Chúng tôi không hỏi họ từ đâu đến
Bác sĩ Đức trong Chiến tranh Việt Nam Prof. Dr. med. Heimfried–Christoph Nonnemann - Phan Ba dịch
Sếp Việt Cộng chỉ uống rượu Cognac
Các sự kiện văn hóa ở Sài Gòn thật là ít. Khu nào của thành phố cũng đều có rạp chiếu bóng. Nhưng nói chung thì người ta chỉ đi xem ở hai rạp, ‘Rex’ và ‘Eden’ trong trung tâm. Trong năm nay, tôi chưa từng thấy người ta loan báo trước một phim hay nào cả. Ở Chợ Lớn có một nhà hát Trung Quốc, biểu diễn hàng đêm những vở bình dân.
Rạp REX, khánh thành năm 1962 và là rạp chiếu
phim hiện đại nhất Đông Nam Á vào thời điểm đó.
Ngoài ra, sự kiện có tầm cỡ văn hóa Phương Tây chỉ được Centre Culturelle Français mang đến Sài Gòn, và của Viện Goethe, hoạt động tích cực với thành công đáng chú ý.
Viện tổ chức những buổi thuyết trình và đêm chiếu phim, được con số đông các sinh viên học tiếng Đức thích đến dự; người Pháp tổ chức triển lãm tranh, thỉnh thoảng còn có cả đêm hòa nhạc. Có lẽ nhiều người Việt Nam học tiếng Đức không phải vì họ cho rằng văn hóa Đức là đáng để vươn đến, mà nhiều hơn là vì họ hy vọng có được những lợi thế về vật chất và tinh thần, ví dụ như học bổng ở Đức. Vì, như người lãnh đạo Viện Goethe có lần đã nói rõ, lực hấp dẫn của văn hóa Pháp vẫn còn mạnh tới mức những người nhận được học bổng xin phép bay vòng qua Paris để sang Đức.
Ngoại trừ các sự kiện không thường xuyên đó và ngoài cái hồ bơi của Cercle Sportif vẫn đông người mặc cho tính sang trọng đắt tiền của nó thì hầu như không có gì để giải khuây trong Sài Gòn. Đi ra ngoài thành phố vào lúc cuối tuần cũng có nhiều vấn đề không kém. Thời gian xưa cũ tốt đẹp mà trong đó người ta có thể tự do thưởng thức nét đẹp của đất nước này đã qua từ lâu lắm rồi. Những người Pháp, những người đã sống cả cuộc đời họ ở Việt Nam, bất chợt có những đôi mắt mơ mộng khi họ thuật lại những chuyến đi xuyên qua Đông Dương: họ đã ở trên đồn điền vào cuối tuần, nghỉ mát trong thời gian nóng bức nhất ‘ở trên’ Đà Lạt như thế nào, tổ chức săn cọp trên cao nguyên và săn vịt trên những cánh đồng ruộng của đồng bằng như thế nào; họ sang đảo Phú Quốc câu cá hay đi thuyền buồm trước Cap St. Jaques [Vũng Tàu] hay Đà Nẵng, sang Phom Penh trong Campuchia ăn tối và trở về vào lúc đêm khuya ra sao. Tất cả những thứ đó cách đây đã lâu lắm rồi, không ai còn biết chuyến đi kéo dài bao lâu; họ cãi nhau cần ba hay năm giờ đồng hồ, để đi từ Sài Gòn sang Pnom Penh. Ngày nay, hầu như không còn một đồn điền nào, có hồ bơi và sân đánh quần vợt, vẫn thích hợp là nơi nghỉ dưỡng nữa. Các chủ đồn điền cố gắng giữ cân bằng giữa các bên tham chiến. Viên chỉ huy đơn vị Việt Cộng thống trị vùng đất của một đồn điền cao su chỉ uống rượu Cognac thứ thiệt của một nhãn hiệu nào đó, và bất cứ lúc nào mà người chủ đồn điền không thể mang loại rượu đó về thì cuộc sống của ông không còn chắc chắn nữa. Tôi nghe được câu chuyện đáng tin này trực tiếp từ người đó. Đà Lạt trên cao nguyên, cách Sài Gòn ba trăm kilômét về hướng Đông Bắc, là một nơi nghỉ mát lý tưởng, đặc biệt là trong mùa nóng nực. Khí hậu tương đối mát lạnh; núi có phủ cây thưa và một cái hồ nhỏ khiến cho người ta nhớ đến một phong cảnh đồi núi thấp của châu Âu. Vì đó không phải là một thành phố có trại lính, và sân bay mang tính dân sự nhiều hơn bất cứ một sân bay nào khác của Việt Nam, nên có tin đồn rằng Đà Lạt được cả hai phe tham chiến – trong một gentleman-agreement không được nói ra – xem như là vùng trung lập. Nghỉ ngơi ở Đà Lạt là những người không ngại cực nhọc, chờ một chuyến bay theo lịch trình nhiều giờ liền, cái mà rồi lại không bay. Chỉ còn một ít người có can đảm đi bằng ô tô. Ngày nay, Việt Cộng đòi tiền mãi lộ trên đường từ Sài Gòn đi Đà Lạt, điều đó nói chung ai cũng biết. Thay vì tiền, người ta cũng nhận thuốc lá, dược phẩm và pin. Người quen Pháp trên đường đi còn được yêu cầu hãy mang pin theo trên chuyến về. Sang Phom Penh bằng ô tô, vì những khó khăn về thị thực và giấy nhập cảnh, mà cho người nước ngoài bình thường là chuyện hầu như và cho người Việt Nam là chuyện hoàn toàn không thể được. Vì thế mà để đi chơi cuối tuần thì chỉ còn lại vùng bờ biển ở phía Nam gần đây. Nó cũng được xem là tương đối an toàn cho khách du lịch. Ba mươi kilômét đầu tiên của con đường này, cho tới Biên Hòa, đã được mở mang thành một con đường ô tô rộng lớn trước đây một vài năm; nó trông giống như một đường băng nhiều hơn là một xa lộ. Phía ngoài ranh giới thành phố Sài Gòn còn có những khu phố dân nghèo kéo dài vài kilômét ở hai bên đường về phía Bắc. Sau một cây cầu lớn qua sông Sài Gòn, người ta chạy qua một ngôi trường dạy nghề mới của Đức, qua ‘cité universitaire’ với những ngôi biệt thự dành cho các giáo sư đại học mà hầu như không có ai sống ở trong đó vì sợ những hoạt động về đêm của Việt Cộng. Sau nhà máy điện và một ngôi chùa Phật giáo hiện đại, người ta đi ngang qua doanh trại khổng lồ của người Mỹ. Sau dãy đất cấm bằng hàng rào kẽm gai và mìn, nằm trong bụi bặm của mùa khô và trong bùn lầy của mùa mưa là xe tải, xe tăng, trực thăng, xe ủi đất, xe xúc đủ mọi cỡ, nhiều tới mức có lẽ chúng đủ để hào phóng trang bị cho một quân đội quốc gia có quy mô châu Âu chỉ riêng với vật liệu này thôi. Người ta càng đến gần Biên hòa thì hình ảnh của một khu vực xung quanh một doanh trại lính càng rõ nét: mỗi một ngôi nhà nghèo nàn của người Việt đều trở thành một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Quán rượu, tiệm giặt ủi và nơi rửa xe luân phiên thay đổi cho nhau. Lính Mỹ không chỉ để cho rửa xe Jeep và xe tải của họ, trong khi họ nhai kẹo cao su uống bia lon Mỹ trong quán cạnh bên, mà còn cả xe tăng của họ nữa.
Đến Biên Hòa qua con đường cũ thì dễ chịu hơn. Ở đầu bên kia của một cây cầu được canh gác rất cẩn mật, mà những thanh gỗ dầy của nó kêu rầm rầm khi chiếc ô tô chạy ngang qua, là bắt đầu ‘vùng không kiểm soát’. Con đường nhiều khúc quanh này dẫn đi xuyên qua giữa những cánh đồng ruộng, đồn điền và những cây dừa nhỏ đến phía bên kia của cái thành phố nhỏ bé này. Ở sau Biên Hòa, con đường rẽ sang hướng Đông Nam về phía Vũng Tàu.
Vũng Tàu, cửa sông phía Đông Nam của Cửu Long và của sông Sài Gòn, trước đây – cả trong số những thành phố thuộc địa trước sau gì thì cũng không hối hả cho lắm – là một nơi tắm biểm êm đềm với một đường đi bộ dọc theo bờ biển en miniature, một Grand Hotel, một ngôi nhà thống đốc tít trên một của hai nhóm đồi và một số biệt thự và nhà nghỉ cuối tuần. Người ta sống ở đó qua những cuối tuần hay đợt nghỉ. Ngày nay, nó là mục tiêu cuối tuần duy nhất – ngoại trừ Long Hải nằm cách đó bốn mươi cây số về phía Đông – có thể đến được từ Sài Gòn bằng ô tô mà không mạo hiểm nhiều cho lắm. Tuy con đường tỉnh lộ từ Sài Gòn đến Vũng Tàu về mặt chính thức được xem là không an toàn, và Việt Cộng phô diễn sự hiện diện của họ bằng cách hầu như cuối tuần nào cũng cho nổ tung một trong số nhiều cây cầu đó. Quân đội Mỹ, Việt, Philippines và Úc của nhiều doanh trại dọc theo con đường đó không thể ngăn chận họ được. Trên con đường này, rõ nét hơn là ở những nơi khác, có thể thấy rõ người dân sống chung với chiến tranh cho tới đâu. Trong những năm vừa qua, ở đây, và trên vài con đường có tương đối nhiều xe cộ qua lại khác, đã có một vài trăm chiếc xe đò đầy nghẹt người chạy trúng mìn và nhiều người đã chết trong lúc đó. Mặc dù vậy, hàng ngày vẫn có hàng ngàn người leo lên những chiếc xe đò đó, cho tới khi họ nhô ra khỏi cửa lên xuống và cửa sổ; lơ xe, thường là một em trai mười hai, mười bốn tuổi, chạy đi chạy lại trên nóc xe ở vận tốc trăm cây số giờ và sắp xếp lại các cái vali, thùng các tông và giỏ đựng gà giữa các trạm dừng. Hầu như lúc nào cũng vậy, khi đi từ Sài Gòn ra Vũng Tàu, người ta có thể nhìn thấy một chiếc xe đò như thế ở ngay sau một cái hố nông do mìn xé ra khỏi nhựa đường, nằm nghiên sang một bên hay lật úp, với những cái bánh xe nhô lên trên không khí, giống như một con rùa chết nằm lật ngữa.
Mặc dù vậy, ngày nào, đặc biệt là cuối tuần, cũng có một đoàn dài ô tô kéo đi từ Bắc xuống Nam và ngược lại vào buổi chiều. Những chiếc xe to đầy người, phục vụ như taxi và có thể mướn với giá ba ngàn đồng ở đường Nguyễn Huệ; những chiếc xe buýt mini hiệu Vespa chở quá tải, những chiếc mà Tướng Kỳ đã trao hàng ngàn chiếc theo kiểu trả góp cho những người quan tâm đến ngành nghề này trước cái máy quay của chương trình thời sự truyền hình; động cơ của chúng yếu tới mức người ta phải đẩy những chiếc xe yếu ớt này lên trên đoạn dốc nhỏ của các cây cầu tạm, nhưng lái xe lần nào cũng cố thử vượt lên chỉ với động cơ thôi, được nửa đoạn đường dốc lên, dừng lại, tất cả hành khách phải xuống xe và đẩy nó; ở sau họ, những chiếc xe đò chở đầy người và những chiếc ô tô của người Việt khá giả và của người Âu tạo thành một hàng dài. Ai cũng cố gắng, vì mìn, không phải là người đi đầu tiên vào buổi sáng và không trở về trong bóng tối vào buổi chiều. Xe hỏng vào ban đêm thì thật đúng là không dễ chịu cho lắm. Chỉ người Mỹ là tránh không chạy xe trên con đường đi Vũng Tàu, ngoại trừ đi thành đoàn. “Chúng tôi chỉ được phép chạy xe theo đoàn”, một người Mỹ dân sự nói với tôi ở bãi biển Vũng Tàu. “Nhưng tôi sẽ không bao giờ đi cùng với một đoàn xe người Việt nữa. Có một lần, tôi không còn có cách nào khác hơn, và thế là tôi đã đi cùng. Nhưng các anh chàng đó toàn dừng lại ở những nơi phức tạp, có thể bị bắn từ hai bên đường. Họ cứ đơn giản xuống xe và nằm trong bóng mát, hút thuốc lá và tán láo, và không một ai nghĩ đến việc cắt đặt người canh gác cả. Không bao giờ nữa. Tôi thích bay hơn.”
Vào một buổi sáng chủ nhật, khi muốn đi xe ra Vũng Tàu, tôi phải dừng lại trong một đoàn xe dài ngay sau Biên Hòa. Ở phía trước chúng tôi, một cây cầu nhỏ đã bị cho nổ tung. Khoảng hai mươi người Việt xúc đất bằng tay vào trong cái lỗ đó; công việc đã tiến triển cho tới mức các loại xe không phải là xe đi trên mọi địa hình cũng có thể đi qua nơi đó được. Quân cảnh Mỹ đứng đổ mồ hôi ở quanh đó, dưới chiếc nón sắt và áo chống đạn. Đã xảy ra kẹt xe vì có một đoàn xe tải cần phải đi qua đó trước các xe dân sự. Có một người quân cảnh trẻ tuổi đứng ở giữa nơi vừa được đổ đất lên đó, chận từng xe tải một lại ở nơi này và nói to với người lái: “Four wheel drive”, bốn bánh chủ động. Các tài xế trả lời: “O.K.”, chuyển sang chế độ bốn bánh chủ động và tiếp tục chạy đi. Các tài xế người Việt không dừng lại, họ chỉ nhìn vào mặt của người lính một cách không hiểu và cố lắc lư qua được đống đất đó nhanh và tốt trong chừng mực ô tô của họ cho phép. Anh cũng nói “Four wheel drive” của anh với tôi. Tôi lấy làm ngạc nhiên và nói với Siegried Kogelfranz của tờ “Spiegel” đi cùng với tôi:
“Một người Mỹ trẻ tuổi hẳn phải biết là một chiếc ô tô bình thường không có bốn bánh chủ động. Mà anh chàng trông cũng không có vẻ mệt mỏi tới mức vừa nói vừa ngủ.” Kogelfranz cười to:
“Trước đây hai năm”, ông nói, “tôi đã còn gặp những người Mỹ không biết tìm Việt Nam ở đâu trên bản đồ. Bây giờ thì điều đó có thể đã khác đi, nhưng có lẽ người ta đừng nên cho rằng một cá nhân, ngay cả khi anh ấy thuộc một dân tộc có nền văn minh cao, có quá nhiều kiến thức.”
Ở ranh giới Vũng Tàu, người đi đường thỉnh thoảng bị chận lại và phải trả hai mươi đồng – theo giá chợ đen tương ứng với giá trị thật của đồng tiền thì đó là năm mươi xu Đức – và nhận được một tờ biên nhận: Vũng Tàu là một nơi tắm biển và hai mươi đồng đó là phí mà du khách phải trả cho nơi nghỉ dưỡng. Thỉnh thoảng, người ta cũng có thể chạy vào mà không bị chận lại, khi người thu tiền bận rộn ở nơi khác. Rồi ông thu tiền lúc đi ra. Mức lệ phí đó cho thấy rằng đẳng cấp của nơi tắm biển này chỉ còn là sự tưởng nhớ mà thôi. Vào thời mà người ta ấn định khoản lệ phí phải đóng cho nơi nghỉ dưỡng này thì có lẽ là hai mươi đồng còn có được một giá trị tương ứng. Ngày nay, những đứa bé đánh giày ở Sài Gòn chỉ đánh một chiếc giày cho số tiền đó thôi, và bồi bàn khách sạn chờ tờ hai mươi đồng khi họ mang một chai nước suối lên phòng. Vũng Tàu, nơi mà người Pháp gọi là Cap St. Jaques, đã trở thành một thị trấn nhỏ dơ bẩn. Chẳng có gì còn lại từ nét mơ mộng của một thành phố nhỏ lẫn sự hấp dẫn của một thị trấn tắm biển nhỏ của Pháp. Đường phố, quảng trường, Grand Hotel và phần lớn biệt thự bị bỏ hoang và không người chăm sóc giống như trong tất cả các thành phố Việt Nam sau bao nhiêu năm chiến tranh.
Bãi biển ở cạnh con đường đi dạo của nơi nghỉ dưỡng trong Vũng Tàu, ngày xưa là nơi đẹp hơn trong số hai bãi tắm, hầu như không còn có thể tắm được nữa. Ở nơi đỗ lại trước sông Sài Gòn có khoảng hơn hai mươi chiếc tàu đang thả neo chờ được phép đi vào và chờ một chỗ trống trong cảng Sài Gòn. Dầu mà những chiếc tàu này thải ra trong thời gian chờ đợi thường nhiều tuần được đẩy trực tiếp vào trong vịnh của Vũng Tàu và vào bãi biển trước con đường đi bộ. Hàng trăm người Mỹ, người Úc, Philippines và du khách cuối tuần từ Sài Gòn nằm cho da cháy nắng ở bãi biển tiếp theo đó về phía Đông, nơi những người Việt Nam, khôn ngoan hơn, ngồi trên hàng hiên của các ngôi nhà gỗ là quán ăn dọc theo đường. Các phi công trực thăng từ phi trường ở sau những đụn cát bay một vòng thật thấp qua bãi biển, ném một cái nhìn xuống các cô gái mặc áo tắm trước khi bay về phía Bắc theo lệnh hành quân của họ.
Ở bãi biển này xe của tôi kẹt lại trong cát và không thể tự thoát ra được. Màn trình diễn những cố gắng của tôi đã thu hút khoảng hai mươi người Việt, phần lớn là những anh chàng trẻ tuổi, những người chăm chú nhìn xuống từ hàng hiên của một nhà hàng bị bỏ trống. Không ai động tay cả. Một người Mỹ kéo tôi ra khỏi cát với chiếc Jeep của ông. Lúc đó, trải nghiệm này đã làm cho tôi suy nghĩ nhiều, và sau đó tôi đã hỏi những người bạn Việt rằng tại sao những anh chàng trẻ tuổi đó đã không giúp tôi, trong khi sự việc thật ra hết sức là dễ hiểu.
“Lẽ ra anh phải yêu cầu họ giúp”, bạn bè của tôi nhún vai nói, “thế nào đi chăng nữa thì đấy cũng không phải tại vì anh là người da trắng. Chúng tôi cũng có thể bị như thế.”
Có thể là như thế. Mặc dù vậy, đó vẫn là một trải nghiệm mà tôi bất lực đứng đối diện với nó.
Người Mỹ đã biến Vũng Tàu thành một trong số các ‘R. and R. – Centres” của họ, Rest and Recreation. Trong biệt ngữ quân đội, chúng được gọi là ‘L. and L. – Centres’, Love and Liqueur. Như nhiều diễn đạt khác của lính, cách diễn đạt này cũng gần với sự thực hơn. Nhiều con đường toàn quán rượu đã hình thành chỉ qua một đêm, với một quầy rượu bên cạnh những căn phòng khác, bé tí, dơ bẩn, những căn phòng tối tới mức người bồi bàn phải dùng đèn pin để phục vụ. Có vô số các cô gái lo giải trí cho lính. Những người nghỉ phép từ mặt trận trở về thì không keo kiệt, khu vực này của thành phố làm ăn phát đạt.
(Còn tiếp)
Đọc những bài trước ở trang Chúng Tôi Không Hỏi Họ Từ Đâu Đến
Sách đã được phát hành trên Amazon: http://www.amazon.com/dp/B00EPBTGZA
(Phan Ba's Blog)
Ngoại trừ các sự kiện không thường xuyên đó và ngoài cái hồ bơi của Cercle Sportif vẫn đông người mặc cho tính sang trọng đắt tiền của nó thì hầu như không có gì để giải khuây trong Sài Gòn. Đi ra ngoài thành phố vào lúc cuối tuần cũng có nhiều vấn đề không kém. Thời gian xưa cũ tốt đẹp mà trong đó người ta có thể tự do thưởng thức nét đẹp của đất nước này đã qua từ lâu lắm rồi. Những người Pháp, những người đã sống cả cuộc đời họ ở Việt Nam, bất chợt có những đôi mắt mơ mộng khi họ thuật lại những chuyến đi xuyên qua Đông Dương: họ đã ở trên đồn điền vào cuối tuần, nghỉ mát trong thời gian nóng bức nhất ‘ở trên’ Đà Lạt như thế nào, tổ chức săn cọp trên cao nguyên và săn vịt trên những cánh đồng ruộng của đồng bằng như thế nào; họ sang đảo Phú Quốc câu cá hay đi thuyền buồm trước Cap St. Jaques [Vũng Tàu] hay Đà Nẵng, sang Phom Penh trong Campuchia ăn tối và trở về vào lúc đêm khuya ra sao. Tất cả những thứ đó cách đây đã lâu lắm rồi, không ai còn biết chuyến đi kéo dài bao lâu; họ cãi nhau cần ba hay năm giờ đồng hồ, để đi từ Sài Gòn sang Pnom Penh. Ngày nay, hầu như không còn một đồn điền nào, có hồ bơi và sân đánh quần vợt, vẫn thích hợp là nơi nghỉ dưỡng nữa. Các chủ đồn điền cố gắng giữ cân bằng giữa các bên tham chiến. Viên chỉ huy đơn vị Việt Cộng thống trị vùng đất của một đồn điền cao su chỉ uống rượu Cognac thứ thiệt của một nhãn hiệu nào đó, và bất cứ lúc nào mà người chủ đồn điền không thể mang loại rượu đó về thì cuộc sống của ông không còn chắc chắn nữa. Tôi nghe được câu chuyện đáng tin này trực tiếp từ người đó. Đà Lạt trên cao nguyên, cách Sài Gòn ba trăm kilômét về hướng Đông Bắc, là một nơi nghỉ mát lý tưởng, đặc biệt là trong mùa nóng nực. Khí hậu tương đối mát lạnh; núi có phủ cây thưa và một cái hồ nhỏ khiến cho người ta nhớ đến một phong cảnh đồi núi thấp của châu Âu. Vì đó không phải là một thành phố có trại lính, và sân bay mang tính dân sự nhiều hơn bất cứ một sân bay nào khác của Việt Nam, nên có tin đồn rằng Đà Lạt được cả hai phe tham chiến – trong một gentleman-agreement không được nói ra – xem như là vùng trung lập. Nghỉ ngơi ở Đà Lạt là những người không ngại cực nhọc, chờ một chuyến bay theo lịch trình nhiều giờ liền, cái mà rồi lại không bay. Chỉ còn một ít người có can đảm đi bằng ô tô. Ngày nay, Việt Cộng đòi tiền mãi lộ trên đường từ Sài Gòn đi Đà Lạt, điều đó nói chung ai cũng biết. Thay vì tiền, người ta cũng nhận thuốc lá, dược phẩm và pin. Người quen Pháp trên đường đi còn được yêu cầu hãy mang pin theo trên chuyến về. Sang Phom Penh bằng ô tô, vì những khó khăn về thị thực và giấy nhập cảnh, mà cho người nước ngoài bình thường là chuyện hầu như và cho người Việt Nam là chuyện hoàn toàn không thể được. Vì thế mà để đi chơi cuối tuần thì chỉ còn lại vùng bờ biển ở phía Nam gần đây. Nó cũng được xem là tương đối an toàn cho khách du lịch. Ba mươi kilômét đầu tiên của con đường này, cho tới Biên Hòa, đã được mở mang thành một con đường ô tô rộng lớn trước đây một vài năm; nó trông giống như một đường băng nhiều hơn là một xa lộ. Phía ngoài ranh giới thành phố Sài Gòn còn có những khu phố dân nghèo kéo dài vài kilômét ở hai bên đường về phía Bắc. Sau một cây cầu lớn qua sông Sài Gòn, người ta chạy qua một ngôi trường dạy nghề mới của Đức, qua ‘cité universitaire’ với những ngôi biệt thự dành cho các giáo sư đại học mà hầu như không có ai sống ở trong đó vì sợ những hoạt động về đêm của Việt Cộng. Sau nhà máy điện và một ngôi chùa Phật giáo hiện đại, người ta đi ngang qua doanh trại khổng lồ của người Mỹ. Sau dãy đất cấm bằng hàng rào kẽm gai và mìn, nằm trong bụi bặm của mùa khô và trong bùn lầy của mùa mưa là xe tải, xe tăng, trực thăng, xe ủi đất, xe xúc đủ mọi cỡ, nhiều tới mức có lẽ chúng đủ để hào phóng trang bị cho một quân đội quốc gia có quy mô châu Âu chỉ riêng với vật liệu này thôi. Người ta càng đến gần Biên hòa thì hình ảnh của một khu vực xung quanh một doanh trại lính càng rõ nét: mỗi một ngôi nhà nghèo nàn của người Việt đều trở thành một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Quán rượu, tiệm giặt ủi và nơi rửa xe luân phiên thay đổi cho nhau. Lính Mỹ không chỉ để cho rửa xe Jeep và xe tải của họ, trong khi họ nhai kẹo cao su uống bia lon Mỹ trong quán cạnh bên, mà còn cả xe tăng của họ nữa.
Đến Biên Hòa qua con đường cũ thì dễ chịu hơn. Ở đầu bên kia của một cây cầu được canh gác rất cẩn mật, mà những thanh gỗ dầy của nó kêu rầm rầm khi chiếc ô tô chạy ngang qua, là bắt đầu ‘vùng không kiểm soát’. Con đường nhiều khúc quanh này dẫn đi xuyên qua giữa những cánh đồng ruộng, đồn điền và những cây dừa nhỏ đến phía bên kia của cái thành phố nhỏ bé này. Ở sau Biên Hòa, con đường rẽ sang hướng Đông Nam về phía Vũng Tàu.
Vũng Tàu, cửa sông phía Đông Nam của Cửu Long và của sông Sài Gòn, trước đây – cả trong số những thành phố thuộc địa trước sau gì thì cũng không hối hả cho lắm – là một nơi tắm biểm êm đềm với một đường đi bộ dọc theo bờ biển en miniature, một Grand Hotel, một ngôi nhà thống đốc tít trên một của hai nhóm đồi và một số biệt thự và nhà nghỉ cuối tuần. Người ta sống ở đó qua những cuối tuần hay đợt nghỉ. Ngày nay, nó là mục tiêu cuối tuần duy nhất – ngoại trừ Long Hải nằm cách đó bốn mươi cây số về phía Đông – có thể đến được từ Sài Gòn bằng ô tô mà không mạo hiểm nhiều cho lắm. Tuy con đường tỉnh lộ từ Sài Gòn đến Vũng Tàu về mặt chính thức được xem là không an toàn, và Việt Cộng phô diễn sự hiện diện của họ bằng cách hầu như cuối tuần nào cũng cho nổ tung một trong số nhiều cây cầu đó. Quân đội Mỹ, Việt, Philippines và Úc của nhiều doanh trại dọc theo con đường đó không thể ngăn chận họ được. Trên con đường này, rõ nét hơn là ở những nơi khác, có thể thấy rõ người dân sống chung với chiến tranh cho tới đâu. Trong những năm vừa qua, ở đây, và trên vài con đường có tương đối nhiều xe cộ qua lại khác, đã có một vài trăm chiếc xe đò đầy nghẹt người chạy trúng mìn và nhiều người đã chết trong lúc đó. Mặc dù vậy, hàng ngày vẫn có hàng ngàn người leo lên những chiếc xe đò đó, cho tới khi họ nhô ra khỏi cửa lên xuống và cửa sổ; lơ xe, thường là một em trai mười hai, mười bốn tuổi, chạy đi chạy lại trên nóc xe ở vận tốc trăm cây số giờ và sắp xếp lại các cái vali, thùng các tông và giỏ đựng gà giữa các trạm dừng. Hầu như lúc nào cũng vậy, khi đi từ Sài Gòn ra Vũng Tàu, người ta có thể nhìn thấy một chiếc xe đò như thế ở ngay sau một cái hố nông do mìn xé ra khỏi nhựa đường, nằm nghiên sang một bên hay lật úp, với những cái bánh xe nhô lên trên không khí, giống như một con rùa chết nằm lật ngữa.
Mặc dù vậy, ngày nào, đặc biệt là cuối tuần, cũng có một đoàn dài ô tô kéo đi từ Bắc xuống Nam và ngược lại vào buổi chiều. Những chiếc xe to đầy người, phục vụ như taxi và có thể mướn với giá ba ngàn đồng ở đường Nguyễn Huệ; những chiếc xe buýt mini hiệu Vespa chở quá tải, những chiếc mà Tướng Kỳ đã trao hàng ngàn chiếc theo kiểu trả góp cho những người quan tâm đến ngành nghề này trước cái máy quay của chương trình thời sự truyền hình; động cơ của chúng yếu tới mức người ta phải đẩy những chiếc xe yếu ớt này lên trên đoạn dốc nhỏ của các cây cầu tạm, nhưng lái xe lần nào cũng cố thử vượt lên chỉ với động cơ thôi, được nửa đoạn đường dốc lên, dừng lại, tất cả hành khách phải xuống xe và đẩy nó; ở sau họ, những chiếc xe đò chở đầy người và những chiếc ô tô của người Việt khá giả và của người Âu tạo thành một hàng dài. Ai cũng cố gắng, vì mìn, không phải là người đi đầu tiên vào buổi sáng và không trở về trong bóng tối vào buổi chiều. Xe hỏng vào ban đêm thì thật đúng là không dễ chịu cho lắm. Chỉ người Mỹ là tránh không chạy xe trên con đường đi Vũng Tàu, ngoại trừ đi thành đoàn. “Chúng tôi chỉ được phép chạy xe theo đoàn”, một người Mỹ dân sự nói với tôi ở bãi biển Vũng Tàu. “Nhưng tôi sẽ không bao giờ đi cùng với một đoàn xe người Việt nữa. Có một lần, tôi không còn có cách nào khác hơn, và thế là tôi đã đi cùng. Nhưng các anh chàng đó toàn dừng lại ở những nơi phức tạp, có thể bị bắn từ hai bên đường. Họ cứ đơn giản xuống xe và nằm trong bóng mát, hút thuốc lá và tán láo, và không một ai nghĩ đến việc cắt đặt người canh gác cả. Không bao giờ nữa. Tôi thích bay hơn.”
Vũng Tàu 1967-68, Hình: Michael Holt
Vào một buổi sáng chủ nhật, khi muốn đi xe ra Vũng Tàu, tôi phải dừng lại trong một đoàn xe dài ngay sau Biên Hòa. Ở phía trước chúng tôi, một cây cầu nhỏ đã bị cho nổ tung. Khoảng hai mươi người Việt xúc đất bằng tay vào trong cái lỗ đó; công việc đã tiến triển cho tới mức các loại xe không phải là xe đi trên mọi địa hình cũng có thể đi qua nơi đó được. Quân cảnh Mỹ đứng đổ mồ hôi ở quanh đó, dưới chiếc nón sắt và áo chống đạn. Đã xảy ra kẹt xe vì có một đoàn xe tải cần phải đi qua đó trước các xe dân sự. Có một người quân cảnh trẻ tuổi đứng ở giữa nơi vừa được đổ đất lên đó, chận từng xe tải một lại ở nơi này và nói to với người lái: “Four wheel drive”, bốn bánh chủ động. Các tài xế trả lời: “O.K.”, chuyển sang chế độ bốn bánh chủ động và tiếp tục chạy đi. Các tài xế người Việt không dừng lại, họ chỉ nhìn vào mặt của người lính một cách không hiểu và cố lắc lư qua được đống đất đó nhanh và tốt trong chừng mực ô tô của họ cho phép. Anh cũng nói “Four wheel drive” của anh với tôi. Tôi lấy làm ngạc nhiên và nói với Siegried Kogelfranz của tờ “Spiegel” đi cùng với tôi:
“Một người Mỹ trẻ tuổi hẳn phải biết là một chiếc ô tô bình thường không có bốn bánh chủ động. Mà anh chàng trông cũng không có vẻ mệt mỏi tới mức vừa nói vừa ngủ.” Kogelfranz cười to:
“Trước đây hai năm”, ông nói, “tôi đã còn gặp những người Mỹ không biết tìm Việt Nam ở đâu trên bản đồ. Bây giờ thì điều đó có thể đã khác đi, nhưng có lẽ người ta đừng nên cho rằng một cá nhân, ngay cả khi anh ấy thuộc một dân tộc có nền văn minh cao, có quá nhiều kiến thức.”
Ở ranh giới Vũng Tàu, người đi đường thỉnh thoảng bị chận lại và phải trả hai mươi đồng – theo giá chợ đen tương ứng với giá trị thật của đồng tiền thì đó là năm mươi xu Đức – và nhận được một tờ biên nhận: Vũng Tàu là một nơi tắm biển và hai mươi đồng đó là phí mà du khách phải trả cho nơi nghỉ dưỡng. Thỉnh thoảng, người ta cũng có thể chạy vào mà không bị chận lại, khi người thu tiền bận rộn ở nơi khác. Rồi ông thu tiền lúc đi ra. Mức lệ phí đó cho thấy rằng đẳng cấp của nơi tắm biển này chỉ còn là sự tưởng nhớ mà thôi. Vào thời mà người ta ấn định khoản lệ phí phải đóng cho nơi nghỉ dưỡng này thì có lẽ là hai mươi đồng còn có được một giá trị tương ứng. Ngày nay, những đứa bé đánh giày ở Sài Gòn chỉ đánh một chiếc giày cho số tiền đó thôi, và bồi bàn khách sạn chờ tờ hai mươi đồng khi họ mang một chai nước suối lên phòng. Vũng Tàu, nơi mà người Pháp gọi là Cap St. Jaques, đã trở thành một thị trấn nhỏ dơ bẩn. Chẳng có gì còn lại từ nét mơ mộng của một thành phố nhỏ lẫn sự hấp dẫn của một thị trấn tắm biển nhỏ của Pháp. Đường phố, quảng trường, Grand Hotel và phần lớn biệt thự bị bỏ hoang và không người chăm sóc giống như trong tất cả các thành phố Việt Nam sau bao nhiêu năm chiến tranh.
Bãi biển ở cạnh con đường đi dạo của nơi nghỉ dưỡng trong Vũng Tàu, ngày xưa là nơi đẹp hơn trong số hai bãi tắm, hầu như không còn có thể tắm được nữa. Ở nơi đỗ lại trước sông Sài Gòn có khoảng hơn hai mươi chiếc tàu đang thả neo chờ được phép đi vào và chờ một chỗ trống trong cảng Sài Gòn. Dầu mà những chiếc tàu này thải ra trong thời gian chờ đợi thường nhiều tuần được đẩy trực tiếp vào trong vịnh của Vũng Tàu và vào bãi biển trước con đường đi bộ. Hàng trăm người Mỹ, người Úc, Philippines và du khách cuối tuần từ Sài Gòn nằm cho da cháy nắng ở bãi biển tiếp theo đó về phía Đông, nơi những người Việt Nam, khôn ngoan hơn, ngồi trên hàng hiên của các ngôi nhà gỗ là quán ăn dọc theo đường. Các phi công trực thăng từ phi trường ở sau những đụn cát bay một vòng thật thấp qua bãi biển, ném một cái nhìn xuống các cô gái mặc áo tắm trước khi bay về phía Bắc theo lệnh hành quân của họ.
Ở bãi biển này xe của tôi kẹt lại trong cát và không thể tự thoát ra được. Màn trình diễn những cố gắng của tôi đã thu hút khoảng hai mươi người Việt, phần lớn là những anh chàng trẻ tuổi, những người chăm chú nhìn xuống từ hàng hiên của một nhà hàng bị bỏ trống. Không ai động tay cả. Một người Mỹ kéo tôi ra khỏi cát với chiếc Jeep của ông. Lúc đó, trải nghiệm này đã làm cho tôi suy nghĩ nhiều, và sau đó tôi đã hỏi những người bạn Việt rằng tại sao những anh chàng trẻ tuổi đó đã không giúp tôi, trong khi sự việc thật ra hết sức là dễ hiểu.
“Lẽ ra anh phải yêu cầu họ giúp”, bạn bè của tôi nhún vai nói, “thế nào đi chăng nữa thì đấy cũng không phải tại vì anh là người da trắng. Chúng tôi cũng có thể bị như thế.”
Có thể là như thế. Mặc dù vậy, đó vẫn là một trải nghiệm mà tôi bất lực đứng đối diện với nó.
Người Mỹ đã biến Vũng Tàu thành một trong số các ‘R. and R. – Centres” của họ, Rest and Recreation. Trong biệt ngữ quân đội, chúng được gọi là ‘L. and L. – Centres’, Love and Liqueur. Như nhiều diễn đạt khác của lính, cách diễn đạt này cũng gần với sự thực hơn. Nhiều con đường toàn quán rượu đã hình thành chỉ qua một đêm, với một quầy rượu bên cạnh những căn phòng khác, bé tí, dơ bẩn, những căn phòng tối tới mức người bồi bàn phải dùng đèn pin để phục vụ. Có vô số các cô gái lo giải trí cho lính. Những người nghỉ phép từ mặt trận trở về thì không keo kiệt, khu vực này của thành phố làm ăn phát đạt.
(Còn tiếp)
Đọc những bài trước ở trang Chúng Tôi Không Hỏi Họ Từ Đâu Đến
Sách đã được phát hành trên Amazon: http://www.amazon.com/dp/B00EPBTGZA
(Phan Ba's Blog)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét