Chúng tôi không hỏi họ từ đâu đến
Con đường không vuiHuế, thủ đô cũ của Việt Nam, một trăm kilômét ở phía Nam của vĩ tuyến mười bảy đã trở nên nổi tiếng vì chia cắt đất nước, nhìn theo nhiều phương diện dường như là một cực đối nghịch cổ xưa với thủ đô mới của Nam Việt Nam. Cuộc sống hàng ngày trong trung tâm cổ xưa của đất nước này vẫn còn là cuộc sống của một thành phố đại học nhỏ, hàn lâm và điềm tỉnh, như nó cứng rắn và vội vã ở Sài Gòn.
Hue 1967 – Hình của Jennife
Trong khi hoàng hôn nhiệt đới đẹp nhất cũng không thể nào che đậy được nét xấu xí của sự suy tàn ở Sài Gòn thì hoàng hôn đã biến thành phố cổ xưa của các hoàng đế trở thành một bức tranh Trung Hoa. Giữa các bờ sông có hoa sen viền cạnh là những chiếc thuyền làm nhà ở, những cái mà người ta có thể mướn cho một đêm gồm cả tình yêu, được chống đi xuôi theo dòng sông Hương cạn nước, ‘Rivière de Parfum’, không bị những chiếc thuyền đổ bộ đang mang hàng tiếp tế lên ngược dòng sông của Thủy quân Lục chiến Mỹ quấy rầy.
Những người lính Mỹ, đang đào công sự ở trên bờ sông xung quanh những cái thùng hàng đã được bốc lên, càng nhấn mạnh đến sự thanh bình và hòa hợp của phong cảnh đang được những tia nắng mặt trời cuối cùng nhuộm vàng đó. Tất cả đều là thi ca và đất đẫm lịch sử.
Năm 1804, Hoàng đế Gia Long xây một thành phố mà đúng là có thể xem như một trong những công trình xây dựng đáng khâm phục nhất của thế giới. Ngọ Môn nổi tiếng, ‘Cổng Giữa Trưa’, chỉ được mở ra cho chính hoàng đế. Khi một người khách muốn vào đến ngai vàng trong điện Thái Hòa, người đó phải đi qua bảy cái sân lộng lẫy giữa một hàng lư hương khổng lồ và có lẽ là qua một giàn chào của những người trong cung đình trong một đường thẳng đến chiếc ngai vàng nằm ở vị trí cao hơn. Ở cuối của bảy cái sân đó, người đó sẽ bị các minh chứng cho uy quyền của hoàng đế áp đảo cho tới mức chỉ còn lại sự thần phục: thật là một sự phô diễn của tâm lý học ứng dụng, know-how châu Á. Xung quanh hoàng thành, các hoàng đế đã xây những lăng mộ đầy ấn tượng đó ngay từ lúc còn sống. Họ kiến lập bên cạnh đó những cái hồ sen và những cái đình xinh xắn mà họ đã lấy ở đó cảm hứng cho những bài thơ hay nhất trong thi ca rất phong phú của Việt Nam. Các lăng của hoàng đế Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh và Khải Định là những thành phố nhỏ và hầu như còn đáng để khâm phục nhiều hơn là chính hoàng thành nữa.
Huế ngày nay vẫn còn được xem là trung tâm về tinh thần của Việt Nam. Vị trí thuận lợi của nó, truyền thống của nó và tinh thần của nó đã khiến cho nó trở thành một địa điểm lý tưởng cho một trường đại học. Năm 1957, một trường đại học cũng được thành lập với sự giúp đỡ của các nước khác, và từ 1961 cũng có một đội ngũ nhỏ của các bác sĩ Đức cố gắng xây dựng khoa Y. Với sự quan tâm lúc nhiều lúc ít từ phía chính phủ Đức và sáng kiến xây dựng lúc nhiều lúc ít của phía Việt Nam, những người Đức đó thường có cảm giác như đang chiến đấu trong một trận đánh đã thất bại. Mưu đồ đủ kiểu và hành động hẹp hòi của những người trưởng khoa đã ngăn cản không cho trường đại học này có được sự ổn định và danh tiếng. Có lẽ chính là vì tinh thần của họ và tiềm năng mang lại sự bất ổn của họ, như cũng đã xảy ra qua phong trào Phật giáo, mà Huế bị chính phủ trung ương ở Sài Gòn nhìn một cách nghi ngại và hầu như không hề giúp đỡ gì. Nhưng không chỉ như thế: tôi hỏi sếp của một bệnh viện ở Sài Gòn và cũng là thành viên của khoa ở Sài Gòn: “Thật ra là vì lý do gì, khi Huế không tiến lên được, khi ở đây không có gì là thành công thật sự trong việc xây dựng khoa? Tại sao từ Sài Gòn anh lại giúp đỡ Huế ít đến như thế?”
“Điều đó hoàn toàn đơn giản”, ông nói, “chúng tôi không có quan hệ với Huế. Chúng tôi không hiểu được người dân ở đó, họ xa lạ đối với chúng tôi. Tôi biết là chính phủ của các anh đã cố gắng rất nhiều ở Huế. Nhưng trường đại học ở Huế không có tương lai đâu. Chính phủ của các anh tốt hơn là nên tham gia xây dựng trường đại học ở Cần Thơ, đó là một việc thú vị và có ý nghĩa.”
Cần Thơ là một tỉnh lỵ ở đồng bằng sông Cửu Long, ở phía Tây Nam của Sài Gòn, và người nói chuyện với tôi xuất thân từ Cần Thơ.
Trong mùa Thu 1967, người ta tuyên bố rằng đội ngũ bác sĩ Đức ở Huế sẽ được gọi về nước. Quyết định này của Bộ Hợp tác Kinh tế được giới báo chí quan tâm đúng mức. Rõ ràng là đã phí mất số tiền chi trong sáu năm trời cho dự án này. Nhưng người dân trả thuế nhiều lắm là chỉ bực dọc – có lý do chính đáng – về việc đó vào buổi tối, sâu trong chiếc ghế bành bên cạnh cái lò sưởi trung tâm của mình, ly rượu cognac không vì vậy mà ít ngon hơn. Nhưng công việc làm cực nhọc sáu năm trời của ba bác sĩ dưới những điều kiện sống và làm việc mà không ai trong châu Âu ôn hòa có thể tưởng tượng được, qua đó đã trở thành vô giá trị như một tờ báo lá cải của ngày hôm qua, và điều đó thì nhiều hơn là đáng để bực mình.
Đường Trần Hưng Đạo ở Huế, 19.04.1967, Hình của Dan Arant
Ở bờ Nam của sông Hương, trong khu ‘Pháp’ của thành phố, Tổng thống Diệm đã cho xây một khách sạn rất đẹp, hiện đại. Sau vụ đảo chính ông, nó được quân đội Việt Nam sử dụng cả một thời gian dài như là trại lính. Khi tôi sống trong đó vào tháng 3 năm 1966, nó vừa mới được quân đội trao trả lại. Từ cửa sổ, người ta có một tầm nhìn không thể nào quên được xuống Rivière de Parfum, xuống hòn đảo nhỏ có cây giống như cây liễu, xuống những chiếc thuyền chậm chạp đi qua và những đóa hoa sen ở cạnh bờ, xuống thành phố ở bên kia sông với những ánh sáng nhiều màu của nó và hình bóng những căn nhà nhỏ bé của nó. Ở đây, bất thình lình tôi nhận ra cảnh vật đã làm mẫu cho những người họa sĩ Trung Hoa cổ xưa, và tôi có cảm giác như mình đang ở sâu trong châu Á. Nhưng cái nhìn qua con sông lúc đó là điều thu hút duy nhất mà khách sạn đó có được. Không có nước chảy ra từ vòi nước, muỗi kêu vo ve tự do qua những cái lổ thủng của màn ngủ, và các con gián tụ họp lại trên sàn nhà dơ bẩn. Nhà vệ sinh bị nghẹt và tỏa ra một mùi thối ghê tởm. Nhưng chẳng bao lâu sau đó tất cả đã được sửa chữa lại, tới mức cuối cùng Việt Cộng xem cái khách sạn đó như là một mục tiêu đáng để phá rối, xuôi dòng xuống trên tàu trong tháng Năm năm 1967 và cố cho nổ tung nó lên nhưng chỉ thành công có mức độ. Sau đó, những người Âu sống trong khách sạn mới nhớ lại rằng không còn nhìn thấy một người Việt nào vào lúc sắp bị đột kích.
Ngay bên cạnh sân bay Huế, người ta đã đào công sự cho một khẩu đội trọng pháo Mỹ. Trong những khoảng cách thất thường, các khẩu đại pháo bắn vào những mục tiêu nào đó trên đồng ruộng hay vào trong khu rừng rậm gần đó, hay họ cứ bắn bừa vào một vùng đất trên bản đồ mà họ đã không gây xáo trộn ở đó từ ít lâu nay rồi. Khi chiếc máy bay mà người ta ngồi ở trong đó cất cánh lên khỏi phi đạo, người ta có thể nhìn thấy những toán đi tuần tra của Thủy quân Lục chiến, có nhiệm vụ bảo vệ khu vực sân bay, đang bước đi khó nhọc trên các đụn cát.
Có một con đường đi từ Huế theo hướng Tây Bắc ra đến làng Quảng Trị, trước kia là một phần của Quốc lộ 1 và là một liên kết quan trọng lên miền Bắc. Sau những trải nghiệm cay đắng, lính của quân đội Pháp đã đặt tên cho nó là “la rue sans joie”, con đường không vui. Ngay từ trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, vùng này đã nằm chắc trong tay của Việt Minh, những người đã xây dựng một hệ thống địa đạo và chỗ trú ẩn trong lòng đất. Năm 1953, người Pháp trong một chiến dịch có quy mô lớn đã cố gắng giải phóng vùng này khỏi những người Cộng sản, và đã tiến quân vào chỗ không người. Các du kích cơ động đã kịp thời tránh đi nơi khác.
Bernard Fall gọi quyển sách về cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và bắt đầu lần thứ hai của ông là “Street without Joy”. Fall được xem như là người am hiểu tốt nhất lịch sử đương đại của Đông Dương, một nhà văn xuất sắc. Là thành viên của lực lượng kháng chiến trong nước Pháp, anh sau này sang Mỹ và đã xem việc phân tích vấn đề Đông Dương như là nhiệm vụ của cuộc đời mình. Do những ý kiến của anh thường không trùng hợp với các ý kiến chính thức của Mỹ nên anh không được Lầu Năm Góc ưa thích cho lắm, nhưng lại được coi trọng vì những kiến thức sâu sắc của anh về tình hình ở Việt Nam. Lính Mỹ ở Việt Nam thì khâm phục anh vô biên, vì anh không những có thể nêu ra được toàn bộ các sự kiện quân sự ở Việt Nam với tất cả các đơn vị đã tham gia, mà còn có thể trích dẫn các văn kiện tương ứng để làm bằng chứng. Bernard Fall, người ta cho là thế, lúc nào cũng có lý trong một cuộc cãi nhau. Tôi quen anh vào một buổi chiều tối trong một nhóm bác sĩ và nhà báo. Với gương mặt Do Thái thông minh của anh, kính đồi mồi sậm màu, tính sống động thuyết phục của anh, anh trông trẻ hơn là số tuổi 40 mà anh thật sự có. Trung thành với tiếng tăm của mình, tại câu chuyện của chúng tôi, lý lẽ của anh về sự can thiệp của Hoa Kỳ vào trong Việt Nam là rõ ràng và mang nhiều tính thuyết phục. Anh cực lực chống lại luận điểm, rằng với Việt Nam, toàn bộ Đông Nam Á sẽ rơi vào tay của những người Cộng sản khi người Mỹ rút lui.
Hai ngày sau câu chuyện của chúng tôi, Bernard Fall tham gia một cuộc tuần tra của Thủy quân Lục chiến, giống như số ít những nhà báo quan tâm đến những gì diễn ra thật sự. Một phần của đội tuần tra dẫm phải mìn, trong số những người chết là Fall. Đội tuần tra đó ở trong một vùng nằm ngay bên cạnh Quốc lộ 1, ‘Street without Joy’.
Quốc lộ 1 đi từ Huế khoảng 100 kilômét về hướng Đông Nam vào Đà Nẵng. Hiếm còn có người nào dám đi trên đoạn đường này. Điều đó ít có liên quan đến lòng can đảm và tính trung lập, nhiều hơn là với tính cẩn thận hay khinh suất. Mìn không phân biệt giữa bạn và thù.
Năm 1858, quân đội thuộc địa Pháp đổ bộ xuống ở đây và xây dựng Tourane. Cho tới khi Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất chấm dứt, đó là một tỉnh lỵ nhỏ và phát đạt với 100.000 người dân. Người Pháp thích sống ở đây, và nhiều người Việt cho tới ngày nay vẫn còn gọi nó là Tourane. Nhưng hiện giờ thì nó đã trở thành Đà Nẵng, và là Đà Nẵng, nó ngày càng có tầm quan trọng nhiều hơn, không chỉ là trọng điểm để người Mỹ tiến hành chiến tranh ở miền Trung Việt Nam, mà cũng vì các chương trình xây dựng phần nhiều là sáng kiến của người Mỹ. Dự định sẽ có một trung tâm công nghiệp trong và xung quanh Đà Nẵng. Con số dân cư đã tăng lên 250.000 vì người tỵ nạn và người đi tìm việc làm, tức là gấp hai lần rưỡi. Sài Gòn ngược lại đã tăng lên gấp tám lần. Vì thế mà Đà Nẵng tạo ấn tượng của một ngôi làng bị xáo trộn lên nhiều hơn, nhưng không bị vỡ tung ra như thủ đô. Sự suy tàn ở đây không được che đậy bởi số lượng người đông đảo như ở Sài Gòn. Tất cả đều trống trải hơn, có ít cây hơn. Những cái lỗ trên vữa tường, vôi bong ra, những hàng hiên gỗ đã đổ sập xuống của các căn nhà thuộc địa nhỏ. Trong khi người ta không tiến lên được trong giao thông của Sài Gòn, vì tất cả các đường phố đều kẹt cứng, thì đường ở Đà Nẵng bắt buộc người ta phải chạy chữ chi chậm chạp quanh các ổ gà. Chỉ những căn nhà bằng đá hai tầng, tất cả hầu như đều là công sở, mới dấu mình ở sau những hàng rào lưới và tường bằng bao cát. Các cửa hàng ít ỏi trong trung tâm trông có vẻ nghèo nàn, có lẽ vì chúng với con số ít ỏi của chúng dễ bị kiểm soát hơn và hầu như không bán hàng chợ đen. Những chiếc Honda không chạy ầm ầm thành từng đoàn lớn xuyên qua thành phố. Nhưng trước hết là thiếu một cái, cái thuộc vào hình ảnh của thành phố Sài Gòn: vô số các quán rượu. Khu vực thành phố của Đà Nẵng là ‘out of bounds’ cho lính Mỹ.
Tàu Helgoland ở Đà Nẵng
Về phía Nam của trung tâm có một cây cầu dẫn qua sông đến khu phía Đông của thành phố. Có hàng chục lính Mỹ đứng gác ở cả hai bên giữa những nhịp cầu bằng sắt và bắn vào tất cả những gì trôi tới cây cầu. Đó là một mưu mẹo đã được tiến hành nhiều lần của Việt Cộng, dùng lá dừa ngụy trang cho chất nổ và để cho trôi theo dòng nước đến các trụ cầu. Trên những con sông này, mà thủy triều của biển Đông vào sâu trong đất liền nhiều kilômét, lúc nào cũng có thân cây và cây cỏ lớn nhỏ bị dòng nước cuốn trôi đi.
Ở đầu bên kia của cây cầu là bắt đầu vương quốc của Thủy Quân Lục Chiến, bắt đầu những nơi đóng quân lớn, kho hàng, sân bay quân sự, bờ biển nghỉ mát. Khi gió nổi lên, cát được thổi bay đi như những đám mây qua sự phô diễn dự trữ vật chất của Mỹ này, phủ đầy các chòi gác được bảo vệ bằng những bao cát, và những người lính Mỹ ngồi xuống trên cát. Những cái cần cẩu khổng lồ, xe ủi, xe tăng lội nước biến mất ở đằng sau một tấm màn cát. Mặc dù ít nhìn thấy quân nhân ngay chính trong thành phố, Đà Nẵng bị thống trị hoàn toàn bởi quân đội. Mỗi một cân bánh mì, mỗi một kí lô thịt, mỗi một con ốc vặn, mỗi một lít xăng đều do quân đội mang lại, dỡ xuống và vận chuyển đi. Trong tòa “Voi Trắng” ở cạnh con đường dọc theo bờ biển – một khu nhà vững chắc, được sơn trắng và là trụ sở của bộ tổng chỉ huy – công lý được thi hành, tất cả các chương trình dân sự được lên kế hoạch, được cầm quyền. Các kế hoạch xây dựng Đà Nẵng thành một trung tâm công nghiệp cho miền Trung Việt Nam cũng được chi tiết hóa ở đây. Cần phải tạo việc làm cho nhiều lao động trong phần đất này của đất nước. Người Mỹ đã cùng với chính phủ ở Sài Gòn phát triển ý tưởng này, việc làm rất đúng và tốt. Có nhiều quốc gia tham gia xây dựng. Rất đáng tiếc là đã có thể thấy được ở Đà Nẵng, rằng các dự án giúp đỡ thường không chỉ được quyết định bởi việc có phù hợp với mục đích hay không, mà bản thân nó đã là rất quan trọng rồi, vì từ những lý do về thanh thế mà người ta muốn có mặt ở đó trong bất cứ trường hợp nào. Vì thế mà người Mỹ đã xây lại một phần, làm mới và trước hết là đã mở rộng rất hào phóng bệnh viện tỉnh. Giám mục Đà Nẵng xây một bệnh viện lớn thứ hai trong phần phía Đông của thành phố. Cuối cùng, rất đáng tiếc là trong lúc lên kế hoạch cho bệnh viện Đức, cái có nhiệm vụ thay thế cho chiếc tàu bệnh viện vào một ngày nào đó, người ta cũng đã quyết định cho Đà Nẵng.
Hội từ thiện Công giáo Malterser Hilfsdienst cũng đã tự đặt ra cho mình nhiệm vụ chăm sóc các làng tỵ nạn ở xung quanh Đà Nẵng. Những người thợ mộc, thợ nguội, y tá và bác sĩ trẻ tuổi sống và làm việc nhiều tháng trời dưới những điều kiện hết sức đơn sơ, lập những trạm y tế nhỏ trong các trại, cố gắng xây nhà bệnh viện và kiến lập những điều kiện vệ sinh trong các ngôi làng tỵ nạn với lòng kiên nhẫn đáng khâm phục. Đó là một cuộc chiến đấu chống lại những cái cối xay gió, nếu như người ta nhìn đến nhiệm vụ thật to lớn đó, cái mà bây giờ họ cố gắng thực hiện nó từ ‘bộ tổng chỉ huy’ do họ tự xây lên ở Hội An.
Bệnh viện tỉnh bây giờ hiện đang có trên bốn trăm năm mươi giường vào đầu 1967. Kể cả vùng lân cận được tính toán hơi hào phóng một chút với một triệu rưỡi tới hai triệu rưỡi dân cư thì con số giường bệnh đó còn xa mới đủ. Các bệnh viện lớn của Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến ở gần đó tuy cũng hay tiếp nhận thường dân người Việt, nhưng điều đó hẳn không thể làm thay đổi một cách cơ bản tỷ lệ đó. Con số giường bệnh được sử dụng trung bình cũng tương ứng như thế: 700 bệnh nhân cho bốn trăm năm mươi giường. Điều đó có nghĩa là hầu như tất cả các giường bệnh đều có hai bệnh nhân. Vào đầu 1967 có mười bác sĩ Mỹ và hai bác sĩ Việt Nam làm việc trong bệnh viện này: mỗi ngày bên cạnh tất cả mọi việc khác có mười lăm ca mổ lớn được tiến hành.
Cách các tòa nhà với những khoa quá tải như thế một vài bước chân là một căn lều cho bệnh nhân tư của năm bác sĩ hành nghề trong thành phố với nhiều giường trống. Ban hành chính của bệnh viện, cũng như phần lớn các ban hành chính bệnh viện trên thế giới, đều buộc phải tiếp nhận bệnh nhân trả tiền càng nhiều càng tốt, và những người mà chia sẻ hai người một giường bệnh thì không có tiền. Họ thường được chở bằng máy bay từ vùng lân cận đến đây, vì chỉ có thể đến được với phần lớn làng mạc trong tỉnh qua đường không. Ở phía bên kia của những doanh trại quân đội to lớn là vùng có chiến sự. Vì thế mà các phi đội trực thăng chở bệnh nhân và người bị thương trong những chiếc ‘chopper’ của họ và mang những người đó về Đà Nẵng.
Sân bay ‘dân sự’ ở phía Tây Nam của thành phố, bên cạnh sân bay Tân Sơn Nhứt ở Sài Gòn, tranh giành với Kennedy Airport tại New York về tần số cất cánh và hạ cánh lớn nhất thế giới. Từ một ngôi nhà bằng gỗ ván có diện tích mười mét nhân mười mét, cái đóng vai trò của một tòa nhà cảng hàng không cho giao thông dân sự với một vẻ nghiêm trang thật buồn cười, người ta nhìn những chiếc máy bay đủ các cỡ và các kiểu có thể nghĩ ra được đang hạ cánh, cất cánh, hạ cánh xuống hai đường băng. Thỉnh thoảng, một trong số các phi công đang đáp xuống phải cất cánh lên ngay tức khắc, để đừng đâm sầm vào chiếc máy bay ở phía trước mình. Ở giữa đó có những chiếc trực thăng bay lơ lững cách mặt đất vài mét. Máy bay tiêm kích Phantom hạ xuống nhẹ nhàng như không có trọng lượng với một cái ấn nhẹ cuối cùng xuống cây điều khiển, đuôi khói nhỏ màu xanh bám nhiều giây liền ở phía sau bánh xe, khi cao su chạm xuống bê tông. Những chiếc dù hãm nhiều màu được thổi căng ra nhảy múa trên đường băng, máy bay chậm dần đi cho tới đầu kia của phi đạo; hơi thổi của tuốc bin đẩy những chiếc dù đã được tháo ra vào một cái lưới thu, và những chiếc máy bay tiêm kích chậm chạp lăn ngang qua ngôi nhà gỗ đến nhà chứa máy bay, kính buồng lái được đẩy cao lên, phi công vẫy tay qua phía bên này, trông có vẻ thoải mái, vui vẻ. Họ đã ở trên Bắc Việt Nam với những cỗ máy giết người đó, cái chỉ phục vụ cho sự tàn phá và hủy diệt, họ đã ném những trái bom của họ xuống ‘những nơi tụ tập của Việt Cộng’ đúng ở cực điểm của cái hình parabôn nhìn từ xa trông rất đẹp của chiếc máy bay đang lao xuống của họ? Người ta vẫy tay chào họ với một ít sự ghê sợ. Nhưng có ‘đứa bé’ nào của thế kỷ này mà lại không bị thu hút bởi màn trình diễn kỹ thuật đó trên sân bay Đà Nẵng?
Chợ Hàn, Đà Nẵng 1967. Hình của Van Kley
Dẫn đến Hội An – một giờ ô tô về phía Nam của Đà Nẵng – là một con đường xuyên qua những cánh đồng ruộng bao la, và chỉ trong mùa khô thì mới có thể đi lại được trên con đường này một cách không có khó nhọc cho lắm. Rải rác đó đây có những mô đất nhô cao lên khỏi những cánh đồng ngập nước, cao như người, với một lớp đất có cỏ ở rìa trên, giống như một cái đầu cạo trọc ở đỉnh của các tu sĩ: những ngôi mộ. Người Việt Nam thờ ông bà phải chôn cất người chết của họ trên ruộng đất riêng của họ, nếu không thì linh hồn của người chết không thể an nghỉ được mà phải chịu kiếp thang lang mãi mãi. Lúa được trồng quanh những ngôi mộ, và trên một vài cánh đồng, chúng đã chiếm hơn nửa diện tích trồng. Một ngày nào đó, khi có một cuộc cải cách ruộng đất được thực hiện ở đây với những biện pháp dân chủ, các ngôi mộ đó sẽ là một vật cản nghiêm trọng. Có người nông dân nào mà lại muốn đưa ra đất đai có chôn cất tổ tiên của họ ở trên đó?
Làng Hội An là một căn cứ quân sự chủ yếu của quân đội Việt Nam. Trước trụ sở của viên chỉ huy, cái tất nhiên được bảo vệ bằng hàng rào lưới và bao cát như thường lệ, có một người đàn ông đã xuất hiện cạnh người lính gác vào một ngày nào đó, người ta kể lại cho tôi nghe như thế, và đã hỏi thăm thật chính xác về các lối vào, lối ra và số lượng người của từng căn nhà một. Người lính gác giải thích cho ông mọi điều mà không hề ngờ vực gì. Vài ngày sau đó, người đàn ông đã trở lại vào lúc đêm khuya với một đơn vị Việt Cộng mà ông trực thuộc. Vào buổi sáng hôm sau, căn cứ đó chỉ còn là một đống đổ nát,
Chiếc trực thăng có nhiệm vụ mang chúng tôi từ Hội An sang An Hòa, cũng thuộc trong vùng hoạt động của hội Malteser, đã bay đi sớm hơn dự định. Nhưng trên cái sân bay dã chiến nhỏ đó còn có hai chiếc trực thăng Sikorsky cũ không có huy hiệu. Rồi sau đó người ta mới biết rằng chúng thuộc Không quân Việt Nam. Các phi công thân thiện sẵn sàng chở chúng tôi đến An Hòa, mặc dù đó không phải là mục tiêu của họ. Những chiếc Sikorsky lắc lư một vài mét trên đường băng, giống như những con chim nước nặng nề phải dùng chân phụ thêm một chút vào lúc cất cánh, trước khi chúng bay lên và rồi đi về phía Đông Bắc trên những ngọn đồi núi thấp xanh tươi. Thật là một niềm an ủi, khi từ phía sau nhìn ngắm những chiếc giày ủng của các viên phi công đang ngồi trên ghế ở vị trí cao hơn trong những chiếc máy bay loại này, những người đang nhẹ nhàng điều khiển các cần đạp của họ như những người chơi đàn ống. Vì cái cửa đẩy để đi ra ngoài không đóng lại được, dây an toàn ở ghế ngồi rõ ràng là thứ xa xỉ đối với Không quân Việt Nam, chỗ gắn bình cứu hỏa trống rỗng và có nhiều dây điện đu đưa, bị giật đứt, mất đi trong luồng gió bay.
Chúng tôi đáp xuống trên một ngọn núi bên cạnh một cứ điểm quân sự, tức là các phi công giữ cho chiếc máy bay gần chạm đất, và chúng tôi nhảy ra; tí nữa thì đã trúng phần tản nhiệt của một chiếc Jeep đóng đầy bùn đất, vừa được một người Mỹ chỉ mặc mỗi cái quần, đỏ au vì ánh nắng mặt trời, vất vả dừng lại trong đám bụi.
“Các anh muốn gì ở đây chứ, mẹ kiếp”, ông quát chúng tôi, “các anh phải báo trước chứ, mẹ kiếp. Tí nữa thì tôi đã bắn hạ mấy con chim khốn kiếp này rồi. Các anh phải báo trước.”
Vùng An Hòa rất đẹp, đồi núi có rừng bao phủ nằm xung quanh một thung lũng xinh đẹp, giữa núi đồi có những hồ nước nhỏ, xanh trong. Nhưng khắp nơi là các pháo đài bằng bao cát của Thủy quân Lục chiến, thường xuyên có giao tranh ở gần đây. Máy bay trực thăng và những chiếc máy bay nhỏ một động cơ bay tuần tra qua những vùng đất xanh tươi của rừng rậm, bay vòng tròn, rồi tiếp tục bay đi: nơi thơ mộng đã trở thành địa ngục.
Một người Mỹ khác, cũng chỉ mặc quần và mang ủng, chở chúng tôi bằng chiếc xe Jeep đến nơi chúng tôi muốn tới. “Chạy cẩn thận đấy, không phải là xe tăng đâu”, người thứ nhất gọi ông thật to và rồi nói với chúng tôi: “Ông ấy chỉ huy xe tăng.”
Chúng tôi đi ngang qua một trung đội lính Mỹ, đang mệt mỏi đi bộ thành hàng dài ở hai bên đường để trở về trại của họ. “Họ vừa mới chạm địch. Có hai thương vong.”, viên chỉ huy xe tăng của chúng tôi nói qua tiếng ồn của động cơ chiếc Jeep. Người ta nhìn những người lính đó thêm một lần nữa, họ vừa mới thoát chết.
Trong thung lũng của ngôi làng An Hòa nhỏ bé đang thành hình một ‘khu liên hợp’, một phần của kế hoạch công nghiệp hóa miền Trung Việt Nam, được xây dựng với tiền của nước Đức và nước Pháp và được người Việt tiến hành. Từ khi Thủy quân Lục chiến đóng quân ở An Hòa và bảo đảm về an ninh, sản xuất cũng bắt đầu khởi động chậm chạp. Đến một ngày nào đó, hóa chất và xi măng dự định sẽ được sản xuất ở đây. Cho tới nay, máy móc đang rỉ sét ở Sài Gòn, vì không ai có thể mang chúng đến An Hòa. Lực lượng Thủy quân Lục chiến bây giờ muốn đảm nhận việc đó, bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ và có đủ năng lực.
Trở về đến Đà Nẵng là hai mươi phút máy bay trực thăng, thế nhưng viên phi công đảo vòng một lúc lâu ở gần một mỏ than, nơi người ta khai thác lộ thiên than nâu, và quan sát một chiếc máy bay trực thăng thứ hai hay hoạt động xa tít phía dưới chúng tôi. Phong cảnh đồi núi thấp xanh tươi đó nghiên về phía chúng tôi trong những đường bay nghiên, trở lại ngang bằng khi bay thẳng, với những đám mây nhỏ của những quả đạn đại bác, hỏa tiễn và bom đang nổ tung ra, bông gòn trong màu xanh đều đặn.
Thỉnh thoảng người ta bay với một chiếc máy bay hành khách của Air Vietnam, ví dụ như từ Sài Gòn ra Huế, và uống, bị kẹp cứng trong chiếc ghế chật chội, một ly nước cam hay Coca-Cola, vì chiếc máy bay ở Tân Sơn Nhứt phải chờ trước đường băng trên một giờ đồng hồ và người ta đổ mồ hôi thành dòng trong cái lồng bằng kim loại đó. Bất thình lình, hành khách chộn rộn, ai cũng cố nhìn ra ngoài cửa sổ máy bay. Ở bên ngoài, mặt trời buổi chiều chiếu xuống phong cảnh rừng rậm đồi núi xanh tươi. Cho tới tận chân trời chẳng có gì ngoài rừng cây. Nhưng rồi ở ngang phía bên trái, xa tít phía dưới như món đồ chơi, có thể nhận thấy được hai chiếc máy bay óng ánh bạc, đang lao theo một đường dốc, như chơi đùa và dường như không có trọng lượng, xuống cái diện tích có màu xanh đó, quay lên bầu trời trong một đường cong rộng, lại lướt xuống đất một cách chính xác. Và ở mỗi lần như thế, khi họ đã qua được điểm thấp nhất trong đường bay của họ, có một tia chớp lóe lên trong màu xanh của rừng, và một đám mây nhỏ màu trắng phủ lên đó vài giây sau đó. Một màn trình diễn khủng khiếp, cái mà người ta theo dõi như khán giả trong sự an toàn dễ chịu từ trên cao. Tôi nhớ lại lúc còn bé mình đã vài lần đứng ở đầu bên kia như thế nào, trên sân khấu, cái mà phi công của những cỗ máy bây giờ trông giống như những món đồ chơi kia đang nhắm đến. Ở bên cạnh của một cây cầu xa lộ, tôi đã ép mình vào lớp cỏ của một cái hào nước, trong khi những chiếc máy bay cường kích óng ánh bạc giống thế, Jabo như [người Đức] chúng ta thường gọi, từ trên trời lao xuống. Tiếng nổ tung của những quả bom của họ, những tiếng nổ đó đã đào sâu vào trong ký ức của tôi cả đời người, và những con người tít ở phía dưới chúng tôi cũng sẽ không cảm giác khác gì hơn.
Long An 1967. Hình của Larry Burrows
Ở phía Nam của Sài Gòn, giữa Campuchia và biển Đông, có tròn một phần ba của mười bốn triệu người Nam Việt Nam sinh sống trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nếu như phần lớn đất đai ở phía Bắc Sài Gòn được phủ bởi rừng xanh quanh năm thì đất ruộng lúa bằng phẳng trải dài ra trước mắt ở trong vùng đồng bằng, có không biết bao nhiêu là nhánh sông, suối, kênh đào xuyên qua. Là vùng có mật độ dân cư cao nhất của Việt Nam, nó là thành trì của Việt Cộng, sân khấu cho sự thành hình và thất bại của nhiều chương trình ấp chiến lược và kế hoạch bình định nông thôn. Phần lớn bệnh nhân bị thương, tàn tật, bị bỏng của chúng tôi đến từ vùng đồng bằng này.
Lúc lái xe đi xuyên qua, vùng này giống như Vườn Địa Đàng, một Thiên Đàng đã trở thành hiện thực. Cây trái, trước hết là chuối, mọc trong sự phong phú vô cùng mà không cần phải làm thêm gì nhiều trong vùng đất có nhiều nước này với khí hậu nóng ẩm của nó. Người ta chỉ cần đưa tay ra để hái chúng. Nông dân xưa nay đã thu hoạch ba lần trong một năm; trong khi đó thì các phương pháp trồng trọt của họ bị chuyên gia nông nghiệp cho là lỗi thời và không có lợi. Qua cố vấn trong quy mô lớn cho những người nông dân – những người mà cũng như tất cả các nông dân khác trên thế giới đều bền bỉ bám chặt vào một khả năng cố chấp và các phương pháp cổ truyền – bây giờ người ta đã thành công trong việc nâng cao sản lượng lên thật nhiều, mặc dù cuộc chiến gây khó khăn rất lớn cho công việc của người nông dân.
“Chính phủ Việt Nam bây giờ xây khắp trong các tỉnh lỵ chi nhánh của một ngân hàng được thành lập chuyên cho nông dân”, một chuyên gia nông nghiệp của USAID kể cho tôi nghe, “và người nông dân đã bắt đầu tiết kiệm những khoảng tiền lớn.”
Nhưng một quan sát khác khiến cho ông rất ngạc nhiên, ông buồn cười không hiểu được và kể lại cho chúng tôi nghe:
“Chúng tôi cố khuyên những người nông dân mua máy cày, những cái sẽ làm cho công việc đồng áng của họ đơn giản hơn và cho phép họ làm việc hợp lý hơn rất nhiều. Chúng tôi cũng tạo điều kiện dễ dàng như chúng tôi có thể để họ mua máy cày. Nhưng họ không mua máy cày mà mua trâu, và nếu như họ đã có trâu rồi thì họ lại càng mua thêm nhiều trâu nữa.”
Người nông dân, người cày ruộng với con trâu của mình, là biểu tượng của châu Á. Từ tất cả những nước châu Á mà tôi đã đi thăm, Thái Lan, Campuchia, Singapore, Tân Giới của thuộc địa Hongkong và Đài Loan, Cộng hòa Trung Hoa, không có một đất nước nào để lại trong ký ức tôi hình ảnh của một chiếc máy cày trên đồng ruộng. Nhưng luôn luôn và ở khắp mọi nơi là trâu; trâu nằm dưới nước, chỉ ló mắt và mũi ra khỏi mặt nước; trẻ chăn trâu, bé tí xíu giữa những thân hình đồ sộ màu nâu của các con vật; trâu băng qua đường với sự chậm chạp vô tận, đúng vào lúc người ta vui mừng nhìn thấy được một đoạn đường không có ổ gà và đạp hết chân ga; trâu nằm trong bóng mát nhai lại; trâu thong thả bước đi trong bùn lầy cho tới tận gối của những cánh đồng ruộng, trước cái cày của người nông dân dưới chiếc nón lá hình nón màu vàng nhạt của họ.
Mỗi một thành phố, một vùng đất, một đất nước đều có một hình ảnh đứng đầu tiên trong ký ức, và rồi luôn luôn xuất hiện trong nhận thức khi tôi nghĩ đến đất nước đó. Hình ảnh đó cho châu Á là trâu, cái cày và người nông dân trên những cánh đồng ruộng bao la, hình ảnh tượng trưng cho sự điềm tỉnh, hài hòa và kiên nhẫn; những đặc tính mà chúng ta cảm thấy hết sức đặc biệt như thế ở người Á. Tôi không ngạc nhiên, khi nông dân trong vùng đồng bằng sông Cửu Long mua trâu thay vì máy cày, ngay cả khi nó đi ngược lại với lý lẽ của những lợi nhuận sẽ có được nhiều hơn nữa qua những chiếc máy cày. Những người nông dân đó còn bám rễ sâu ở trong thế giới của họ. Và vì tôi không phải là một chuyên gia nông nghiệp nên tôi vui mừng về việc đó.
Trong đồng bằng, tỉnh lỵ Mỹ Tho là điểm cực Nam mà từ Sài Gòn người ta có thể đến đó một cách tương đối an toàn bằng ô tô vào lúc ban ngày. Trong mùa Thu 1966, ngay sau khi con tàu bệnh viện đến Việt Nam, tôi đã đến thăm bệnh viện tỉnh ở đó. Vào thời đó, làm việc bên cạnh ông giám đốc bác sĩ người Việt là hai bác sĩ phẫu thuật Philippine và hai bác sĩ dân sự người Mỹ. Vài tuần trước đó, một người cha mang đứa con gái mười hai tuổi của ông đến chỗ chúng tôi trên chiếc tàu bệnh viện, đứa bé vì gãy cả hai xương đùi mà đã nằm bốn tháng trời trong bệnh viện này. Người ta không chữa trị gì cho em cả, và các chỗ gãy đã liền lại với nhau trong một kiểu sai lạc kỳ lạ. Sau kinh nghiệm với em gái đó, tôi đã mời ông bác sĩ nội khoa người Mỹ đang làm việc ở Mỹ Tho, người đã đến thăm chúng tôi trên chiếc tàu bệnh viện, cộng tác với chúng tôi, và ông đã mời tôi đến thăm bệnh viện ở Mỹ Tho. Qua chuyến đi thăm đó mới biết rằng người Việt và người Philippine không hài lòng cho lắm với sáng kiến đó của người Mỹ. Người Mỹ này đến Việt Nam trong vòng hai tháng dưới tư cách là bác sĩ dân sự tình nguyện qua một chương trình của Medical Association và đã đóng cửa phòng khám phát đạt của ông ở Hoa Kỳ trong thời gian này. Điều đó, như một hoạt động cá nhân, đã gây nhiều ấn tượng cho tôi, cả ở những lần gặp gỡ sau này với các bác sĩ đó. Nhưng ngay tại chuyến đi thăm ở Mỹ Tho này là đã có thể thấy rõ, rằng thời gian ngắn ngủi đó không đủ để làm quen với các hoàn cảnh đặc biệt của đất nước này. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, người ta cần một khoảng thời gian nhất định để quen với không những các hoàn cảnh sống khác ở Việt Nam mà cả với tính tình và phản ứng tâm lý rất khác biệt của bệnh nhân người Việt. Và phần lớn những ca chữa trị đều kéo dài hơn hai tháng. Mỗi một người kế đến lại phải làm quen lại từ đầu với bệnh nhân, và bệnh nhân cũng không phải lúc nào cũng có thể chuyển sự tin tưởng cần thiết đó sang cho một người xa lạ khác. Cũng có những vấn đề tương tự như thế nảy sinh trong lúc cộng tác với các bác sĩ địa phương.
Trẻ em được điều trị trên tàu Helgoland
Bệnh viện ở Mỹ Tho, cũng như tất cả các bệnh viện Việt Nam khác, thiếu y tá tới mức không thể nào khắc phục được. Thêm vào đó, số nữ y tá ít ỏi có một quan điểm về nghề nghiệp khác với những gì mà chúng ta chờ đợi ở một người nữ y tá châu Âu.
Có lẽ điều đó có liên quan đến việc là khái niệm lòng thương người không tồn tại trong châu Á, cái ở châu Âu là nguồn gốc và nền tảng cho nghề chăm sóc bệnh nhân. Ở châu Á hay châu Phi, khi ai đó không thuộc trong gia đình, dòng họ thì người đó phải tự mình gắng đi tới. Người ta chỉ giúp đỡ thành viên trong dòng họ mình, và dòng họ lo cho thành viên của mình. Ở châu Á, người ta có thể chết trên đường phố, và hàng ngàn người dửng dưng đi ngang qua. Người châu Âu tình cờ đi ngang qua, tuân theo sự thôi thúc của bản thân và cố giúp người ốm hay người bị thương đó, có thể sẽ gặp phải phản ứng thù địch của người dân. Hành động vì lòng thương người gây nên sự ngờ vực ở những người không biết đến nó.
Ai đau ốm đều không chờ đợi sự giúp đỡ từ người lạ. Trong tháng 3 năm 1967, một chiếc máy bay trực thăng vỡ tan ra thành từng mảnh trong sương mù của vùng đồi núi gần Đà Lạt. Chỉ viên phi công chính và phi công phụ là không bị thương tích; ba người khách, hai người Việt và một người da trắng, bị thương nặng, một người bị kẹt dưới những mảnh vỡ của chiếc máy bay trực thăng. Hai người Việt không bị thương bỏ những người bị thương lại và vượt đường mòn về đến Đà Lạt. Họ cũng mang theo khẩu súng duy nhất có ở đó, mặc dù có cọp sống trong vùng này, và những người bị thương không có vũ khí. Khi sương mù tan sau hai ngày và tìm được điểm rơi máy bay, tất cả ba người đều đã chết.
Có lẽ là có một cái gì đó tương ứng với lòng thương người bây giờ đang thành hình trong đất nước lớn nhất của châu Á, trong Trung Quốc của Mao. Với những công cụ và biện pháp mà chúng ta cảm thấy là vô nhân đạo và dưới câu khẩu hiệu “mối nguy hiểm màu vàng” đã dấy lên nỗi lo sợ truyền thống. Mao tiêm nhiễm cho 750 triệu tín đồ của ông, rằng mỗi người cần phải chăm sóc người bên cạnh mình. Có nhiều người ủng hộ luận điểm, rằng chỉ bằng những biện pháp vô nhân đạo của một chính quyền độc tài là mới có thể tạo nên một cuộc sống nhân đạo cho hàng triệu con người của châu Phi và châu Á. Nhưng đối với tôi thì dường như đó là lý lẽ của những người sẽ giận dữ từ chối không sống trong một của những nước đó khi đang có một trong những quá trình như thế diễn ra. Ở cạnh lò sưởi ấm áp thì dễ dàng nói về băng giá hơn. “Tôi muốn phủ nhận quyền được làm những điều bất công và sự khủng bố gắn liền với việc đó của một cuộc cách mạng, ngay cả khi tôi biết rằng phương cách tiến lên dần dần theo kiểu tiến hóa luôn luôn bị ngăn chận lại bởi những thỏa hiệp và những nhà cách mạng sôi nổi khiến cho người ta nhớ đến sự khôi hài bi kịch của một cuộc diễu hành tôn giáo”, Günter Grass viết cho Pavel Kohout. Trong đó, Grass có ý muốn nói đến các hoàn cảnh trong những nước châu Âu. Nhưng tất cả mọi thứ có khác đi nhiều trong những nước đang phát triển không, khi vấn đề là những việc quanh con người?
Tình cảnh ngày nay ở Nam Việt Nam hẳn sẽ là một lý lẽ không tốt cho luận điểm, rằng tham nhũng và nghèo nàn có thể được xóa bỏ bằng sự độc tài tàn bạo. Chúng ta chỉ cần nhớ lại rằng tất cả những thước đo luân thường đạo lý vào cuối Đệ nhị Thế chiến đã bị dịch chuyển đi như thế nào trong châu Âu; ở Việt Nam, chiến tranh đã thống trị con người lâu hơn thời đó ở châu Âu nhiều.
Ở châu Á và châu Phi, nghề y tá đồng nghĩa với việc thuộc vào trong một tầng lớp trên của xã hội, và trọng tâm của công việc làm là cung cấp sự trợ giúp về mặt y học cho bệnh nhân với tiêm thuốc, thuốc uống, vân vân, chứ không phải là sự chăm sóc cho bệnh nhân. Việc này được thân nhân người bệnh đảm nhận trong các bệnh viện Việt Nam, những người ở trọ như thế nào đó trong khu vực bệnh viện. Các thân nhân chăm sóc, làm giường, đổ bô cho bệnh nhân. Người ta nấu trong một gian bếp chung có trong mỗi một bệnh viện lớn. Vì người thân của bệnh nhân không hề có một ý tưởng nhỏ nhất nào về vệ sinh, nên hình ảnh của các gian phòng chứa bệnh nhân, được thành lập với một ngân sách quá ít, khiến cho người ta rất lấy làm phiền muộn. Nói chung là không có y tá trực đêm, về ban đêm bệnh nhân tự lo lấy cho mình, và ai đã có lần nằm ốm nặng trong bệnh viện thì đều có thể tưởng tượng được điều đó có nghĩa là gì. Việc được mô tả ở đây là quy luật chung, nhưng có những ngoại lệ. Tôi biết một vài người phụ nữ Việt Nam, trong số đó là một trong những người đứng đầu của đất nước này, đã hy sinh chăm sóc cho bệnh nhân như thế nào.
Không ảnh Mỹ Tho 1967-68
Ở Mỹ Tho, người Mỹ đã xây một nhà phẫu thuật theo cùng kiểu như ở phần lớn các bệnh viện tỉnh. Được bố trí ở xung quanh một gian phòng chung là hai phòng mổ, một phòng tiệt trùng, một phòng điều trị không nằm lại và ở giữa đó là những gian phòng quần áo, giặt giũ, vân vân. Tất cả các nhà phẫu thuật mà tôi đã nhìn thấy được thành lập và trang bị không hơn mức tạm thời là bao nhiêu và được bảo trì một cách thiếu thốn. Không chỉ thiếu tiền mà hầu như khắp mọi nơi vẫn thiếu nhân sự có chuyên môn và tinh thần trách nhiệm.
Mỹ Tho, với một hậu phương do Việt Cộng làm chủ, vào thời gian đó là một thành phố nhỏ không có tầm quan trọng về quân sự, hầu như không có các hoạt động khủng bố. So với Sài Gòn, nó đối với chúng tôi giống như một thành phố trong hòa bình. Bề ngoài của nó mang vẻ chiến tranh ít hơn nhiều khi so với các tỉnh lỵ ở miền Trung Việt Nam. Cuộc sống hàng ngày diễn ra một cách thanh bình, giao thông khiến cho người ta nghĩ đến giao thông của một hòn đảo ở biển Bắc mà người ta đã cấm ô tô ở trên đó. Ở cạnh sông, một nhánh to của sông Cửu Long, trước cái nhà hàng duy nhất bán thức ăn kiểu Pháp, có độ một tá tàu tuần tra Mỹ bập bồng trên làn nước màu vàng chảy chậm chạp. Những chiếc tàu này, với đội lái Mỹ và cảnh sát Việt trên tàu, kiểm soát tàu thuyền trên những con đường nước chằng chịt của vùng đồng bằng. Cảnh sát Việt Nam leo qua những chiếc thuyền nhỏ lắc lư và những chiếc tàu lớn có con mắt huyền bí ở mũi tàu được khắc hình để kiểm soát chúng. Người Mỹ chỉ nhìn thấy nhiệm vụ của họ là giúp các viên cảnh sát lại có được sự kính trọng ở người dân của họ. Một ngày nào đó, người Việt phải đi tuần tra một mình. Phần lớn các hoạt động của người Mỹ đều có định hướng, rằng đến một ngày nào đó chúng cần phải được người Việt tiếp tục thực hiện. Nguyên tắc này, cái được cố gắng đạt đến ở tất cả các dự án giúp pháp triển, rõ ràng là tốt và đúng. Nhưng thường hay có một ý nghĩ sai lầm về việc sau bao nhiêu lâu thì cần phải bàn giao lại. Ví dụ như một bệnh viện, cái mà người ta phải đào tạo dần dần nhân viên cho nó, theo tôi chỉ có thể bàn giao lại sớm nhất là sau mười năm, với điều kiện là các ‘counterparts’ thích hợp, đối tác bản xứ, có thể được đào tạo ngay từ đầu.
Sau khi tham quan bệnh viện ở Mỹ Tho, người Mỹ đó mời tôi về căn nhà tiện nghi mà ông ở trong đó cùng với các chuyên gia Mỹ khác. Một trong những người sống cùng nhà nói tiếng Việt tương đối tốt và phô diễn không thể không nghe được điều đó với bà nấu bếp.
Người bác sĩ, một người đàn ông to lớn, rõ ràng là mắc một bệnh nào đó khiến cho hai tay của ông run mạnh, kể cho tôi nghe về công việc làm của ông. Ông đã bay bằng máy bay trực thăng đến các ngôi làng ở trong vùng để tiêm chủng cho người dân. Ông trải một tấm bản đồ ra trên đầu gối của mình, cái lại bị gió của chiếc quạt ở trên trần nhà gấp lại liên tục, để chỉ cho tôi xem từng nơi mà ông đã làm việc ở tại đó.
“Đây này, anh xem này, đây là Mỹ Tho”, ông nói, “còn đây, mười kilômét về phía Tây, là nơi tôi đã đến vào ngày hôm qua để tim ngừa dịch hạch cho người dân. Tất nhiên là với trực thăng. Còn ở đây”, ngón tay trỏ run run của ông vẽ một vòng tròn lớn trên tấm bản đồ ở phía Tây của Mỹ Tho, “ở đây là ‘free bombing zone’.” Vào thời gian đó, tôi ở trong đất nước này còn chưa lâu lắm và nhìn ông không hiểu.
“Free bombing zone có nghĩa là tất cả các máy bay trở về đều có thể quẳng những quả bom còn lại của họ xuống đó, vì ở đó chắc chắn là không có quân đội đồng minh.”
Trên đường trở về Sài Gòn, người ta chạy qua tỉnh lỵ Long An. Nó không khác gì mấy khi so với Mỹ Tho. Bệnh viện với cùng những khoa giống như thế và với ngôi nhà mổ giống như thế được điều hành bởi các bác sĩ quân đội Mỹ và một bác sĩ phẫu thuật người Việt được đào tạo ở Bỉ. Vào cuối tuần và ngày lễ không thể liên lạc với các người Mỹ được. Chiếc xe cứu thương VW, cũng như năm mươi chiếc khác trong đất nước này là một quà tặng của nước Cộng hòa Liên bang [Đức], vẫn còn có thể hoạt động được và ở đây cũng còn phục vụ cho mục đích thực sự của nó, tức là chuyên chở người bệnh. Trong các tỉnh lỵ khác, tôi đã nhìn thấy xe cứu thương chuyên chở chủ yếu là rau quả, xi măng hay bất cứ những thứ nào khác và lo cho chuyến đi chơi vào ngày chủ nhật cho giám đốc bệnh viện. Từ vùng xung quanh Long An, nơi có nhiều giao tranh vào đầu 1967, chúng tôi nhận được phần lớn các bệnh nhân bị thương vì chiến tranh. Hầu như tất cả trẻ em bị thương tích từ chiến tranh của chúng tôi đều đến từ vùng này, và thường là trẻ em mồ côi.
Ở ranh giới thành phố của Sài Gòn, người ta đi ngang qua một đồn cảnh sát đã bị một đơn vị Việt Cộng gồm một trăm người đột kích vào giữa ban ngày và đã bị phá hủy. Lần tấn công tương đối quan trọng này của Việt Cộng là chuyện ưa được bàn tán cả một thời gian dài trong Sài Gòn, vì ít ra thì đồn cảnh sát đó đã ở trong cái được gọi là vùng an toàn. Người ta nói đùa rằng viên cảnh sát trưởng hẳn đã không trả tiền thuế của mình cho Việt Cộng.
Năm 1804, Hoàng đế Gia Long xây một thành phố mà đúng là có thể xem như một trong những công trình xây dựng đáng khâm phục nhất của thế giới. Ngọ Môn nổi tiếng, ‘Cổng Giữa Trưa’, chỉ được mở ra cho chính hoàng đế. Khi một người khách muốn vào đến ngai vàng trong điện Thái Hòa, người đó phải đi qua bảy cái sân lộng lẫy giữa một hàng lư hương khổng lồ và có lẽ là qua một giàn chào của những người trong cung đình trong một đường thẳng đến chiếc ngai vàng nằm ở vị trí cao hơn. Ở cuối của bảy cái sân đó, người đó sẽ bị các minh chứng cho uy quyền của hoàng đế áp đảo cho tới mức chỉ còn lại sự thần phục: thật là một sự phô diễn của tâm lý học ứng dụng, know-how châu Á. Xung quanh hoàng thành, các hoàng đế đã xây những lăng mộ đầy ấn tượng đó ngay từ lúc còn sống. Họ kiến lập bên cạnh đó những cái hồ sen và những cái đình xinh xắn mà họ đã lấy ở đó cảm hứng cho những bài thơ hay nhất trong thi ca rất phong phú của Việt Nam. Các lăng của hoàng đế Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh và Khải Định là những thành phố nhỏ và hầu như còn đáng để khâm phục nhiều hơn là chính hoàng thành nữa.
Huế ngày nay vẫn còn được xem là trung tâm về tinh thần của Việt Nam. Vị trí thuận lợi của nó, truyền thống của nó và tinh thần của nó đã khiến cho nó trở thành một địa điểm lý tưởng cho một trường đại học. Năm 1957, một trường đại học cũng được thành lập với sự giúp đỡ của các nước khác, và từ 1961 cũng có một đội ngũ nhỏ của các bác sĩ Đức cố gắng xây dựng khoa Y. Với sự quan tâm lúc nhiều lúc ít từ phía chính phủ Đức và sáng kiến xây dựng lúc nhiều lúc ít của phía Việt Nam, những người Đức đó thường có cảm giác như đang chiến đấu trong một trận đánh đã thất bại. Mưu đồ đủ kiểu và hành động hẹp hòi của những người trưởng khoa đã ngăn cản không cho trường đại học này có được sự ổn định và danh tiếng. Có lẽ chính là vì tinh thần của họ và tiềm năng mang lại sự bất ổn của họ, như cũng đã xảy ra qua phong trào Phật giáo, mà Huế bị chính phủ trung ương ở Sài Gòn nhìn một cách nghi ngại và hầu như không hề giúp đỡ gì. Nhưng không chỉ như thế: tôi hỏi sếp của một bệnh viện ở Sài Gòn và cũng là thành viên của khoa ở Sài Gòn: “Thật ra là vì lý do gì, khi Huế không tiến lên được, khi ở đây không có gì là thành công thật sự trong việc xây dựng khoa? Tại sao từ Sài Gòn anh lại giúp đỡ Huế ít đến như thế?”
“Điều đó hoàn toàn đơn giản”, ông nói, “chúng tôi không có quan hệ với Huế. Chúng tôi không hiểu được người dân ở đó, họ xa lạ đối với chúng tôi. Tôi biết là chính phủ của các anh đã cố gắng rất nhiều ở Huế. Nhưng trường đại học ở Huế không có tương lai đâu. Chính phủ của các anh tốt hơn là nên tham gia xây dựng trường đại học ở Cần Thơ, đó là một việc thú vị và có ý nghĩa.”
Cần Thơ là một tỉnh lỵ ở đồng bằng sông Cửu Long, ở phía Tây Nam của Sài Gòn, và người nói chuyện với tôi xuất thân từ Cần Thơ.
Trong mùa Thu 1967, người ta tuyên bố rằng đội ngũ bác sĩ Đức ở Huế sẽ được gọi về nước. Quyết định này của Bộ Hợp tác Kinh tế được giới báo chí quan tâm đúng mức. Rõ ràng là đã phí mất số tiền chi trong sáu năm trời cho dự án này. Nhưng người dân trả thuế nhiều lắm là chỉ bực dọc – có lý do chính đáng – về việc đó vào buổi tối, sâu trong chiếc ghế bành bên cạnh cái lò sưởi trung tâm của mình, ly rượu cognac không vì vậy mà ít ngon hơn. Nhưng công việc làm cực nhọc sáu năm trời của ba bác sĩ dưới những điều kiện sống và làm việc mà không ai trong châu Âu ôn hòa có thể tưởng tượng được, qua đó đã trở thành vô giá trị như một tờ báo lá cải của ngày hôm qua, và điều đó thì nhiều hơn là đáng để bực mình.
Đường Trần Hưng Đạo ở Huế, 19.04.1967, Hình của Dan Arant
Ở bờ Nam của sông Hương, trong khu ‘Pháp’ của thành phố, Tổng thống Diệm đã cho xây một khách sạn rất đẹp, hiện đại. Sau vụ đảo chính ông, nó được quân đội Việt Nam sử dụng cả một thời gian dài như là trại lính. Khi tôi sống trong đó vào tháng 3 năm 1966, nó vừa mới được quân đội trao trả lại. Từ cửa sổ, người ta có một tầm nhìn không thể nào quên được xuống Rivière de Parfum, xuống hòn đảo nhỏ có cây giống như cây liễu, xuống những chiếc thuyền chậm chạp đi qua và những đóa hoa sen ở cạnh bờ, xuống thành phố ở bên kia sông với những ánh sáng nhiều màu của nó và hình bóng những căn nhà nhỏ bé của nó. Ở đây, bất thình lình tôi nhận ra cảnh vật đã làm mẫu cho những người họa sĩ Trung Hoa cổ xưa, và tôi có cảm giác như mình đang ở sâu trong châu Á. Nhưng cái nhìn qua con sông lúc đó là điều thu hút duy nhất mà khách sạn đó có được. Không có nước chảy ra từ vòi nước, muỗi kêu vo ve tự do qua những cái lổ thủng của màn ngủ, và các con gián tụ họp lại trên sàn nhà dơ bẩn. Nhà vệ sinh bị nghẹt và tỏa ra một mùi thối ghê tởm. Nhưng chẳng bao lâu sau đó tất cả đã được sửa chữa lại, tới mức cuối cùng Việt Cộng xem cái khách sạn đó như là một mục tiêu đáng để phá rối, xuôi dòng xuống trên tàu trong tháng Năm năm 1967 và cố cho nổ tung nó lên nhưng chỉ thành công có mức độ. Sau đó, những người Âu sống trong khách sạn mới nhớ lại rằng không còn nhìn thấy một người Việt nào vào lúc sắp bị đột kích.
Ngay bên cạnh sân bay Huế, người ta đã đào công sự cho một khẩu đội trọng pháo Mỹ. Trong những khoảng cách thất thường, các khẩu đại pháo bắn vào những mục tiêu nào đó trên đồng ruộng hay vào trong khu rừng rậm gần đó, hay họ cứ bắn bừa vào một vùng đất trên bản đồ mà họ đã không gây xáo trộn ở đó từ ít lâu nay rồi. Khi chiếc máy bay mà người ta ngồi ở trong đó cất cánh lên khỏi phi đạo, người ta có thể nhìn thấy những toán đi tuần tra của Thủy quân Lục chiến, có nhiệm vụ bảo vệ khu vực sân bay, đang bước đi khó nhọc trên các đụn cát.
Có một con đường đi từ Huế theo hướng Tây Bắc ra đến làng Quảng Trị, trước kia là một phần của Quốc lộ 1 và là một liên kết quan trọng lên miền Bắc. Sau những trải nghiệm cay đắng, lính của quân đội Pháp đã đặt tên cho nó là “la rue sans joie”, con đường không vui. Ngay từ trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, vùng này đã nằm chắc trong tay của Việt Minh, những người đã xây dựng một hệ thống địa đạo và chỗ trú ẩn trong lòng đất. Năm 1953, người Pháp trong một chiến dịch có quy mô lớn đã cố gắng giải phóng vùng này khỏi những người Cộng sản, và đã tiến quân vào chỗ không người. Các du kích cơ động đã kịp thời tránh đi nơi khác.
Bernard Fall gọi quyển sách về cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và bắt đầu lần thứ hai của ông là “Street without Joy”. Fall được xem như là người am hiểu tốt nhất lịch sử đương đại của Đông Dương, một nhà văn xuất sắc. Là thành viên của lực lượng kháng chiến trong nước Pháp, anh sau này sang Mỹ và đã xem việc phân tích vấn đề Đông Dương như là nhiệm vụ của cuộc đời mình. Do những ý kiến của anh thường không trùng hợp với các ý kiến chính thức của Mỹ nên anh không được Lầu Năm Góc ưa thích cho lắm, nhưng lại được coi trọng vì những kiến thức sâu sắc của anh về tình hình ở Việt Nam. Lính Mỹ ở Việt Nam thì khâm phục anh vô biên, vì anh không những có thể nêu ra được toàn bộ các sự kiện quân sự ở Việt Nam với tất cả các đơn vị đã tham gia, mà còn có thể trích dẫn các văn kiện tương ứng để làm bằng chứng. Bernard Fall, người ta cho là thế, lúc nào cũng có lý trong một cuộc cãi nhau. Tôi quen anh vào một buổi chiều tối trong một nhóm bác sĩ và nhà báo. Với gương mặt Do Thái thông minh của anh, kính đồi mồi sậm màu, tính sống động thuyết phục của anh, anh trông trẻ hơn là số tuổi 40 mà anh thật sự có. Trung thành với tiếng tăm của mình, tại câu chuyện của chúng tôi, lý lẽ của anh về sự can thiệp của Hoa Kỳ vào trong Việt Nam là rõ ràng và mang nhiều tính thuyết phục. Anh cực lực chống lại luận điểm, rằng với Việt Nam, toàn bộ Đông Nam Á sẽ rơi vào tay của những người Cộng sản khi người Mỹ rút lui.
Hai ngày sau câu chuyện của chúng tôi, Bernard Fall tham gia một cuộc tuần tra của Thủy quân Lục chiến, giống như số ít những nhà báo quan tâm đến những gì diễn ra thật sự. Một phần của đội tuần tra dẫm phải mìn, trong số những người chết là Fall. Đội tuần tra đó ở trong một vùng nằm ngay bên cạnh Quốc lộ 1, ‘Street without Joy’.
Quốc lộ 1 đi từ Huế khoảng 100 kilômét về hướng Đông Nam vào Đà Nẵng. Hiếm còn có người nào dám đi trên đoạn đường này. Điều đó ít có liên quan đến lòng can đảm và tính trung lập, nhiều hơn là với tính cẩn thận hay khinh suất. Mìn không phân biệt giữa bạn và thù.
Năm 1858, quân đội thuộc địa Pháp đổ bộ xuống ở đây và xây dựng Tourane. Cho tới khi Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất chấm dứt, đó là một tỉnh lỵ nhỏ và phát đạt với 100.000 người dân. Người Pháp thích sống ở đây, và nhiều người Việt cho tới ngày nay vẫn còn gọi nó là Tourane. Nhưng hiện giờ thì nó đã trở thành Đà Nẵng, và là Đà Nẵng, nó ngày càng có tầm quan trọng nhiều hơn, không chỉ là trọng điểm để người Mỹ tiến hành chiến tranh ở miền Trung Việt Nam, mà cũng vì các chương trình xây dựng phần nhiều là sáng kiến của người Mỹ. Dự định sẽ có một trung tâm công nghiệp trong và xung quanh Đà Nẵng. Con số dân cư đã tăng lên 250.000 vì người tỵ nạn và người đi tìm việc làm, tức là gấp hai lần rưỡi. Sài Gòn ngược lại đã tăng lên gấp tám lần. Vì thế mà Đà Nẵng tạo ấn tượng của một ngôi làng bị xáo trộn lên nhiều hơn, nhưng không bị vỡ tung ra như thủ đô. Sự suy tàn ở đây không được che đậy bởi số lượng người đông đảo như ở Sài Gòn. Tất cả đều trống trải hơn, có ít cây hơn. Những cái lỗ trên vữa tường, vôi bong ra, những hàng hiên gỗ đã đổ sập xuống của các căn nhà thuộc địa nhỏ. Trong khi người ta không tiến lên được trong giao thông của Sài Gòn, vì tất cả các đường phố đều kẹt cứng, thì đường ở Đà Nẵng bắt buộc người ta phải chạy chữ chi chậm chạp quanh các ổ gà. Chỉ những căn nhà bằng đá hai tầng, tất cả hầu như đều là công sở, mới dấu mình ở sau những hàng rào lưới và tường bằng bao cát. Các cửa hàng ít ỏi trong trung tâm trông có vẻ nghèo nàn, có lẽ vì chúng với con số ít ỏi của chúng dễ bị kiểm soát hơn và hầu như không bán hàng chợ đen. Những chiếc Honda không chạy ầm ầm thành từng đoàn lớn xuyên qua thành phố. Nhưng trước hết là thiếu một cái, cái thuộc vào hình ảnh của thành phố Sài Gòn: vô số các quán rượu. Khu vực thành phố của Đà Nẵng là ‘out of bounds’ cho lính Mỹ.
Tàu Helgoland ở Đà Nẵng
Về phía Nam của trung tâm có một cây cầu dẫn qua sông đến khu phía Đông của thành phố. Có hàng chục lính Mỹ đứng gác ở cả hai bên giữa những nhịp cầu bằng sắt và bắn vào tất cả những gì trôi tới cây cầu. Đó là một mưu mẹo đã được tiến hành nhiều lần của Việt Cộng, dùng lá dừa ngụy trang cho chất nổ và để cho trôi theo dòng nước đến các trụ cầu. Trên những con sông này, mà thủy triều của biển Đông vào sâu trong đất liền nhiều kilômét, lúc nào cũng có thân cây và cây cỏ lớn nhỏ bị dòng nước cuốn trôi đi.
Ở đầu bên kia của cây cầu là bắt đầu vương quốc của Thủy Quân Lục Chiến, bắt đầu những nơi đóng quân lớn, kho hàng, sân bay quân sự, bờ biển nghỉ mát. Khi gió nổi lên, cát được thổi bay đi như những đám mây qua sự phô diễn dự trữ vật chất của Mỹ này, phủ đầy các chòi gác được bảo vệ bằng những bao cát, và những người lính Mỹ ngồi xuống trên cát. Những cái cần cẩu khổng lồ, xe ủi, xe tăng lội nước biến mất ở đằng sau một tấm màn cát. Mặc dù ít nhìn thấy quân nhân ngay chính trong thành phố, Đà Nẵng bị thống trị hoàn toàn bởi quân đội. Mỗi một cân bánh mì, mỗi một kí lô thịt, mỗi một con ốc vặn, mỗi một lít xăng đều do quân đội mang lại, dỡ xuống và vận chuyển đi. Trong tòa “Voi Trắng” ở cạnh con đường dọc theo bờ biển – một khu nhà vững chắc, được sơn trắng và là trụ sở của bộ tổng chỉ huy – công lý được thi hành, tất cả các chương trình dân sự được lên kế hoạch, được cầm quyền. Các kế hoạch xây dựng Đà Nẵng thành một trung tâm công nghiệp cho miền Trung Việt Nam cũng được chi tiết hóa ở đây. Cần phải tạo việc làm cho nhiều lao động trong phần đất này của đất nước. Người Mỹ đã cùng với chính phủ ở Sài Gòn phát triển ý tưởng này, việc làm rất đúng và tốt. Có nhiều quốc gia tham gia xây dựng. Rất đáng tiếc là đã có thể thấy được ở Đà Nẵng, rằng các dự án giúp đỡ thường không chỉ được quyết định bởi việc có phù hợp với mục đích hay không, mà bản thân nó đã là rất quan trọng rồi, vì từ những lý do về thanh thế mà người ta muốn có mặt ở đó trong bất cứ trường hợp nào. Vì thế mà người Mỹ đã xây lại một phần, làm mới và trước hết là đã mở rộng rất hào phóng bệnh viện tỉnh. Giám mục Đà Nẵng xây một bệnh viện lớn thứ hai trong phần phía Đông của thành phố. Cuối cùng, rất đáng tiếc là trong lúc lên kế hoạch cho bệnh viện Đức, cái có nhiệm vụ thay thế cho chiếc tàu bệnh viện vào một ngày nào đó, người ta cũng đã quyết định cho Đà Nẵng.
Hội từ thiện Công giáo Malterser Hilfsdienst cũng đã tự đặt ra cho mình nhiệm vụ chăm sóc các làng tỵ nạn ở xung quanh Đà Nẵng. Những người thợ mộc, thợ nguội, y tá và bác sĩ trẻ tuổi sống và làm việc nhiều tháng trời dưới những điều kiện hết sức đơn sơ, lập những trạm y tế nhỏ trong các trại, cố gắng xây nhà bệnh viện và kiến lập những điều kiện vệ sinh trong các ngôi làng tỵ nạn với lòng kiên nhẫn đáng khâm phục. Đó là một cuộc chiến đấu chống lại những cái cối xay gió, nếu như người ta nhìn đến nhiệm vụ thật to lớn đó, cái mà bây giờ họ cố gắng thực hiện nó từ ‘bộ tổng chỉ huy’ do họ tự xây lên ở Hội An.
Bệnh viện tỉnh bây giờ hiện đang có trên bốn trăm năm mươi giường vào đầu 1967. Kể cả vùng lân cận được tính toán hơi hào phóng một chút với một triệu rưỡi tới hai triệu rưỡi dân cư thì con số giường bệnh đó còn xa mới đủ. Các bệnh viện lớn của Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến ở gần đó tuy cũng hay tiếp nhận thường dân người Việt, nhưng điều đó hẳn không thể làm thay đổi một cách cơ bản tỷ lệ đó. Con số giường bệnh được sử dụng trung bình cũng tương ứng như thế: 700 bệnh nhân cho bốn trăm năm mươi giường. Điều đó có nghĩa là hầu như tất cả các giường bệnh đều có hai bệnh nhân. Vào đầu 1967 có mười bác sĩ Mỹ và hai bác sĩ Việt Nam làm việc trong bệnh viện này: mỗi ngày bên cạnh tất cả mọi việc khác có mười lăm ca mổ lớn được tiến hành.
Cách các tòa nhà với những khoa quá tải như thế một vài bước chân là một căn lều cho bệnh nhân tư của năm bác sĩ hành nghề trong thành phố với nhiều giường trống. Ban hành chính của bệnh viện, cũng như phần lớn các ban hành chính bệnh viện trên thế giới, đều buộc phải tiếp nhận bệnh nhân trả tiền càng nhiều càng tốt, và những người mà chia sẻ hai người một giường bệnh thì không có tiền. Họ thường được chở bằng máy bay từ vùng lân cận đến đây, vì chỉ có thể đến được với phần lớn làng mạc trong tỉnh qua đường không. Ở phía bên kia của những doanh trại quân đội to lớn là vùng có chiến sự. Vì thế mà các phi đội trực thăng chở bệnh nhân và người bị thương trong những chiếc ‘chopper’ của họ và mang những người đó về Đà Nẵng.
Sân bay ‘dân sự’ ở phía Tây Nam của thành phố, bên cạnh sân bay Tân Sơn Nhứt ở Sài Gòn, tranh giành với Kennedy Airport tại New York về tần số cất cánh và hạ cánh lớn nhất thế giới. Từ một ngôi nhà bằng gỗ ván có diện tích mười mét nhân mười mét, cái đóng vai trò của một tòa nhà cảng hàng không cho giao thông dân sự với một vẻ nghiêm trang thật buồn cười, người ta nhìn những chiếc máy bay đủ các cỡ và các kiểu có thể nghĩ ra được đang hạ cánh, cất cánh, hạ cánh xuống hai đường băng. Thỉnh thoảng, một trong số các phi công đang đáp xuống phải cất cánh lên ngay tức khắc, để đừng đâm sầm vào chiếc máy bay ở phía trước mình. Ở giữa đó có những chiếc trực thăng bay lơ lững cách mặt đất vài mét. Máy bay tiêm kích Phantom hạ xuống nhẹ nhàng như không có trọng lượng với một cái ấn nhẹ cuối cùng xuống cây điều khiển, đuôi khói nhỏ màu xanh bám nhiều giây liền ở phía sau bánh xe, khi cao su chạm xuống bê tông. Những chiếc dù hãm nhiều màu được thổi căng ra nhảy múa trên đường băng, máy bay chậm dần đi cho tới đầu kia của phi đạo; hơi thổi của tuốc bin đẩy những chiếc dù đã được tháo ra vào một cái lưới thu, và những chiếc máy bay tiêm kích chậm chạp lăn ngang qua ngôi nhà gỗ đến nhà chứa máy bay, kính buồng lái được đẩy cao lên, phi công vẫy tay qua phía bên này, trông có vẻ thoải mái, vui vẻ. Họ đã ở trên Bắc Việt Nam với những cỗ máy giết người đó, cái chỉ phục vụ cho sự tàn phá và hủy diệt, họ đã ném những trái bom của họ xuống ‘những nơi tụ tập của Việt Cộng’ đúng ở cực điểm của cái hình parabôn nhìn từ xa trông rất đẹp của chiếc máy bay đang lao xuống của họ? Người ta vẫy tay chào họ với một ít sự ghê sợ. Nhưng có ‘đứa bé’ nào của thế kỷ này mà lại không bị thu hút bởi màn trình diễn kỹ thuật đó trên sân bay Đà Nẵng?
Chợ Hàn, Đà Nẵng 1967. Hình của Van Kley
Dẫn đến Hội An – một giờ ô tô về phía Nam của Đà Nẵng – là một con đường xuyên qua những cánh đồng ruộng bao la, và chỉ trong mùa khô thì mới có thể đi lại được trên con đường này một cách không có khó nhọc cho lắm. Rải rác đó đây có những mô đất nhô cao lên khỏi những cánh đồng ngập nước, cao như người, với một lớp đất có cỏ ở rìa trên, giống như một cái đầu cạo trọc ở đỉnh của các tu sĩ: những ngôi mộ. Người Việt Nam thờ ông bà phải chôn cất người chết của họ trên ruộng đất riêng của họ, nếu không thì linh hồn của người chết không thể an nghỉ được mà phải chịu kiếp thang lang mãi mãi. Lúa được trồng quanh những ngôi mộ, và trên một vài cánh đồng, chúng đã chiếm hơn nửa diện tích trồng. Một ngày nào đó, khi có một cuộc cải cách ruộng đất được thực hiện ở đây với những biện pháp dân chủ, các ngôi mộ đó sẽ là một vật cản nghiêm trọng. Có người nông dân nào mà lại muốn đưa ra đất đai có chôn cất tổ tiên của họ ở trên đó?
Làng Hội An là một căn cứ quân sự chủ yếu của quân đội Việt Nam. Trước trụ sở của viên chỉ huy, cái tất nhiên được bảo vệ bằng hàng rào lưới và bao cát như thường lệ, có một người đàn ông đã xuất hiện cạnh người lính gác vào một ngày nào đó, người ta kể lại cho tôi nghe như thế, và đã hỏi thăm thật chính xác về các lối vào, lối ra và số lượng người của từng căn nhà một. Người lính gác giải thích cho ông mọi điều mà không hề ngờ vực gì. Vài ngày sau đó, người đàn ông đã trở lại vào lúc đêm khuya với một đơn vị Việt Cộng mà ông trực thuộc. Vào buổi sáng hôm sau, căn cứ đó chỉ còn là một đống đổ nát,
Chiếc trực thăng có nhiệm vụ mang chúng tôi từ Hội An sang An Hòa, cũng thuộc trong vùng hoạt động của hội Malteser, đã bay đi sớm hơn dự định. Nhưng trên cái sân bay dã chiến nhỏ đó còn có hai chiếc trực thăng Sikorsky cũ không có huy hiệu. Rồi sau đó người ta mới biết rằng chúng thuộc Không quân Việt Nam. Các phi công thân thiện sẵn sàng chở chúng tôi đến An Hòa, mặc dù đó không phải là mục tiêu của họ. Những chiếc Sikorsky lắc lư một vài mét trên đường băng, giống như những con chim nước nặng nề phải dùng chân phụ thêm một chút vào lúc cất cánh, trước khi chúng bay lên và rồi đi về phía Đông Bắc trên những ngọn đồi núi thấp xanh tươi. Thật là một niềm an ủi, khi từ phía sau nhìn ngắm những chiếc giày ủng của các viên phi công đang ngồi trên ghế ở vị trí cao hơn trong những chiếc máy bay loại này, những người đang nhẹ nhàng điều khiển các cần đạp của họ như những người chơi đàn ống. Vì cái cửa đẩy để đi ra ngoài không đóng lại được, dây an toàn ở ghế ngồi rõ ràng là thứ xa xỉ đối với Không quân Việt Nam, chỗ gắn bình cứu hỏa trống rỗng và có nhiều dây điện đu đưa, bị giật đứt, mất đi trong luồng gió bay.
Chúng tôi đáp xuống trên một ngọn núi bên cạnh một cứ điểm quân sự, tức là các phi công giữ cho chiếc máy bay gần chạm đất, và chúng tôi nhảy ra; tí nữa thì đã trúng phần tản nhiệt của một chiếc Jeep đóng đầy bùn đất, vừa được một người Mỹ chỉ mặc mỗi cái quần, đỏ au vì ánh nắng mặt trời, vất vả dừng lại trong đám bụi.
“Các anh muốn gì ở đây chứ, mẹ kiếp”, ông quát chúng tôi, “các anh phải báo trước chứ, mẹ kiếp. Tí nữa thì tôi đã bắn hạ mấy con chim khốn kiếp này rồi. Các anh phải báo trước.”
Vùng An Hòa rất đẹp, đồi núi có rừng bao phủ nằm xung quanh một thung lũng xinh đẹp, giữa núi đồi có những hồ nước nhỏ, xanh trong. Nhưng khắp nơi là các pháo đài bằng bao cát của Thủy quân Lục chiến, thường xuyên có giao tranh ở gần đây. Máy bay trực thăng và những chiếc máy bay nhỏ một động cơ bay tuần tra qua những vùng đất xanh tươi của rừng rậm, bay vòng tròn, rồi tiếp tục bay đi: nơi thơ mộng đã trở thành địa ngục.
Một người Mỹ khác, cũng chỉ mặc quần và mang ủng, chở chúng tôi bằng chiếc xe Jeep đến nơi chúng tôi muốn tới. “Chạy cẩn thận đấy, không phải là xe tăng đâu”, người thứ nhất gọi ông thật to và rồi nói với chúng tôi: “Ông ấy chỉ huy xe tăng.”
Chúng tôi đi ngang qua một trung đội lính Mỹ, đang mệt mỏi đi bộ thành hàng dài ở hai bên đường để trở về trại của họ. “Họ vừa mới chạm địch. Có hai thương vong.”, viên chỉ huy xe tăng của chúng tôi nói qua tiếng ồn của động cơ chiếc Jeep. Người ta nhìn những người lính đó thêm một lần nữa, họ vừa mới thoát chết.
Trong thung lũng của ngôi làng An Hòa nhỏ bé đang thành hình một ‘khu liên hợp’, một phần của kế hoạch công nghiệp hóa miền Trung Việt Nam, được xây dựng với tiền của nước Đức và nước Pháp và được người Việt tiến hành. Từ khi Thủy quân Lục chiến đóng quân ở An Hòa và bảo đảm về an ninh, sản xuất cũng bắt đầu khởi động chậm chạp. Đến một ngày nào đó, hóa chất và xi măng dự định sẽ được sản xuất ở đây. Cho tới nay, máy móc đang rỉ sét ở Sài Gòn, vì không ai có thể mang chúng đến An Hòa. Lực lượng Thủy quân Lục chiến bây giờ muốn đảm nhận việc đó, bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ và có đủ năng lực.
Trở về đến Đà Nẵng là hai mươi phút máy bay trực thăng, thế nhưng viên phi công đảo vòng một lúc lâu ở gần một mỏ than, nơi người ta khai thác lộ thiên than nâu, và quan sát một chiếc máy bay trực thăng thứ hai hay hoạt động xa tít phía dưới chúng tôi. Phong cảnh đồi núi thấp xanh tươi đó nghiên về phía chúng tôi trong những đường bay nghiên, trở lại ngang bằng khi bay thẳng, với những đám mây nhỏ của những quả đạn đại bác, hỏa tiễn và bom đang nổ tung ra, bông gòn trong màu xanh đều đặn.
Thỉnh thoảng người ta bay với một chiếc máy bay hành khách của Air Vietnam, ví dụ như từ Sài Gòn ra Huế, và uống, bị kẹp cứng trong chiếc ghế chật chội, một ly nước cam hay Coca-Cola, vì chiếc máy bay ở Tân Sơn Nhứt phải chờ trước đường băng trên một giờ đồng hồ và người ta đổ mồ hôi thành dòng trong cái lồng bằng kim loại đó. Bất thình lình, hành khách chộn rộn, ai cũng cố nhìn ra ngoài cửa sổ máy bay. Ở bên ngoài, mặt trời buổi chiều chiếu xuống phong cảnh rừng rậm đồi núi xanh tươi. Cho tới tận chân trời chẳng có gì ngoài rừng cây. Nhưng rồi ở ngang phía bên trái, xa tít phía dưới như món đồ chơi, có thể nhận thấy được hai chiếc máy bay óng ánh bạc, đang lao theo một đường dốc, như chơi đùa và dường như không có trọng lượng, xuống cái diện tích có màu xanh đó, quay lên bầu trời trong một đường cong rộng, lại lướt xuống đất một cách chính xác. Và ở mỗi lần như thế, khi họ đã qua được điểm thấp nhất trong đường bay của họ, có một tia chớp lóe lên trong màu xanh của rừng, và một đám mây nhỏ màu trắng phủ lên đó vài giây sau đó. Một màn trình diễn khủng khiếp, cái mà người ta theo dõi như khán giả trong sự an toàn dễ chịu từ trên cao. Tôi nhớ lại lúc còn bé mình đã vài lần đứng ở đầu bên kia như thế nào, trên sân khấu, cái mà phi công của những cỗ máy bây giờ trông giống như những món đồ chơi kia đang nhắm đến. Ở bên cạnh của một cây cầu xa lộ, tôi đã ép mình vào lớp cỏ của một cái hào nước, trong khi những chiếc máy bay cường kích óng ánh bạc giống thế, Jabo như [người Đức] chúng ta thường gọi, từ trên trời lao xuống. Tiếng nổ tung của những quả bom của họ, những tiếng nổ đó đã đào sâu vào trong ký ức của tôi cả đời người, và những con người tít ở phía dưới chúng tôi cũng sẽ không cảm giác khác gì hơn.
Long An 1967. Hình của Larry Burrows
Ở phía Nam của Sài Gòn, giữa Campuchia và biển Đông, có tròn một phần ba của mười bốn triệu người Nam Việt Nam sinh sống trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nếu như phần lớn đất đai ở phía Bắc Sài Gòn được phủ bởi rừng xanh quanh năm thì đất ruộng lúa bằng phẳng trải dài ra trước mắt ở trong vùng đồng bằng, có không biết bao nhiêu là nhánh sông, suối, kênh đào xuyên qua. Là vùng có mật độ dân cư cao nhất của Việt Nam, nó là thành trì của Việt Cộng, sân khấu cho sự thành hình và thất bại của nhiều chương trình ấp chiến lược và kế hoạch bình định nông thôn. Phần lớn bệnh nhân bị thương, tàn tật, bị bỏng của chúng tôi đến từ vùng đồng bằng này.
Lúc lái xe đi xuyên qua, vùng này giống như Vườn Địa Đàng, một Thiên Đàng đã trở thành hiện thực. Cây trái, trước hết là chuối, mọc trong sự phong phú vô cùng mà không cần phải làm thêm gì nhiều trong vùng đất có nhiều nước này với khí hậu nóng ẩm của nó. Người ta chỉ cần đưa tay ra để hái chúng. Nông dân xưa nay đã thu hoạch ba lần trong một năm; trong khi đó thì các phương pháp trồng trọt của họ bị chuyên gia nông nghiệp cho là lỗi thời và không có lợi. Qua cố vấn trong quy mô lớn cho những người nông dân – những người mà cũng như tất cả các nông dân khác trên thế giới đều bền bỉ bám chặt vào một khả năng cố chấp và các phương pháp cổ truyền – bây giờ người ta đã thành công trong việc nâng cao sản lượng lên thật nhiều, mặc dù cuộc chiến gây khó khăn rất lớn cho công việc của người nông dân.
“Chính phủ Việt Nam bây giờ xây khắp trong các tỉnh lỵ chi nhánh của một ngân hàng được thành lập chuyên cho nông dân”, một chuyên gia nông nghiệp của USAID kể cho tôi nghe, “và người nông dân đã bắt đầu tiết kiệm những khoảng tiền lớn.”
Nhưng một quan sát khác khiến cho ông rất ngạc nhiên, ông buồn cười không hiểu được và kể lại cho chúng tôi nghe:
“Chúng tôi cố khuyên những người nông dân mua máy cày, những cái sẽ làm cho công việc đồng áng của họ đơn giản hơn và cho phép họ làm việc hợp lý hơn rất nhiều. Chúng tôi cũng tạo điều kiện dễ dàng như chúng tôi có thể để họ mua máy cày. Nhưng họ không mua máy cày mà mua trâu, và nếu như họ đã có trâu rồi thì họ lại càng mua thêm nhiều trâu nữa.”
Người nông dân, người cày ruộng với con trâu của mình, là biểu tượng của châu Á. Từ tất cả những nước châu Á mà tôi đã đi thăm, Thái Lan, Campuchia, Singapore, Tân Giới của thuộc địa Hongkong và Đài Loan, Cộng hòa Trung Hoa, không có một đất nước nào để lại trong ký ức tôi hình ảnh của một chiếc máy cày trên đồng ruộng. Nhưng luôn luôn và ở khắp mọi nơi là trâu; trâu nằm dưới nước, chỉ ló mắt và mũi ra khỏi mặt nước; trẻ chăn trâu, bé tí xíu giữa những thân hình đồ sộ màu nâu của các con vật; trâu băng qua đường với sự chậm chạp vô tận, đúng vào lúc người ta vui mừng nhìn thấy được một đoạn đường không có ổ gà và đạp hết chân ga; trâu nằm trong bóng mát nhai lại; trâu thong thả bước đi trong bùn lầy cho tới tận gối của những cánh đồng ruộng, trước cái cày của người nông dân dưới chiếc nón lá hình nón màu vàng nhạt của họ.
Mỗi một thành phố, một vùng đất, một đất nước đều có một hình ảnh đứng đầu tiên trong ký ức, và rồi luôn luôn xuất hiện trong nhận thức khi tôi nghĩ đến đất nước đó. Hình ảnh đó cho châu Á là trâu, cái cày và người nông dân trên những cánh đồng ruộng bao la, hình ảnh tượng trưng cho sự điềm tỉnh, hài hòa và kiên nhẫn; những đặc tính mà chúng ta cảm thấy hết sức đặc biệt như thế ở người Á. Tôi không ngạc nhiên, khi nông dân trong vùng đồng bằng sông Cửu Long mua trâu thay vì máy cày, ngay cả khi nó đi ngược lại với lý lẽ của những lợi nhuận sẽ có được nhiều hơn nữa qua những chiếc máy cày. Những người nông dân đó còn bám rễ sâu ở trong thế giới của họ. Và vì tôi không phải là một chuyên gia nông nghiệp nên tôi vui mừng về việc đó.
Trong đồng bằng, tỉnh lỵ Mỹ Tho là điểm cực Nam mà từ Sài Gòn người ta có thể đến đó một cách tương đối an toàn bằng ô tô vào lúc ban ngày. Trong mùa Thu 1966, ngay sau khi con tàu bệnh viện đến Việt Nam, tôi đã đến thăm bệnh viện tỉnh ở đó. Vào thời đó, làm việc bên cạnh ông giám đốc bác sĩ người Việt là hai bác sĩ phẫu thuật Philippine và hai bác sĩ dân sự người Mỹ. Vài tuần trước đó, một người cha mang đứa con gái mười hai tuổi của ông đến chỗ chúng tôi trên chiếc tàu bệnh viện, đứa bé vì gãy cả hai xương đùi mà đã nằm bốn tháng trời trong bệnh viện này. Người ta không chữa trị gì cho em cả, và các chỗ gãy đã liền lại với nhau trong một kiểu sai lạc kỳ lạ. Sau kinh nghiệm với em gái đó, tôi đã mời ông bác sĩ nội khoa người Mỹ đang làm việc ở Mỹ Tho, người đã đến thăm chúng tôi trên chiếc tàu bệnh viện, cộng tác với chúng tôi, và ông đã mời tôi đến thăm bệnh viện ở Mỹ Tho. Qua chuyến đi thăm đó mới biết rằng người Việt và người Philippine không hài lòng cho lắm với sáng kiến đó của người Mỹ. Người Mỹ này đến Việt Nam trong vòng hai tháng dưới tư cách là bác sĩ dân sự tình nguyện qua một chương trình của Medical Association và đã đóng cửa phòng khám phát đạt của ông ở Hoa Kỳ trong thời gian này. Điều đó, như một hoạt động cá nhân, đã gây nhiều ấn tượng cho tôi, cả ở những lần gặp gỡ sau này với các bác sĩ đó. Nhưng ngay tại chuyến đi thăm ở Mỹ Tho này là đã có thể thấy rõ, rằng thời gian ngắn ngủi đó không đủ để làm quen với các hoàn cảnh đặc biệt của đất nước này. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, người ta cần một khoảng thời gian nhất định để quen với không những các hoàn cảnh sống khác ở Việt Nam mà cả với tính tình và phản ứng tâm lý rất khác biệt của bệnh nhân người Việt. Và phần lớn những ca chữa trị đều kéo dài hơn hai tháng. Mỗi một người kế đến lại phải làm quen lại từ đầu với bệnh nhân, và bệnh nhân cũng không phải lúc nào cũng có thể chuyển sự tin tưởng cần thiết đó sang cho một người xa lạ khác. Cũng có những vấn đề tương tự như thế nảy sinh trong lúc cộng tác với các bác sĩ địa phương.
Trẻ em được điều trị trên tàu Helgoland
Bệnh viện ở Mỹ Tho, cũng như tất cả các bệnh viện Việt Nam khác, thiếu y tá tới mức không thể nào khắc phục được. Thêm vào đó, số nữ y tá ít ỏi có một quan điểm về nghề nghiệp khác với những gì mà chúng ta chờ đợi ở một người nữ y tá châu Âu.
Có lẽ điều đó có liên quan đến việc là khái niệm lòng thương người không tồn tại trong châu Á, cái ở châu Âu là nguồn gốc và nền tảng cho nghề chăm sóc bệnh nhân. Ở châu Á hay châu Phi, khi ai đó không thuộc trong gia đình, dòng họ thì người đó phải tự mình gắng đi tới. Người ta chỉ giúp đỡ thành viên trong dòng họ mình, và dòng họ lo cho thành viên của mình. Ở châu Á, người ta có thể chết trên đường phố, và hàng ngàn người dửng dưng đi ngang qua. Người châu Âu tình cờ đi ngang qua, tuân theo sự thôi thúc của bản thân và cố giúp người ốm hay người bị thương đó, có thể sẽ gặp phải phản ứng thù địch của người dân. Hành động vì lòng thương người gây nên sự ngờ vực ở những người không biết đến nó.
Ai đau ốm đều không chờ đợi sự giúp đỡ từ người lạ. Trong tháng 3 năm 1967, một chiếc máy bay trực thăng vỡ tan ra thành từng mảnh trong sương mù của vùng đồi núi gần Đà Lạt. Chỉ viên phi công chính và phi công phụ là không bị thương tích; ba người khách, hai người Việt và một người da trắng, bị thương nặng, một người bị kẹt dưới những mảnh vỡ của chiếc máy bay trực thăng. Hai người Việt không bị thương bỏ những người bị thương lại và vượt đường mòn về đến Đà Lạt. Họ cũng mang theo khẩu súng duy nhất có ở đó, mặc dù có cọp sống trong vùng này, và những người bị thương không có vũ khí. Khi sương mù tan sau hai ngày và tìm được điểm rơi máy bay, tất cả ba người đều đã chết.
Có lẽ là có một cái gì đó tương ứng với lòng thương người bây giờ đang thành hình trong đất nước lớn nhất của châu Á, trong Trung Quốc của Mao. Với những công cụ và biện pháp mà chúng ta cảm thấy là vô nhân đạo và dưới câu khẩu hiệu “mối nguy hiểm màu vàng” đã dấy lên nỗi lo sợ truyền thống. Mao tiêm nhiễm cho 750 triệu tín đồ của ông, rằng mỗi người cần phải chăm sóc người bên cạnh mình. Có nhiều người ủng hộ luận điểm, rằng chỉ bằng những biện pháp vô nhân đạo của một chính quyền độc tài là mới có thể tạo nên một cuộc sống nhân đạo cho hàng triệu con người của châu Phi và châu Á. Nhưng đối với tôi thì dường như đó là lý lẽ của những người sẽ giận dữ từ chối không sống trong một của những nước đó khi đang có một trong những quá trình như thế diễn ra. Ở cạnh lò sưởi ấm áp thì dễ dàng nói về băng giá hơn. “Tôi muốn phủ nhận quyền được làm những điều bất công và sự khủng bố gắn liền với việc đó của một cuộc cách mạng, ngay cả khi tôi biết rằng phương cách tiến lên dần dần theo kiểu tiến hóa luôn luôn bị ngăn chận lại bởi những thỏa hiệp và những nhà cách mạng sôi nổi khiến cho người ta nhớ đến sự khôi hài bi kịch của một cuộc diễu hành tôn giáo”, Günter Grass viết cho Pavel Kohout. Trong đó, Grass có ý muốn nói đến các hoàn cảnh trong những nước châu Âu. Nhưng tất cả mọi thứ có khác đi nhiều trong những nước đang phát triển không, khi vấn đề là những việc quanh con người?
Tình cảnh ngày nay ở Nam Việt Nam hẳn sẽ là một lý lẽ không tốt cho luận điểm, rằng tham nhũng và nghèo nàn có thể được xóa bỏ bằng sự độc tài tàn bạo. Chúng ta chỉ cần nhớ lại rằng tất cả những thước đo luân thường đạo lý vào cuối Đệ nhị Thế chiến đã bị dịch chuyển đi như thế nào trong châu Âu; ở Việt Nam, chiến tranh đã thống trị con người lâu hơn thời đó ở châu Âu nhiều.
Ở châu Á và châu Phi, nghề y tá đồng nghĩa với việc thuộc vào trong một tầng lớp trên của xã hội, và trọng tâm của công việc làm là cung cấp sự trợ giúp về mặt y học cho bệnh nhân với tiêm thuốc, thuốc uống, vân vân, chứ không phải là sự chăm sóc cho bệnh nhân. Việc này được thân nhân người bệnh đảm nhận trong các bệnh viện Việt Nam, những người ở trọ như thế nào đó trong khu vực bệnh viện. Các thân nhân chăm sóc, làm giường, đổ bô cho bệnh nhân. Người ta nấu trong một gian bếp chung có trong mỗi một bệnh viện lớn. Vì người thân của bệnh nhân không hề có một ý tưởng nhỏ nhất nào về vệ sinh, nên hình ảnh của các gian phòng chứa bệnh nhân, được thành lập với một ngân sách quá ít, khiến cho người ta rất lấy làm phiền muộn. Nói chung là không có y tá trực đêm, về ban đêm bệnh nhân tự lo lấy cho mình, và ai đã có lần nằm ốm nặng trong bệnh viện thì đều có thể tưởng tượng được điều đó có nghĩa là gì. Việc được mô tả ở đây là quy luật chung, nhưng có những ngoại lệ. Tôi biết một vài người phụ nữ Việt Nam, trong số đó là một trong những người đứng đầu của đất nước này, đã hy sinh chăm sóc cho bệnh nhân như thế nào.
Không ảnh Mỹ Tho 1967-68
Ở Mỹ Tho, người Mỹ đã xây một nhà phẫu thuật theo cùng kiểu như ở phần lớn các bệnh viện tỉnh. Được bố trí ở xung quanh một gian phòng chung là hai phòng mổ, một phòng tiệt trùng, một phòng điều trị không nằm lại và ở giữa đó là những gian phòng quần áo, giặt giũ, vân vân. Tất cả các nhà phẫu thuật mà tôi đã nhìn thấy được thành lập và trang bị không hơn mức tạm thời là bao nhiêu và được bảo trì một cách thiếu thốn. Không chỉ thiếu tiền mà hầu như khắp mọi nơi vẫn thiếu nhân sự có chuyên môn và tinh thần trách nhiệm.
Mỹ Tho, với một hậu phương do Việt Cộng làm chủ, vào thời gian đó là một thành phố nhỏ không có tầm quan trọng về quân sự, hầu như không có các hoạt động khủng bố. So với Sài Gòn, nó đối với chúng tôi giống như một thành phố trong hòa bình. Bề ngoài của nó mang vẻ chiến tranh ít hơn nhiều khi so với các tỉnh lỵ ở miền Trung Việt Nam. Cuộc sống hàng ngày diễn ra một cách thanh bình, giao thông khiến cho người ta nghĩ đến giao thông của một hòn đảo ở biển Bắc mà người ta đã cấm ô tô ở trên đó. Ở cạnh sông, một nhánh to của sông Cửu Long, trước cái nhà hàng duy nhất bán thức ăn kiểu Pháp, có độ một tá tàu tuần tra Mỹ bập bồng trên làn nước màu vàng chảy chậm chạp. Những chiếc tàu này, với đội lái Mỹ và cảnh sát Việt trên tàu, kiểm soát tàu thuyền trên những con đường nước chằng chịt của vùng đồng bằng. Cảnh sát Việt Nam leo qua những chiếc thuyền nhỏ lắc lư và những chiếc tàu lớn có con mắt huyền bí ở mũi tàu được khắc hình để kiểm soát chúng. Người Mỹ chỉ nhìn thấy nhiệm vụ của họ là giúp các viên cảnh sát lại có được sự kính trọng ở người dân của họ. Một ngày nào đó, người Việt phải đi tuần tra một mình. Phần lớn các hoạt động của người Mỹ đều có định hướng, rằng đến một ngày nào đó chúng cần phải được người Việt tiếp tục thực hiện. Nguyên tắc này, cái được cố gắng đạt đến ở tất cả các dự án giúp pháp triển, rõ ràng là tốt và đúng. Nhưng thường hay có một ý nghĩ sai lầm về việc sau bao nhiêu lâu thì cần phải bàn giao lại. Ví dụ như một bệnh viện, cái mà người ta phải đào tạo dần dần nhân viên cho nó, theo tôi chỉ có thể bàn giao lại sớm nhất là sau mười năm, với điều kiện là các ‘counterparts’ thích hợp, đối tác bản xứ, có thể được đào tạo ngay từ đầu.
Sau khi tham quan bệnh viện ở Mỹ Tho, người Mỹ đó mời tôi về căn nhà tiện nghi mà ông ở trong đó cùng với các chuyên gia Mỹ khác. Một trong những người sống cùng nhà nói tiếng Việt tương đối tốt và phô diễn không thể không nghe được điều đó với bà nấu bếp.
Người bác sĩ, một người đàn ông to lớn, rõ ràng là mắc một bệnh nào đó khiến cho hai tay của ông run mạnh, kể cho tôi nghe về công việc làm của ông. Ông đã bay bằng máy bay trực thăng đến các ngôi làng ở trong vùng để tiêm chủng cho người dân. Ông trải một tấm bản đồ ra trên đầu gối của mình, cái lại bị gió của chiếc quạt ở trên trần nhà gấp lại liên tục, để chỉ cho tôi xem từng nơi mà ông đã làm việc ở tại đó.
“Đây này, anh xem này, đây là Mỹ Tho”, ông nói, “còn đây, mười kilômét về phía Tây, là nơi tôi đã đến vào ngày hôm qua để tim ngừa dịch hạch cho người dân. Tất nhiên là với trực thăng. Còn ở đây”, ngón tay trỏ run run của ông vẽ một vòng tròn lớn trên tấm bản đồ ở phía Tây của Mỹ Tho, “ở đây là ‘free bombing zone’.” Vào thời gian đó, tôi ở trong đất nước này còn chưa lâu lắm và nhìn ông không hiểu.
“Free bombing zone có nghĩa là tất cả các máy bay trở về đều có thể quẳng những quả bom còn lại của họ xuống đó, vì ở đó chắc chắn là không có quân đội đồng minh.”
Trên đường trở về Sài Gòn, người ta chạy qua tỉnh lỵ Long An. Nó không khác gì mấy khi so với Mỹ Tho. Bệnh viện với cùng những khoa giống như thế và với ngôi nhà mổ giống như thế được điều hành bởi các bác sĩ quân đội Mỹ và một bác sĩ phẫu thuật người Việt được đào tạo ở Bỉ. Vào cuối tuần và ngày lễ không thể liên lạc với các người Mỹ được. Chiếc xe cứu thương VW, cũng như năm mươi chiếc khác trong đất nước này là một quà tặng của nước Cộng hòa Liên bang [Đức], vẫn còn có thể hoạt động được và ở đây cũng còn phục vụ cho mục đích thực sự của nó, tức là chuyên chở người bệnh. Trong các tỉnh lỵ khác, tôi đã nhìn thấy xe cứu thương chuyên chở chủ yếu là rau quả, xi măng hay bất cứ những thứ nào khác và lo cho chuyến đi chơi vào ngày chủ nhật cho giám đốc bệnh viện. Từ vùng xung quanh Long An, nơi có nhiều giao tranh vào đầu 1967, chúng tôi nhận được phần lớn các bệnh nhân bị thương vì chiến tranh. Hầu như tất cả trẻ em bị thương tích từ chiến tranh của chúng tôi đều đến từ vùng này, và thường là trẻ em mồ côi.
Ở ranh giới thành phố của Sài Gòn, người ta đi ngang qua một đồn cảnh sát đã bị một đơn vị Việt Cộng gồm một trăm người đột kích vào giữa ban ngày và đã bị phá hủy. Lần tấn công tương đối quan trọng này của Việt Cộng là chuyện ưa được bàn tán cả một thời gian dài trong Sài Gòn, vì ít ra thì đồn cảnh sát đó đã ở trong cái được gọi là vùng an toàn. Người ta nói đùa rằng viên cảnh sát trưởng hẳn đã không trả tiền thuế của mình cho Việt Cộng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét