xem là “nổi bật” ở Việt Nam trong thời gian gần đây là quỹ dự trữ ngoại hối được “nâng lên một tầm cao mới”: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết thêm 9 tháng qua Ngân hàng nhà nước đã mua vào 11 tỷ USD, nâng dự trữ ngoại hối lên hơn 40 tỷ USD.
Thế nhưng cũng như tình trạng kết cấu của quỹ dự trữ ngoại hối là quá thiếu minh bạch (cho tới giờ không công bố có bao nhiêu USD, bao nhiêu vàng, bao nhiêu SDR, bao nhiêu trái phiếu…), câu hỏi “Ngân hàng nhà nước lấy gì để mua vào 11 tỷ USD?” đang được nhiều người xoáy vào.
Ngay cả một chuyên gia gạo cội của nhà nước như ông Vũ Đình Ánh cũng không biết thực hư thế nào, tức 11 tỷ USD là được mua bằng tiền mặt, mua công cụ tài chính hay mua trái phiếu bằng USD.
Một phóng viên chuyên về tài chính của báo nhà nước đã khẳng định rằng chắc chắn ngân sách không còn kết dư để có thể mua ngoại tệ, mà Ngân hàng nhà nước chỉ có thể gom USD bằng cơ chế “phát hành nguồn vốn”. Nhưng “phát hành nguồn vốn” là gì thì vị phóng viên này lại không nói rõ.
Chỉ biết rằng, từ giữa năm 2016 đến nay, các ngân hàng thương mại đột ngột dư tiền, thậm chí dư khủng khiếp, trái ngược với tình trạng ngân sách “rỗng túi”. Rất nhiều khả năng Ngân hàng nhà nước đã phải bung tiền mặt ra để hút ngoại tệ.
Vậy nguồn tiền mặt bung ra lấy từ đâu? Nếu ngân sách đang cạn tiền thì còn nguồn nào khác? In tiền và in tiền ồ ạt chăng?
11 tỷ USD thu gom lại tương đương 250 ngàn tỷ đồng.
Chuyên gia Vũ Đình Ánh lo ngại rằng 250 nghìn tỷ được quy đổi ra là cực lớn, có tính thanh khoản cao, đồng thời gợi nhớ về “kịch bản của năm 2007” khi mà Việt Nam mua về 10 tỷ USD (tỷ giá lúc bấy giờ là khoảng 18,000 đồng, chưa đến 250 nghìn tỷ) đã bị “ngập trong tiền và chết đứ đừ vào năm 2008”.
Ông Ánh nhận định cần phải có biện pháp trung hoà thị trường, nhưng ở thời điểm này chưa ai nói có trung hoà hay không mà dường như đang “ném tiền ra thị trường”. Việc làm này chất chứa nhiều nguy cơ, rủi ro lớn.
Một chuyên gia khác là ông Nguyễn Đình Cung thốt lên: “Cứ mải mê huy động và huy động, nền kinh tế sẽ xuống hố!”.
Quả thực, lạm phát đang là một thực tế mà ngay cả Tổng cục Thống kê – cơ quan hiếm khi nào nói thực về chỉ số lạm phát – đang phải thập thò về khả năng lạm phát năm 2016 có thể lên đến 5%.
Nhưng 5% vẫn là quá thấp, nếu so với mặt bằng giá cả ở các chợ đầu mối đang tăng lên vô chừng.
Từ những năm trước, nhiều người đã nói về khả năng Ngân hàng nhà nước cho in tiền để “bù đắp khó khăn ngân sách”. Cho tới nay, không một quan chức ngân hàng nào dám công khai đính chính tin đồn này.
Chỉ biết rằng hiện thời các ngân hàng thương mại đang tồn một đống tiền và có thể cả một đống “trái phiếu đặc biệt” với xuất xứ từ Ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng thương mại đang buộc phải giảm lãi suất cho vay để đẩy tín dụng ra lưu thông, bất chấp nợ khó thu hồi sẽ tăng mạnh hơn và biến thành nợ xấu.
Trong khi đó, Ngân hàng nhà nước sẽ làm gì để trả nợ và lãi vay ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại? Lại tiếp tục in tiền đồng? Nhưng làm sao có thể in được ngoại tệ?
Lê Dung
Ngay cả một chuyên gia gạo cội của nhà nước như ông Vũ Đình Ánh cũng không biết thực hư thế nào, tức 11 tỷ USD là được mua bằng tiền mặt, mua công cụ tài chính hay mua trái phiếu bằng USD.
Một phóng viên chuyên về tài chính của báo nhà nước đã khẳng định rằng chắc chắn ngân sách không còn kết dư để có thể mua ngoại tệ, mà Ngân hàng nhà nước chỉ có thể gom USD bằng cơ chế “phát hành nguồn vốn”. Nhưng “phát hành nguồn vốn” là gì thì vị phóng viên này lại không nói rõ.
Chỉ biết rằng, từ giữa năm 2016 đến nay, các ngân hàng thương mại đột ngột dư tiền, thậm chí dư khủng khiếp, trái ngược với tình trạng ngân sách “rỗng túi”. Rất nhiều khả năng Ngân hàng nhà nước đã phải bung tiền mặt ra để hút ngoại tệ.
Vậy nguồn tiền mặt bung ra lấy từ đâu? Nếu ngân sách đang cạn tiền thì còn nguồn nào khác? In tiền và in tiền ồ ạt chăng?
11 tỷ USD thu gom lại tương đương 250 ngàn tỷ đồng.
Chuyên gia Vũ Đình Ánh lo ngại rằng 250 nghìn tỷ được quy đổi ra là cực lớn, có tính thanh khoản cao, đồng thời gợi nhớ về “kịch bản của năm 2007” khi mà Việt Nam mua về 10 tỷ USD (tỷ giá lúc bấy giờ là khoảng 18,000 đồng, chưa đến 250 nghìn tỷ) đã bị “ngập trong tiền và chết đứ đừ vào năm 2008”.
Ông Ánh nhận định cần phải có biện pháp trung hoà thị trường, nhưng ở thời điểm này chưa ai nói có trung hoà hay không mà dường như đang “ném tiền ra thị trường”. Việc làm này chất chứa nhiều nguy cơ, rủi ro lớn.
Một chuyên gia khác là ông Nguyễn Đình Cung thốt lên: “Cứ mải mê huy động và huy động, nền kinh tế sẽ xuống hố!”.
Quả thực, lạm phát đang là một thực tế mà ngay cả Tổng cục Thống kê – cơ quan hiếm khi nào nói thực về chỉ số lạm phát – đang phải thập thò về khả năng lạm phát năm 2016 có thể lên đến 5%.
Nhưng 5% vẫn là quá thấp, nếu so với mặt bằng giá cả ở các chợ đầu mối đang tăng lên vô chừng.
Từ những năm trước, nhiều người đã nói về khả năng Ngân hàng nhà nước cho in tiền để “bù đắp khó khăn ngân sách”. Cho tới nay, không một quan chức ngân hàng nào dám công khai đính chính tin đồn này.
Chỉ biết rằng hiện thời các ngân hàng thương mại đang tồn một đống tiền và có thể cả một đống “trái phiếu đặc biệt” với xuất xứ từ Ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng thương mại đang buộc phải giảm lãi suất cho vay để đẩy tín dụng ra lưu thông, bất chấp nợ khó thu hồi sẽ tăng mạnh hơn và biến thành nợ xấu.
Trong khi đó, Ngân hàng nhà nước sẽ làm gì để trả nợ và lãi vay ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại? Lại tiếp tục in tiền đồng? Nhưng làm sao có thể in được ngoại tệ?
Lê Dung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét