Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Thế giới đối mặt với đại dịch đáng sợ hơn AIDS

Thế giới đang phải đối mặt với đại dịch đáng sợ hơn cả AIDS
Bệnh nhân Ebola tử vong đáng sợ như thế nào?.
Tiếng nói nước Nga: Theo Mikhail Shchelkanov, tiến sĩ sinh học kiêm trưởng phòng thí nghiệm sinh thái và virus của Viện Virus học Nga, lần đầu tiên trong lịch sử virus Ebola tỏ ra "khát máu" như vậy.

Một bệnh nhân với các triệu chứng của bệnh sốt Ebola được đưa đến bệnh viện Hồng Kông. Theo tờ "China Daily", người phụ nữ bị cách ly này vừa mới trở về từ châu Phi, nơi mà dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 670 người. May mắn thay, bà không bị chẩn đoán mắc căn bệnh khủng khiếp đó. Nhưng điều này không có nghĩa là châu Á đã miễn dịch với sự xâm nhập của virus Ebola.



Châu Âu cũng đang gióng lên hồi chuông báo động. Dịch Ebola bắt đầu khởi phát vào tháng Hai ở Guinea. Từ đó, virus lây lan sang các nước láng giềng Sierra Leone và Liberia. Chỉ riêng giai đoạn đó đã có hơn 1.100 trường hợp lây nhiễm, trong đó gần 700 ca tử vong. Theo ông Mikhail Shchelkanov, tiến sĩ sinh học kiêm trưởng phòng thí nghiệm sinh thái và virus của Viện Virus học Nga, lần đầu tiên trong lịch sử virus Ebola tỏ ra rất "khát máu" như vậy:

“Chưa bao giờ trong điều kiện đô thị lại có dịch lớn như vậy. Tại các khu vực nông thôn của châu Phi dịch bệnh cũng đã nhiều lần xảy ra, nhưng trong môi trường đô thị với thời gian dài và nguy cơ tử vong lớn như vậy thì chưa từng có. Khi mà Tổ chức Y tế Thế giới không thể ngăn chặn được dịch bệnh thì tất nhiên không phải là trường hợp thông thường.”

Vấn đề là chưa có thuộc điều trị được bệnh này. Virus Ebola được phát hiện năm 1976 tại Cộng hòa Dân chủ Congo, ở ngôi làng trên bờ sông Ebola - cũng vì vậy mà nó có tên như vậy. Bệnh dịch đã nhiều đợt bùng phát tại địa phương. Tuy nhiên, do nó không lan rộng nên cho đến nay, người ta vẫn chưa chú ý để điều chế một loại dược phẩm phòng dịch lây làn toàn cầu, cũng như không chú ý gì đến căn bệnh này. Ngày nay, có thể chẩn đoán là một người có virus Ebola, nhưng không có thuốc để chủng ngừa, điều trị và cũng chưa có những nghiên cứu cơ chế hoạt động của virus.

Hầu hết virus Ebola lây truyền qua máu và cơ thể con người, khỉ, lợn, và heo một số báo cáo, thông qua cả loài dơi. Bệnh xảy ra rất nhanh chóng. Trong giai đoạn đầu, nạn nhân sốt, cảm thấy mệt mỏi, đau họng, đau các khớp xương, nhiệt độ tăng lên đến 40 độ C trong ngày đầu tiên. Sau đó, có tiêu chảy ra máu và ói mửa, rồi trong vòng hai hoặc ba ngày thì bệnh nhân chết.

Hiện tại dịch Ebola dễ dàng lan qua biên giới. Hai bác sĩ người Mỹ hỗ trợ chống dịch bệnh ở châu Phi đã qua đời. Bệnh nhân có triệu chứng tương tự cũng đã được nhập viện ở Canada và Vương quốc Anh. Tất cả những người này gần đây đều trở về từ châu Phi. 


Liên quan đến vấn đề này, nhiều sân bay quốc tế, bao gồm cả ở châu Âu và Nga, đã tăng cường chế độ kiểm tra hành khách đến từ Tây Phi. Một số nước đóng cửa giao thông đường không với Guinea. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới coi các biện pháp đó là không cần thiết.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại có ý kiến ​khác. Tổ chức "Bác sĩ không biên giới" vừa xuất bản một báo cáo về bệnh dịch Ebola hiện nay. Theo số liệu của tổ chức này, nếu virus tiếp tục lây lan ở mức độ tương tự như ngày hôm nay, căn bệnh nan y ấy có thể nguy hiểm hơn cả bệnh dịch AIDS trên thế giới.


Bùng phát gần 6 tháng, Ebola đã giết chết 729 người, nhiều người khác đang nguy kịch, bệnh nhân nhiễm Ebola sẽ tử vong khi máu liên tục chảy ra từ mũi, mắt, tai, miệng và bất cứ vết hở nào trên cơ thể


Đây là cánh tay của một bệnh nhân mắc bệnh Ebola giai đoạn cuối. Các cục máu đông bắt đầu vỡ, bệnh nhân chết vì mất máu nhiều.

Ebola tấn công cơ thể thế nào?

Virus Ebola tấn công cơ thể một cách có hệ thống, có nghĩa là nó tấn công mọi cơ quan và tế bào của cơ thể, ngoại trừ xương và cơ xương.

Theo các nghiên cứu của Trường đại học Y Pennsylvania, Ebola đã vô hiệu hóa protein tetherin, loại protein có chức năng ngăn chặn sự lây lan của virus từ tế bào này sang tế bào khác, từ đó đẩy lùi hệ miễn dịch của cơ thể.


Hình ảnh virus Ebola qua kính hiển vi.

Sau đó, chúng lấy tế bào này làm nơi sản xuất một lượng lớn virion (hạt virus). Những virion này sau đó sẽ được phóng ra để nhiễm vào các tế bào khác và ngày càng lan rộng ra khắp cơ thể.

Virus Ebola gây ra các cục máu đông nhỏ trong máu của bệnh nhân; cục máu ngày càng nhiều lên và dòng chảy của máu chậm lại. Các cục máu đông bị tắc vào các mạch máu hình thành lên các đốm đỏ trên da bệnh nhân.

Những đốm đỏ này sẽ ngày càng to khi bệnh càng nặng. Ngoài ra, chúng còn cản trở dòng máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể như gan, não, phổi, thận, ruột, mô vú, tinh hoàn… của bệnh nhân.

Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ bị chảy máu từ miệng, mắt, tai, mũi và những vết hở trên da. Bệnh nhân sẽ chết do mất quá nhiều máu, suy thận, hoặc bị sốc.

Bệnh có tỷ lệ tử vong lên tới 90%, chưa có thuốc đặc trị và chưa có vắc-xin phòng bệnh. Do đó, điều cần làm lúc này là phòng bệnh.

Dưới đây là một số biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh Ebola theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO).

1. Không ăn thịt sống

Con người có thể bị nhiễm virus Ebola khi tiếp xúc gần với máu, dịch tiết, các cơ quan hoặc những chất dịch khác của động vật bị nhiễm bênh.
Ở châu Phi, đã có trường hợp bị nhiễm bệnh khi xử lý những động vật đang bị nhiễm bệnh hoặc đã chết vì nhiễm bệnh trong rừng như: tinh tinh, khỉ đột, dơi ăn quả, linh dương, nhím...


Một bệnh nhân đang bị xuất huyết do Ebola. Ảnh: Reuters.

Thường xuyên khử trùng và dọn dẹp các trang trại, chuồng lợn, khỉ…bằng sodium hypochlorite hoặc các chất tẩy rửa khác.

2. Cách ly người bệnh

Ebola cũng có thể lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, các cơ quan hay các chất dịch khác của người bị nhiễm, và tiếp xúc gián tiếp với môi trường bị nhiễm những dịch tiết này.

Do đó, cần phải kiểm tra và tạm thời cách ly những người đã từng tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người nhiễm bệnh. Người nhiễm bệnh cần được cách ly hoàn toàn. Đồng thời, cần có biện pháp khử trùng nơi ở, vật dụng cá nhân của những bệnh nhân đã tử vong hay nhiễm Ebola.

3. Xử lý kịp thời và đúng quy trình thi thể bệnh nhân tử vong do Ebola

Người tiếp xúc với thi thể bệnh nhân tử vong do nhiễm Ebola cũng có thể bị nhiễm bệnh. Do đó, cần xử lý kịp thời và đúng quy định về an toàn thi thể bệnh nhân bị tử vong do Ebola.

Thậm chí, virus Ebola có thể tồn tại trong tinh dịch tới 7 ngày sau khi người nhiễm bệnh đã bình phục.

4. Mặc quần áo bảo hộ y tế


Nhiều nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh khi điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm Ebola vì đã không thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo hộ y tế.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo trang web của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trang cộng đồng các chuyên gia Brighthub và trang Sciencedaily của Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét