Một câu chuyện nhỏ về tìm mộ Liệt sĩ
Tôi có một người anh em đồng hao là anh Nguyễn Tiến Thảo, quê ở thị xã Sơn Tây. Anh lấy người chị còn tôi lấy người em. Chẳng hiểu sao nhưng tôi và anh vô cùng hợp nhau, thân thiết như anh em ruột.
Anh Thảo có một người anh ruột tên là Nguyễn Tiến Hiền, đi bộ đội năm 1966. Vào những năm ấy, cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở vào giai đoạn cực kỳ ác liệt, người đi cứ ra đi, người ở lại hậu phương chỉ biết trông chờ ngày chiến thắng. Những lá thư từ tiền tuyến gửi về gia đình là điều hiếm hoi, ít gặp.
Đến năm 1969, anh Hiền hy sinh. Mãi sau này, thị đội thị xã Sơn tây mới báo tử về cho gia đình, trong giấy báo tử do thị xã ST ký chỉ có vẻn vẹn thông tin duy nhất : Hy sinh tại mặt trận phía nam ngày 08.03.1969, an táng tại nghĩa trang gần mặt trận. Đơn vị : KN.
Anh Hiền ra đi không hề để lại cho gia đình một bức ảnh, không một dòng chữ, một lá thư để làm kỷ niệm ngoài tấm bằng Tổ quốc ghi công.
Sau này, khi đã trở thành anh em cọc chèo với nhau, nhiều lần tôi lên nhà anh Thảo chơi, không hiểu làm sao tôi cứ chăm chăm để ý tới tấm bằng Tổ quốc ghi công đó. Nhiều lần tôi đã hỏi anh Thảo về trường hợp hy sinh của anh Hiền thì được biết : Anh Hiền hy sinh trên đường hành quân, bị bom B52 rải thảm trúng đội hình nên mất xác, đồng đội cùng đi không có một ai trở về, địa danh nơi hy sinh cũng không biết nên thông tin chỉ có như vậy.
Việc đi tìm mộ cho anh Hiền cứ canh cánh trong tôi từ khi đó. Nhưng thông tin thì chẳng có gì. Với thời gian nhập ngũ như vậy, thời gian hy sinh như vậy tôi cho rằng anh Hiền sẽ hy sinh ở vùng Quảng trị. Năm 2006, tôi có email cho Sở TBXH tỉnh Quảng trị xem trong hồ sơ lưu trữ có tên anh Hiền không nhưng không có hồi âm.
Cũng trong công việc tìm liệt sỹ như thế này, tôi đã từng nhờ cô Phan Thị Bích Hằng - nhà ngoại cảm mà tôi biết qua Đại tá Khôi ở khu TT Nam Đồng - tìm mộ cho người bạn tôi mà chúng ta đã biết là liệt sỹ Quang Minh nhưng chưa có kết quả. Trong tôi lại dấy lên hy vọng rằng nếu bằng con đường chính thức không có kết quả thì hãy thử bằng con đường nhờ các nhà ngoại cảm xem sao.
Đầu năm 2006, vợ chồng anh Thảo về Việt nam nghỉ tết ( anh chị đang định cư tại nước ngoài ). Trong một lần lên nhà tôi chơi, tôi đặt ra vấn đề đi tìm mộ anh Hiền với anh Thảo. anh băn khoăn :
- Biết anh Hiền hy sinh ở đâu mà bây giờ đi tìm hả chú?
Tôi liền trả lời :
- Thì anh chị cứ quyết tâm đi, còn tìm ra sao thì em sẽ liệu liệu tìm đường đi, nước bước.
Thế là anh chị em tôi bắt đầu bước vào việc đi tìm hài cốt anh Hiền với duy nhất là tấm bằng TQGC và tấm giấy báo tử.
Nhờ được đọc trên tạp chí " Thế giới mới ", tôi được biết trên đường Thuỵ Khuê có một trung tâm tìm mộ liệt sỹ mà Phan bích Hằng đang làm việc cho trung tâm đó. Ngoài Hằng ra còn có nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên và mấy người khác nữa.
Sáng hôm sau, tôi đưa vợ chồng anh Thảo lên trung tâm tìm mộ liệt sỹ trên đường Thuỵ Khuê. Trung tâm tìm mộ liệt sỹ là một ngôi nhà sàn nhỏ nằm sâu trong một cái ngõ hẹp. Ở đó chỉ còn duy nhất một nhà ngoại cảm mà tôi chưa từng nghe nói đến là thầy Phụng. Chúng tôi được hướng dẫn đến thắp hương tại ban thờ Bắc Hồ nằm ở tầng dưới ngôi nhà sàn. Thắp hương, đặt lễ xong, chúng tôi lên trên gác nhà sàn gặp thầy Phụng. Sau khi xem tấm giấy báo tử và bằng Tổ quốc ghi công, thầy Phụng " phán " :
- Anh Hiền hy sinh tại KN tức là chiến trường khu 5.
Chắc là vậy, tôi nghĩ thầy đã tiếp xúc nhiều với giấy báo tử nên điều ấy cũng đơn giản. Nhưng khu 5 dằng dặc ...khúc ruột miền trung, biết ở nơi nào trong cái khoảng từ Bình trị Thiên đến Phan rang, Phan thiết ấy?
Thầy Phụng hỏi tỷ mỷ tên, tuổi người thân nhân ( vợ chồng anh Thảo ) của liệt sỹ Hiền. Tên, tuổi, quê quán của liệt sỹ và các thông tin liên quan. Sau đó, thầy Phụng mang giấy báo tử và bằng Tổ quốc ghi công vào trong một phòng nhỏ bên cạnh cầu khấn lầm rầm. Sau đó thầy mang ra một chiếc máy ghi âm, đưa vào máy một cuộn băng Cassette, thày bắt đầu nói và ghi luôn vào cuộc băng. Thầy cho biết : Anh Hiền hy sinh tại huyện Quế sơn, tỉnh Quảng nam. Hy sinh do bị thương vào đầu, gẫy xương hàm. Sau khi bị thương, được đưa về trạm quân y, 3 ngày sau thì mất. Hiện nay, mộ được an táng tại nghĩa trang huyện Quế sơn - Quảng nam. Mộ ở hàng ... số... vv.. và vv. Đường đi như thế nào, vào tới nơi thì làm ra sao, ngôi mộ có đặc điểm như thế nào?. Tất cả thông tin trên được thày nói vào băng ghi âm và trao cho gia đình.
Quá mừng vì mọi việc diễn ra nhanh chóng và quá thuận lợi. Vợ chông anh chị Thảo ngay lập tức quyết định ngày hôm sau sẽ mua vé máy bay để ba chúng tôi bay vào Đà nẵng, từ đó tìm đường vào Quế sơn như lời thầy Phụng đã chỉ dẫn.
Với kinh nghiệm mà tôi có được, tôi nghĩ có lẽ mọi việc không thể đơn giản như thế được. Cần phải có một sự kiểm chứng khác, nếu các thông tin đều giống nhau thì mới lên đường. Nghĩ vậy, tôi liền trao đổi với vợ chồng anh Thảo và anh chị ấy đồng ý ngay nhưng có đôi chút băn khoăn. Ai sẽ là người có thể kiểm chứng, kiểm chứng như thế nào đây?
Ngay tối hôm ấy, tôi không biết rằng có điều gì sui khiến hay không, tôi được vợ tôi cho biết một người anh họ bên nhà vợ tôi có quen thân với Phan thị Bích Hằng. Mấy anh em thử đi nhờ Bích Hằng xem sao? Cả đêm hôm ấy tôi cứ thao thức để mong trời mau sáng. Sáng hôm sau, tôi liền phi xe máy xuống nhà anh chị Thảo để " đề xuất " hướng đi mới nhằm check lại thông tin của thầy Phụng. Rất nhanh chóng, chúng tôi liên lạc được với anh Mẫn - người quen của gia đình bên vợ tôi và cũng là người đã từng đi tìm mộ người anh ruột là liệt sỹ hy sinh trong trận đánh K'nak lừng danh tại chiến trường Tây nguyên thủa nào. Qua việc tìm người anh, anh Mẫn đã mở đầu cho việc tìm thấy hơn 300 hài cốt của các liệt sỹ hy sinh trong trận đánh đó.
Đến năm 1969, anh Hiền hy sinh. Mãi sau này, thị đội thị xã Sơn tây mới báo tử về cho gia đình, trong giấy báo tử do thị xã ST ký chỉ có vẻn vẹn thông tin duy nhất : Hy sinh tại mặt trận phía nam ngày 08.03.1969, an táng tại nghĩa trang gần mặt trận. Đơn vị : KN.
Anh Hiền ra đi không hề để lại cho gia đình một bức ảnh, không một dòng chữ, một lá thư để làm kỷ niệm ngoài tấm bằng Tổ quốc ghi công.
Sau này, khi đã trở thành anh em cọc chèo với nhau, nhiều lần tôi lên nhà anh Thảo chơi, không hiểu làm sao tôi cứ chăm chăm để ý tới tấm bằng Tổ quốc ghi công đó. Nhiều lần tôi đã hỏi anh Thảo về trường hợp hy sinh của anh Hiền thì được biết : Anh Hiền hy sinh trên đường hành quân, bị bom B52 rải thảm trúng đội hình nên mất xác, đồng đội cùng đi không có một ai trở về, địa danh nơi hy sinh cũng không biết nên thông tin chỉ có như vậy.
Việc đi tìm mộ cho anh Hiền cứ canh cánh trong tôi từ khi đó. Nhưng thông tin thì chẳng có gì. Với thời gian nhập ngũ như vậy, thời gian hy sinh như vậy tôi cho rằng anh Hiền sẽ hy sinh ở vùng Quảng trị. Năm 2006, tôi có email cho Sở TBXH tỉnh Quảng trị xem trong hồ sơ lưu trữ có tên anh Hiền không nhưng không có hồi âm.
Cũng trong công việc tìm liệt sỹ như thế này, tôi đã từng nhờ cô Phan Thị Bích Hằng - nhà ngoại cảm mà tôi biết qua Đại tá Khôi ở khu TT Nam Đồng - tìm mộ cho người bạn tôi mà chúng ta đã biết là liệt sỹ Quang Minh nhưng chưa có kết quả. Trong tôi lại dấy lên hy vọng rằng nếu bằng con đường chính thức không có kết quả thì hãy thử bằng con đường nhờ các nhà ngoại cảm xem sao.
Đầu năm 2006, vợ chồng anh Thảo về Việt nam nghỉ tết ( anh chị đang định cư tại nước ngoài ). Trong một lần lên nhà tôi chơi, tôi đặt ra vấn đề đi tìm mộ anh Hiền với anh Thảo. anh băn khoăn :
- Biết anh Hiền hy sinh ở đâu mà bây giờ đi tìm hả chú?
Tôi liền trả lời :
- Thì anh chị cứ quyết tâm đi, còn tìm ra sao thì em sẽ liệu liệu tìm đường đi, nước bước.
Thế là anh chị em tôi bắt đầu bước vào việc đi tìm hài cốt anh Hiền với duy nhất là tấm bằng TQGC và tấm giấy báo tử.
Nhờ được đọc trên tạp chí " Thế giới mới ", tôi được biết trên đường Thuỵ Khuê có một trung tâm tìm mộ liệt sỹ mà Phan bích Hằng đang làm việc cho trung tâm đó. Ngoài Hằng ra còn có nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên và mấy người khác nữa.
Sáng hôm sau, tôi đưa vợ chồng anh Thảo lên trung tâm tìm mộ liệt sỹ trên đường Thuỵ Khuê. Trung tâm tìm mộ liệt sỹ là một ngôi nhà sàn nhỏ nằm sâu trong một cái ngõ hẹp. Ở đó chỉ còn duy nhất một nhà ngoại cảm mà tôi chưa từng nghe nói đến là thầy Phụng. Chúng tôi được hướng dẫn đến thắp hương tại ban thờ Bắc Hồ nằm ở tầng dưới ngôi nhà sàn. Thắp hương, đặt lễ xong, chúng tôi lên trên gác nhà sàn gặp thầy Phụng. Sau khi xem tấm giấy báo tử và bằng Tổ quốc ghi công, thầy Phụng " phán " :
- Anh Hiền hy sinh tại KN tức là chiến trường khu 5.
Chắc là vậy, tôi nghĩ thầy đã tiếp xúc nhiều với giấy báo tử nên điều ấy cũng đơn giản. Nhưng khu 5 dằng dặc ...khúc ruột miền trung, biết ở nơi nào trong cái khoảng từ Bình trị Thiên đến Phan rang, Phan thiết ấy?
Thầy Phụng hỏi tỷ mỷ tên, tuổi người thân nhân ( vợ chồng anh Thảo ) của liệt sỹ Hiền. Tên, tuổi, quê quán của liệt sỹ và các thông tin liên quan. Sau đó, thầy Phụng mang giấy báo tử và bằng Tổ quốc ghi công vào trong một phòng nhỏ bên cạnh cầu khấn lầm rầm. Sau đó thầy mang ra một chiếc máy ghi âm, đưa vào máy một cuộn băng Cassette, thày bắt đầu nói và ghi luôn vào cuộc băng. Thầy cho biết : Anh Hiền hy sinh tại huyện Quế sơn, tỉnh Quảng nam. Hy sinh do bị thương vào đầu, gẫy xương hàm. Sau khi bị thương, được đưa về trạm quân y, 3 ngày sau thì mất. Hiện nay, mộ được an táng tại nghĩa trang huyện Quế sơn - Quảng nam. Mộ ở hàng ... số... vv.. và vv. Đường đi như thế nào, vào tới nơi thì làm ra sao, ngôi mộ có đặc điểm như thế nào?. Tất cả thông tin trên được thày nói vào băng ghi âm và trao cho gia đình.
Quá mừng vì mọi việc diễn ra nhanh chóng và quá thuận lợi. Vợ chông anh chị Thảo ngay lập tức quyết định ngày hôm sau sẽ mua vé máy bay để ba chúng tôi bay vào Đà nẵng, từ đó tìm đường vào Quế sơn như lời thầy Phụng đã chỉ dẫn.
Với kinh nghiệm mà tôi có được, tôi nghĩ có lẽ mọi việc không thể đơn giản như thế được. Cần phải có một sự kiểm chứng khác, nếu các thông tin đều giống nhau thì mới lên đường. Nghĩ vậy, tôi liền trao đổi với vợ chồng anh Thảo và anh chị ấy đồng ý ngay nhưng có đôi chút băn khoăn. Ai sẽ là người có thể kiểm chứng, kiểm chứng như thế nào đây?
Ngay tối hôm ấy, tôi không biết rằng có điều gì sui khiến hay không, tôi được vợ tôi cho biết một người anh họ bên nhà vợ tôi có quen thân với Phan thị Bích Hằng. Mấy anh em thử đi nhờ Bích Hằng xem sao? Cả đêm hôm ấy tôi cứ thao thức để mong trời mau sáng. Sáng hôm sau, tôi liền phi xe máy xuống nhà anh chị Thảo để " đề xuất " hướng đi mới nhằm check lại thông tin của thầy Phụng. Rất nhanh chóng, chúng tôi liên lạc được với anh Mẫn - người quen của gia đình bên vợ tôi và cũng là người đã từng đi tìm mộ người anh ruột là liệt sỹ hy sinh trong trận đánh K'nak lừng danh tại chiến trường Tây nguyên thủa nào. Qua việc tìm người anh, anh Mẫn đã mở đầu cho việc tìm thấy hơn 300 hài cốt của các liệt sỹ hy sinh trong trận đánh đó.
Anh Mẫn lập tức mời chúng tôi đến cơ quan của anh. Nghe việc chúng tôi trình bày muốn nhờ cô Phan thị Bích Hằng tìm mộ liệt sỹ ( dĩ nhiên tôi không nói đến việc đã đến chỗ thầy Phụng ), anh Mẫn nhận lời ngay. Ngay trưa hôm ấy, anh Mẫn đã mời Hằng đi ăn trưa và anh gọi điện thoại để vợ chồng anh Thảo đến trực tiếp gặp Hằng. Vì thời gian còn lại ở Việt nam không nhiều, được sự giới thiệu của anh Mẫn, vợ chồng anh Thảo được Bích Hằng nhiệt tình nhận lời giúp đỡ ngay. Hằng hẹn anh Thảo ngay tối thứ bảy tới, xuống B19 khu tập thể Kim liên - căn phòng Hằng chuyên dùng để tiếp đón gia đình, thân nhân liệt sỹ - để Hằng trả lời kết quả.
Theo đúng như lời hẹn. Vợ chồng anh Thảo, vợ chồng tôi cùng một đứa cháu con anh Thảo xuống khu tập thể Kim liên lúc khoảng 7g30 tối. Dưới sân khu nhà đã có rất đông người đứng chờ đợi, toàn là các thân nhân gia đình liệt sỹ đến đăng ký hoặc nhận kết quả. Đúng 8g tối, Bích Hằng đến và mời chúng tôi lên phòng. Căn phòng chỉ rộng chừng 20m2 mà chứa cả năm bảy chục người, đông nghẹt và nóng kinh khủng. Mấy chiếc quạt cùng chiếc điều hoà chạy hết số cũng không xua nổi sự bức bối lẫn hơi người trong chiếc phòng nhỏ bé.
Bích Hằng ngồi bên chiếc bàn nhỏ, lần lượt tiếp đón từng gia đình liệt sỹ theo thứ tự trước sau. Người thì đến lần đầu đăng ký, người thì đến lấy kết quả theo hẹn. Ai đến lần đầu đều được Hằng hỏi rất tỷ mỷ về mối quan hệ giữa liệt sỹ với người đi tìm, địa chỉ, giấy tờ liên quan đến liệt sỹ, di ảnh của liệt sỹ... rồi hẹn ngày đến lấy kết quả lần sau. Người đến nhận thì kẻ cười, người khóc muôn vẻ cảm xúc. Vui cười vì có kết quả hướng dẫn đường đi nước bước rất cụ thể tỷ mỉ, khóc vì qua Bích Hằng, những kỷ niệm riêng với liệt sỹ được Bích Hằng truyền đạt lại cho thân nhân mà chỉ những người trong cuộc mới biết.
Số người trong phòng rồi dần dần cũng đã vãn. Đến lượt chúng tôi, như bao người đến trước, chúng tôi cũng đặt một chút hoa quả lên chiếc bàn thờ nhỏ và thắp hương thầm khấn vái cho linh hồn anh Hiền phù hộ cho cuộc kiếm tìm của chúng tôi có được kết quả tốt nhất. Vợ chồng anh Thảo uỷ nhiệm cho tôi nói chuyện và trao đổi cùng Hằng để nắm những điều cơ bản nhất. Tôi mang theo một máy ghi âm để ghi lại cuộc trao đổi cho trọn vẹn.
Bích Hằng cho chúng tôi biết, để có thể " gặp và nói chuyện " với vong hồn liệt sỹ, gia đình phải cung cấp cho Hằng một di ảnh của liệt sỹ. Hằng nói :
- Mỗi lần em " gọi " lên, có biết bao liệt sỹ cùng lên một lúc thì em phải có tấm ảnh để phân biệt được đâu là người em cần tìm. Bộ đội thì hay " đùa tếu ". Gọi anh Hiền thì có hàng loạt anh lên, anh nào cũng : Anh là Hiền đây! anh là Hiền đây ! không có ảnh thì em biết tìm ai trong cái cơ man nào là người ấy.
Nghe Hằng nói vậy, cả nhà tôi vô cùng thất vọng vì khi " ra đi ", anh Hiền không để lại bất cứ một di vật nào, một lá thư, một dòng chữ cũng không chứ đừng nói đến là một tấm ảnh. Mà ngày xưa, khi còn đang chiến tranh, ở nông thôn miền bắc việc chụp một tấm ảnh cũng không phải là chuyện đơn giản.
... Nghe tôi " phân trần quyền " một lúc, Bích Hằng suy nghĩ giây lát rồi bảo :
- Thế gia đình anh Thảo có ai vừa mới mất mà lại biết bác Hiền không?
- Có đấy ạ, Mẹ tôi năm ngoái vừa mới qua đời. Anh Thảo nói xen vào.
- Vậy anh cho em xin bức ảnh mới nhất của bà cụ. Em sẽ nhờ bà cụ gọi bác Hiền lên giúp em vậy.
Anh Thảo liền lấy trong túi ra bức ảnh của bà Mẹ đưa ra Bích Hằng. Cuộc " nói chuyện " với liệt sỹ Hiền đã diễn ra mỹ mãn. Thông qua vong hồn bà mẹ, Hằng đã mời được vong hồn anh Hiền lên để gặp mặt và hỏi han mọi chuyện. Tôi xin tóm lược đại để như sau :
- Hằng : - Bác ạ ! Cháu là Phan Bích Hằng, anh chị Bình Thảo có nhờ cháu đi tìm phần mộ anh Hiền - con trai bác. Thế bác xuống dưới ấy đã gặp anh Hiền chưa ạ?
- Bà Mẹ ( Hằng phiên dịch ) : Có cô ạ, tôi đã gặp cháu Hiền nhà tôi ngay, tôi được nó dẫn vào tận chỗ nó ở đấy.
- Hằng : Thế cháu nhờ bác giúp cháu gọi anh Hiền lên đây cho cháu gặp có được không bác?
- Bà mẹ : Được, được cô để tôi gọi cháu lên cho cô gặp ngay.
.... Thế là cuộc nói chuyện cứ nổ ra như ngô rang giữa Bích Hằng, bà Mẹ và anh Hiền. Bà cụ khoe với cô Hằng đôi dép mới và rất đẹp mà cô con dâu ( chị Bình ) mới mua, chưa kịp đi vẫn còn để dưới chân trong quan tài hoặc chuyện bà cụ nhờ cô Hằng nói lại với anh chị Thảo trả lại chiếc cuốc cho người hàng xóm mà bà cụ mượn trước khi mất mà chưa kịp trả lại. Rồi chuyện riêng của cụ, sống cuộc đời cực nhọc " vợ lẽ, con thêm " ra sao... Những việc mà chỉ những người thân trong gia đình mới biết rõ.
Nghe " câu chuyện ", tôi hiểu rằng trước mặt Bích Hằng đang có một bà cụ, một anh Hiền thật sự đang " nói chuyện " như bao cuộc nói chuyện bình thường đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống trên dương gian trần thế giữa chúng ta với nhau. Hằng " nói chuyện " rất tự nhiên, thỉnh thoảng lại cất tiếng cười khúc khích khi trong câu chuyện có những chi tiết gây cười. Không hề xuất hiện những giọng cầu khấn ê a thường thấy ở những cuộc gọi hồn mà tôi từng được biết.
Quay lại cuộc " nói chuyện " với anh Hiền, kết quả thông tin được anh Hiền "đính chính" nhiều chi tiết rõ ràng hơn so với những gì gia đình có được trước khi "gặp":
Anh Hiền hy sinh tại thừa thiên Huế ngày 16.03.1969 ( không phải ngày 08.03.1969 báo giấy báo tử ghi. Anh bảo ngày 08.03.1969 là ngày các anh trong đội trinh sát bắt đầu hành quân đi làm nhiệm vụ thôi. Anh Hiền thuộc C6, D6, E6 trực thuộc tỉnh đội Thừa thiên Huế. Anh có nhiệm vụ đi trinh sát sân bay Phú bài sau đó bị lộ, bị thương vào đầu, vỡ xương hàm (điều này trùng khớp với lời thày Phụng) được đồng đội đưa về căn cứ ở xã Thuỵ Phương, Huyện Hương Thuỷ, Huế sau đó thì mất. Thi hài được chôn tại xã Thuỵ Phương. Sau giải phóng, hài cốt được tập kết về nghĩa trang xã Thuỵ phương. Mấy năm sau, toàn bộ hài cốt của chiến sỹ của trung đoàn 6 được bộ phận Thương binh xã hội huyện Hương thuỷ tập kết về nghĩa trang huyện - Một nghĩa trang lớn nằm trên đường quốc lộ 1A. Sau đó nghĩa trang có 2 lần cải tạo, nâng cấp nên đầu tiên thì có bia ghi họ tên nhưng sau mấy lần nâng cấp thành ra lẫn lộn, mất họ tên rất nhiều. Anh Hiền cũng nằm trong số đó.
Vong hồn anh Hiền cùng với cô Hằng đã vẽ cho chúng tôi một chiếc sơ đồ nghĩa trang Huyện Hương Thuỷ.
Số người trong phòng rồi dần dần cũng đã vãn. Đến lượt chúng tôi, như bao người đến trước, chúng tôi cũng đặt một chút hoa quả lên chiếc bàn thờ nhỏ và thắp hương thầm khấn vái cho linh hồn anh Hiền phù hộ cho cuộc kiếm tìm của chúng tôi có được kết quả tốt nhất. Vợ chồng anh Thảo uỷ nhiệm cho tôi nói chuyện và trao đổi cùng Hằng để nắm những điều cơ bản nhất. Tôi mang theo một máy ghi âm để ghi lại cuộc trao đổi cho trọn vẹn.
Bích Hằng cho chúng tôi biết, để có thể " gặp và nói chuyện " với vong hồn liệt sỹ, gia đình phải cung cấp cho Hằng một di ảnh của liệt sỹ. Hằng nói :
- Mỗi lần em " gọi " lên, có biết bao liệt sỹ cùng lên một lúc thì em phải có tấm ảnh để phân biệt được đâu là người em cần tìm. Bộ đội thì hay " đùa tếu ". Gọi anh Hiền thì có hàng loạt anh lên, anh nào cũng : Anh là Hiền đây! anh là Hiền đây ! không có ảnh thì em biết tìm ai trong cái cơ man nào là người ấy.
Nghe Hằng nói vậy, cả nhà tôi vô cùng thất vọng vì khi " ra đi ", anh Hiền không để lại bất cứ một di vật nào, một lá thư, một dòng chữ cũng không chứ đừng nói đến là một tấm ảnh. Mà ngày xưa, khi còn đang chiến tranh, ở nông thôn miền bắc việc chụp một tấm ảnh cũng không phải là chuyện đơn giản.
... Nghe tôi " phân trần quyền " một lúc, Bích Hằng suy nghĩ giây lát rồi bảo :
- Thế gia đình anh Thảo có ai vừa mới mất mà lại biết bác Hiền không?
- Có đấy ạ, Mẹ tôi năm ngoái vừa mới qua đời. Anh Thảo nói xen vào.
- Vậy anh cho em xin bức ảnh mới nhất của bà cụ. Em sẽ nhờ bà cụ gọi bác Hiền lên giúp em vậy.
Anh Thảo liền lấy trong túi ra bức ảnh của bà Mẹ đưa ra Bích Hằng. Cuộc " nói chuyện " với liệt sỹ Hiền đã diễn ra mỹ mãn. Thông qua vong hồn bà mẹ, Hằng đã mời được vong hồn anh Hiền lên để gặp mặt và hỏi han mọi chuyện. Tôi xin tóm lược đại để như sau :
- Hằng : - Bác ạ ! Cháu là Phan Bích Hằng, anh chị Bình Thảo có nhờ cháu đi tìm phần mộ anh Hiền - con trai bác. Thế bác xuống dưới ấy đã gặp anh Hiền chưa ạ?
- Bà Mẹ ( Hằng phiên dịch ) : Có cô ạ, tôi đã gặp cháu Hiền nhà tôi ngay, tôi được nó dẫn vào tận chỗ nó ở đấy.
- Hằng : Thế cháu nhờ bác giúp cháu gọi anh Hiền lên đây cho cháu gặp có được không bác?
- Bà mẹ : Được, được cô để tôi gọi cháu lên cho cô gặp ngay.
.... Thế là cuộc nói chuyện cứ nổ ra như ngô rang giữa Bích Hằng, bà Mẹ và anh Hiền. Bà cụ khoe với cô Hằng đôi dép mới và rất đẹp mà cô con dâu ( chị Bình ) mới mua, chưa kịp đi vẫn còn để dưới chân trong quan tài hoặc chuyện bà cụ nhờ cô Hằng nói lại với anh chị Thảo trả lại chiếc cuốc cho người hàng xóm mà bà cụ mượn trước khi mất mà chưa kịp trả lại. Rồi chuyện riêng của cụ, sống cuộc đời cực nhọc " vợ lẽ, con thêm " ra sao... Những việc mà chỉ những người thân trong gia đình mới biết rõ.
Nghe " câu chuyện ", tôi hiểu rằng trước mặt Bích Hằng đang có một bà cụ, một anh Hiền thật sự đang " nói chuyện " như bao cuộc nói chuyện bình thường đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống trên dương gian trần thế giữa chúng ta với nhau. Hằng " nói chuyện " rất tự nhiên, thỉnh thoảng lại cất tiếng cười khúc khích khi trong câu chuyện có những chi tiết gây cười. Không hề xuất hiện những giọng cầu khấn ê a thường thấy ở những cuộc gọi hồn mà tôi từng được biết.
Quay lại cuộc " nói chuyện " với anh Hiền, kết quả thông tin được anh Hiền "đính chính" nhiều chi tiết rõ ràng hơn so với những gì gia đình có được trước khi "gặp":
Anh Hiền hy sinh tại thừa thiên Huế ngày 16.03.1969 ( không phải ngày 08.03.1969 báo giấy báo tử ghi. Anh bảo ngày 08.03.1969 là ngày các anh trong đội trinh sát bắt đầu hành quân đi làm nhiệm vụ thôi. Anh Hiền thuộc C6, D6, E6 trực thuộc tỉnh đội Thừa thiên Huế. Anh có nhiệm vụ đi trinh sát sân bay Phú bài sau đó bị lộ, bị thương vào đầu, vỡ xương hàm (điều này trùng khớp với lời thày Phụng) được đồng đội đưa về căn cứ ở xã Thuỵ Phương, Huyện Hương Thuỷ, Huế sau đó thì mất. Thi hài được chôn tại xã Thuỵ Phương. Sau giải phóng, hài cốt được tập kết về nghĩa trang xã Thuỵ phương. Mấy năm sau, toàn bộ hài cốt của chiến sỹ của trung đoàn 6 được bộ phận Thương binh xã hội huyện Hương thuỷ tập kết về nghĩa trang huyện - Một nghĩa trang lớn nằm trên đường quốc lộ 1A. Sau đó nghĩa trang có 2 lần cải tạo, nâng cấp nên đầu tiên thì có bia ghi họ tên nhưng sau mấy lần nâng cấp thành ra lẫn lộn, mất họ tên rất nhiều. Anh Hiền cũng nằm trong số đó.
Vong hồn anh Hiền cùng với cô Hằng đã vẽ cho chúng tôi một chiếc sơ đồ nghĩa trang Huyện Hương Thuỷ.
Trong bài tác giả có đưa lên một số sơ đồ, ảnh, nhưng Blog này không lấy xem được.
Xem ở đây:
Xem ở đây:
Có bạn nhận xét: xem các bức ảnh và nội dung chỉ có thể phát biểu: Cảm động !)
Anh Hiền " nói " :
- Nghĩa trang này rất khó tả sơ đồ cho em vì nó không có hàng lối, tất cả các mộ cứ vòng tròn như hình cánh hoa nên chẳng biết đâu là đầu hàng, đâu là cuối hàng gì cả.
Nhưng qua một lúc lâu, cuối cùng vong hồn anh Hiền, cô Hằng cùng chúng tôi đã nhất trí được với nhau về chiếc sơ đồ nghĩa trang cùng với vị trí ngôi mộ và đặc điểm để nhận ra ngôi mộ đó.
Tất nhiên, trong cuộc nói chuyện ấy có rất nhiều điều thú vị về gia đình anh Thảo, về bà mẹ đã mất của anh Thảo, về anh Hiền. Câu chuyện đan xen giữa người còn sống và người đã mất ( thông qua " phiên dịch " là cô Hằng ) mà chỉ những người trong gia đình mới biết và hiểu được.
Với tất cả thông tin ấy ( sau khi được chứng kiến và kiểm chứng ), sau khi đã cân nhắc và thấy tin tưởng được. Ba anh chị em chúng tôi quyết định ngày giờ lên đường tìm mộ anh Hiền. Tôi cho rằng việc tìm mộ như vậy sẽ diễn ra khá thuận lợi vì dù sao mộ anh Hiền đã được quy tập về nghĩa trang. Biết bao nhiêu liệt sỹ còn đang nằm nơi góc rừng, xó ruộng thì công cuộc kiếm tìm sẽ vất vả gấp nhiều lần trường hợp này của gia đình chúng tôi.
Ngày hôm sau, anh chị Bình Thảo đi ngay về quê hương tại Sơn tây để lấy Giấy giới thiệu của ngành TBXH sở tại giới thiệu cho TBXH của Thừa thiên Huế nhằm để trong ấy người ta tạo điều kiện giúp đỡ mình. Vợ tôi đã đi mua đầy đủ những thứ cần thiết cho chuyến đi của ba anh chị em. Nào tiền, vàng mã, đôla âm phủ, nào thuốc lá Tam đảo, thuốc lào Tiên lãng, diêm Thống nhất, nào áo quần bộ đội, bánh kẹo..... đủ đầy theo đúng như lời Bích Hằng dặn trước lúc lên đường.
Một buổi sáng sớm hạ tuần tháng 03 năm 2006, ba anh chị em chúng tôi lên đường với lời nhắn của Bích Hằng là vào trong đó nếu có gặp trở ngại, khó khăn gì thì phôn ngay cho cô ấy, Hằng sẽ trợ giúp từ xa.
Chiếc máy bay Airbus chở chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Phú bài ( Huế ) vào khoảng hơn 8 giờ sáng. Sân bay Phú bài ngập đầy nắng vào buổi sớm mai. Nhìn ra hàng rào sân bay, tôi thầm nghĩ thoảng qua đoạn rào nào là nơi năm xưa anh Hiền cùng đồng đội bò vào trinh sát và bị trúng đạn đây? Một cảm giác cay cay sộc lên sống mũi tôi. Sau khi lấy hành lý, chúng tôi ra khỏi sân bay. Đội ngũ lái xe Tắc xi đứng đầy phía ngoài cửa ồn ào mời gọi. Tôi liếc qua và chọn một lái xe trẻ có khuôn mặt hiền hiền, thông minh, đẹp trai. Tôi bước tới hỏi thăm mấy câu :
- Chào em, em tên là gì?
- Dạ, em tên là Thọ ạ. Giọng Huế cất lên nghe thật nhẹ và dễ mến. Lại trùng đúng tên tôi. Tôi ưng ý ngay.
- Anh sẽ thuê xe em mấy ngày bọn anh ở Huế để đi tìm mộ Liệt sỹ.
- Dạ vâng ạ, em cảm ơn anh. Thọ ( lái xe ) vui mừng trả lời.
- Em cho anh hỏi một số địa danh nhé?
Tôi hỏi lái xe về Nguyệt Biều, địa danh mà E6 của anh Hiền ngày xưa đóng quân trước khi đánh vào thành phố Huế. Tôi hỏi về xã Thuỵ phương, về Huyện Hương Thuỷ.... tất cả đều đúng như anh Hiền đã " miêu tả " cho chúng tôi. Có thêm được cảm giác yên tâm, tất cả chúng tôi xếp hành lý lên xe và lên đường. Tôi đề nghị lái xe đưa tôi về xã Thuỵ phương đầu tiên. Ngày xưa trước giải phóng, uỷ ban xã Thuỵ phương nằm cách đường QL1 vài cây số, nay uỷ ban xã đã dời ra nằm ngay sát đường QL1, thật thuận tiện cho việc liên hệ, giao dịch. Chỉ sau 15 phút xe chạy, xe đã tới UBND xã Thuỵ phương. Thảo nào, trước khi đi đánh sân bay Phú bài, quân của E6 đã đống tại xã này vì nó rất gần với sân bay Phú bài.
Chúng tôi vào UBND xã, sau khi trình bày mục đích với một đồng chí đang trực lãnh đạo, chúng tôi được đón tiếp rất niềm nở và đồng chí trực lãnh đạo gọi một thanh niên sang làm việc với chúng tôi. Anh thanh niên này hiện đang phụ trách công tác TBXH của xã còn rất trẻ. Anh cho chúng tôi biết : Ngày xưa, trong nghĩa trang của xã Thuỵ phương có hơn 1500 mộ liệt sỹ mà phần lớn là bộ đội của E6 - tỉnh đội Thừa thiên Huế. Nhưng đến những năm 80 của thế kỷ trước, lãnh đạo huyện Hương thuỷ đã quy tập tất cả những mộ liệt sỹ là bộ đội E6 lên nghĩa trang của huyện. Tất cả hồ sơ đã được bàn giao cho huyện Hương thuỷ. Anh thanh niên còn gọi đến cho chúng tôi gặp một chị từng là bí thư chi bộ hồi chống Mỹ. Qua câu chuyện tâm tình với chúng tôi, chị kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm của nhân dân xã Thuỵ phương với anh em bộ đội E6 nhưng chị không nhớ được tới trường hợp cụ thể của anh Hiền - cái mà chúng tôi đang quan tâm. Sau khi trò chuyện một lúc, chúng tôi xin phép lên đường ra UBND huyện Hương Thuỷ.
Tỉnh Thừa thiên Huế nói chúng và huyện Hương thuỷ nói riêng vào những ngày này đang chuẩn bị kỷ niệm ngày Huế hoàn toàn giải phóng - 26.03.1975 - 26.03.2006, khắp nơi biểu ngữ, cờ quạt trang hoàng rực rỡ. Chúng tôi vào UBND huyện, phòng thương binh XH đều được đón tiếp rất ân cần, chu đáo. Họ hỏi thăm việc đi đường thế nào? nơi ăn chốn nghỉ ra sao? gia đình có cần giúp đỡ gì không? Họ xem giấy giới thiệu và nói sẽ thanh toán một phần chi phí cho gia đình theo đúng quy đinh của nhà nước về việc tiếp đón gia đình thân nhân liệt sỹ. Dù chẳng đáng là bao nhưng chúng tôi cũng cảm thấy ấm lòng trước tình cảm của địa phương. Nào họ đã biết liệu liệt sỹ Hiền có phải chính xác đang nằm nơi đây, nơi địa phương đang quản lý hay không?
- Nghĩa trang này rất khó tả sơ đồ cho em vì nó không có hàng lối, tất cả các mộ cứ vòng tròn như hình cánh hoa nên chẳng biết đâu là đầu hàng, đâu là cuối hàng gì cả.
Nhưng qua một lúc lâu, cuối cùng vong hồn anh Hiền, cô Hằng cùng chúng tôi đã nhất trí được với nhau về chiếc sơ đồ nghĩa trang cùng với vị trí ngôi mộ và đặc điểm để nhận ra ngôi mộ đó.
Tất nhiên, trong cuộc nói chuyện ấy có rất nhiều điều thú vị về gia đình anh Thảo, về bà mẹ đã mất của anh Thảo, về anh Hiền. Câu chuyện đan xen giữa người còn sống và người đã mất ( thông qua " phiên dịch " là cô Hằng ) mà chỉ những người trong gia đình mới biết và hiểu được.
Với tất cả thông tin ấy ( sau khi được chứng kiến và kiểm chứng ), sau khi đã cân nhắc và thấy tin tưởng được. Ba anh chị em chúng tôi quyết định ngày giờ lên đường tìm mộ anh Hiền. Tôi cho rằng việc tìm mộ như vậy sẽ diễn ra khá thuận lợi vì dù sao mộ anh Hiền đã được quy tập về nghĩa trang. Biết bao nhiêu liệt sỹ còn đang nằm nơi góc rừng, xó ruộng thì công cuộc kiếm tìm sẽ vất vả gấp nhiều lần trường hợp này của gia đình chúng tôi.
Ngày hôm sau, anh chị Bình Thảo đi ngay về quê hương tại Sơn tây để lấy Giấy giới thiệu của ngành TBXH sở tại giới thiệu cho TBXH của Thừa thiên Huế nhằm để trong ấy người ta tạo điều kiện giúp đỡ mình. Vợ tôi đã đi mua đầy đủ những thứ cần thiết cho chuyến đi của ba anh chị em. Nào tiền, vàng mã, đôla âm phủ, nào thuốc lá Tam đảo, thuốc lào Tiên lãng, diêm Thống nhất, nào áo quần bộ đội, bánh kẹo..... đủ đầy theo đúng như lời Bích Hằng dặn trước lúc lên đường.
Một buổi sáng sớm hạ tuần tháng 03 năm 2006, ba anh chị em chúng tôi lên đường với lời nhắn của Bích Hằng là vào trong đó nếu có gặp trở ngại, khó khăn gì thì phôn ngay cho cô ấy, Hằng sẽ trợ giúp từ xa.
Chiếc máy bay Airbus chở chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Phú bài ( Huế ) vào khoảng hơn 8 giờ sáng. Sân bay Phú bài ngập đầy nắng vào buổi sớm mai. Nhìn ra hàng rào sân bay, tôi thầm nghĩ thoảng qua đoạn rào nào là nơi năm xưa anh Hiền cùng đồng đội bò vào trinh sát và bị trúng đạn đây? Một cảm giác cay cay sộc lên sống mũi tôi. Sau khi lấy hành lý, chúng tôi ra khỏi sân bay. Đội ngũ lái xe Tắc xi đứng đầy phía ngoài cửa ồn ào mời gọi. Tôi liếc qua và chọn một lái xe trẻ có khuôn mặt hiền hiền, thông minh, đẹp trai. Tôi bước tới hỏi thăm mấy câu :
- Chào em, em tên là gì?
- Dạ, em tên là Thọ ạ. Giọng Huế cất lên nghe thật nhẹ và dễ mến. Lại trùng đúng tên tôi. Tôi ưng ý ngay.
- Anh sẽ thuê xe em mấy ngày bọn anh ở Huế để đi tìm mộ Liệt sỹ.
- Dạ vâng ạ, em cảm ơn anh. Thọ ( lái xe ) vui mừng trả lời.
- Em cho anh hỏi một số địa danh nhé?
Tôi hỏi lái xe về Nguyệt Biều, địa danh mà E6 của anh Hiền ngày xưa đóng quân trước khi đánh vào thành phố Huế. Tôi hỏi về xã Thuỵ phương, về Huyện Hương Thuỷ.... tất cả đều đúng như anh Hiền đã " miêu tả " cho chúng tôi. Có thêm được cảm giác yên tâm, tất cả chúng tôi xếp hành lý lên xe và lên đường. Tôi đề nghị lái xe đưa tôi về xã Thuỵ phương đầu tiên. Ngày xưa trước giải phóng, uỷ ban xã Thuỵ phương nằm cách đường QL1 vài cây số, nay uỷ ban xã đã dời ra nằm ngay sát đường QL1, thật thuận tiện cho việc liên hệ, giao dịch. Chỉ sau 15 phút xe chạy, xe đã tới UBND xã Thuỵ phương. Thảo nào, trước khi đi đánh sân bay Phú bài, quân của E6 đã đống tại xã này vì nó rất gần với sân bay Phú bài.
Chúng tôi vào UBND xã, sau khi trình bày mục đích với một đồng chí đang trực lãnh đạo, chúng tôi được đón tiếp rất niềm nở và đồng chí trực lãnh đạo gọi một thanh niên sang làm việc với chúng tôi. Anh thanh niên này hiện đang phụ trách công tác TBXH của xã còn rất trẻ. Anh cho chúng tôi biết : Ngày xưa, trong nghĩa trang của xã Thuỵ phương có hơn 1500 mộ liệt sỹ mà phần lớn là bộ đội của E6 - tỉnh đội Thừa thiên Huế. Nhưng đến những năm 80 của thế kỷ trước, lãnh đạo huyện Hương thuỷ đã quy tập tất cả những mộ liệt sỹ là bộ đội E6 lên nghĩa trang của huyện. Tất cả hồ sơ đã được bàn giao cho huyện Hương thuỷ. Anh thanh niên còn gọi đến cho chúng tôi gặp một chị từng là bí thư chi bộ hồi chống Mỹ. Qua câu chuyện tâm tình với chúng tôi, chị kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm của nhân dân xã Thuỵ phương với anh em bộ đội E6 nhưng chị không nhớ được tới trường hợp cụ thể của anh Hiền - cái mà chúng tôi đang quan tâm. Sau khi trò chuyện một lúc, chúng tôi xin phép lên đường ra UBND huyện Hương Thuỷ.
Tỉnh Thừa thiên Huế nói chúng và huyện Hương thuỷ nói riêng vào những ngày này đang chuẩn bị kỷ niệm ngày Huế hoàn toàn giải phóng - 26.03.1975 - 26.03.2006, khắp nơi biểu ngữ, cờ quạt trang hoàng rực rỡ. Chúng tôi vào UBND huyện, phòng thương binh XH đều được đón tiếp rất ân cần, chu đáo. Họ hỏi thăm việc đi đường thế nào? nơi ăn chốn nghỉ ra sao? gia đình có cần giúp đỡ gì không? Họ xem giấy giới thiệu và nói sẽ thanh toán một phần chi phí cho gia đình theo đúng quy đinh của nhà nước về việc tiếp đón gia đình thân nhân liệt sỹ. Dù chẳng đáng là bao nhưng chúng tôi cũng cảm thấy ấm lòng trước tình cảm của địa phương. Nào họ đã biết liệu liệt sỹ Hiền có phải chính xác đang nằm nơi đây, nơi địa phương đang quản lý hay không?
Một cô gái tuổi chừng ngoài hai mươi lẽ phép mời chúng tôi sang làm việc, cô gái mang toàn bộ hồ sơ về liệt sỹ do huyện Hương Thuỷ đang quản lý cho chúng tôi xem. Tôi lần giở từng trang tài liệu. Những dòng tên, địa chỉ lần lượt hiện ra... đủ tất cả mọi miền đất nước. Đây rồi...! Nguyễn Tiến Hiền nhưng quê quán lại là : Đức Thê - NT. Tôi nghĩ đây có thể là Đức Thọ - Nghệ tĩnh. Tên thì đúng nhưng địa chỉ thì sai... Thật thất vọng. Tất cả chồng hồ sơ không có ai là Nguyễn Tiến Hiền - Thanh Mỹ, Ba vì, Hà tây cả. Hàng mấy nghìn mộ liệt sỹ nhưng số có tên chỉ chừng hơn một vài trăm còn lại đều là liệt sỹ vô danh. Anh Hiền ơi! anh đang nằm ở đâu đây?
Sau khi làm việc với phòng TBXH huyện Hương Thuỷ, được ở đây hướng dẫn, chúng tôi đi ra nghĩa trang huyện Hương Thuỷ nằm kề bên QL1. Một nghĩa trang bề thế khang trang, rộng và đẹp. Nhà quản trang nhỏ nằm nép mình phía bên tay trái, chính giữa là đài liệt sỹ cao vòi vọi. Nhìn sơ bộ toàn cảnh nghĩa trang giống y trang bản vẽ ở Hà nội mà anh Hiền, Hằng và tôi đã vạch ra từ hôm trước.
Sau khi làm việc với phòng TBXH huyện Hương Thuỷ, được ở đây hướng dẫn, chúng tôi đi ra nghĩa trang huyện Hương Thuỷ nằm kề bên QL1. Một nghĩa trang bề thế khang trang, rộng và đẹp. Nhà quản trang nhỏ nằm nép mình phía bên tay trái, chính giữa là đài liệt sỹ cao vòi vọi. Nhìn sơ bộ toàn cảnh nghĩa trang giống y trang bản vẽ ở Hà nội mà anh Hiền, Hằng và tôi đã vạch ra từ hôm trước.
Nghĩa trang không một bóng người, lúc đó khoảng 10 giờ sáng. Có lẽ người quản trang đã đi vắng. Tôi cầm lấy chiếc máy ảnh và chạy lên trên đài liệt sỹ để ngắm toàn cảnh nghĩa trang. Tôi giật mình khi thấy tất cả các ngôi mộ không xây theo hàng, theo lối như các nghĩa trang thường thấy. Tất cả các phần mộ liệt sỹ được người thiết kế xếp theo hình dạng các cánh hoa, thể nào mà anh Hiền " bảo " nó không có hàng lối mà cứ tròn tròn theo hình cánh hoa. Bản vẽ ở nhà so với thực địa giống nhau y trang như được vẽ ngay tại nghĩa trang này. Theo đúng anh Hiền " hướng dẫn " từ nhà, tôi chạy ngày xuông cuối nghĩa trang. Đây rồi, hàng thứ 6, ngôi thứ 6 kể từ bên tay phải. Một ngôi mộ vô danh.
Ở nhà, anh Hiền đã " nói " những người hàng xóm của anh là ai, tên là gì, phía trước là ai, phía sau là ai.... Nhưng thật thất vọng, không có thông tin nào trùng lắp. Vậy là sao đây?? Lúc này, anh chị Bình Thảo cũng đã đi đến nơi. Tôi chỉ cho anh ngôi mộ tôi đã xác định và nói lên những suy nghĩ của mình. Tất cả đều băn khoăn. Nhưng đã vào đến đây, mọi nghi lễ cần phải được tiến hành trước đã. Chúng tôi đi thắp hương lên đài liệt sỹ trước. Gió thổi lồng lộng, khói hương nghi ngút, chúng tôi thầm cầu khấn vong linh các liệt sỹ nơi đây linh thiêng phù hộ độ trì cho chúng tôi thoả lòng ước nguyện rằng sẽ tìm thấy phần mộ của anh Hiền. Cầu xin các anh linh thiêng phù hộ cho chúng tôi gặp nhiều may mắn trong cuộc sống dương thế đầy khó khăn này.
... Anh Thảo rất băn khoăn về việc xác định ngôi mộ nên rút máy điện thoại gọi cho Bích Hằng, anh bật luôn loa ngoài để tất cả chúng tôi cùng nghe. Anh nói với Hằng về việc chưa xác định nổi ngôi mộ anh Hiền vì phía trước, phía sau, bên phải, bên trái đều không đúng như đã xác định ở nhà. Tiếng Hằng vang lên rất rõ trong loa :
- Trong nghĩa trang hiện đang có 4 người, ngoài 3 người trong gia đình mình, còn một chị phụ nữ đội chiếc nón đứng ở phía xa đang đi lại gần chỗ anh đang đứng.
Tôi nhìn ra xung quanh, đúng là ở phía xa, cách chúng tôi năm bảy chục mét là bác quản trang đang đi về phía chúng tôi, chắc bác vừa đi đâu về. Bác đội một chiếc mũ rộng vành nên " nhìn " từ xa, Hằng tưởng là phụ nữ. Tôi hơi giật mình. Tiếng Hằng tiếp tục " truyền hình trực tiếp " :
- Đấy, đấy chị ấy đang đến gần đó.
Bác quản trang đến và tự giới thiệu. Anh Thảo cũng thông báo cho Hằng đấy là bác quản trang. Tiếng Hằng vẫn tiếp tục :
- Vâng, bây giờ anh Hiền " đang đứng " xen giữa bác quản trang và anh Thảo đấy. Nghe đến đây, chị Bình giật mình khuỵ ngã, tay chị vội vịn vào thành của ngôi mộ chúng tôi đang đứng để khỏi ngã. Tiếng Hằng vang lên :
- Đấy, chính là ngôi mộ chị Bình vừa đặt tay vào đấy.
Tôi hết cả hồn, làm sao mà một người đang cách xa chúng tôi cả 5, 6 trăm cây số lại có thể nhìn thấy từng chi tiết và hành động của chúng tôi được.... Anh Thảo vừa gọi điện thoại, vừa lấy mũi giày đá đá vào thành ngôi mộ, chắc có viên sỏi nhỏ nào lọt vào trong giày. Tiếng Hằng lại vang trong máy điện thoại :
- Đấy, đấy chính là ngôi mộ anh đang đá chân vào đó !
Nghe đến đây, tôi hoảng hồn bỏ chạy thục mạng ra phía cổng nghĩa trang. Không phải tôi sợ nhưng những gì tôi chứng kiến thì tôi chắc chắn ngôi mộ số 6 chính là mộ anh Hiền. Tôi chạy ra xe để lấy mấy thùng đồ lễ để vào dâng cúng cho anh Hiền. Nắng ngày càng gay gắt, mồ hôi mồ kê tôi túa ra nhễ nhại bởi đường từ cuối nghĩa trang ra đến cổng khá là xa. Khi tôi vào đến nơi, anh Thảo bảo tôi :
- Khi em chạy ra ngoài, Hằng có nói với anh là anh Hiền " bảo " với Hằng là anh Hiền rất cảm động khi thấy thằng em, chẳng phải họ hàng thân thích gì với anh nhưng thật tình cảm, nhiệt tình khi chạy ra lấy đồ cúng anh giữa buổi trưa trời nắng, mồ hôi nó đang chảy nhễ nhại.
Nghe đến đây, tôi chẳng còn nói gì được nữa, nước mắt tôi chảy dài, cổ họng nghẹn lại vì xúc động và còn vì kinh ngạc.
Mấy anh em chúng tôi cùng bác quản trang cùng thắp hương và sụp lạy khấn vái. Bác quản trang tự giới thiệu tên là Đàng, cũng là lính nay về làm công việc trông nom nghĩa trang này. Bác Đàng còn giới thiệu cho chúng tôi biết gần đây có bác Việt, lính của E6 thời đánh Mỹ vẫn sống gần đây, quanh đây lính cũ của E6 còn rất nhiều. Chúng tôi vừa thắp hương cho các ngôi mộ xung quanh, vừa trò chuyện cùng bác quản trang. Cách ngôi mộ của anh Hiền mấy bước chân, chúng tôi tìm thấy ngôi mộ của anh Nguyễn Tiến Hiền, quê Đức thê - NT như đã nói ở trên. Chúng tôi cũng đến đó thắp hương, đốt đồ vàng mã và thầm khấn vái. Chi Bình cũng khấn ở ngôi mộ đó rằng :
- Anh ơi, nếu anh chính là anh Hiền của chúng em, anh hãy linh thiêng mà chỉ bảo cho chúng em đường đi, nước bước để chúng em đưa anh về đoàn tụ với gia đình, với quê hương anh nhé.
Khói hương bay nghi ngút cả một góc nghĩa trang. Trời càng về trưa, càng nắng nóng dữ. Nhiệt độ phải tới 36 - 37 độ.
Anh Thảo tiếp tục gọi cho Hằng, Hằng có nói rằng chúng tôi phải để ý xem, đúng vào lúc.... x giờ ( tôi quên mất rồi ) sẽ có một con nhện vàng bò ra từ ngôi mộ. Đấy chính là anh Hiền xác nhận vị trí ngôi mộ đó. Tất cả chúng tôi giữa trời nắng chang chang cứ chăm chú nhìn vào xung quanh ngôi mộ để xem có con nhện vàng nào bò ra hay không? 15 phút.... rồi 30 phút... rồi cả tiếng đồng hồ trôi qua mà cấm thấy bất cứ một con nhện nào dù đen hay vàng bò bên trên hay bên cạnh mộ.
Anh Đàng cho biết rằng : Theo anh biết ngôi mộ vô danh này ở dưới không hề có cốt đâu. Anh ở đây lâu, anh biết rất rõ từng ngôi mộ. Thông tin đó lập tức được thông báo cho Hằng. Lát sau, Hằng gọi điện cho chúng tôi và cho biết anh Hiền " nói " chúng tôi phải tìm được mộ anh Sơn - người đồng đội cùng đơn vị rất thân với anh Hiền cũng đã hy sinh, mộ anh Sơn nằm sát mộ anh Hiền và tìm anh Hà, người đã quy tập mộ anh Hiền từ xã Thuỵ phương lên nghĩa trang huyện Hương Thuỷ này thì mới biết đích xác vị trí ngôi mộ anh Hiền.
Đã quá trưa, chúng tôi mời anh Đàng ( bây giờ chúng tôi gọi là anh ) đi ăn trưa để còn nói chuyện. Nắng nóng, mồ hôi chảy nhiều tôi như lả người đi vì ... đói. Tôi vốn bị bệnh nên ngày nào cũng phải dùng đủ 3 lần thuốc, sáng nay đi sớm ăn uống qua loa nên bây giờ đường huyết hạ xuống thấp nên tôi cảm thấy người như sắp ngất. Vừa đến quán ăn, nhìn thấy có xe bán nước mía, tôi vội gọi luôn mấy cốc và tu thẳng một lèo.... Chà quá đã, tôi đã hồi dần mặc dù bệnh của tôi cấm tuyệt đối không chơi với của ngọt. Vừa ăn, tôi vừa vạch ra kế hoạch làm việc buổi chiều. Buổi chiều, chúng tôi sẽ đi gặp bác Việt, thông qua bác Việt sẽ may ra có thêm thông tin gì để xác định thêm về ngôi mộ anh Hiền.... Buổi chiều, chúng tôi cùng anh Đàng đến thăm bác Việt. Nhà bác ở trong một ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong một con hẻm gần với UBND huyện. Chúng tôi chuyện trò vui vẻ nhưng tuyệt nhiên chú Việt ( bây giờ chúng tôi gọi bằng chú vì tuổi cũng không lớn lắm ) không thể nhớ được chi tiết nào liên quan đến anh Hiền cả. Chú Việt sực nhớ ra ở trong thành phố Huế có một anh tên là T, trước từng ở trinh sát D6, E6, may ra anh T có thể nhớ được chút nào chăng? Nghe vậy, tất cả chúng tôi lập tức lên đường vào thành phố tìm anh T. Trên xe, chú Việt điện thoại cho anh T trước. Mới nghe đến Hiền trinh sát C6, D6, anh T đã la lên :
- Tôi biết, tôi biết. Chính tôi đã quy tập nó về nghĩa trang ấy, nghĩa trang nọ... Cứ tới đây, tôi đưa đến tận nơi.
Khi chúng tôi tới, anh T đang ngồi nhà chờ. Bà vợ anh T thấy chúng tôi tới đã bóng gió la lối về việc anh T tiêu nhiều tiền của bả trong những việc vu vơ ( ý nói đi tìm mộ liệt sỹ ). Qua câu chuyện của anh T, tôi cảm nhận được anh này nói nhiều nhưng chẳng câu nào thấy.... trúng. Anh hăm hở cùng chúng tôi lên xe quay lại nghĩa trang huyện Hương thủy. Anh bảo anh có cách kiểm tra chính xác ngay tức thì. Chúng tôi quay lại nghĩa trang, không quên mua mấy quả trứng vịt tươi và mấy chiếc đũa theo yêu cầu của anh T. Trong lúc mọi người cùng anh T đi trước vào phía trong nghĩa trang, chú Việt thầm thì với tôi :
- Cha T này trước cũng là dân trinh sát D6 thật nhưng sau này hắn " mất chất " lắm. Hắn chuyên đi các nghĩa trang ghi chép tên tuổi, địa chỉ của " anh em ta " rồi viết thư về gia đình người ta báo tin và ra tận quê ngoài Bắc.... xin tiền thuốc nước.
Từ đấy, tôi nhìn anh T với ánh mắt thiếu thiện cảm. Trước ngôi mộ anh Hiền ( như ban sáng chúng tôi xác định ) anh T hướng dẫn anh chị Bình Thảo quỳ khấn rất bài bản, anh T cắm chiếc đũa xuống đất và bảo anh Thảo đặt quả trứng lên đầu chiếc đũa. Anh T bảo nếu đúng là ruột thịt thì quả trứng như được hút bằng ban châm sẽ dính chặt vào đầu đũa, gió có lay cũng không đổ. Anh Thảo làm đúng như hướng dẫn nhưng quả trứng vẫn cứ đổ nhào. Một lần, hai lần rồi ba bốn lần, mỗi lần lại quỳ, khấn lầm rầm rất lâu nhưng đều không qua kết quả. Ánh nắng buổi chiều chói chang như thiêu như đốt, những giọt mồ hôi chảy lấm tấm trên khuôn mặt đỏ gay của cả hai anh chị. Cả hai đều quỳ đã hàng chục phút đồng hồ, thân thể mỏi nhừ. Quá mệt mỏi, anh Thảo kêu tướng lên :
- Anh Hiền ơi, anh có ở đây không? Nếu đúng anh ở đây anh hãy thương lấy vợ chồng em mà lên báo giùm để chúng em biết chứ em mệt mỏi quá rồi !
Nghe anh than thở mà tôi thương anh chị quá. Chắc anh vừa mệt, vừa thất vọng lắm thì anh mới hét tướng lên giữa nghĩa trang như thế. Nước mắt tôi lại chảy dài vì xúc động, vì thương cho anh chị.
Đã hơn 5 giờ chiều, tôi đành bảo mọi người dừng lại và về khách sạn nghỉ ngơi, mai lại tính tiếp vậy. Cậu lái xe đưa chúng tôi trở về thành phố để nghỉ. Tất cả đều buồn vì kết quả chưa được như mong muốn.
Tối hôm đó cơm nước xong xuôi, chúng tôi ngồi lại cùng nhau phân tích, đánh giá lại sự việc để tìm hướng giải quyết. Chúng tôi nhất trí rằng việc Bích Hằng vẽ sơ đồ là chính xác, việc Hằng " quan sát " những việc làm của chúng tôi ở trong này là thật đáng kinh ngạc nhưng rõ ràng ở đây có điều chi uẩn khúc mà chúng tôi và cả Hằng nữa chưa thể lý giải nổi. Anh Sơn - bạn anh Hiền - là ai? anh Hà là ai? Ngày mai chúng tôi phải tìm bằng được câu trả lời đó.
... Sáng hôm sau, chúng tôi đón chú Việt, anh Đàng cùng đi tìm anh Hà. Anh Đàng cho biết anh Hà mấy năm trước nguyên là cán bộ của phòng TBXH huyên Hương thủy. Bây giờ anh chuyển lên làm giám đốc trung tâm bảo trợ ( hay nuôi dưỡng ) người có công của thành phố Huế. Chúng tôi đi xe vào tận nhà anh Hà, cả hai vợ chồng anh đều có nhà. Sau khi nghe rõ câu chuyện của chúng tôi về lý do tìm anh, anh Hà cho chúng tôi biết :
- Khoảng năm 1980/1982, chính tôi đã phụ trách việc di chuyển hài cốt của toàn bộ các liệt sỹ từ nghiã trang xã Thụy phương lên nghiã trang huyện Hương Thủy. Trong qua trình di chuyển, do thiếu kinh nghiệm và cũng do sơ xuất chúng tôi đã làm một chiếc lán để quy tập những chiếc tiểu đựng hài cốt liệt sỹ, trên tiểu có dán những mảnh giấy đề thông tin về liệt sỹ, nhưng do khi chờ xe đến chuyển trời bỗng nổi mưa dông. Thế là một số hài cốt bị mất tên hoặc có sự nhầm lẫn.
Tôi thắc mắc là tại sao anh Hiện lại " biết " anh Hà ? Anh Hà giải thích :
- Trước khi di chuyển và khi làm lễ hạ huyệt tôi có khấn rằng : Tôi là.... Hà, Chức vụ..... nay tôi chuyển anh em liệt sỹ từ xã... lên nghiã trang Huyện cho khang trang hơn, rộng rãi và đẹp đẽ hơn. Có thể như vậy mà anh Hiền " biết " và nhắc đến tôi chăng.
Chị vợ anh Hà ngồi nghe câu chuyện mà cứ mắt tròn, mắt dẹt vừa tin tưởng nhưng cũng tỏ ra rất sợ. Những thông tin có từ anh Hà cũng không đủ để xác định vị trí phần mộ của anh Hiền, mặc dù tôi đã cảm thấy rằng anh Hiền đang nằm ở đâu đó trong cái nghĩa trang rộng lớn này. Các thông tin có được từ anh Hiền qua lời " phiên dịch " của Bích Hằng đều tỏ ra rất chính xác. Riêng phần mộ anh Sơn thì chúng tôi chịu vì đã tìm kiếm rất kỹ cả trong nghĩa trang mà không có.
Tôi và vợ chồng anh Thảo đi tới thống nhất rằng mai sẽ bay ra Hà nội. Trước khi ra chúng tôi phải mang bằng được hai mẫu xương của hai phần mộ. Một là của ngôi mộ vô danh mà chúng tôi cho rằng là phần mộ của anh Hiền - một là của ngôi mộ trùng tên mà khác quê quán. Tôi ra hiệu ảnh xin được hai chiếc vỏ đựng phim và dùng bút đánh dấu cẩn thận. Tôi nhờ vợ chồng anh Đàng vào buổi tờ mờ sáng ngày mai sẽ giúp chúng tôi lấy hai mẩu hài cốt cho vào lọ giúp tôi. Anh Đàng đồng ý giúp chúng tôi ngay.
Sáng hôm sau, tôi thuê xe ôm đi về huyện Hương thủy gặp anh Đàng để lấy mẫu. Đúng như anh Đàng đã nói ban đầu, chỉ một ngôi mộ có tên Nguyễn Tiến Hiền - Đức thê - NT là có hài cốt. Hài cốt bị vỡ xương cằm. Còn ngôi mộ kia không có gì, phía dưới toàn cát trắng.
Nhờ một người quen ở Đài THVN hỏi Tạ Bích Loan về địa chỉ của giáo sư Lương - người đã được phát trên chương trình " người đương thời " về việc thử ADN, chúng tôi xuống đến sân bay Nội bài là đi thẳng đến khu tập thể Vĩnh Phúc, Ba đình, Hà nội để gặp giáo sư Lương. Văn phòng của giáo sư chỉ có một vài cô giúp việc đang làm việc trước máy tính. Các cô hỏi tôi là muốn gặp giáo sư Lương để làm gì?
Tôi trình bày mục đích, thấy tôi đặt chiếc vali kéo đến " bịch " một cái xuống ngay cửa ra vào. Các cô đồng loạt ré lên : Ấy ấy... chú ơi, ở đây chỉ thử AND cho việc tìm nhận cha con thôi ( phục vụ cho những đôi ông đúc cốt, ông tráng men ), còn thử AND xác định hài cốt thân nhân liệt sỹ, chú phải tới Viện công nghệ sinh học trực thuộc Viện khoa học Việt nam. Mặt các cô đổ tràm xanh vì sợ, cứ tưởng trong va li của tôi là đựng cả nguyên bộ hài cốt.
Chúng tôi quay xe lại đường Hoàng quốc Việt, tìm vào Viện công nghệ sinh học. Ngay ở ngoài cổng viện, nghe chúng tôi trình bày lí do mấy anh bảo vệ đã tỏ thái độ ân cần, chỉ dẫn chu đáo. Chúng tôi vào gặp tiến sỹ Lê quang Huấn, phụ trách việc giám định AND xác định thân nhân liệt sỹ. Nghe chúng tôi trình bày mục đích , lý do anh Huấn hỏi :
- Làm sao các anh tìm được hài cốt liệt sỹ? Tôi trả lời thẳng như ruột ngựa :
- Gia đình tôi có nhờ cô Phan Bích Hằng tìm ạ. Anh Huấn xua tay :
- Vậy là không được rồi! Chúng tôi là những nhà khoa học, chúng tôi không bao giờ đi làm cái việc chứng minh cho những những điều mê tín dị đoan. Nếu kết quả là sai thì không nói làm gì, nhưng nếu đúng thì hóa ra khoa học cần phải công nhận những điều ấy à?
Chúng tôi trình bày tỷ mỉ cho anh Huấn biết từ đầu đến cuối câu chuyện nhưng anh vẫn lắc, Cuối cùng anh Huấn bảo :
- Thôi, hai anh em.....khai lại đi. Khai lại rằng mẫu hài cốt này là do đồng đội của liệt sỹ Hiền chỉ cho gia đình nơi phần mộ liệt sỹ đang nằm.
- Ồ ! vâng thì bọn em khai lại theo đúng như ý của anh.
Chúng tôi nộp hồ sơ giấy tờ chứng minh anh Hiền là liệt sỹ. Hỏi đến mục nộp lệ phí thì anh Huấn bảo là liệt sỹ thì được miễn phí hoàn toàn. Sau đó anh Huấn cho nhân viên lấy mẫu máu của anh Thảo - Trong việc lấy mẫu máu này, nhất định phải là máu ( hoặc xương, tóc... ) của người có cùng Mẹ. Nếu không có anh em cùng mẹ thì phải lấy mẫu máu của bà dì ruột ( em Mẹ ) hoặc các con của bà dì ruột. Nếu là con ông cậu ruột thì... vứt. Con ông chú ruột cũng lại... vứt nốt. ( chắc là để tránh việc đúc cốt, tráng men đây mà - ý này là của Thọ )
Anh Thảo đăng ký tên tôi và địa chỉ của tôi với anh Huấn để có chuyện gì thì anh Huấn sẽ liên lạc vì thời gian anh chị ở VN không còn nhiều.
Sau khi đã làm việc với viện công nghệ sinh học, chúng tôi về Hà nội và thông báo với Hằng về ngôi mộ mà Hằng đã xác định tại nghĩa trang ở dưới không hề có hài cốt. Bích Hằng rất ngạc nhiên và nói :
- Hơn mười năm đi tìm mộ liệt sỹ, em chưa bao giờ thấy trường hợp như thế này. Em nhất định không chịu thất bại. Vài ngày nữa em có việc vào Huế, em và anh Thọ sẽ ra tận thực địa xem như thế nào?
Trung tuần tháng Tư, sau khi anh chị Bình Thảo bay trở lại nước Đức uỷ nhiệm lại cho tôi lám mọi việc thay anh chị. Tôi và Hằng bay đi Huế để Hằng làm tại thực địa. Tại nghĩa trang, Hằng cũng đã hỏi chuyện anh Hiền, nhưng anh Hiền vẫn bảo phải tìm được anh Sơn thì anh mới chỉ chỗ anh nằm. Thật oái oăn là anh Sơn không có ở đây nữa, biết tìm anh ở đâu? Hằng kể cho tôi biết là nhiều khi hài cốt ở một nơi nhưng vong hồn liệt sỹ lại chỉ một nơi, các anh ấy cứ " thấy " chỗ nào rộng rãi, thuận tiện là trú ngụ và coi như là nhà mình ở đó nên nếu các anh không chỉ rõ ràng thì thật khó xác định.
Trường hợp này, chắc anh Hiền còn chưa hài lòng điều gì chăng? Chúng tôi trở về Hà nội ( sáng bay vào, chiều lại bay ra ngay ) mà trong lòng vẫn cứ băn khoăn. Mấy hôm sau, Hằng gọi điện cho tôi báo đã tìm được anh Sơn, anh Sơn đã được quy tập về Thái bình. Hằng tỏ ra " bức xúc " :
- Em thề với anh sẽ làm ra bằng được trường hợp này, em chưa chịu thất bại bao giờ cả. Anh chuẩn bị đi và em sẽ mời anh đi Huế lần nữa. Lần này mọi chi phí anh đừng lo, em sẽ " bao " cho anh tất.
Ở Hằng thể hiện một quyết tâm, một lòng " tự ái nghề nghiệp ", Hằng quyết không cam chịu thất bại khi không tìm ra phần mộ anh Hiền trong khi có thể nói mọi thông tin do anh Hiền " cung cấp " có thể nói là đã rất rõ ràng, chính xác.
Do những lý do này khác, tôi chưa thể đi cùng Hằng vào Huế đợt tiếp theo.
Ngày 20.07.2006, một buổi tối khi tôi đang ngồi trông cửa hàng cùng với bà xã, tiếng chuông điện thoại reo vang :
- Anh có phải là Lê Thái Thọ - thân nhân của liệt sỹ Hiền?
- Vâng ! tôi hồi hộp trả lời.
- Tôi là Lê quang Huấn ở Viện công nghệ sinh học. Tôi mời anh ngày mai lên viện để lấy giấy mời họp. Nói xong anh Huấn dập máy.
Tôi hồi hộp và băn khoăn, ngày mai có lẽ mình lên để người ta trả lại giấy tờ và mẫu xương còn lại rồi. Tôi run quá mà không dám gọi điện thoại cho anh Huấn.
Tôi nhắn tin cho anh Huấn :
- Anh Huấn à, gia đình tôi hồi hộp quá anh ạ. Không biết tin lành hay tin buồn đây. Anh có thể cho tôi và gia đình biết được không?
Anh Huân lập tức gọi điện lại ngay :
- Ngày mai anh lên làm việc cụ thể. Anh có thể báo cho gia đình là tin vui.
Cả hai vợ chồng tôi sung sướng hò reo và gọi ngay sang Đức bao tin cho Anh chị Thảo Bình.
Anh Thảo nghẹn ngào nói :
- Chú đi lên dự và nhớ thay mặt anh cảm ơn Viện, nhớ mua chút quà để anh chị em trong phòng thí nghiệm liên hoan mừng với gia đình.
Hôm sau, tôi lên Viện công nghệ sinh học gặp tiến sỹ Lê Quang Huấn. Anh Huấn mở mấy tính cho tôi xem bản chụp hai mẫu gien của anh Hiền và anh Thảo. Chúng giống nhau y chang. Anh Huấn mời tôi ngày 26.07.2006, nhân ngày TBLS 27.07 Viện sẽ làm lễ trao giấy chứng nhận xác định ADN cho các gia đình thân nhân liệt sỹ. Có 12 gia đình được nhận trong tổng số hơn 200 mẫu hài cốt Viện đã xác định.
Chiều ngày 26.07.2006, tôi và cô con gái lên dự cuộc họp để Viện KH Việt nam trao lại giấy chứng nhận xác định ADN và nhận lại phần hài cốt còn lại do không dùng hết trong quá trình thí nghiệm.
Tôi điện báo cho Bích Hằng, Hằng cũng reo vui và chia xẻ niềm vui cùng gia đình. Tôi cúng goi điện vào Huế báo cho anh Đàng - Quản trang - nhờ anh lập lại bia mộ để trả lại tên và quê quán chính xác cho liệt sỹ Nguyễn Tiến Hiền.
Ngồi trên máy bay, Hằng có kể tôi nghe mỗi lần vào nghĩa trang, thấy Hằng còn trẻ nên các " bố nhà mình " còn trêu đùa y như đang còn sống. Đại loại : " Em gái ơi ! Em đi tìm ai đấy ! Anh đây, anh đây này !!! ".
Tôi hỏi Hằng :
- Thế mỗi lẫn em gọi liệt sỹ lên, em thấy ra sao? Hằng bảo :
- Thì cứ như anh xem phim đen trắng ấy nhưng nó mờ mờ như nhìn qua một làn khói mỏng. Vào đến nghĩa trang thì đông bộ đội lên lắm.
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,2451.0.htmlhttp://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,2451.40.html
Tác giả: Lê Thái Thọ, nguyên chiến sỹ C11, D3, E1, F9
******
ChimViet: Nhân chuyện của bác Thọ, tôi xin góp chuyện của tôi.
Nhân sắp tới ngày giỗ của bác Phùng Chí Kiên (21-8-1941)
Tôi có tham gia cùng đội tìm kiếm phần đầu của bác Phùng Chí Kiên (các bác chắc biết - tên thật Nguỹen Vỹ, nguyên thường vụ trung ương đảng 1935 và 1940, chỉ huy quân sự đầu tiên của Đảng.)
Việc tìm đầu này do Đại tướng Võ Nguyên Giáp khởi xướng từ 2002. Nhưng đến đầu 2008 bác Giáp mới gặp và chính thức nhờ Phan Bích Hằng giúp.
Chúng tôi gặp bác Kiên 3 lần, 2 lần ở Mai Dịch, lần thứ ba tại Ngân Sơn, tại nghĩa trang liệt sĩ huyện và tại điểm chôn đầu của bác Kiên.
Nói chuyện với bác thương lắm. Nhất là hôm chúng tôi làm lễ cầu siêu cho bác cùng đồng bào chiến sĩ Bắc Cạn tại chùa Thạch Long, đúng ngày 7-5 theo đề nghị của bác Kiên. Chúng tôi và cả nhà chùa cùng sơ xuất, không có cháo. Lúc ở Ngân Sơn bác bảo: " Đi làm cách mạng xác định chết đường chết chợ, chỉ mong được bát cháo lá đa lá mít, mà sáng nay các cháu lại quên. Sáng nay bác rủ anh em đến đông lắm!"
Bác rất hóm, nói chuyện còn pha trò vui vẻ, lạc quan.
Lúc mới bày lễ thắp hương trước khi đào tìm, bác nói qua Bích Hằng ; "Các cháu chia lễ làm hai. Chạnh lòng lại nhớ đến Đức Xuân" (Đức Xuân là đồng chí cơ sở bị địch giết và cũng chặt đầu bêu cọc năm 1942)
Chuyện rất dài. Không thể kể hết được.
Tóm lại, các anh hùng liệt sĩ, tổ tiên ông bà chúng ta vẫn đang sống bên cạnh chúng ta, dõi theo cuộc sống của chúng ta. Chỉ tiếc là người âm nhiều khi lực bất tòng tâm, không diệt được hết bọn tham quan hại nước hại dân.
Bác nào muốn tìm hiểu về chuyện này thì liên lạc với tôi. Sắp tới sẽ có hội thảo về đc Phùng Chí kiên, nhưng những chuyện âm dương này thì không công bố đâu. (chỉ có hình ảnh trên phim thôi)
Nhân lúc bác Thọ chưa tiếp tục, tôi xin kể thêm vài chuyện về cụ Phùng Chí Kiên.
Trước khi đi Ngân Sơn, Bích Hằng đề nghị Đoàn tìm kiếm cùng gia đình làm lễ cầu siêu tại chùa Phúc Khánh, HN. Sư thầy Hải Hoà kể lại:
"1 giờ đêm tôi tỉnh dậy, thấy đầu bác Kiên về Tam Bảo. Bác gầy lắm, và rất đói. Lúc đó không có gì, tôi đành mời bác ăn tạm quả xoài." (chờ hôm sau mới làm cơm cúng.)
Mấy hôm sau ra Mai Dịch, bác Kiên "Cảm ơn nhà sư đã cho tôi ăn khi đói." Và nói "Lâu lắm mới được ăn cơm, vì ở mộ không ai làm cơm cúng." Lúc tàn hương, khi bác Kiên vừa đi, Hằng lại gặp cụ Dốc là anh ruột bác (cũng mất lâu rồi). Cụ còn nhắc lại bữa cơm cuối cùng ở quê trước khi bác Kiên đi "Nấu cá mát sông Giăng cho em ăn, không ngờ đấy là lần cuối cùng...".
Sau đấy mọi người phải nhắc gia đinh làm cơm cúng phải có cá kho.
Ở Mai Dịch có chú Kim Sơn, Cứu quốc quân cũ. Bác Kiên bảo :
" Đồng chí Kim Sơn là cánh của đc Chu Văn Tấn à? Quý hoá quá. Cứu quốc quân dưới suối vàng tôi gặp thường xuyên. Hôm nay có người cứu quốc quân đến thắp hương cho tôi, âm dương thế này thật hiếm."
Sau đợt này, tôi vỡ ra nhiều điều (các điều khác trước đây đã biết rồi). Thứ nhất, cơm cúng phải có đồ ăn dân tộc, thường ngày các cụ vẫn ăn. Gà qué sang trọng cũng ko ăn thua. Thứ hai, cầu siêu vô cùng quan trọng, và cháo lá đa lá mít phải có đủ cho các linh hôn không nơi trú ẩn và không được người thân biết.
... Anh Thảo rất băn khoăn về việc xác định ngôi mộ nên rút máy điện thoại gọi cho Bích Hằng, anh bật luôn loa ngoài để tất cả chúng tôi cùng nghe. Anh nói với Hằng về việc chưa xác định nổi ngôi mộ anh Hiền vì phía trước, phía sau, bên phải, bên trái đều không đúng như đã xác định ở nhà. Tiếng Hằng vang lên rất rõ trong loa :
- Trong nghĩa trang hiện đang có 4 người, ngoài 3 người trong gia đình mình, còn một chị phụ nữ đội chiếc nón đứng ở phía xa đang đi lại gần chỗ anh đang đứng.
Tôi nhìn ra xung quanh, đúng là ở phía xa, cách chúng tôi năm bảy chục mét là bác quản trang đang đi về phía chúng tôi, chắc bác vừa đi đâu về. Bác đội một chiếc mũ rộng vành nên " nhìn " từ xa, Hằng tưởng là phụ nữ. Tôi hơi giật mình. Tiếng Hằng tiếp tục " truyền hình trực tiếp " :
- Đấy, đấy chị ấy đang đến gần đó.
Bác quản trang đến và tự giới thiệu. Anh Thảo cũng thông báo cho Hằng đấy là bác quản trang. Tiếng Hằng vẫn tiếp tục :
- Vâng, bây giờ anh Hiền " đang đứng " xen giữa bác quản trang và anh Thảo đấy. Nghe đến đây, chị Bình giật mình khuỵ ngã, tay chị vội vịn vào thành của ngôi mộ chúng tôi đang đứng để khỏi ngã. Tiếng Hằng vang lên :
- Đấy, chính là ngôi mộ chị Bình vừa đặt tay vào đấy.
Tôi hết cả hồn, làm sao mà một người đang cách xa chúng tôi cả 5, 6 trăm cây số lại có thể nhìn thấy từng chi tiết và hành động của chúng tôi được.... Anh Thảo vừa gọi điện thoại, vừa lấy mũi giày đá đá vào thành ngôi mộ, chắc có viên sỏi nhỏ nào lọt vào trong giày. Tiếng Hằng lại vang trong máy điện thoại :
- Đấy, đấy chính là ngôi mộ anh đang đá chân vào đó !
Nghe đến đây, tôi hoảng hồn bỏ chạy thục mạng ra phía cổng nghĩa trang. Không phải tôi sợ nhưng những gì tôi chứng kiến thì tôi chắc chắn ngôi mộ số 6 chính là mộ anh Hiền. Tôi chạy ra xe để lấy mấy thùng đồ lễ để vào dâng cúng cho anh Hiền. Nắng ngày càng gay gắt, mồ hôi mồ kê tôi túa ra nhễ nhại bởi đường từ cuối nghĩa trang ra đến cổng khá là xa. Khi tôi vào đến nơi, anh Thảo bảo tôi :
- Khi em chạy ra ngoài, Hằng có nói với anh là anh Hiền " bảo " với Hằng là anh Hiền rất cảm động khi thấy thằng em, chẳng phải họ hàng thân thích gì với anh nhưng thật tình cảm, nhiệt tình khi chạy ra lấy đồ cúng anh giữa buổi trưa trời nắng, mồ hôi nó đang chảy nhễ nhại.
Nghe đến đây, tôi chẳng còn nói gì được nữa, nước mắt tôi chảy dài, cổ họng nghẹn lại vì xúc động và còn vì kinh ngạc.
Mấy anh em chúng tôi cùng bác quản trang cùng thắp hương và sụp lạy khấn vái. Bác quản trang tự giới thiệu tên là Đàng, cũng là lính nay về làm công việc trông nom nghĩa trang này. Bác Đàng còn giới thiệu cho chúng tôi biết gần đây có bác Việt, lính của E6 thời đánh Mỹ vẫn sống gần đây, quanh đây lính cũ của E6 còn rất nhiều. Chúng tôi vừa thắp hương cho các ngôi mộ xung quanh, vừa trò chuyện cùng bác quản trang. Cách ngôi mộ của anh Hiền mấy bước chân, chúng tôi tìm thấy ngôi mộ của anh Nguyễn Tiến Hiền, quê Đức thê - NT như đã nói ở trên. Chúng tôi cũng đến đó thắp hương, đốt đồ vàng mã và thầm khấn vái. Chi Bình cũng khấn ở ngôi mộ đó rằng :
- Anh ơi, nếu anh chính là anh Hiền của chúng em, anh hãy linh thiêng mà chỉ bảo cho chúng em đường đi, nước bước để chúng em đưa anh về đoàn tụ với gia đình, với quê hương anh nhé.
Khói hương bay nghi ngút cả một góc nghĩa trang. Trời càng về trưa, càng nắng nóng dữ. Nhiệt độ phải tới 36 - 37 độ.
Anh Thảo tiếp tục gọi cho Hằng, Hằng có nói rằng chúng tôi phải để ý xem, đúng vào lúc.... x giờ ( tôi quên mất rồi ) sẽ có một con nhện vàng bò ra từ ngôi mộ. Đấy chính là anh Hiền xác nhận vị trí ngôi mộ đó. Tất cả chúng tôi giữa trời nắng chang chang cứ chăm chú nhìn vào xung quanh ngôi mộ để xem có con nhện vàng nào bò ra hay không? 15 phút.... rồi 30 phút... rồi cả tiếng đồng hồ trôi qua mà cấm thấy bất cứ một con nhện nào dù đen hay vàng bò bên trên hay bên cạnh mộ.
Anh Đàng cho biết rằng : Theo anh biết ngôi mộ vô danh này ở dưới không hề có cốt đâu. Anh ở đây lâu, anh biết rất rõ từng ngôi mộ. Thông tin đó lập tức được thông báo cho Hằng. Lát sau, Hằng gọi điện cho chúng tôi và cho biết anh Hiền " nói " chúng tôi phải tìm được mộ anh Sơn - người đồng đội cùng đơn vị rất thân với anh Hiền cũng đã hy sinh, mộ anh Sơn nằm sát mộ anh Hiền và tìm anh Hà, người đã quy tập mộ anh Hiền từ xã Thuỵ phương lên nghĩa trang huyện Hương Thuỷ này thì mới biết đích xác vị trí ngôi mộ anh Hiền.
Đã quá trưa, chúng tôi mời anh Đàng ( bây giờ chúng tôi gọi là anh ) đi ăn trưa để còn nói chuyện. Nắng nóng, mồ hôi chảy nhiều tôi như lả người đi vì ... đói. Tôi vốn bị bệnh nên ngày nào cũng phải dùng đủ 3 lần thuốc, sáng nay đi sớm ăn uống qua loa nên bây giờ đường huyết hạ xuống thấp nên tôi cảm thấy người như sắp ngất. Vừa đến quán ăn, nhìn thấy có xe bán nước mía, tôi vội gọi luôn mấy cốc và tu thẳng một lèo.... Chà quá đã, tôi đã hồi dần mặc dù bệnh của tôi cấm tuyệt đối không chơi với của ngọt. Vừa ăn, tôi vừa vạch ra kế hoạch làm việc buổi chiều. Buổi chiều, chúng tôi sẽ đi gặp bác Việt, thông qua bác Việt sẽ may ra có thêm thông tin gì để xác định thêm về ngôi mộ anh Hiền.... Buổi chiều, chúng tôi cùng anh Đàng đến thăm bác Việt. Nhà bác ở trong một ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong một con hẻm gần với UBND huyện. Chúng tôi chuyện trò vui vẻ nhưng tuyệt nhiên chú Việt ( bây giờ chúng tôi gọi bằng chú vì tuổi cũng không lớn lắm ) không thể nhớ được chi tiết nào liên quan đến anh Hiền cả. Chú Việt sực nhớ ra ở trong thành phố Huế có một anh tên là T, trước từng ở trinh sát D6, E6, may ra anh T có thể nhớ được chút nào chăng? Nghe vậy, tất cả chúng tôi lập tức lên đường vào thành phố tìm anh T. Trên xe, chú Việt điện thoại cho anh T trước. Mới nghe đến Hiền trinh sát C6, D6, anh T đã la lên :
- Tôi biết, tôi biết. Chính tôi đã quy tập nó về nghĩa trang ấy, nghĩa trang nọ... Cứ tới đây, tôi đưa đến tận nơi.
Khi chúng tôi tới, anh T đang ngồi nhà chờ. Bà vợ anh T thấy chúng tôi tới đã bóng gió la lối về việc anh T tiêu nhiều tiền của bả trong những việc vu vơ ( ý nói đi tìm mộ liệt sỹ ). Qua câu chuyện của anh T, tôi cảm nhận được anh này nói nhiều nhưng chẳng câu nào thấy.... trúng. Anh hăm hở cùng chúng tôi lên xe quay lại nghĩa trang huyện Hương thủy. Anh bảo anh có cách kiểm tra chính xác ngay tức thì. Chúng tôi quay lại nghĩa trang, không quên mua mấy quả trứng vịt tươi và mấy chiếc đũa theo yêu cầu của anh T. Trong lúc mọi người cùng anh T đi trước vào phía trong nghĩa trang, chú Việt thầm thì với tôi :
- Cha T này trước cũng là dân trinh sát D6 thật nhưng sau này hắn " mất chất " lắm. Hắn chuyên đi các nghĩa trang ghi chép tên tuổi, địa chỉ của " anh em ta " rồi viết thư về gia đình người ta báo tin và ra tận quê ngoài Bắc.... xin tiền thuốc nước.
Từ đấy, tôi nhìn anh T với ánh mắt thiếu thiện cảm. Trước ngôi mộ anh Hiền ( như ban sáng chúng tôi xác định ) anh T hướng dẫn anh chị Bình Thảo quỳ khấn rất bài bản, anh T cắm chiếc đũa xuống đất và bảo anh Thảo đặt quả trứng lên đầu chiếc đũa. Anh T bảo nếu đúng là ruột thịt thì quả trứng như được hút bằng ban châm sẽ dính chặt vào đầu đũa, gió có lay cũng không đổ. Anh Thảo làm đúng như hướng dẫn nhưng quả trứng vẫn cứ đổ nhào. Một lần, hai lần rồi ba bốn lần, mỗi lần lại quỳ, khấn lầm rầm rất lâu nhưng đều không qua kết quả. Ánh nắng buổi chiều chói chang như thiêu như đốt, những giọt mồ hôi chảy lấm tấm trên khuôn mặt đỏ gay của cả hai anh chị. Cả hai đều quỳ đã hàng chục phút đồng hồ, thân thể mỏi nhừ. Quá mệt mỏi, anh Thảo kêu tướng lên :
- Anh Hiền ơi, anh có ở đây không? Nếu đúng anh ở đây anh hãy thương lấy vợ chồng em mà lên báo giùm để chúng em biết chứ em mệt mỏi quá rồi !
Nghe anh than thở mà tôi thương anh chị quá. Chắc anh vừa mệt, vừa thất vọng lắm thì anh mới hét tướng lên giữa nghĩa trang như thế. Nước mắt tôi lại chảy dài vì xúc động, vì thương cho anh chị.
Đã hơn 5 giờ chiều, tôi đành bảo mọi người dừng lại và về khách sạn nghỉ ngơi, mai lại tính tiếp vậy. Cậu lái xe đưa chúng tôi trở về thành phố để nghỉ. Tất cả đều buồn vì kết quả chưa được như mong muốn.
Tối hôm đó cơm nước xong xuôi, chúng tôi ngồi lại cùng nhau phân tích, đánh giá lại sự việc để tìm hướng giải quyết. Chúng tôi nhất trí rằng việc Bích Hằng vẽ sơ đồ là chính xác, việc Hằng " quan sát " những việc làm của chúng tôi ở trong này là thật đáng kinh ngạc nhưng rõ ràng ở đây có điều chi uẩn khúc mà chúng tôi và cả Hằng nữa chưa thể lý giải nổi. Anh Sơn - bạn anh Hiền - là ai? anh Hà là ai? Ngày mai chúng tôi phải tìm bằng được câu trả lời đó.
... Sáng hôm sau, chúng tôi đón chú Việt, anh Đàng cùng đi tìm anh Hà. Anh Đàng cho biết anh Hà mấy năm trước nguyên là cán bộ của phòng TBXH huyên Hương thủy. Bây giờ anh chuyển lên làm giám đốc trung tâm bảo trợ ( hay nuôi dưỡng ) người có công của thành phố Huế. Chúng tôi đi xe vào tận nhà anh Hà, cả hai vợ chồng anh đều có nhà. Sau khi nghe rõ câu chuyện của chúng tôi về lý do tìm anh, anh Hà cho chúng tôi biết :
- Khoảng năm 1980/1982, chính tôi đã phụ trách việc di chuyển hài cốt của toàn bộ các liệt sỹ từ nghiã trang xã Thụy phương lên nghiã trang huyện Hương Thủy. Trong qua trình di chuyển, do thiếu kinh nghiệm và cũng do sơ xuất chúng tôi đã làm một chiếc lán để quy tập những chiếc tiểu đựng hài cốt liệt sỹ, trên tiểu có dán những mảnh giấy đề thông tin về liệt sỹ, nhưng do khi chờ xe đến chuyển trời bỗng nổi mưa dông. Thế là một số hài cốt bị mất tên hoặc có sự nhầm lẫn.
Tôi thắc mắc là tại sao anh Hiện lại " biết " anh Hà ? Anh Hà giải thích :
- Trước khi di chuyển và khi làm lễ hạ huyệt tôi có khấn rằng : Tôi là.... Hà, Chức vụ..... nay tôi chuyển anh em liệt sỹ từ xã... lên nghiã trang Huyện cho khang trang hơn, rộng rãi và đẹp đẽ hơn. Có thể như vậy mà anh Hiền " biết " và nhắc đến tôi chăng.
Chị vợ anh Hà ngồi nghe câu chuyện mà cứ mắt tròn, mắt dẹt vừa tin tưởng nhưng cũng tỏ ra rất sợ. Những thông tin có từ anh Hà cũng không đủ để xác định vị trí phần mộ của anh Hiền, mặc dù tôi đã cảm thấy rằng anh Hiền đang nằm ở đâu đó trong cái nghĩa trang rộng lớn này. Các thông tin có được từ anh Hiền qua lời " phiên dịch " của Bích Hằng đều tỏ ra rất chính xác. Riêng phần mộ anh Sơn thì chúng tôi chịu vì đã tìm kiếm rất kỹ cả trong nghĩa trang mà không có.
Tôi và vợ chồng anh Thảo đi tới thống nhất rằng mai sẽ bay ra Hà nội. Trước khi ra chúng tôi phải mang bằng được hai mẫu xương của hai phần mộ. Một là của ngôi mộ vô danh mà chúng tôi cho rằng là phần mộ của anh Hiền - một là của ngôi mộ trùng tên mà khác quê quán. Tôi ra hiệu ảnh xin được hai chiếc vỏ đựng phim và dùng bút đánh dấu cẩn thận. Tôi nhờ vợ chồng anh Đàng vào buổi tờ mờ sáng ngày mai sẽ giúp chúng tôi lấy hai mẩu hài cốt cho vào lọ giúp tôi. Anh Đàng đồng ý giúp chúng tôi ngay.
Sáng hôm sau, tôi thuê xe ôm đi về huyện Hương thủy gặp anh Đàng để lấy mẫu. Đúng như anh Đàng đã nói ban đầu, chỉ một ngôi mộ có tên Nguyễn Tiến Hiền - Đức thê - NT là có hài cốt. Hài cốt bị vỡ xương cằm. Còn ngôi mộ kia không có gì, phía dưới toàn cát trắng.
Nhờ một người quen ở Đài THVN hỏi Tạ Bích Loan về địa chỉ của giáo sư Lương - người đã được phát trên chương trình " người đương thời " về việc thử ADN, chúng tôi xuống đến sân bay Nội bài là đi thẳng đến khu tập thể Vĩnh Phúc, Ba đình, Hà nội để gặp giáo sư Lương. Văn phòng của giáo sư chỉ có một vài cô giúp việc đang làm việc trước máy tính. Các cô hỏi tôi là muốn gặp giáo sư Lương để làm gì?
Tôi trình bày mục đích, thấy tôi đặt chiếc vali kéo đến " bịch " một cái xuống ngay cửa ra vào. Các cô đồng loạt ré lên : Ấy ấy... chú ơi, ở đây chỉ thử AND cho việc tìm nhận cha con thôi ( phục vụ cho những đôi ông đúc cốt, ông tráng men ), còn thử AND xác định hài cốt thân nhân liệt sỹ, chú phải tới Viện công nghệ sinh học trực thuộc Viện khoa học Việt nam. Mặt các cô đổ tràm xanh vì sợ, cứ tưởng trong va li của tôi là đựng cả nguyên bộ hài cốt.
Chúng tôi quay xe lại đường Hoàng quốc Việt, tìm vào Viện công nghệ sinh học. Ngay ở ngoài cổng viện, nghe chúng tôi trình bày lí do mấy anh bảo vệ đã tỏ thái độ ân cần, chỉ dẫn chu đáo. Chúng tôi vào gặp tiến sỹ Lê quang Huấn, phụ trách việc giám định AND xác định thân nhân liệt sỹ. Nghe chúng tôi trình bày mục đích , lý do anh Huấn hỏi :
- Làm sao các anh tìm được hài cốt liệt sỹ? Tôi trả lời thẳng như ruột ngựa :
- Gia đình tôi có nhờ cô Phan Bích Hằng tìm ạ. Anh Huấn xua tay :
- Vậy là không được rồi! Chúng tôi là những nhà khoa học, chúng tôi không bao giờ đi làm cái việc chứng minh cho những những điều mê tín dị đoan. Nếu kết quả là sai thì không nói làm gì, nhưng nếu đúng thì hóa ra khoa học cần phải công nhận những điều ấy à?
Chúng tôi trình bày tỷ mỉ cho anh Huấn biết từ đầu đến cuối câu chuyện nhưng anh vẫn lắc, Cuối cùng anh Huấn bảo :
- Thôi, hai anh em.....khai lại đi. Khai lại rằng mẫu hài cốt này là do đồng đội của liệt sỹ Hiền chỉ cho gia đình nơi phần mộ liệt sỹ đang nằm.
- Ồ ! vâng thì bọn em khai lại theo đúng như ý của anh.
Chúng tôi nộp hồ sơ giấy tờ chứng minh anh Hiền là liệt sỹ. Hỏi đến mục nộp lệ phí thì anh Huấn bảo là liệt sỹ thì được miễn phí hoàn toàn. Sau đó anh Huấn cho nhân viên lấy mẫu máu của anh Thảo - Trong việc lấy mẫu máu này, nhất định phải là máu ( hoặc xương, tóc... ) của người có cùng Mẹ. Nếu không có anh em cùng mẹ thì phải lấy mẫu máu của bà dì ruột ( em Mẹ ) hoặc các con của bà dì ruột. Nếu là con ông cậu ruột thì... vứt. Con ông chú ruột cũng lại... vứt nốt. ( chắc là để tránh việc đúc cốt, tráng men đây mà - ý này là của Thọ )
Anh Thảo đăng ký tên tôi và địa chỉ của tôi với anh Huấn để có chuyện gì thì anh Huấn sẽ liên lạc vì thời gian anh chị ở VN không còn nhiều.
Sau khi đã làm việc với viện công nghệ sinh học, chúng tôi về Hà nội và thông báo với Hằng về ngôi mộ mà Hằng đã xác định tại nghĩa trang ở dưới không hề có hài cốt. Bích Hằng rất ngạc nhiên và nói :
- Hơn mười năm đi tìm mộ liệt sỹ, em chưa bao giờ thấy trường hợp như thế này. Em nhất định không chịu thất bại. Vài ngày nữa em có việc vào Huế, em và anh Thọ sẽ ra tận thực địa xem như thế nào?
Trung tuần tháng Tư, sau khi anh chị Bình Thảo bay trở lại nước Đức uỷ nhiệm lại cho tôi lám mọi việc thay anh chị. Tôi và Hằng bay đi Huế để Hằng làm tại thực địa. Tại nghĩa trang, Hằng cũng đã hỏi chuyện anh Hiền, nhưng anh Hiền vẫn bảo phải tìm được anh Sơn thì anh mới chỉ chỗ anh nằm. Thật oái oăn là anh Sơn không có ở đây nữa, biết tìm anh ở đâu? Hằng kể cho tôi biết là nhiều khi hài cốt ở một nơi nhưng vong hồn liệt sỹ lại chỉ một nơi, các anh ấy cứ " thấy " chỗ nào rộng rãi, thuận tiện là trú ngụ và coi như là nhà mình ở đó nên nếu các anh không chỉ rõ ràng thì thật khó xác định.
Trường hợp này, chắc anh Hiền còn chưa hài lòng điều gì chăng? Chúng tôi trở về Hà nội ( sáng bay vào, chiều lại bay ra ngay ) mà trong lòng vẫn cứ băn khoăn. Mấy hôm sau, Hằng gọi điện cho tôi báo đã tìm được anh Sơn, anh Sơn đã được quy tập về Thái bình. Hằng tỏ ra " bức xúc " :
- Em thề với anh sẽ làm ra bằng được trường hợp này, em chưa chịu thất bại bao giờ cả. Anh chuẩn bị đi và em sẽ mời anh đi Huế lần nữa. Lần này mọi chi phí anh đừng lo, em sẽ " bao " cho anh tất.
Ở Hằng thể hiện một quyết tâm, một lòng " tự ái nghề nghiệp ", Hằng quyết không cam chịu thất bại khi không tìm ra phần mộ anh Hiền trong khi có thể nói mọi thông tin do anh Hiền " cung cấp " có thể nói là đã rất rõ ràng, chính xác.
Do những lý do này khác, tôi chưa thể đi cùng Hằng vào Huế đợt tiếp theo.
Ngày 20.07.2006, một buổi tối khi tôi đang ngồi trông cửa hàng cùng với bà xã, tiếng chuông điện thoại reo vang :
- Anh có phải là Lê Thái Thọ - thân nhân của liệt sỹ Hiền?
- Vâng ! tôi hồi hộp trả lời.
- Tôi là Lê quang Huấn ở Viện công nghệ sinh học. Tôi mời anh ngày mai lên viện để lấy giấy mời họp. Nói xong anh Huấn dập máy.
Tôi hồi hộp và băn khoăn, ngày mai có lẽ mình lên để người ta trả lại giấy tờ và mẫu xương còn lại rồi. Tôi run quá mà không dám gọi điện thoại cho anh Huấn.
Tôi nhắn tin cho anh Huấn :
- Anh Huấn à, gia đình tôi hồi hộp quá anh ạ. Không biết tin lành hay tin buồn đây. Anh có thể cho tôi và gia đình biết được không?
Anh Huân lập tức gọi điện lại ngay :
- Ngày mai anh lên làm việc cụ thể. Anh có thể báo cho gia đình là tin vui.
Cả hai vợ chồng tôi sung sướng hò reo và gọi ngay sang Đức bao tin cho Anh chị Thảo Bình.
Anh Thảo nghẹn ngào nói :
- Chú đi lên dự và nhớ thay mặt anh cảm ơn Viện, nhớ mua chút quà để anh chị em trong phòng thí nghiệm liên hoan mừng với gia đình.
Hôm sau, tôi lên Viện công nghệ sinh học gặp tiến sỹ Lê Quang Huấn. Anh Huấn mở mấy tính cho tôi xem bản chụp hai mẫu gien của anh Hiền và anh Thảo. Chúng giống nhau y chang. Anh Huấn mời tôi ngày 26.07.2006, nhân ngày TBLS 27.07 Viện sẽ làm lễ trao giấy chứng nhận xác định ADN cho các gia đình thân nhân liệt sỹ. Có 12 gia đình được nhận trong tổng số hơn 200 mẫu hài cốt Viện đã xác định.
Chiều ngày 26.07.2006, tôi và cô con gái lên dự cuộc họp để Viện KH Việt nam trao lại giấy chứng nhận xác định ADN và nhận lại phần hài cốt còn lại do không dùng hết trong quá trình thí nghiệm.
Tôi điện báo cho Bích Hằng, Hằng cũng reo vui và chia xẻ niềm vui cùng gia đình. Tôi cúng goi điện vào Huế báo cho anh Đàng - Quản trang - nhờ anh lập lại bia mộ để trả lại tên và quê quán chính xác cho liệt sỹ Nguyễn Tiến Hiền.
Ngồi trên máy bay, Hằng có kể tôi nghe mỗi lần vào nghĩa trang, thấy Hằng còn trẻ nên các " bố nhà mình " còn trêu đùa y như đang còn sống. Đại loại : " Em gái ơi ! Em đi tìm ai đấy ! Anh đây, anh đây này !!! ".
Tôi hỏi Hằng :
- Thế mỗi lẫn em gọi liệt sỹ lên, em thấy ra sao? Hằng bảo :
- Thì cứ như anh xem phim đen trắng ấy nhưng nó mờ mờ như nhìn qua một làn khói mỏng. Vào đến nghĩa trang thì đông bộ đội lên lắm.
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,2451.0.htmlhttp://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,2451.40.html
Tác giả: Lê Thái Thọ, nguyên chiến sỹ C11, D3, E1, F9
******
ChimViet: Nhân chuyện của bác Thọ, tôi xin góp chuyện của tôi.
Nhân sắp tới ngày giỗ của bác Phùng Chí Kiên (21-8-1941)
Tôi có tham gia cùng đội tìm kiếm phần đầu của bác Phùng Chí Kiên (các bác chắc biết - tên thật Nguỹen Vỹ, nguyên thường vụ trung ương đảng 1935 và 1940, chỉ huy quân sự đầu tiên của Đảng.)
Việc tìm đầu này do Đại tướng Võ Nguyên Giáp khởi xướng từ 2002. Nhưng đến đầu 2008 bác Giáp mới gặp và chính thức nhờ Phan Bích Hằng giúp.
Chúng tôi gặp bác Kiên 3 lần, 2 lần ở Mai Dịch, lần thứ ba tại Ngân Sơn, tại nghĩa trang liệt sĩ huyện và tại điểm chôn đầu của bác Kiên.
Nói chuyện với bác thương lắm. Nhất là hôm chúng tôi làm lễ cầu siêu cho bác cùng đồng bào chiến sĩ Bắc Cạn tại chùa Thạch Long, đúng ngày 7-5 theo đề nghị của bác Kiên. Chúng tôi và cả nhà chùa cùng sơ xuất, không có cháo. Lúc ở Ngân Sơn bác bảo: " Đi làm cách mạng xác định chết đường chết chợ, chỉ mong được bát cháo lá đa lá mít, mà sáng nay các cháu lại quên. Sáng nay bác rủ anh em đến đông lắm!"
Bác rất hóm, nói chuyện còn pha trò vui vẻ, lạc quan.
Lúc mới bày lễ thắp hương trước khi đào tìm, bác nói qua Bích Hằng ; "Các cháu chia lễ làm hai. Chạnh lòng lại nhớ đến Đức Xuân" (Đức Xuân là đồng chí cơ sở bị địch giết và cũng chặt đầu bêu cọc năm 1942)
Chuyện rất dài. Không thể kể hết được.
Tóm lại, các anh hùng liệt sĩ, tổ tiên ông bà chúng ta vẫn đang sống bên cạnh chúng ta, dõi theo cuộc sống của chúng ta. Chỉ tiếc là người âm nhiều khi lực bất tòng tâm, không diệt được hết bọn tham quan hại nước hại dân.
Bác nào muốn tìm hiểu về chuyện này thì liên lạc với tôi. Sắp tới sẽ có hội thảo về đc Phùng Chí kiên, nhưng những chuyện âm dương này thì không công bố đâu. (chỉ có hình ảnh trên phim thôi)
Nhân lúc bác Thọ chưa tiếp tục, tôi xin kể thêm vài chuyện về cụ Phùng Chí Kiên.
Trước khi đi Ngân Sơn, Bích Hằng đề nghị Đoàn tìm kiếm cùng gia đình làm lễ cầu siêu tại chùa Phúc Khánh, HN. Sư thầy Hải Hoà kể lại:
"1 giờ đêm tôi tỉnh dậy, thấy đầu bác Kiên về Tam Bảo. Bác gầy lắm, và rất đói. Lúc đó không có gì, tôi đành mời bác ăn tạm quả xoài." (chờ hôm sau mới làm cơm cúng.)
Mấy hôm sau ra Mai Dịch, bác Kiên "Cảm ơn nhà sư đã cho tôi ăn khi đói." Và nói "Lâu lắm mới được ăn cơm, vì ở mộ không ai làm cơm cúng." Lúc tàn hương, khi bác Kiên vừa đi, Hằng lại gặp cụ Dốc là anh ruột bác (cũng mất lâu rồi). Cụ còn nhắc lại bữa cơm cuối cùng ở quê trước khi bác Kiên đi "Nấu cá mát sông Giăng cho em ăn, không ngờ đấy là lần cuối cùng...".
Sau đấy mọi người phải nhắc gia đinh làm cơm cúng phải có cá kho.
Ở Mai Dịch có chú Kim Sơn, Cứu quốc quân cũ. Bác Kiên bảo :
" Đồng chí Kim Sơn là cánh của đc Chu Văn Tấn à? Quý hoá quá. Cứu quốc quân dưới suối vàng tôi gặp thường xuyên. Hôm nay có người cứu quốc quân đến thắp hương cho tôi, âm dương thế này thật hiếm."
Sau đợt này, tôi vỡ ra nhiều điều (các điều khác trước đây đã biết rồi). Thứ nhất, cơm cúng phải có đồ ăn dân tộc, thường ngày các cụ vẫn ăn. Gà qué sang trọng cũng ko ăn thua. Thứ hai, cầu siêu vô cùng quan trọng, và cháo lá đa lá mít phải có đủ cho các linh hôn không nơi trú ẩn và không được người thân biết.
Càng đọc càng thấy thích thú. Y như truyện trinh thám ấy
Trả lờiXóa