Formosa, Alumin Nhân Cơ và bài học đắt giá về dự án có yếu tố Trung Quốc
Sự cố môi trường Formosa và Alumin Nhân Cơ là những bài học lớn đối với Việt Nam khi “kích hoạt” các dự án có nhà đầu tư Trung Quốc. Hậu quả về môi trường đã rõ vậy Việt Nam nên “sai đâu sửa đó” hay giải quyết ngay từ gốc để không còn những sự cố khủng khiếp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội cũng như cuộc sống của người dân.
Formosa là một dự án có mức đầu tư cam kết lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay và mang ý nghĩa lớn với Hà Tĩnh và thậm chí là đối với cả Việt Nam trong phát triển ngành luyện thép và công nghiệp nặng. Nhờ những giá trị lớn đó mà dự án được nhiều “biệt đãi” và bản thân Formosa cũng cam kết sẽ đảm bảo áp dụng các tiêu chuẩn ngặt nghèo nhất về phát thải. Tuy nhiên, thực tế lại đi ngược hoàn toàn những gì doanh nghiệp này cam kết.
Đầu tháng 4/2016, đường ống xả thải khổng lồ chôn ngầm dài 1,5km và xả thải thẳng ra biển bị phát hiện. Ngay sau đó, người dân phát hiện cá chết trên diện rộng, khởi đầu từ Hà Tĩnh và lan dần ra Quảng Bình, Quảng Trị và đến Thừa Thiên – Huế khiến đời sống người dân 4 tỉnh miền Trung lao đao.
7 bộ ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa học trong và ngoài nước đã vào cuộc để tìm nguyên nhân. 84 ngày sau khi cá chết hàng loạt được phát hiện, Formosa đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa cá chết và cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả và cải tạo môi trường.
Thiệt hại do Formosa gây ra còn chưa thống kê hết thì đến ngày 23/7 tại Tây Nguyên đã xảy ra sự cố vỡ đường ống dẫn hóa chất tại nhà máy Alumin Nhân Cơ.
Sự cố khiến một lượng kiềm từ bồn chảy ra ngoài làm 9,58 m3 kiềm tràn vỡ đã tràn ra khu vực nhà máy sân nhà máy. Trong đó một phần được thu hồi, một phần thẩm thấu xuống nền đất diện tích 600m2 và một phần theo hệ thống thoát nước mưa chảy tràn và chảy ra suối Đắk Dao qua cửa xả số 3 về phía hạ du…
TS Nguyễn Thành Sơn – nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng nói: “Nguy cơ đã được cảnh báo trước rồi. Vấn đề ở đây là công nghệ khiến cho dự án chưa đi vào vận hành, chưa bàn giao đã xảy ra sự cố rồi”.
“Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào tần suất và quy mô. Như vừa rồi chỉ khoảng 9m3 rò rỉ ra môi trường thì không nguy hiểm lắm nhưng mai lại xảy ra, ngày kia lại xảy thì nguy hiểm. Hoặc 1 năm chỉ 1 lần sự cố thôi nhưng mỗi lần cả trăm tấn hoá chất thì lại thành nguy hiểm. Tuy nhiên, đây là sự cố hiếm gặp trên thế giới, mà dự án còn mới chỉ đang trong quá trình xây dựng, đến khi vận hành không biết thế nào. Cần phải nêu rõ trách nhiệm của nhà thầu ở đây là gì và có hướng xử lý người có trách nhiệm”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cũng nói thêm rằng, dự án alumin Nhân Cơn ngay trước khi làm đã được nhiều chuyên gia đánh giá là không hiệu quả vì công nghệ lạc hậu, khó có thể cạnh tranh.
Đồng quan điểm, TS Lê Đăng Doanh cũng khẳng định: “Đây là một sự cố nghiêm trọng vì xảy ra trên cao nguyên, đầu nguồn sông và là mối nguy hiểm tiềm tàng, đe dọa toàn bộ môi trường các phía dưới hạ lưu. Các công trình đó do Trung Quốc thi công, việc giám sát không được chặt chẽ lắm nên cần có sự rà soát lại chứ đến lúc họ bắt đầu sản xuất và lượng phế thải tăng lên sẽ là thách thức với bảo vệ môi trường của chúng ta”.
Trao đổi về sự cố này với báo chí, PGS. TS. Nguyễn Văn Phổ, Viện Công nghệ địa chất và Khoáng sản, (Hội Địa chất Việt Nam) từng cho hay, bùn đỏ trong sản xuất nhôm từ boxit có độ kiềm rất cao lên đến 12 pH (nước ở mức trung tính độ pH= 7). Trong khi đó, công nghệ của thế giới hiện nay vẫn chưa xử lý được loại xút trong bùn đỏ. Do đó, xút này xả ra ngoài thì mức độ phá hủy quá kinh khủng, mọi thứ nó đi qua đều bị tiêu diệt hết.
“Ngay Trung Quốc cũng đã cấm hơn 100 nhà máy sản xuất nhôm theo hình thức chiết quặng boxit. Tây Nguyên là khu vực nằm ở vị trí đầu nguồn các con sông, suối chảy về Nam Trung bộ, Nam bộ. Nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường liên quan đến boxit thì hậu họa sẽ khôn lường. Tôi nghĩ ở góc độ tác hại môi trường chẳng khác gì Formosa”, PGS. Phổ lo ngại.
Mặc dù phía Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) khẳng định sự cố về hóa chất nêu trên không gây ảnh hưởng đến môi trường nhưng giới chuyên gia vẫn cho rằng, đây là một sự cố rất nghiêm trọng, tiềm tàng nguy cơ ảnh hưởng lớn tới môi trường ngang với sự cố tại Formosa mới đây.
Trung Quốc chọn Việt Nam để “đẩy” ngành nghề ô nhiễm?
Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 7/8 có đăng tải bài viết về FDI và giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm, trong đó có chỉ ra rằng, bên cạnh mục đích khai thác tài nguyên, dòng vốn FDI còn nhằm thay đổi nơi xả thải và nhất là còn nhằm tìm nơi để chôn cất chất thải không xử lý được mà ở các quốc gia phát triển, doanh nghiệp không được phép thực hiện hay không thể thực hiện do những quy định rất nghiêm ngặt về môi trường, chi phí xử lý và thuế suất xả thải rất cao.
Bài báo dẫn một số nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp FDI từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thường ưu tiên chọn những điểm đến có chính sách môi trường kém khắt khe hơn, xem đó như một lợi thế trong cuộc đua giảm chi phí – tăng lợi nhuận so với các doanh nghiệp FDI từ các quốc gia khác như Mỹ, Anh, Nhật…
Tại Việt Nam, FDI Trung Quốc chỉ đứng thứ 7 trong các nước đầu tư vào nước ta nhưng nghiên cứu được trình bày tại hội thảo “Vietnam Forum 2016: Vietnam Thirty years of Doi Moi and beyond” tổ chức hồi tháng 4/2016 tại Singapore do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak tổ chức đã chỉ ra rằng:
Phần lớn FDI Trung Quốc đều hướng đến các lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên, những lĩnh vực mà chính phủ Trung Quốc luôn có rất nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp tiến ra toàn cầu. Tỷ lệ các dự án đầu tư vào dầu mỏ và khai khoáng của Trung Quốc vào nước ta chiếm tới 70% tổng số các dự án, trong đó đáng chú ý là các dự án sắt, thép, xi măng, bauxite.
FDI Trung Quốc không quan tâm đến chuyển giao công nghệ và ngày càng có xu hướng gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt, việc Trung Quốc đón đầu xu hướng TPP ở nước ta nên thời gian qua đã có một làn sóng đột biến FDI Trung Quốc đầu tư vào các ngành dệt nhuộm. Điều này vừa giết chết ngành sản xuất dệt may trong nước đồng thời cũng biến Việt Nam thành một bãi rác ô nhiễm khổng lồ.
FDI Trung Quốc mang theo những thiết bị mà Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được hoặc có thể có lựa chọn khác từ những nhà đầu tư thân thiện với môi trường hơn. Điều đáng quan ngại là xu hướng này diễn ra đồng thời với việc thời gian qua chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hàng chục ngàn nhà máy do công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Liệu có mối quan hệ nào giữa việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm ở Trung Quốc đóng cửa và sau đó chuyển sang Việt Nam?
Tác giả bài viết trên khẳng định, Việt Nam vẫn cần nên khó có thể từ chối FDI, vì vậy phải tăng cường thêm nguồn lực cho việc giám sát thực thi những quy định, tiêu chuẩn về môi trường để ngăn chặn kịp thời hậu quả xảy ra với môi trường.
Hiện chúng ta vẫn chưa có nhiều báo cáo đánh giá, so sánh giữa kế hoạch và thực hiện tác động môi trường ở rất nhiều doanh nghiệp.
Nếu làm được điều này ít ra cơ quan quản lý nhà nước sẽ có cơ hội nhìn lại những sai lệch, thiếu sót còn tồn tại trong công tác quản lý môi trường mà có hướng khắc phục kịp thời và nhất là bổ sung hay điều chỉnh những chính sách liên quan phù hợp thực tế.
Trên báo Giáo dục Việt Nam, có tổng kết những cách “vượt rào cản ô nhiễm môi trường” của các dự án mà nhà đầu tư Trung Quốc được cấp phép và triển khai tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam theo 3 cách thức:
Thứ nhất là phương thức hoán đổi lợi ích kinh tế – xã hội. Biểu hiện rõ nét nhất của phương thức này là nhà đầu tư Trung Quốc đưa ra những lợi ích cho địa phương nơi dự án được thực hiện.
Thường thấy nhất là giải quyết việc làm cho người lao động và đóng góp vào quỹ phúc lợi cho địa phương, từ đó khiến chủ đầu tư sẽ dễ dàng chấp nhận những đề xuất của nhà đầu tư cách thức xử lý ô nhiễm môi trường của họ.
Thứ hai là thực hiện giải pháp xử lý nửa vời. Biểu hiện của phương thức này là nêu ngay giải pháp xử lý môi trường khi trình dự án khả thi cho chủ đầu tư, nhưng có những góc khuất kỹ thuật mà theo đó mức độ xử lý chất thải không đạt chuẩn.
Vì những lợi ích to lớn của dự án và tính đồng bộ của các hạng mục công trình thể hiện trách nhiệm của nhà đầu tư nên chủ đầu tư dễ bị cài bẫy và duyệt dự án.
Tuy nhiên, vấn đề đó chỉ bị phát hiện khi dự án triển khai, công trình vận hành và hậu quả của ô nhiễm môi trường xảy ra. Khi mọi việc thành chuyện đã rồi thì nhà đầu tư đã đưa chủ đầu vào thế “tiến thoái lưỡng nan” và rơi vào bế tắc.
Khi không thể dừng hoạt động của dự án nên chủ đầu tư phải chấp nhận cho nhà đầu tư khắc phục bằng biện pháp chữa cháy mà hầu hết là không đảm bảo tiêu chuẩn, còn chủ đầu tư ngậm đắng nuốt cay sử dụng những lợi ích nhỏ nhoi mà doanh nghiệp mang lại để khắc phục thiệt hại.
Thứ ba là thực hiện giải pháp xử lý hoàn thiện nhưng không hoàn hảo. Biểu hiện của phương thức này là hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường đạt chuẩn ngay từ thiết kế lẫn vận hành và chủ đầu tư luôn yên tâm về sự an toàn của dự án.
Song ai cũng biết chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường khác nhau chủ yếu nằm ở chuẩn kỹ thuật xử lý – chuẩn A cao hơn chuẩn B, chuẩn C, và vấn đề nằm ở đây.
Dư luận cho rằng, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ “treo đầu dê bán thịt chó” trong việc vận hành hệ thống xử lý xả thải, nghĩa là phần cốt lõi của hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường đạt chuẩn sẽ được doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng cho nhiều dự án.
Và đây có thể được nhận diện là lý do hầu hết hệ thống xử lý xả thải của các dự án đầu tư Trung Quốc đều không kết nối với hệ thống quan trắc để các cơ quan chức năng có thể kiểm soát được chất lượng hệ thống xử lý xả thải của họ.
Như vậy là doanh nghiệp Trung Quốc đã qua mặt các cơ quan chức năng sở tại, vượt “rào cản ô nhiễm môi trường” một cách ngoạn mục vì họ liên tục chiến thắng trong các gói thầu, dự án đầu tư của họ liên tục được cấp phép trong khi dự án của họ liên tục bị phát hiện vi phạm quy định về xử lý ô nhiễm môi trường khi công trình hoàn thiện và hệ thống vận hành.
Nha Trang
(Diễn Đàn Doanh Nghiệp)
Đầu tháng 4/2016, đường ống xả thải khổng lồ chôn ngầm dài 1,5km và xả thải thẳng ra biển bị phát hiện. Ngay sau đó, người dân phát hiện cá chết trên diện rộng, khởi đầu từ Hà Tĩnh và lan dần ra Quảng Bình, Quảng Trị và đến Thừa Thiên – Huế khiến đời sống người dân 4 tỉnh miền Trung lao đao.
7 bộ ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa học trong và ngoài nước đã vào cuộc để tìm nguyên nhân. 84 ngày sau khi cá chết hàng loạt được phát hiện, Formosa đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa cá chết và cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả và cải tạo môi trường.
Thiệt hại do Formosa gây ra còn chưa thống kê hết thì đến ngày 23/7 tại Tây Nguyên đã xảy ra sự cố vỡ đường ống dẫn hóa chất tại nhà máy Alumin Nhân Cơ.
Sự cố khiến một lượng kiềm từ bồn chảy ra ngoài làm 9,58 m3 kiềm tràn vỡ đã tràn ra khu vực nhà máy sân nhà máy. Trong đó một phần được thu hồi, một phần thẩm thấu xuống nền đất diện tích 600m2 và một phần theo hệ thống thoát nước mưa chảy tràn và chảy ra suối Đắk Dao qua cửa xả số 3 về phía hạ du…
TS Nguyễn Thành Sơn – nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng nói: “Nguy cơ đã được cảnh báo trước rồi. Vấn đề ở đây là công nghệ khiến cho dự án chưa đi vào vận hành, chưa bàn giao đã xảy ra sự cố rồi”.
“Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào tần suất và quy mô. Như vừa rồi chỉ khoảng 9m3 rò rỉ ra môi trường thì không nguy hiểm lắm nhưng mai lại xảy ra, ngày kia lại xảy thì nguy hiểm. Hoặc 1 năm chỉ 1 lần sự cố thôi nhưng mỗi lần cả trăm tấn hoá chất thì lại thành nguy hiểm. Tuy nhiên, đây là sự cố hiếm gặp trên thế giới, mà dự án còn mới chỉ đang trong quá trình xây dựng, đến khi vận hành không biết thế nào. Cần phải nêu rõ trách nhiệm của nhà thầu ở đây là gì và có hướng xử lý người có trách nhiệm”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cũng nói thêm rằng, dự án alumin Nhân Cơn ngay trước khi làm đã được nhiều chuyên gia đánh giá là không hiệu quả vì công nghệ lạc hậu, khó có thể cạnh tranh.
Đồng quan điểm, TS Lê Đăng Doanh cũng khẳng định: “Đây là một sự cố nghiêm trọng vì xảy ra trên cao nguyên, đầu nguồn sông và là mối nguy hiểm tiềm tàng, đe dọa toàn bộ môi trường các phía dưới hạ lưu. Các công trình đó do Trung Quốc thi công, việc giám sát không được chặt chẽ lắm nên cần có sự rà soát lại chứ đến lúc họ bắt đầu sản xuất và lượng phế thải tăng lên sẽ là thách thức với bảo vệ môi trường của chúng ta”.
Trao đổi về sự cố này với báo chí, PGS. TS. Nguyễn Văn Phổ, Viện Công nghệ địa chất và Khoáng sản, (Hội Địa chất Việt Nam) từng cho hay, bùn đỏ trong sản xuất nhôm từ boxit có độ kiềm rất cao lên đến 12 pH (nước ở mức trung tính độ pH= 7). Trong khi đó, công nghệ của thế giới hiện nay vẫn chưa xử lý được loại xút trong bùn đỏ. Do đó, xút này xả ra ngoài thì mức độ phá hủy quá kinh khủng, mọi thứ nó đi qua đều bị tiêu diệt hết.
“Ngay Trung Quốc cũng đã cấm hơn 100 nhà máy sản xuất nhôm theo hình thức chiết quặng boxit. Tây Nguyên là khu vực nằm ở vị trí đầu nguồn các con sông, suối chảy về Nam Trung bộ, Nam bộ. Nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường liên quan đến boxit thì hậu họa sẽ khôn lường. Tôi nghĩ ở góc độ tác hại môi trường chẳng khác gì Formosa”, PGS. Phổ lo ngại.
Mặc dù phía Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) khẳng định sự cố về hóa chất nêu trên không gây ảnh hưởng đến môi trường nhưng giới chuyên gia vẫn cho rằng, đây là một sự cố rất nghiêm trọng, tiềm tàng nguy cơ ảnh hưởng lớn tới môi trường ngang với sự cố tại Formosa mới đây.
Trung Quốc chọn Việt Nam để “đẩy” ngành nghề ô nhiễm?
Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 7/8 có đăng tải bài viết về FDI và giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm, trong đó có chỉ ra rằng, bên cạnh mục đích khai thác tài nguyên, dòng vốn FDI còn nhằm thay đổi nơi xả thải và nhất là còn nhằm tìm nơi để chôn cất chất thải không xử lý được mà ở các quốc gia phát triển, doanh nghiệp không được phép thực hiện hay không thể thực hiện do những quy định rất nghiêm ngặt về môi trường, chi phí xử lý và thuế suất xả thải rất cao.
Bài báo dẫn một số nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp FDI từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thường ưu tiên chọn những điểm đến có chính sách môi trường kém khắt khe hơn, xem đó như một lợi thế trong cuộc đua giảm chi phí – tăng lợi nhuận so với các doanh nghiệp FDI từ các quốc gia khác như Mỹ, Anh, Nhật…
Tại Việt Nam, FDI Trung Quốc chỉ đứng thứ 7 trong các nước đầu tư vào nước ta nhưng nghiên cứu được trình bày tại hội thảo “Vietnam Forum 2016: Vietnam Thirty years of Doi Moi and beyond” tổ chức hồi tháng 4/2016 tại Singapore do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak tổ chức đã chỉ ra rằng:
Phần lớn FDI Trung Quốc đều hướng đến các lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên, những lĩnh vực mà chính phủ Trung Quốc luôn có rất nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp tiến ra toàn cầu. Tỷ lệ các dự án đầu tư vào dầu mỏ và khai khoáng của Trung Quốc vào nước ta chiếm tới 70% tổng số các dự án, trong đó đáng chú ý là các dự án sắt, thép, xi măng, bauxite.
FDI Trung Quốc không quan tâm đến chuyển giao công nghệ và ngày càng có xu hướng gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt, việc Trung Quốc đón đầu xu hướng TPP ở nước ta nên thời gian qua đã có một làn sóng đột biến FDI Trung Quốc đầu tư vào các ngành dệt nhuộm. Điều này vừa giết chết ngành sản xuất dệt may trong nước đồng thời cũng biến Việt Nam thành một bãi rác ô nhiễm khổng lồ.
FDI Trung Quốc mang theo những thiết bị mà Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được hoặc có thể có lựa chọn khác từ những nhà đầu tư thân thiện với môi trường hơn. Điều đáng quan ngại là xu hướng này diễn ra đồng thời với việc thời gian qua chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hàng chục ngàn nhà máy do công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Liệu có mối quan hệ nào giữa việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm ở Trung Quốc đóng cửa và sau đó chuyển sang Việt Nam?
Tác giả bài viết trên khẳng định, Việt Nam vẫn cần nên khó có thể từ chối FDI, vì vậy phải tăng cường thêm nguồn lực cho việc giám sát thực thi những quy định, tiêu chuẩn về môi trường để ngăn chặn kịp thời hậu quả xảy ra với môi trường.
Hiện chúng ta vẫn chưa có nhiều báo cáo đánh giá, so sánh giữa kế hoạch và thực hiện tác động môi trường ở rất nhiều doanh nghiệp.
Nếu làm được điều này ít ra cơ quan quản lý nhà nước sẽ có cơ hội nhìn lại những sai lệch, thiếu sót còn tồn tại trong công tác quản lý môi trường mà có hướng khắc phục kịp thời và nhất là bổ sung hay điều chỉnh những chính sách liên quan phù hợp thực tế.
Trên báo Giáo dục Việt Nam, có tổng kết những cách “vượt rào cản ô nhiễm môi trường” của các dự án mà nhà đầu tư Trung Quốc được cấp phép và triển khai tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam theo 3 cách thức:
Thứ nhất là phương thức hoán đổi lợi ích kinh tế – xã hội. Biểu hiện rõ nét nhất của phương thức này là nhà đầu tư Trung Quốc đưa ra những lợi ích cho địa phương nơi dự án được thực hiện.
Thường thấy nhất là giải quyết việc làm cho người lao động và đóng góp vào quỹ phúc lợi cho địa phương, từ đó khiến chủ đầu tư sẽ dễ dàng chấp nhận những đề xuất của nhà đầu tư cách thức xử lý ô nhiễm môi trường của họ.
Thứ hai là thực hiện giải pháp xử lý nửa vời. Biểu hiện của phương thức này là nêu ngay giải pháp xử lý môi trường khi trình dự án khả thi cho chủ đầu tư, nhưng có những góc khuất kỹ thuật mà theo đó mức độ xử lý chất thải không đạt chuẩn.
Vì những lợi ích to lớn của dự án và tính đồng bộ của các hạng mục công trình thể hiện trách nhiệm của nhà đầu tư nên chủ đầu tư dễ bị cài bẫy và duyệt dự án.
Tuy nhiên, vấn đề đó chỉ bị phát hiện khi dự án triển khai, công trình vận hành và hậu quả của ô nhiễm môi trường xảy ra. Khi mọi việc thành chuyện đã rồi thì nhà đầu tư đã đưa chủ đầu vào thế “tiến thoái lưỡng nan” và rơi vào bế tắc.
Khi không thể dừng hoạt động của dự án nên chủ đầu tư phải chấp nhận cho nhà đầu tư khắc phục bằng biện pháp chữa cháy mà hầu hết là không đảm bảo tiêu chuẩn, còn chủ đầu tư ngậm đắng nuốt cay sử dụng những lợi ích nhỏ nhoi mà doanh nghiệp mang lại để khắc phục thiệt hại.
Thứ ba là thực hiện giải pháp xử lý hoàn thiện nhưng không hoàn hảo. Biểu hiện của phương thức này là hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường đạt chuẩn ngay từ thiết kế lẫn vận hành và chủ đầu tư luôn yên tâm về sự an toàn của dự án.
Song ai cũng biết chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường khác nhau chủ yếu nằm ở chuẩn kỹ thuật xử lý – chuẩn A cao hơn chuẩn B, chuẩn C, và vấn đề nằm ở đây.
Dư luận cho rằng, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ “treo đầu dê bán thịt chó” trong việc vận hành hệ thống xử lý xả thải, nghĩa là phần cốt lõi của hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường đạt chuẩn sẽ được doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng cho nhiều dự án.
Và đây có thể được nhận diện là lý do hầu hết hệ thống xử lý xả thải của các dự án đầu tư Trung Quốc đều không kết nối với hệ thống quan trắc để các cơ quan chức năng có thể kiểm soát được chất lượng hệ thống xử lý xả thải của họ.
Như vậy là doanh nghiệp Trung Quốc đã qua mặt các cơ quan chức năng sở tại, vượt “rào cản ô nhiễm môi trường” một cách ngoạn mục vì họ liên tục chiến thắng trong các gói thầu, dự án đầu tư của họ liên tục được cấp phép trong khi dự án của họ liên tục bị phát hiện vi phạm quy định về xử lý ô nhiễm môi trường khi công trình hoàn thiện và hệ thống vận hành.
Nha Trang
(Diễn Đàn Doanh Nghiệp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét