Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Đau lòng xem lại ảnh chiến tranh Mỹ - Việt

Dù phân tích kiểu gì thì đây cũng là một cuộc chiến Mỹ - Việt. Nếu không có sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam thì lịch sử Việt Nam sau Hiệp định Genève 1954 chắc chắn sẽ không tàn khốc đến mức như được thể hiện trong các bức ảnh dưới đây.
Những gì họ đã chụp được
Cuộc chiến tranh Mỹ - Việt Nam đem đến cho các nhiếp ảnh gia một điều kiện tiếp cận thuận lợi chưa từng có với các binh sĩ và công việc của họ. Mang theo trang thiết bị gọn nhẹ hơn bao giờ hết và xông pha vào tuyến đầu của trận chiến, họ chớp được hình ảnh bình dị và ấn tượng của các đơn vị chiến đấu, lột tả trận chiến theo cái mà ít ai có được. Những hình ảnh họ chụp được đã làm thay đổi khuynh hướng ở nước Mỹ, gây nên những cuộc biểu tình dưới nhiều hình thức khác nhau.
Giờ đây, 50 năm sau những can dự sớm trở thành bất hạnh của nước Mỹ vào Việt Nam, hãng thông tấn AP đã thu thập được gần 300 hình ảnh từ kho lưu trữ khổng lồ của mình để đưa vào một cuốn sách mới, có tựa đề Việt Nam: Cuộc chiến Thực sự – Một Biên niên Sử qua Hình ảnh.
Cuốn sách kể về câu chuyện đằng sau những hình ảnh mang tính biểu tượng nhất của chiến tranh, được thực hiện bởi một số nhiếp ảnh gia, bao gồm cả Horst Faas, Henri Huet, Nick Út, và Eddie Adams và tập hợp cả những hình ảnh hiếm thấy đã gây sửng sốt từ đó tới nay. Steven Kasher Gallery Manhattan sẽ trưng bày các hình ảnh từ cuốn sách từ 24 tháng 10 đến 30 tháng 11.


Bức ảnh đầu tiên trong đó là hình Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn để phản đối cuộc đàn áp Phật giáo của chính phủ miền Nam Việt Nam. Ngày 11 tháng 6 năm 1963.

Bức ảnh đã làm dấy lên sự phẫn nộ trên toàn thế giới và đẩy nhanh sự cáo chung của chính quyền Diệm. Với hình ảnh trên bàn Phòng Bầu dục của mình, Tổng thống Kennedy đã nhận xét với đại sứ của ông, “Chúng ta sẽ phải làm một việc gì đó với chế độ này.” Ảnh: MALCOLM BROWNE/AP 


Một người cha quẫn trí ôm xác con trong lúc các binh lính cảnh sát cơ động Nam Việt Nam từ trên xe bọc thép đang ngó xuống. Ngày 19 thámg 3 năm 1964. Ảnh: HORST FAAS/AP


Những chiếc trực thăng của Quân đội Hoa Kỳ đang bay lượn vãi đạn súng máy xuống hàng cây để yểm trợ cho các toán lính bộ binh Nam Việt Nam trong khi họ tấn công vào một trại lính Việt Cộng cách Tây Ninh 18 dặm về phía nam, gần với biên giới Cambodia. Tháng 3 năm 1965. Ảnh: HORST FAAS/AP


Toán lính dù thuộc Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn dù 173 Hoa Kỳ, nâng những khẩu súng tự động của mình lên khỏi mặt nước, khi băng qua một con sông dưới trời mưa, trong một cuộc truy lùng các vị trí trú đóng của Việt Cộng giữa rừng Bến Cát. Ngày 25 thang 5 năm 1965. Ảnh: HENRI HUET/AP


Một lính thủy quân lục chiến trẻ tuổi đang vào trận. 
Năm 1965. Ảnh: EDDIE ADAMS/AP


Binh nhì Clark Richie hít hương thơm từ một bức thư của người bạn gái ở quê nhà, Jay, bang Oklahoma. Tháng 4 năm 1966. Ảnh: JOHN NANCE/AP.


Các binh sĩ vây quanh chiếc đài bán dẫn để nghe tin tức. 
Năm 1966. Ảnh: OLIVER NOONAN/AP


Tướng Nguyễn Ngọc Loan, giám đốc nha cảnh sát quốc gia Nam Việt Nam, chĩa súng ngắn vào đầu nghi phạm cán binh Việt Cộng Nguyễn Văn Lém rồi bóp cò, trên một con phố Sài Gòn trong cuộc Tống tấn công Tết Mậu Thân. Ảnh: EDDIE ADAMS/AP (*)


Ảnh chụp Sean Flynn, một phóng viên ảnh tự do người Mỹ chuyên chụp ảnh chiến tranh cho tờ tạp chí Time, giữa các chiến dịch gần một doanh trại của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ tại Hà Thanh, tỉnh Quảng Ngãi. Tháng 9 năm 1968.

Flynn, con trai của nam tài tử điện ảnh Errol Flynn, ông bị mất tích cùng với nhiếp ảnh gia Dana Stone, người đã thực hiện bức ảnh này, vào ngày 6 tháng 4 năm 1970, tại tỉnh Svay Rieng ở miền đông Campuchia. Không có báo cáo đang tin cậy nào được trình lên về vụ mất tích này của họ. Đĩa nhạc Combat Rock, phát hành năm 1952, trong đó có bài “Sean Flynn” với đoạn lời được ưa thích là “Bạn biết rằng anh ấy đã nghe thấy những tiếng trống trận”. Ảnh: DANA STONE/AP


Người đàn bà khóc thương bên xác chồng sau khi đã nhận dạng được chỉ qua hàm răng, rồi dùng chiếc nón lá của mình đậy lên đầu ông. Xác người đàn ông này được phát hiện cùng với 47 người khác trong một ngôi mộ tập thể gần thành phố Huế. Ngày 11 tháng 4 năm 1969. Ảnh: HORST FAAS/AP (**)


Một lính cứu thương của Sư đoàn Không vận 101 đang cố gắng để cứu sống một bác sĩ đồng nghiệp bị thương trong cuộc tấn công chống lại quân Bắc Việt tại Hamburger Hill (Đồi Thịt Băm). Ngày 19 tháng 5 năm 1969. Những người bị thương được cứu chữa nhưng sau đó đã không qua khỏi. Ảnh: HUGH VAN ES/AP 


Tổng thống Nixon gặp gỡ các binh sĩ thuộc Sư đoàn Một đóng tại Dĩ An, cách Sài Gòn 12 dặm về phía Bắc, trong chuyến thăm lần thứ tám của ông tới Nam Việt Nam, nhưng là lần đầu tiên trong vai trò tổng thống. Ngày 30 tháng 7 năm 1969. Ảnh: BOB DAUGHERTY/AP


Những người biểu tình chống chiến tranh nằm lăn trên bãi cỏ ở Sheep Meadow của Công viên Trung tâm New York, giữa lúc hàng trăm quả bóng bay màu đen và màu trắng lơ lửng lên trời. Ngày 14 tháng 11 năm 1969.

Ủy ban Ngăn chặn Chiến tranh Việt Nam đã chọn những quả bóng màu đen để đại diện cho những người Mỹ đã chết tại Việt Nam trong nhiệm kỳ của chính quyền Nixon, và bóng bay màu trắng tượng trưng cho những người sẽ chết nếu chiến tranh cứ tiếp diễn. Ảnh: J. SPENCER JONES/AP


Bị bốc cháy dữ dội trong một cuộc không kích bằng bom napal, đưa bé vừa chạy vừa la hét cầu cứu trên Quốc lộ 1 gần Trảng Bàng, phía sau là binh lính Nam Việt Nam thuộc Sư đoàn 25. Ngày 8 tháng 6 năm 1972. Ảnh: NICK UT/AP (*)


Trung tá Robert L. Stirm được gia đình đóng mừng tại căn cứ Không quân Travis, Fairfield, California, khi ông trở về nhà từ Việt Nam, sau 5 năm rưỡi là một tù binh chiến tranh. Ngày 17 tháng 3 1973.

Loretta, và con trai Roger, 12 tuổi. Mặc dù bức ảnh chụp giữa không khí phấn khích của cả nước trước việc các tù binh chiến tranh được trao trả, song câu chuyện riêng của gia đình họ lại không hạnh phúc. Stirm đã biết rằng vợ của ông đã nộp đơn xin ly hôn, và cuộc hôn nhân của họ kết thúc cay đắng vào năm sau. Ảnh: SAL VEDER/AP

Bản tiếng Việt © Diễn đàn Xã hội Dân sự 2013

—-

Xem thêm:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét