Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Người dân ùn ùn trả đồ hôi của ở Bình Dương

Người dân ùn ùn trả đồ hôi của ở Bình Dương
Sau khi CA Bình Dương ra quyết định khởi tố vụ án gây rối, phá hoại trộm cắp tài sản DN người dân đã ùn ùn kéo tới giao nộp tài sản. Tại Công an (CA) thị xã Bến Cát, trong một kho chứa hàng, ước chừng có đến hàng trăm CPU máy vi tính, bàn phím máy tính bàn được thu hồi nằm chất đống ngồn ngộn trên sàn nhà.
Vô số hàng hóa bị lấy cắp đã được các đối tượng mang 
tới Công an phường để hoàn trả các doanh nghiệp.
Thượng tá Trương Tấn Dũng - Trưởng CA thị xã Bến Cát - cho biết: “Những ngày qua, số người tự nguyện đến giao nộp tài sản lấy cắp của các DN không ngừng gia tăng. Nhất là sau khi CA tỉnh Bình Dương ra quyết định khởi tố các vụ án, khởi tố các bị can trong các vụ gây rối, phá hoại, trộm cắp tài sản của các DN.

VN bẽ bàng trước cú bắt tay của Putin với Tập Cận Bình

Bẽ bàng!
Cú bắt tay xác lập liên minh giữa Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc, thêm một bài báo của nhà báo kỳ cựu Dmitry Kosyrev, bình luận viên chính trị Hãng tin quốc tế Rossiya Segodnya (Nước Nga ngày nay) quả đã làm đau lòng dân Việt, nhất là những người sinh ra tại phía bắc tổ quốc, những người từ lâu xem nhà nước Liên Xô là thần tượng và khi nhà nước đó sụp đổ cái quán tính dai dẳng đó vẫn làm họ tiếp tục “yêu mến” Putin sau này.
Bẽ bàng! Đúng quả là quá bẽ bàng! Nó giống như một cô gái bị người yêu giáng cho một bạt tai nảy lửa, khi mà lòng yêu vẫn còn tràn đầy trong tim, sau đó tặng thêm vài lời thô bỉ rồi quay ngoắt đi cùng một cô gái khác!

Tàu TQ điên cuồng đâm húc tàu kiểm ngư Việt Nam

Mỗi lần nhìn ảnh tầu Việt Nam quá nhỏ bé, lẻ loi giữa đám tàu khổng lồ của Trung Quốc, lại thấy xót xa cho các chiến sĩ và cho đất nước. Nghĩ đến đằng sau các anh có 90 triệu người dân, nhưng nghèo yếu, văn hóa giáo dục và khoa học kỹ thuật suy thoái, kinh tế hết khủng hoảng này tới khủng hoảng khác, vũ khí chẳng có, bạn bè quốc tế cũng không... lại thêm xót xa cho những cố gắng tuyệt vọng của các anh. Đánh nhau trên biển các anh sẽ vô cùng bất lợi, thua thiệt. Đừng phê phán Trung Quốc lấy thịt đè người. Thế giới ngày nay là chiến trường, kinh tế thị trường là thương trường; kẻ mạnh đè kẻ yếu là tất nhiên, là đúng quy luật hiện thời. Các nước xung quanh Trung Quốc và nằm cạnh các cường quốc dù nhỏ bé nhưng biết cách vẫn đủ lực để nước lớn không thể lấy thịt đè mình. Việt Nam để TQ đè vì VN đã tự làm mình quá yếu ớt, quá nhu nhược. Vẫn là một câu: Nhân nào quả đấy; hậu quả nhãn tiền.
“Nóng” Hoàng Sa ngày 23.5: Tàu TQ điên cuồng đâm húc tàu kiểm ngư VN
Tàu Cửu Liên 9 sau khi đâm mạnh vào tàu HP926, gác hẳn phần mũi lên, làm sập toàn bộ tấm chắn sóng mạn trái với chiều dài khoảng 17 mét. Ngoài ra cú đâm còn làm hỏng ống thông hơi, thủng 3 lỗ trên két nước giằng số 2, chấn động hệ trục và kết cấu của tàu. Những cú đâm như thế này có thể làm thủng tàu, chìm tàu của ta.

Tàu Trung Quốc luôn sử dụng chiến thuật “lấy thịt đè người”,
Hành động này cho thấy tàu Trung Quốc (TQ) càng lúc càng hết sức hiếu chiến, ngang ngược cố tình đâm phá huỷ các tàu chấp pháp của Việt Nam (VN).

Chuyên gia Nga chỉ thẳng mưu đồ bành trướng của Trung Quốc

Chuyên gia Nga chỉ thẳng mưu đồ bành trướng của Trung Quốc
Có thể nói Việt Nam là nạn nhân đầu tiên trên con đường bành trướng chiến lược của Trung Quốc. Biển Đông nóng: Indonesia đã không thể ngồi yên / Việt Nam - Nhật Bản chung sức đảm bảo an ninh Biển Đông. Ảnh ông Kolotov (trái) trong một buổi tiếp các đại biểu Việt Nam tới thămViện Hồ Chí Minh thuộc Khoa Phương Đông – Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg
Kế hoạch bành trướng xuống phía Nam của Trung Quốc
Theo G.S Nga Vladimir Kolotov, nhà Việt Nam học, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Khoa Phương Đông – Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trên vùng biển thuộc thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là chiến lược dài hạn của Trung Quốc, nó nằm trong chiến lược kiểm soát Hoàng Sa, Trường Sa và cả Biển Đông.

RIA xuyên tạc VN: Trần Đăng Tuấn gửi thư ngỏ cho Tổng Giám đốc

Hãng tin Nga xuyên tạc VN: Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi thư ngỏ Tổng Giám đốc
(VTC News) - Nhà báo Trần Đăng Tuấn- nguyên Phó Tổng Giám đốc VTV gửi thư ngỏ đến TGĐ tổ hợp truyền thông 'Nước Nga ngày nay' sau bài báo xuyên tạc lịch sử Việt Nam. Bức thư bằng tiếng Việt và tiếng Nga bên dưới.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn 
Thư ngỏ gửi Ngài Tổng Giám đốc MIA (Nước Nga ngày nay)
Thưa ngài Киселёв, Дмитрий Константинович (Kisiliov Dmitri Konstantinovitr)
Lý do tôi viết bức thư ngỏ này gửi đến ông là bài viết "Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi thông báo”của tác giả Dmitri Kosyrev" đăng trên trang điện tử RIA Novosti ngày 19/5/2014.

Trung Quốc ép dân Việt ký tên vào bản đồ ‘lưỡi bò’

Trung Quốc ép dân Việt ký tên vào bản đồ ‘lưỡi bò’ 
VIỆT NAM (NV) - Tại một cuộc họp Quốc Hội Việt Nam hôm 22 tháng 5, 2014 ở Hà Nội, trưởng đoàn đại biểu Lào Cai, ông Phạm Văn Cường đã lên tiếng tố cáo chính quyền Trung Quốc buộc công dân Việt Nam làm thủ tục xuất cảnh ở cửa khẩu phía Bắc trở về nước phải ký tên vào bản đồ của họ phát hành. Theo tin báo Thanh Niên, bản đồ của Trung Quốc có hình vẽ và chú thích khẳng định rằng Hoàng Sa thuộc chủ quyền của họ.
Bản đồ có hình “đường lưỡi bò” hiển thị Hoàng Sa thuộc chủ quyền của người Trung Quốc do họ phát hành. (Hình: Tintuchangngayonline.com)

RIA xuyên tạc VN: Người phát ngôn Bộ NG lên tiếng

Hãng tin Nga xuyên tạc, vu khống VN: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng
(VTC News) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, Việt Nam bác bỏ hoàn toàn những luận điệu sai trái, phiến diện được báo Nga đăng tải. Hãng tin Nga xuyên tạc, vu khống Việt Nam: Độc giả dậy sóng phẫn nộ / Hãng tin Nga xuyên tạc Việt Nam: Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi thư ngỏ Tổng Giám đốc
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình - Ảnh: Tùng Đinh 
Trả lời câu hỏi của phóng viên VTC News về bài báo xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam được RIA Novosti đăng tải, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: "Tôi lấy làm tiếc khi một hãng thông tấn như RIA Novosti lại đăng tải thông tin như vậy. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã làm việc với Sứ quán Nga và được biết đây chỉ là ý kiến cá nhân của phóng viên".

Triết lý Mỹ: Cứ làm mới biết được hay không

Triết lý Mỹ: Cứ làm mới biết được hay không
"Không có có câu hỏi nào ngu ngốc", vấn đề là bạn có thể đưa ra "câu trả lời thông minh" hay không mà thôi.
giáo dục, phát triển, triết lý giáo dục
Các học sinh trung học Mỹ mừng ngày tốt nghiệp.
"Bài của bạn sẽ hay hơn nếu.."
Thời gian học tập ở Mỹ và những lần tiếp xúc với nhiều người nước ngoài đã đem lại cho cá nhân tôi nhiều bài học bổ ích. Xin được phép chia sẻ với bạn đọc một vài trong số đó để cùng suy ngẫm và thảo luận.

Phụ nữ Việt và Tây khác nhau thế nào?

Phần lớn phụ nữ thành công đều ly hôn vì cái tôi của họ quá lớn. Gia đình không phải là thứ quan trọng đối với họ; họ chấp nhận con thiếu cha hoặc thiếu mẹ dù điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới cuộc đời sau này của bọn trẻ. Phụ nữ không có đàn ông vẫn sống được có khả năng chịu đựng cao; do đó khi họ có mục tiêu tranh đấu (của cải tiền bạc, chức vụ, bằng cấp danh hiệu...) thì sự có mặt của người đàn ông bên cạnh là thừa nếu như anh ta không phải là công cụ để người phụ nữ dùng để đạt mục tiêu của mình. Ngược lại đàn ông sức lỳ kém hơn nên sẽ khó sống nếu không có người phụ nữ bên cạnh để giải tỏa tâm lý.
Phụ nữ Việt và Tây khác nhau thế nào?
TTO - Tối ngày 21-5 tại Hà Nội, nhà văn Phan Việt giao lưu với đông đảo độc giả Hà Nội nhân dịp cuốn sách mới Xuyên Mỹ của chị được NXB Trẻ ấn hành. 
Chủ đề buổi giao lưu là câu chuyện văn hóa về phụ nữ, gia đình, sự nghiệp với sự tham gia của chính nhà văn Phan Việt và những sinh viên nữ của chị từ bên Mỹ sang Việt Nam.
Nhà văn Phan Việt đang đọc một đoạn trong cuốn Xuyên Mỹ 
cho các độc giả tham gia giao lưu - Ảnh: V.V.Tuân
Câu chuyện về sự khác biệt văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ ảnh hưởng đến cuộc sống của người phụ nữ đã nhận được nhiều ý kiến bàn luận sôi nổi của cả độc giả và diễn giả. Cô Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên trường ĐH ngoại thương Hà Nội đặt câu hỏi rằng làm phụ nữ ở Phương Tây khó hơn ở Việt Nam như thế nào?

Kịch bản TQ 'cắt quan hệ' kinh tế với VN

Đọc giải trí, chẳng có thông tin gì hữu ích; đọc xong vẫn không biết nếu TQ cấm vận kinh tế VN thì nhà nước, DN và người dân phải làm gì ngay lập tức và trong vòng 1 vài tháng để chống khủng hoảng, ổn định tình hình. Mấy bác ngồi salon máy lạnh liệt kê đủ kiểu giải pháp giống như chiến lược quả mít. Toàn những mục tiêu và chính sách dông dài được đề xuất từ hai chục năm nay nhưng chưa bao giờ thực hiện.
Kịch bản TQ 'cắt quan hệ' kinh tế với VN
Việt Nam cần chuẩn bị các phương án, kể cả 'kịch bản xấu nhất' để đối phó trong trường hợp quan hệ thương mại và đầu tư Trung - Việt bị cắt đứt do hậu quả của cuộc xung đột từ vụ giàn khoan HD-981 nói riêng và xung đột biển đảo nói chung, theo một nhà phân tích về chính sách công từ Hà Nội.
PGS. TS. Phạm Quý Thọ
Trao đổi với BBC hôm 22/5/2014, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách & Phát triển (thuộc Bộ Kế hoạc & Đầu tư của Việt Nam) nêu hai kịch bản có thể đang được Việt Nam cân nhắc.

GS Trần Văn Thọ nói về quan hệ Việt Trung

GS Trần Văn Thọ nói về quan hệ Việt Trung
Trần Văn Thọ (Việt Kiều tại Nhật - 23/5/2014): Cuối tuần trước phóng viên Mỹ Hạnh của báo Quân đội nhân dân liên lạc muốn phỏng vấn về cuộc đối thoại trí thức Việt Trung hai năm trước, đặc biệt phần nội dung về Biển Đông. Tôi đã gửi cho họ bản tổng kết (16 trang) đề nghị họ trích những phần họ quan tâm làm thành bài phỏng vấn. Theo đó, phóng viên đã biên soạn một bài mới dưới dạng bài trả lời phỏng vấn và chủ yếu xoay quanh vấn đề Biển Đông. Nhận được bản thảo đó tôi đã sửa chữa, bổ thành bản cuối cùng như dưới đây. Quân đội nhân dân đã đăng thành 2 kỳ trong các ngày 22 23/5/2014. Rất tiếc những đoạn cuối (phần bôi đỏ dưới đây) đã bị lượt bỏ phần lớn.
Giáo sư Trần Văn Thọ. Ảnh: Tư liệu

Khó xử của Công hàm Phạm Văn Đồng (trích)

Khó xử của Công hàm Phạm Văn Đồng (trích)
Trong bài viết mới đây của Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng “Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.” Do đó việc kêu gọi hủy bỏ công hàm này là mắc lừa chủ trương hiện nay của Bắc Kinh.
Trung Quốc xây dựng mạnh đô thị Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa
Tiến Sĩ Trần Công Trục đã chỉ nói một phần ý nghĩa của Công hàm 1958, và là phần phụ, phần bao quát không bao gồm ý nghĩa và hệ quả đích thực của Công hàm này. Đó là lý do vì sao đến giờ này Việt Nam vẫn chưa có những biện pháp cứng rắn hơn đối với những hành vi xâm phạm ngày một gia tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Hoàn cảnh lịch sử của Công hàm 1958

Hoàn cảnh lịch sử của Công hàm 1958
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam đặt vấn đề Quốc hội hiện nay của Việt Nam nên có nghị quyết phủ nhận giá trị Công hàm do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký vào năm 1958. Công hàm này được Trung Quốc sử dụng để nói rằng Việt Nam đã thừa nhận tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Liệu ông Phạm Văn Đồng hồi năm 1958 có
ý thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc?
Bắc Kinh đã đưa giàn khoan HD-981 ra gần quần đảo Hoàng Sa, một động thái đã làm Việt Nam nổi giận và làm bùng phát các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.

Công thư 1958 không đề cập Hoàng Sa

Công thư 1958 không đề cập Hoàng Sa
- Xâm lược không sinh ra chủ quyền. Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập Hoàng Sa - Phó chủ nhiệm UB Biên giới quốc gia Trần Duy Hải nói tại họp báo quốc tế.
Chiều nay, Bộ Ngoại giao họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông. Tham dự có TGĐ tập đoàn Dầu khí quốc gia Đỗ Văn Hậu, Phó chủ nhiệm UB biên giới quốc gia Trần Duy Hải, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Ngô Ngọc Thu, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Thanh Hà, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. Chủ đề chính của cuộc họp báo là công bố những bằng chứng pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Có chính nghĩa, nhưng đơn độc thì chỉ... thiệt thân

Có chính nghĩa, nhưng đơn độc thì chỉ... thiệt thân
Thời thế thay đổi thì tư duy mỗi con người cũng phải thay đổi. Ở tầm mức quốc gia cũng vậy... Sự kiện Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 1/5/2014, đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân cả nước, của người Việt khắp năm châu và dư luận quốc tế.
Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ gần giàn khoan 981 
(Ảnh: Chụp từ video của Reuters)
Ngày 7 tháng 5 năm 2014, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki tuyên bố: "Quyết định của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan dầu cùng với nhiều tàu của chính phủ lần đầu đến vùng biển tranh chấp với Việt Nam là hành động khiêu khích và gây ra căng thẳng." Phía Hoa Kỳ gọi đây là "hành động đơn phương" của Trung Quốc theo cách "làm giảm hòa bình và ổn định trong khu vực".

(44) Sắc mầu cuộc sống và thế giới

Sắc mầu cuộc sống và thế giới

55 ảnh xe đẹp và gái sexy

Chùm ảnh xe đẹp và gái sexy

Chuyện Trung Quốc ăn Cua của 7 năm về trước

Chuyện Trung Quốc ăn Cua của 7 năm về trước
"Trung Quốc nên to gan ăn cua một lần, không phải 
Đài Loan mà là Việt Nam là Nam Hải"
Bài tổng hợp quân sự "Trung Quốc nên to gan ăn cua một lần, không phải Đài Loan mà là Việt Nam là Nam Hải" của tác giả Thuỷ Tinh Lang Nha đã được đăng trên mạng "Hải Quân Luận Đàm" của Trung Quốc bảy năm về trước. Bài viết được ký giả Trần Đông Đức dịch từ nguyên văn Hoa Ngữ đăng trên mạng BBC vào năm 2007.
Gần đây Trung Quốc có những hành động chính xác như bọn Thuỷ Tinh Lang Nha (Răng Sói Thuỷ Tinh) bày ra. Tuy bài đã cũ nhưng xin đăng lại để mọi người thấy rõ chuyện Trung Quốc đã ủ mưu cho kịch bản khoan dầu ở Biển Đông và bố trí quân ở biên giới là hoàn toàn có thật. Điều này có mười phần ý nghĩa quan trọng:

Chiến tranh Việt – Trung, có hay không?

Chiến tranh Việt – Trung, có hay không?
VietTuSaiGon: Hiện tại, nhắc đến đề tài chiến tranh là điều hoàn toàn không nên, bởi tai ương này đã đến quá gần và có thể nổ ra bất kì giờ phút nào trên dải đất hình chữ S này. Nhưng nếu không nhắc đến nó cũng không được, vì đó là một thực tế mà mỗi người cần phải chuẩn bị và chọn cho mình một tâm thế cũng như một sự chuẩn bị khả thể nhất cho mạng sống và tính mạng cộng đồng, quốc dân.
Khi tôi viết những dòng này, không phải dựa trên dữ liệu những bức ảnh về quân đội và vũ khí của Trung Quốc đang dịch chuyển dần về biên giới Đồng Đăng, cũng không dựa trên chuyện giàn khoan HD 981, vì những chuyện đó đã là bài ngửa, không cần đoán hay phân tích nữa. Vấn đề tôi muốn nói đến ở đây là phe trục và bí mật khí tài.

Viển vông lúc này là có tội, một cái tội không thể tha thứ.

Những tiếng kêu thắt lòng của nhà văn quân đội Chu Lai. Tôi đồng ý với ông "Nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã quá thấu hiểu cái giá vô cùng đắt phải trả cho một cuộc chiến nhưng không phải vì cái đắt đó mà cúi đầu cho kẻ khác làm nhục. Điều đó còn đắt hơn. 90 triệu dân Việt chắc cùng đồng lòng như thế. Và cũng đã từng đồng lòng như thế trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang, hiển hách". Nhưng lực bất tòng tâm, không đoàn kết, không chuẩn bị nội lực, không có bạn bè quốc tế... thì làm sao mà chiến, mà không phải cúi đầu cho kẻ khác làm nhục ? Đã có nhiều giai đoạn lịch sử Việt Nam cũng bị sỉ nhục như thế, đã mất nước, đã phải làm nô lệ, rồi từ đó tự rút ra bài học để tổ chức cuộc chiến giành lại đất đai. Tiếc rằng trong thời đại hội nhập ngày nay, cơ hội để Việt Nam ngẩng cao đầu quá lớn nhưng đã không biết tận dụng, để đến ngày hôm nay trắng mắt ra nhìn Trung Quốc lộng hành. Vẫn là một câu: Nhân nào quả đấy.
Viển vông lúc này là có tội, một cái tội không thể tha thứ.
Nhà văn Chu Lai - Trong lịch sử bang giao giữa các quốc gia trên thế giới, đúng là tôi chưa thấy một nước nào lại có thể cùn, liều, và thiếu tự trọng đến vô sỉ vừa ăn cướp vừa la làng như quốc gia mang tên Trung Quốc này, tất nhiên là giới cầm quyền chứ không phải nhân dân.
Nhà văn Chu Lai
Để đến bây giờ thì không ổn thật. Họ đã hiện nguyên hình là một kẻ có hành vi ngông cuồng, lì lợm, bất chấp tất cả công lý, đạo lý và pháp lý về chủ quyền lãnh thổ của nước khác. Đã thế họ còn lớn giọng đến không tin nổi, không, biển ấy, nước ấy là của tôi, của lịch sử nước tôi, chúng tôi có quyền ra vào làm gì thì làm, thoải mái. Dàn khoan ư? Chuyện bình thường, chuyện vặt.

VN: Thất bại trong quá khứ và bài học cho hôm nay

Việt Nam: Thất bại trong quá khứ và bài học cho hôm nay
Bài của tác giả Bách Việt. Nguồn: người Việt ở Philippines sưu tầm.
Việc đưa dàn khoan vào khu vực biển của Việt Nam, Trung Quốc đã gần như lật ngửa ván bài của một chính sách đối ngoại dựa trên bạo lực hơn là đàm phán hòa bình. Trong khi đó, Việt Nam còn quá yếu về mọi mặt để có thể tạo thế đối đầu có trọng lượng với Trung Quốc. Việt Nam ở thế tiến thoái lưỡng nan vì không thể leo thang và chạy đua trong chính sách ngoại giao bạo lực với Trung Quốc, nhưng cũng không có đường lùi và không thể nhượng bộ.
Tầu Trung Quốc tấn công tầu VN. Ảnh: CS Biển VN
Tóm lại, mọi động thái ứng xử của Việt Nam hiện nay vẫn rất lúng túng, và mục đích chính vẫn chỉ để trì hoãn, hơn là thực sự giải quyết vấn đề về lâu dài trên cơ sở hòa bình. Vận mệnh của Việt Nam do vậy đang là “ngàn cân treo trên sợi tóc”. Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào sự tỉnh táo của Việt Nam vào lúc này.

Sống hài hòa hay nhu nhược với TQ?

Sống hài hòa hay nhu nhược với TQ?
Trong thời gian gần đây, giữa lúc Bắc Kinh ngày càng lấn áp VN về hầu như mọi mặt, nhất là liên quan vấn đề lãnh hải, lãnh thổ, thì phản ứng của phía cầm quyền trong nước bị công luận cáo giác là “ hèn với giặc, ác với dân”. Nhưng vấn đề là cư xử yếu hèn với phương Bắc liệu họ có “tha” cho mình không?
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong nghi thức chào đón tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác từ Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản tại Hà Nội ngày 12 tháng 10 năm 2010. AFP PHOTO

Chọn hòa bình- hữu nghị, còn chủ quyền lãnh hải?

Dự báo trong bài này bi quan nhưng hoàn toàn có thể là sự thật. Trung Quốc chỉ không dám làm gì được Việt Nam nếu Việt Nam đoàn kết, có thực lực và có đồng minh chiến lược. Hiện nay cả ba điều này Việt Nam đều không có.
Chọn hòa bình- hữu nghị, còn chủ quyền lãnh hải?
Trung Quốc biết chắc rằng họ không cần đến biện pháp quân sự mới thực hiện được kế hoạch tằm ăn dâu để lấn chiếm dần dần đến 80% diện tích biển Đông theo đường lưỡi bò, bao gồm toàn bộ hải phận quanh quần đảo Trường Sa. Đến nay có thể nói sẽ không nổ ra chiến tranh từ biển Đông. Lý do chỉ đơn giản là cả hai bên đều không muốn chiến tranh.

Tàu Trung Quốc húc tàu Việt Nam hôm 17 tháng 5, 2014
Courtesy of Mai Thanh Hai's thanhnien.com video
Quyết sách: hoà bình- hữu nghị
Hội nghị trung ương 9 bế mạc thứ tư tuần trước. Các cuộc biểu tình tố cáo Trung Quốc vào cuối tuần hôm 18 tháng 5 đã bị giải hóa từ giai đoạn chuẩn bị và dập tắt ngay từ lúc sơ khởi. Hoạt động của lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam trước đây là tin hàng đầu trên khắp các báo, thì đã dịu xuống nhiều. Hôm nay chỉ còn dăm giòng tin về hoạt động thường lệ của các tàu chấp pháp Việt Nam và máy bay cùng tàu Trung Quốc đe dọa, ngăn cản.

TT Philippines: 'Việt Nam là đối tác thẳng thắn, đáng tin cậy'

Có lẽ VN chỉ còn trông mong vào ủng hộ của Philippines về chủ quyền biển đảo. Mỹ thì công khai không can thiệp vấn đề này, chỉ quan tâm ở ổn định và an ninh hàng hải trong khu vực. Cám ơn ông Tổng thống Philippines.
Tổng thống Philippines: 'Việt Nam là đối tác thẳng thắn, đáng tin cậy'
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã nói như vậy trong cuộc phỏng vấn hôm 22.5, trong bối cảnh hai nước đang thắt chặt quan hệ. “Việt Nam là đối tác rất đáng tin cậy - ông Aquino nói với kênh Bloomberg - Họ đã rất thẳng thắn về những khó khăn và dự định của họ. Họ (Việt Nam) đã thật sự giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Phía Việt Nam cũng đã giải thích cho chúng tôi quan điểm của họ và cách họ đối phó với Trung Quốc.
Tổng thống Philippines, ông Aquino.
Trước đó bên lề diễn đàn kinh tế Đông Á tổ chức tại Manila, ông Aquino đã tuyên bố Philippines và Việt Nam “cùng là những quốc gia hàng hải, anh em trong khối ASEAN và chia sẻ những thách thức chung”.

Tại sao TQ trở nên quyết đoán hơn với Việt Nam?

Tại sao Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn với Việt Nam?
Trung Quốc đang kỳ vọng sẽ thống trị Biển Đông, tiến hành âm thầm, chiếm dần từng bước một cách tinh vi, từ từ giành quyền chi phối mà không cần sử dụng đến một viên đạn - Phỏng vấn Robert Kaplan về căng thẳng hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Biển Đông được cho là khu vực có chứa nguồn tài nguyên hết sức phong phú. Steve Inskeep của đài NPR đã có cuộc thảo luận với ông Robert Kaplan về căng thẳng trên biển hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc và khả năng leo thang căng thẳng.

Cay mắt với MV "Thề giữ yên biển đảo quê hương”

Cay mắt với MV "Thề giữ yên biển đảo quê hương”
TTO - MV âm nhạc “Thề giữ yên biển đảo quê hương” được trình chiếu tại ĐH Sư phạm Đà Nẵng sáng 19-5, và sau đó được chia sẻ trên youtube đã làm nên những xúc động đặc biệt. Mỹ Tâm “gửi tình yêu đất liền đến biển xa” / Khắp nơi vang vọng những ca khúc về biển đảo

MV “Thề giữ yên biển đảo quê hương” do cán bộ, giảng viên và sinh viên khoa Ngữ văn - ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) thực hiện chỉ trong 3 ngày kể cả sáng tác lời hát, hòa âm phối khí và quay MV.

Đưa “điểm nóng” Hoàng Sa ra thế giới

Đưa “điểm nóng” Hoàng Sa ra thế giới
TT - Ra đi lúc nửa đêm, con tàu cảnh sát biển số hiệu 4033 mang trên mình thêm một nhiệm vụ đặc biệt, khi chở theo rất nhiều phóng viên quốc tế ra Hoàng Sa tác nghiệp.
Phóng viên Hãng tin AFP tác nghiệp trên tàu cảnh sát biển VN - Ảnh: Thuận Thắng

Lãnh đạo VN đã mất chính nghĩa chống Tàu xâm lược

Lãnh đạo VN đã mất chính nghĩa chống Tàu xâm lược
“…Với một lập trường chưa dám kiện Trung Cộng ra trước Tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm và cũng không dám để dân đứng lên bảo vệ đất nước thì liệu nhà nước VN có được Quốc tế ủng hộ trong cuộc đấu tranh với kẻ thù ngoan cố và liều lĩnh như Trung Cộng không?...”
Tổ tiên người Việt đã dạy: Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. Muốn chống được ngoại xâm, quân và dân phải một lòng, chính phủ phải cùng một dạ trên dưới như nhau. Nhưng từ ngày Trung Cộng đặt giàn khoan dầu HD-981 “vào trong biển chủ quyền” của Việt Nam thì tuy căn nhà Việt Nam mới “bén khói” thôi mà Lãnh đạo đã lộ ra cực kỳ hoang mang, lúng túng trước quân thù đến nỗi đã làm dân bất bình, ngờ vực như có ai đó “nối giáo cho giặc”.

Mỹ công khai ủng hộ Việt Nam kiện Trung Quốc

Hoan hô và cám ơn Tổng thống Philippines Benigno Aquino vì ông đã khẳng định "Philippines ủng hộ việc Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế như những gì Manila đã làm, và Philippines sẽ sát cánh cùng Việt Nam để chống lại tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc". Người Phi công khai ủng hộ mình trong khi mình chưa bao giờ có ý kiến về việc của họ ngoài mấy câu ngoại giao rỗng tuếch. Phải chăng là nguyên tắc hợp tác "hai bên cùng có lợi" của Việt Nam ? Hợp tác như vậy thì ai muốn làm bạn với ta đây ?
Mỹ công khai ủng hộ Việt Nam kiện Trung Quốc 
Ngày 22/5, Nhà Trắng tuyên bố họ sẽ ủng hộ việc Việt Nam có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc để giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông sau khi Trung Quốc ngang ngược kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam. Sự ủng hộ của Mỹ đối với hành động pháp lý của Việt Nam có thể khiến Trung Quốc lo ngại.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Philippines hôm 21/5
Reuters dẫn lời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam đang xem xét “nhiều phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế".

Nga sắp chuyển giao 48 trực thăng Mi-171 cho TQ

Quan hệ Việt - Trung càng căng thẳng, thậm chí có chiến tranh, thì Nga càng có lợi vì TQ càng phải coi trọng Nga, càng nhường nhịn Nga để có nguồn cung cấp vũ khí và đảm bảo an toàn phần biên giới với nước Nga.
Nga sắp chuyển giao 48 trực thăng Mi-171 cho TQ 
Nga sẽ hoàn thành chuyển giao lô 48 máy bay trực thăng Mi-171 cho Trung Quốc trong năm nay. Phó giám đốc bộ phận xuất khẩu dịch vụ và công nghệ trực thăng của tập đoàn nhà nước Rosoboronexport, ông Vladislav Kuzmichev, cho biết, Nga sẽ hoàn thành chuyển giao lô 48 máy bay trực thăng Mi-171 cho Trung Quốc trong năm 2014.

Máy bay trực thăng Mi-171 do Nga sản xuất.
“Chúng tôi sẽ hoàn thành cung cấp máy bay trực thăng Mi-171 cho Trung Quốc trong năm nay. Đây là hợp đồng được ký kết năm 2012 với số lượng 48 chiếc trực thăng. Chúng tôi sẽ hoàn thành nó trong mùa hè này”, ông Kuzmichev tiết lộ với hãng tin ITAR-TASS ngày hôm qua (22/5) tại triển lãm trực thăng HeliRussia-2014.

Vụ giàn khoan: 'Nóng mà không sôi'

Vụ giàn khoan: 'Nóng mà không sôi'
 "Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc đại trị"
Việt Nam dường như đã có chiến thắng ban đầu trong cuộc chiến tranh thủ dư luận quốc tế liên quan tới việc Trung Quốc đưa giàn khoan ra Biển Đông. Ngay đến tờ Hoàn cầu Thời báo, với 115.000 người theo dõi trên Facebook và 15.000 người nhận tin trên Twitter chưa kể lượng người vào trang chính, cũng đăng bài phần nào thừa nhận điều này.
Hành động của Trung Quốc đã gây ra phản ứng giận dữ ở Việt Nam
Hôm 18/5 báo này đăng bài của cựu Phó đề đốc hải quân Australia Sam Bateman, người nói đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam tại vùng có giàn khoan thiếu cơ sở pháp lý theo Công ước về Luật Biển nhưng thừa nhận:

Chưa có lời giải vụ bạo loạn ở VN

Chưa có lời giải vụ bạo loạn ở VN
Việt Nam khởi tố trên 300 đối tượng về các tội danh sau các vụ bạo động ở ba địa phương, gây sự chú ý của các nước trong khu vực và nhiều dư luận khác nhau. Theo Bộ Công an Việt Nam, các tội danh từ 'trộm cắp tài sản', 'huỷ hoại tài sản', 'gây rối trật tự công cộng' đến 'chống người thi hành công vụ' và đang khẩn trương sớm đưa ra truy tố, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Hàng ngàn công nhân TQ đã rời VN sau bạo loạn.
Tại cuộc họp báo do Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an và lãnh đạo tỉnh một số tỉnh tham gia, Trung tướng Hoàng Kông Tư, quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục An Ninh II (An ninh nội địa), bình luận về điều được nhà chức trách Việt Nam gọi là "các vụ việc liên quan tới trật tự trị an" theo sau bạo loạn tại một số tỉnh bao gồm Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh.

Sợi xích nào trói chặt Hà Nội vào Bắc Kinh?

Sợi xích nào trói chặt Hà Nội vào Bắc Kinh?
Rõ ràng, tuyệt nhiên không phải ý thức hệ, mà chính quyền lực và lợi ích vị kỷ của “vua tập thể” mới là sợi xích trói chặt Hà Nội dưới chân Bắc Kinh.
Lâu nay, đôi khi các học giả chẳng cần viết cụ thể cái ý thức hệ mà Việt Nam và Trung Quốc “có chung” là cái gì, hầu ai như cũng hiểu đó là “ý thức hệ XHCN”, hay “lý tưởng cộng sản”. Và hầu như ai cũng tin đó là sợi dây liên kết chặt chẽ chóp bu hai nước, là sợi xích trói chặt Hà Nội vào Bắc Kinh từ nhiều thập kỷ nay.

“Công hàm PVĐ làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam”

Tôi kính trọng bác Phạm Văn Đồng và một số nhà lãnh đạo Việt Nam thế hệ bác vì họ có lương tâm đối với đất nước dù rằng trong hành động có thể có một số sai lầm, thậm chí sai lầm nghiêm trọng. Do đó tôi không muốn lưu những bình luận xấu về bác. Bài này là một ngoại lệ. Lưu ý tác giả bài dưới đây viết:  "Nếu nhìn sâu hơn vào thực tế, có thể thấy rằng Trung Quốc có lẽ đang thực hiện đúng quyền của mình khi triển khai giàn khoan. Dù vậy, chắc chắn là Trung Quốc đã có thể xử lý tình huống một cách ngoại giao hơn thay vì hành xử đơn phương theo cái cách tất yếu sẽ dẫn đến làm gia tăng xung đột".
“Công hàm Phạm Văn Đồng làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam”
Dưới đây là toàn văn bài phân tích của Sam Bateman, nghiên cứu viên cao cấp của Chương trình An ninh Hàng hải, trực thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore), về căng thẳng hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc xoay quanh giàn khoan HD-981 và tranh chấp chủ quyền giữa hai nước đối với quần đảo Hoàng Sa.
Bạn đọc lưu ý khẳng định của tác giả: “Vấn đề ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa là trọng tâm của tình hình hiện nay”, và “Yêu sách chủ quyền hiện nay của Việt Nam bị lung lay nghiêm trọng vì Bắc Việt đã công nhận chủ quyền của Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1958, và sau đó cũng không có phản đối gì suốt từ năm 1958 đến năm 1975”.

Nghĩ về cuộc biểu tình phản đối TQ ở Geneva chiều 21.5.2014

Video biểu tình phản đối TQ ở Geneva chiều 21.5.2014 
Biểu tình diễn ra tại Quảng trường các quốc gia (Place des Nations) trước trụ sở Liên Hợp Quốc tại châu Âu. Chủ Blog này có tham gia và chụp một số ảnh, xem ở đây: (2) Ảnh biểu tình phản đối TQ ở Geneva chiều 21.5.2014(1) Ảnh biểu tình phản đối TQ ở Geneva chiều 21.5.2014.

Vừa rồi có bạn Tạ Minh Thao viết bình luận ở dưới: "Mình thấy chương trình biểu tình này rất ý nghĩa, mình có thể xin một vài cái ảnh làm tư liệu viết báo được ko?", tôi đã trả lời: "Chủ Blog không giữ bản quyền đối với mọi bài viết và bình luận của mình. Do đó bạn được phép sử dụng tự do tất cả các ảnh ở đây".

Bài học cho VN: Hãng tin Nga xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam

Xem bình luận của tôi ở đây: Nhà báo Nga gây phẫn nộ vì gọi VN là “Ukraine của TQ. Chúng ta luôn miệng bảo nhau "Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa", nhưng chứng minh cho thế giới thì "không". Bài dưới đây chỉ rõ "RIA là một trong những hãng thông tấn lớn nhất Liên Xô và Nga; mục tiêu của hãng là đưa tin một cách nhanh chóng, cân nhắc và khách quan về các sự kiện trên thế giới, truyền đạt tới công chúng quốc tế về cái nhìn của Nga đối với tình hình", và tác giả là một nhà báo nổi tiếng. Đây mới là cái nhìn đúng của Nga và thế giới về quan hệ Việt Trung. Đừng nói là "không thể hình dung được một nhà báo chuyên về khu vực Đông Nam Á với bao nhiêu năm kinh nghiệm lại có thể thể hiện sự yếu kém về mặt kiến thức như vậy", cũng đừng nói "không thể hiểu nổi một hãng tin được người Việt luôn xem là nguồn thông tin tin cậy về quan điểm của nước Nga đối với Việt Nam, khu vực và thế giới lại có thể dễ dàng quay lưng, phản bội lại niềm tin đến vậy". Vì thế hệ chúng ta ngu, chúng ta lười, chúng ta thường xuyên bịa đặt, lừa bịp thế giới nên chúng ta không làm cho thế giới hiểu chúng ta. Chúng ta nên cám ơn RIA và nhà báo đã cảnh báo cho chúng ta và nên tự trách mình, tự rút ra bài học để làm gì đó thay đổi được tình hình. Từ lâu tôi rất nghi ngờ những thứ gọi là "Việt Nam sẽ thắng 100% nếu kiện TQ ra tòa án quốc tế"; sợ rằng khi ra đó, TQ mới lật ngửa bài, trưng ra những bằng chứng mà luật sư của VN sẽ mắt chữ A mồm chữ O và đồng ý với quan điểm của TQ.
Hãng tin uy tín Nga xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam
Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Nhà báo Nga gây phẫn nộ vì gọi VN là “Ukraine của TQ”

Chuyện này chẳng có gì là lạ, là sốc, là choáng. Tôi thấy báo chí VN đăng tin báo chí Nga ủng hộ VN nhưng không lưu bài nào trong Blog này vì thấy đó toàn là báo không có uy tín lớn. RIA mới là tờ báo lớn, chính thống của Nga, phản ánh quan điểm của Chính phủ Nga. Đừng phẫn nộ với nhà báo Nga; chính là lỗi trong công tác tuyên truyền của ta. Chúng ta vừa lười không nghiên cứu, thu thập tài liệu về chủ quyền Việt Nam (nói chung mấy chục năm nay chẳng mấy ai quan tâm tới đủ thứ của đất nước vì thất vọng, chán nản với cơ chế quản lý), vừa có thói quen nói dối, bịa đặt, giấu thông tin. Do đó rất ít người thế giới hiểu Việt Nam, họ cho rằng Việt Nam và Trung Quốc là một, Việt Nam là chư hầu gọi dạ, bảo thưa của Trung Quốc. Ở nước ngoài, nhìn thấy người Việt Nam là họ nghĩ ngay đấy là người Trung Quốc, chào nỉ hảo... Hãy nghe, nhìn người nước ngoài nói để sửa chữa mình. Cũng đừng đổ lỗi cho Chính phủ Nga vô liêm sỉ với người Việt; hãy nhớ lại chúng ta có đường lối ngoại giao thế nào đối với Nga kể từ khi thế hệ bác Lê Duẩn rời chính quyền. Vẫn là một câu: Nhân nào quả đó; hậu quả nhãn tiền; lỗi ở mình, đừng đổ cho người.
Nhà báo Nga gây phẫn nộ vì gọi Việt Nam là “Ukraine của Trung Quốc”
(Tinmoi.vn) Những thông tin sai sự thật, những bình luận cảm tính, vu khống Việt Nam của một nhà báo Nga kỳ cựu, đăng tải trên một hãng thông tấn uy tín như RIA Novosti khiến những người dân Việt Nam yêu nước phẫn nộ.


Bài báo xuyên tạc lịch sử Việt Nam đăng trên RIA Novosti. Ảnh chụp màn hình
Ngày 19/5, Hãng thông tấn Nga RIA Novosti (РИА Новости) đã cho đăng bài bình luận “Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi thông báo” (Соглашения между Москвой и Пекином лучше всяких деклараций) của Dmitri Kosyrev. Người viết đã xuyên tạc sự thật và trắng trợn vu cáo Việt Nam về tình hình Biển Đông. Rất nhiều người Việt Nam yêu nước từng tin tưởng hãng thông tấn RIA đã “choáng”, “sốc” và “thất vọng sâu sắc” trước bài viết, đặc biệt là tác giả Dmitri Kosyrev, một bình luận viên chính trị có tên tuổi.

Hội VLC gửi điện chia buồn tới Chính phủ và ĐSQ Lào

Điện chia buồn của Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia tới Chính phủ và Đại sứ quán nước CHDCND Lào
Lễ viếng đồng chí Thongbanh Seng-aphone Bộ trưởng An ninh
“ Hà Nội, Ngày 19 tháng 5 năm 2014
Kính gửi: Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia vô cùng thương tiếc được tin các đồng chí: Douangchay Phichit, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thongban Saengaphon, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ An ninh; Chuang Sombounkhan, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương; Sukan Mahalad, Bí thư Trung ương Đảng, Đô trưởng Viêng Chăn, cùng một số cán bộ đã không may gặp nạn và đột ngột từ trần trên đường đi công tác.

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

“Tiến công Việt Nam: đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”

Đọc các truyện quan trường, kiếm hiệp, tiên hiệp, đô thị, nhân tình thế thái của Tàu thường thấy nổi bật một điều: Các quan chức cấp rất cao, nhất là tướng soái quân đội, thường được gán cho những thành công vĩ đại và nổi tiếng anh dũng trong chiến tranh Việt Nam. Điều này có hai nguyên nhân: 1) Từ năm 1953 kết thúc chiến tranh Triều Tiên đến nay, Trung Quốc chỉ có chiến dịch quân sự lớn và kéo dài là ở Việt Nam năm 1979; do đó các thế hệ lãnh đạo, tướng soái Trung Quốc trong hai thập kỷ qua nếu muốn có danh tiếng thì đều cố được gắn với thành tích trong chiến tranh Việt Nam; 2) Việt Nam là đối thủ đáng gờm, thành tựu thắng Việt Nam là niềm tự hào, chứ thắng mấy nước con con khác thì cũng không vẻ vang gì. Lưu ý, ở các chế độ quân phiệt, vai trò của tướng lĩnh và quân đội cực lớn; lãnh đạo muốn có thực quyền nhất thiết phải nắm được Quân Ủy Trung ương. Ủy viên Bộ Chính trị mà không có chân rết nằm trong Quân Ủy Trung ương và không tác động, điều khiển được hoạt động của Quân Ủy Trung ương thì cũng chỉ như bù nhìn đội mũ.
“Tiến công Việt Nam theo kế hoạch A: đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”
(Lưu ý: Chữ "ta" trong bài là của dân Tàu nói với nhau)
Điều nghiên chiến lược
Từ trước đến nay Việt Nam và Đông Nam Á đều thuộc phạm vi thế lực truyền thống của Trung Quốc. Trong phần lớn thời gian của lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu hảo. Nhưng từ sau thập kỷ 70 của thế kỷ trước, do thực lực của nước ta suy yếu nên đã dần dần mất đi quyền kiểm soát đối với khu vực này. Việt Nam nhân cơ hội này đã xâm chiếm lãnh thổ của nước ta, đưa tới hai nước thù địch, giao chiến với nhau.

Kịch bản chiến tranh Việt-Trung

Kịch bản chiến tranh Việt-Trung
Chính sách của Việt Nam có ba không, đó là không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, không tham gia liên minh quân sự và không cùng với một nước chống lại nước thứ ba. Chính sách đó vẫn không thay đổi. 

Ông Carl Thayer cho rằng các cuộc đối đầu liên tiếp trên biển có thể gây ra thiệt hại về nhân mạng. Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng một cuộc xung đột vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu xảy ra, sẽ khác với cuộc chiến biên giới năm 1979. Trả lời phỏng vấn BBC ngày 22/5, ông cho rằng cuộc chiến sẽ 'kết thúc rất nhanh', với nhiều bất lợi nghiêng về phía Việt Nam.

Dương Tự Trọng nức nở xin tha chết cho Dương Chí Dũng

Tôi cũng mong Chủ tịch nước tha chết cho hai bác Dũng và Phúc dù tôi không hề quen biết gia đình các bác này..
Dương Tự Trọng nức nở xin tha chết cho Dương Chí Dũng
TTO - "Tôi có nhiều đêm thức nghĩ về mẹ. Kính xin Chủ tịch nước cho anh Dũng và anh Phúc được sống. Kính mong HĐXX công minh, nhân đạo, không suy luận theo kiểu con gà đẻ trứng"-Dương Tự Trọng đã nói lời sau cùng trong phiên xử phúc thẩm chiều 22-5.

Dương Tự Trọng tại phiên tòa phúc thẩm sáng 22-5 - Ảnh: Việt Dũng
Đầu giờ chiều 22-5, trong phiên xử phúc thẩm Dương Tự Trọng và đồng phạm, đại diện VKSND tối cao đã kết luận, đề nghị Tòa phúc thẩm giảm án cho Dương Tự Trọng (nguyên Phó Giám đốc công an Hải Phòng) và 5 đồng phạm trong vụ tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “xem xét kiện Trung Quốc”

Tin độc quyền Reuters:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “xem xét kiện Trung Quốc”
(NLĐO) - Hãng tin Reuters ngày 22-5 đưa tin độc quyền, dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay chính phủ Việt Nam đang cân nhắc “nhiều biện pháp phòng vệ” đối với Trung Quốc, bao gồm các hành động pháp lý.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm Tổng thống 
Philippines Bengino Aquino ngày 21-5. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, đây là phản hồi bằng thư điện tử của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dành cho các câu hỏi gửi đi từ hãng tin này. Đây cũng là lần đầu tiên Thủ tướng tuyên bố Việt Nam xem xét các biện pháp pháp lý sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng biển của Việt Nam.

Nga đối phó TQ: “Kịch bản Crimea” ở Viễn Đông

Nga đối phó “hiểm họa da vàng” (*): “Kịch bản Crimea” ở Viễn Đông
Căn cứ vào nhiều nguồn thông tin, Trung Quốc đang chuẩn bị từng bước để giành lấy miền Viễn Đông và Đông Siberia từ tay Nga. Tình hình ở miền Viễn Đông Nga trong thời gian gần đây đã trở nên căng thẳng liên quan đến dân nhập cư Trung Quốc (TQ). Ở TP Blagoveshensk, 30 công dân TQ đã gây bạo động phản đối sự trả lương chậm trễ. Từ đó, các chuyên gia lưu ý đến số lượng vượt trội của người TQ trong khu vực và cảnh báo về khả năng Bắc Kinh sẽ áp dụng “kịch bản Crimea” ở Viễn Đông và Đông Siberia.
Các công nhân đang thi công tại một nhánh đường ống 
dẫn từ Đông Siberia vào Trung Quốc Ảnh: ITAR-TASS
Trung Quốc không giấu tham vọng

Sự thật nằm trong nhân dân: Phỏng vấn 1 lái xe taxi

Sự thật lớn lao nằm trong nhân dân: Phỏng vấn một người lái xe taxi
Nguyễn Tất Thịnh: Gần đây tôi ít khi tự lái xe mà hay đi taxi, thấy tiện hơn nhiều bề. Hơn nữa phát hiện thấy là hroi chuyện những người này khiến mình hiểu ra khá nhiều điều về cuộc sống xã hội. Dần dà tôi chọn đi xe của vài anh tuổi trên bốn mươi một tí. Họ đều cần cù, lễ độ, ngay thẳng và rất đàng hoàng về tiền phí . Tôi thường hỏi rất ngắn và họ khi cởi mở thường nói khá dài. Tôi viết lại sửa chút ngữ pháp…nhưng hoàn toàn là sự thật về nội dung đối thoại…
Câu hỏi : Anh lái taxi cũng gọi là gặp thấy nhiều, nghĩ thế nào về cuộc sống ngày nay ?

Bắc Kinh đánh giá rất cao Hà Nội

Bắc Kinh đánh giá rất cao Hà Nội
Trả lời phỏng vấn về căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua, ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc nói: "Việt Nam tôn trọng nhưng không hề sợ Trung Quốc và Bắc Kinh đánh giá rất cao Hà Nội".
Kể từ đầu tháng 5, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thăm dò trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên Biển Đông đã có nhiều diễn biến liên quan của 2 nước cũng như một số quốc gia khác.

Trung Quốc là gì của Việt Nam?

Trung Quốc là gì của Việt Nam?
Từ xưa đến nay, quan hệ Việt-Trung luôn phức tạp. Để có chiến lược ứng xử thích hợp, đã đến lúc phải thẳng thắn trả lời câu hỏi: Trung Quốc là gì của Việt Nam? Khi xem xét chiến lược ứng xử với Trung Quốc, có ý kiến cho rằng, với Việt Nam, Trung Quốc đồng thời là: người thầy vĩ đại, người bạn thân thiết và đối thủ nguy hiểm.
Định vị lại Trung Quốc
Nhìn vào lịch sử quan hệ và những ảnh hưởng qua lại giữa hai nước, thì thấy rằng Trung Quốc đã từng đóng tất cả các vai ấy trong mối quan hệ thăng trầm với Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, nếu coi đây là xuất phát điểm cho chiến lược ứng xử với Trung Quốc thì cần phải xem xét lại.

Thái: Đảo chính quân sự, giới nghiêm toàn quốc

Thế giới và khu vực Đông Nam Á càng loạn thì Trung Quốc càng vững tay đối phó Việt Nam. Ngược lại, Chính phủ Việt Nam càng phải siết chặt kiểm soát xã hội. Vụ này ở Thái đúng là gây khó khăn thêm cho Việt Nam. Khối ASEAN càng khó đồng thuận giúp Việt Nam
Tư lệnh Lục quân Thái Lan tuyên bố đảo chính quân sự
Quân đội Thái Lan ban bố lệnh giới nghiêm toàn quốc
VOV.VN - Ủy ban Bảo vệ Trật tự Quốc gia nói, nguyên nhân việc giành quyền kiểm soát hành pháp do tình hình hiện nay không thể kiểm soát được. Cuối buổi chiều 22/5, Tư lệnh Lục quân Thái Lan, Đại tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố đảo chính quân sự, giành quyền kiểm soát của Chính phủ tạm quyền do Quyền Thủ tướng Niwatthamrong Boonsongphaisan đứng đầu bắt đầu từ lúc 16h30’ (giờ địa phương).
Tư lệnh lục quân Thái Lan Prayuth Chan-ocha (Ảnh: Xuân Sơn)
Lực lượng giành quyền kiểm soát thành lập Ủy ban Bảo vệ Trật tự Quốc gia gồm những người đứng đầu các binh chủng quân đội và cảnh sát Quốc gia, do Đại tướng Prayuth Chan-ocha đứng đầu.

Chị nói cho chú biết!

Chị nói cho chú biết!
Bà Merkel là Thủ tướng của nước Đức, cách đây không lâu lúc Tập Cẩm Bình qua thăm nước Đức thì bà Merkel có tặng cho ông Tập Cận Bình một món quà lưu niệm đó là tấm bản đồ cổ của nước Trung Hoa, lúc đó không có in quần đảo Hàng Sa, Trường Sa và cũng không có Tây Tạng, Tân Cương… Lúc về trở lại Trung Quốc Tập Cẩm Bình xem lại tấm bản đồ cổ thì quê ơi là quê. Bà Merkel này thâm thúy vô cùng, tặng qùa đúng như ý dân Việt Nam mong muốn. Hahaha.
Chị đây hơn tuổi chú
Thủ tướng mấy nhiệm kì
Dân Đức bầu cho chị
Còn chú, đảng bầu hi.

(42) Sắc mầu cuộc sống và thế giới

Sắc mầu cuộc sống và thế giới
Вверх ногами девушки, развлечения

(141) Ảnh vui: Ngựa và Người trên phố

Ảnh vui
gif, Животинки, приколы, забавно, настроение