Chúng tôi không hỏi họ từ đâu đến
Sinh viên quyên tiền cho Việt Cộng trước nhà ăn của các trường đại học Tây Đức. Cả việc đó có thể là một hành động tượng trưng, biểu hiện thái độ chống đối của họ đối với những người cầm quyền. Tôi không biết là họ muốn đưa những đồng tiền của họ cho Việt Cộng sâu trong rừng rậm và ở đồng ruộng Nam Việt Nam như thế nào. Mặc dù vậy, đối với tôi, điều đó là một phương án hết sức mơ mộng của một biểu tượng.
Giường bệnh trên tàu Helgoland
Người Mỹ công khai thừa nhận, rằng mười lăm phần trăm vật liệu mà họ chở đến Việt Nam đã biến mất trước khi nó đến nơi nhận. Không chính thức, người ta nói đó là hai mươi lăm phần trăm.
Đó là nguồn vốn được đưa cho người dân Việt Nam; những người chủ thuyền, công nhân vận tải, lái buôn và đại gia đình của họ sống nhờ vào đó, và tất cả họ, người ta nói thế, đều trả thuế cho Việt Cộng. Tức là Việt Cộng hầu như không phải lo lắng gì về tài chính cả. Vì đối với sự tưởng tượng ở châu Âu thì chi phí vật chất của người Mỹ ở Việt Nam là không thể hiểu được; nó phá vỡ tất cả các khuôn khổ mà người châu Âu chúng ta quen suy nghĩ ở trong đó. Và hai mươi lăm phần trăm từ những cái đó có thể nuôi sống được rất nhiều người, những người đã quen với các yêu cầu vật chất khiêm nhường của họ.
Tất nhiên đó là một lời quả quyết, rằng thuế cũng được trả cho Việt Cộng ngay cả trong những vùng do chính phủ kiểm soát; vì không ai có thể chứng minh được điều đó. Mặc dầu vậy, nó được tất cả mọi người chấp nhận như là một sự việc có thật. Ai đi ngang qua một nhà hàng hay một quán cà phê có người Mỹ tới lui trong đó và cửa sổ của chúng không được bảo vệ chống ám sát bằng lưới sắt, người đó chỉ nhận xét một cách khô khan: “Chủ tiệm này cũng trả tiền cho Việt Cộng, để họ để không động đến quán của ông ấy.”
Khi một thành viên của Quốc Hội, một người đàn ông cương trực không đảng phái, bị bắn chết trên đường phố vào một buổi sáng, một thành viên rất cao cấp của chính phủ nhún vai trả lời cho câu hỏi của tôi, liệu đó có phải là một vụ ám sát của Việt Cộng hay không:
“Ai mà biết được? Vụ đó cũng có thể là do một nhóm khác xếp đặt. Ở Việt Nam thì không thể dễ dàng giải thích được tất cả mọi việc đâu.”
Cabot–Lodge, cựu đại sứ Mỹ ở Việt Nam mà tôi đã có nhiều dịp để thán phục khả năng tự kiềm chế một cách khôn khéo và tính kỷ luật lạnh lùng của ông, được cho rằng đã nói với một nhà báo:
“Nếu như anh tin là anh đã hiểu được điều gì đó về Việt Nam thì tôi có thể bảo đảm với anh rằng anh ở chưa đủ lâu trong đất nước này đâu.”
Ghi chép lại những gì mà tôi nhìn, nghe và trải qua trong gần một năm ở Việt Nam không thể là một quyển sách về Việt Nam. Nó không gì khác hơn là một tường thuật về những trải nghiệm và phản ánh của tôi, vì tôi ở Việt Nam để làm việc cho những người đang phải chịu cơ cực: giúp chữa lành bệnh cho các bệnh nhân, vì bác sĩ đang được cần đến trong đất nước này.
Đối với hàng ngàn người tỵ nạn và người nghèo, đối với những người nông dân, quân nhân, ngư dân, tiểu thương, những cô gái đứng đường, những người vợ góa và hàng ngàn đứa trẻ mồ côi cha mẹ, nạn nhân của cuộc chiến tranh này, thì việc ai tiến hành chiến tranh với ai trong đất nước của họ là việc họ hoàn toàn không quan tâm đến. Rằng đang có chiến tranh và họ không có khả năng để trốn thoát được nó, đó là một thực tế và là điều không thể tránh né được. Từ hàng ngàn năm nay, họ dạy cho con cái của họ phải kiên nhẫn, không được bộc lộ sự bực dọc. Họ dường như cũng chấp nhận sự khốn cùng, sự suy tàn của đất nước họ, những căn bệnh và những vết thương. Họ âm thầm chịu đựng, và họ lặng lẽ qua đời. Đối với những người này thì cái chết còn chưa trở thành đối thủ của cuộc sống; sinh, sống và chết là một đơn thể, thuộc vào nhau.
Tất cả họ đều gọi chiếc tàu bệnh viện là biểu dương chính trị, cử chỉ đoàn kết, sự tham gia chiến tranh của nước Đức, những người cho rằng phải bút chiến về việc đó. Đối diện với những gì mà chúng tôi, những người làm việc trên con tàu bệnh viện, nhìn thấy ở Việt Nam, thì những câu từ khẩu hiệu đó đối với chúng tôi nghe thật trống rỗng. Trước không biết bao nhiêu là người bệnh, người bị thương, người khốn cùng trong đất nước này thì thích hợp hơn là nên im lặng và làm việc. Điều đó có thể được tiến hành một cách càng chuyên nghiệp thì càng tốt. Ngoài việc giúp đỡ họ ra thì, theo các thước đo và tiêu chuẩn được trích dẫn tại mỗi một cơ hội của chúng ta, còn gì là đúng hơn và dễ hiểu hơn cho một hoạt động vì người nghèo, người khốn cùng, người bệnh và vì những người đã mất đất nước của họ và đã mất gốc rễ; và là với tất cả những phương tiện kỹ thuật đã nhận được nhiều khen ngợi của chúng ta?
Đừng làm đổ trà của chủ ngươi
Trước đây một thế kỷ, người Pháp hợp nhất Việt Nam, Lào và Campuchia lại thành Đông Dương. Cũng trong thời gian đó, Thái Lan, thời đó còn được gọi là Xiêm, và Việt Nam, trước đây được gọi là An Nam, đã cố gắng phân chia Campuchia ra cho chính họ. Người Pháp ngăn chận việc đó và tuyên bố Campuchia là nước được họ bảo hộ. Cho tới ngày hôm nay, người Campuchia vẫn cảm kích nói về người Pháp như là những người đã bảo vệ họ. Khác với trong nước Lào ở phía Bắc và trong Việt Nam nằm ở phía Đông, người Pháp cũng xử sự giống như là những người bảo vệ nhiều hơn là những người chiếm hữu đất nước đó. Họ còn mang lại cho người Campuchia cả sở hữu quốc gia và cảm giác quốc gia đã bị lãng quên của họ, bằng cách đã khai quật khu đền thờ Angkor tuyệt diệu trong rừng rậm và tháo bỏ bức màn che đậy lịch sử của người Khmer. Ngay ngày nay, người Campuchia cũng gọi họ là người Khmer, và ở Angkor, những người hướng dẫn khách du lịch chỉ cho du khách xem các phù điêu hết sức nghệ thuật, mô tả những trận đánh ác liệt giữa người Khmer và người An Nam. Tên của cái thành phố nhỏ bé ở cạnh khu đền thờ đó không được ghi trên bất cứ tấm bản đồ Thái Lan nào, mặc dù máy bay của hãng hàng không Thai International đáp xuống đó. Tên thành phố đó là Siemreap, có nghĩa là “cái chết của người Xiêm”.
Truyền thuyết kể rằng người An Nam trong trận đánh cuối cùng, diễn ra bất lợi cho người Khmer, đã bắt được nhiều tù binh và lôi họ về doanh trại của mình. Những người tù binh đó bị chôn xuống đất cho tới tận cổ, người ta đổ hắc ín lên đầu họ rồi đốt cháy. Người An Nam nấu trà của họ trên những ngọn đuốc sống đó, và khi những nạn nhân của họ lắc lư qua lại trong đau đớn, người ta đã quát lên: “Đừng làm đổ trà của chủ ngươi.” Câu nói này cho tới ngày nay vẫn còn được xem là một lời lăng nhục chết người ở Campuchia. Người Việt Nam chính thức là kẻ thù của đất nước này. Nhưng với lòng khoan dung đáng khâm phục của người Á, người Khmer không động chạm đến những khu kiều dân người Việt, ngay cả ở trong thủ đô Pnom–Penh của họ.
“Lịch sử Việt Nam vừa mới được viết”, tùy viên văn hóa ở Tổng Lãnh sự Pháp tại Sài Gòn nói, người có nửa tá thầy giáo đứng dưới quyền, những người có nhiệm vụ giảng dạy về lịch sử của đất nước này trong các trường học Việt–Pháp, “bây giờ, trong thời gian của ý thức quốc gia Việt Nam. Lịch sử Việt Nam bao gồm một loạt truyền thuyết mà nội dung của chúng bây giờ được viết thành sử.” Điều đó không hoàn toàn đúng. Các nhà sư, ngay khi rất rời rạc, cũng đã ghi lại nhiều phần của lịch sử Việt Nam. Nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha Alexander de Rhodes, người sáng tạo ra một bảng chữ cái rất giống với chữ La tinh cho tiếng Việt có nhiều cách nhấn giọng, cho tới lúc đó còn được viết theo chữ Trung Quốc, cũng đã viết sử.
Người ta cho rằng trước Công Nguyên khoảng hai thế kỷ rưỡi, người Việt ngày nay đã di cư đến từ miền Nam Trung Quốc. Lúc thâm nhập xuống miền Nam, họ đã đẩy lùi những người dân cư nguyên thủy, có lẽ là có nguồn gốc Mã Lai, lên núi. Nhưng ngay từ trước Công Nguyên, người Trung Quốc đã đô hộ Bắc Việt Nam ngày nay và đã là những người thống trị cả ngàn năm. Cho tới ngày nay, tập quán Trung Hoa, nghệ thuật, văn học và triết học của họ thống trị trong số những ảnh hưởng khác nhau từ nước ngoài ở Việt Nam. Ngay từ thời đó, người Việt đã tập đánh du kích chống lại quân đội Trung Quốc. Con đường của “Hai chị em họ Trưng”, đường Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, nhắc nhở đến một cuộc nổi dậy chống người Trung Quốc trong năm 40, được hai chị em này dẫn đầu nhưng đã thất bại. Đại lộ Lê Lợi ở Sài Sòn được gọi theo tên của một lãnh tụ nông dân, người đã chiến đấu chống người Trung Quốc vào khoảng năm 1400.
Vào khoảng năm 1000, Việt Nam giành được độc lập và về cơ bản vẫn độc lập trong vòng 900 năm sau đó. Thế nhưng chiến tranh thường xuyên được tiến hành với người Trung Quốc, người Mông Cổ và giữa những nhóm người Việt với nhau. Trong thế kỷ mười sáu và mười bảy, người Âu đến Việt Nam, thương gia, những người tuy vậy vẫn cố làm chính trị và giúp đỡ những nhóm khác nhau. Năm 1858, quân đội thuộc địa Pháp đổ bộ xuống Đà Nẵng, thành phố mà họ gọi là Tourane, và dần dần chiếm lấy đất nước này. Đông Dương thành hình năm 1887, cái chấm dứt tồn tại trước đây mười lăm năm sau cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất đẫm máu. Năm 1954, Việt Nam bị chia cắt tại Hội nghị Genève.
Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa ngày nay, là một phần của Liên bang Đông Dương, bối cảnh của nhiều quyển tiểu thuyết trữ tình và sách chiến tranh thực tại. Ngày trước, người Pháp không thích sống ở miền Nam Việt Nam, vì, như một nhà báo và là cựu chiến binh Pháp ở Điện Biên Phủ nói với tôi: “Trái tim của chúng tôi đã ở lại miền Bắc.” Như người ta thường hay tìm thấy được một thang bậc chia độ của những đặc tính và khả năng tùy theo vị trí địa lý của nó trong một dân tộc, ở Việt Nam, người Bắc và người Nam khác với người Trung. Tương phản lớn là giữa Bắc và Nam. Miền Nam có nhiều đất đai mầu mỡ, thu hoạch ba lần mà chẳng phải cực nhọc gì nhiều, cây trái không cần phải được chăm sóc đặc biệt. Người miền Nam vì vậy mà yêu đời và vô tư lự. Ở miền Bắc thì phải làm việc cực nhọc mới giành được hoa quả từ đất. Giữa mùa Hè và mùa Đông có sự khác biệt rõ ràng, và thống trị trong mùa Đông là một khí hậu khắc nghiệt. Người miền Bắc đã quen làm việc có chủ định. Họ cần cù hơn và năng động hơn là những người đồng hương từ miền Nam của họ.
Sau lần chia cắt đất nước năm 1954, trong vòng 300 ngày được hoạch định để di chuyển quân đội theo Hiệp định Genève, hai triệu người miền Bắc đã chạy trốn vào Nam. Ngày nay, họ thường ở những vị trí có nhiều ảnh hưởng: Tướng Kỳ là người Bắc. Viên đại sứ của một đất nước nhỏ bé ở châu Âu, một người khôn khéo, người nhờ ở Việt Nam một thời gian đặc biệt dài – thường các đại sứ thay nhau hai hay ba năm một lần – mà có được những hiểu biết sâu sắc về tình hình hơn là phần lớn người ngoại quốc, có lần đã nói với tính sống động trong tiếng mẹ đẻ của ông: “Thật ra thì ở Việt Nam người miền Bắc đánh nhau với người miền Bắc. Phần lớn các chức vụ lãnh đạo trong chính phủ Sài Gòn đều do người xuất thân từ miền Bắc nắm giữ.”
Tàu Helgoland ở Việt Nam 1967
Đó là một đất nước rất đẹp mà chiến tranh đang được tiến hành thật ác liệt ở đó; trong vòng hai mươi năm đã là cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhì, như Bernard Fall gọi nó trong quyển “Street without Joy” của ông, vì nó bao gồm ít nhất là biên giới của tất cả các nước ngày xưa đã từng hợp thành Liên bang Đông Dương. Lại là một cuộc “chiến tranh không giới tuyến”, và điều đó có nghĩa là không có vùng an toàn nào cả. Cuộc chiến có mặt ở khắp mọi nơi, ngay cả khi chẳng có gì xảy ra ở nơi mà người ta hiện đang ở đó. Ai lần đầu tiên bay đáp xuống cảng hàng không Tân Sơn Nhứt đều lo lắng nhìn ra cửa sổ và chờ đợi ngay trong khoảng khắc đó một loạt đạn súng liên thanh từ cái bụi cây mà chiếc máy bay đang bay qua đó trong một đường cong dốc đứng. Nhưng sau một vài tháng thì không còn ai nghĩ đến việc đó nữa, khi người ta đi ô tô xuyên qua đất nước này. Nhận thức về sự nguy hiểm có mặt ở khắp mọi nơi chỉ còn lại trong tiềm thức. Chỉ sau khi đáp xuống một cảng hàng không ở ngoài Việt Nam, người ta mới bất chợt nhận ra rằng đã được giải phóng khỏi một cái gì đó; và ở Việt Nam thì người ta luôn ngạc nhiên vì những cảnh quang hòa bình trong phong cảnh này, mà nét đẹp của nó đã nuốt đi biết bao nhiêu là sự tàn phá. Trẻ con chơi những trò chơi như ở châu Âu. Tối tối, những đứa bé trai lùa trâu về nhà và trong lúc đó thong thả nhìn quan sát những con người xa lạ, như tất cả những đứa bé chăn cừu. Láng giềng nói chuyện với nhau qua hàng dậu.
Sự điêu tàn có thể nhận thấy trong thành phố nhiều hơn là ở đồng quê, những sửa chữa vội vã, tạm bợ trên nhà cửa và đường phố, sự hấp tấp bề ngoài của thời bất an. Các thành phố xấu xí hơn từ năm này sang năm khác, và trước hết là thủ đô, Sài Gòn.
Theo quảng cáo du lịch, Sài Gòn trước đây 200 năm là một làng đánh cá. Trước đây 100 năm, người Pháp xây dựng nó thành một thành phố thương mại phát đạt. Ngôi nhà thờ, hơi giống một nhà thờ gothic một chút, nhìn từ một nơi cao hơn xuống trung tâm thành phố; bưu điện và cơ quan nhà nước nằm ở xung quanh đó. Đối diện với cửa vào, ở đầu kia của quảng trường, là bắt đầu ‘con đường đua’ của thành phố, đường Tự Do. Tất cả đều giống như tỉnh lẻ đến mức người ta được phép dùng từ mô tả đặc trưng cho các thành phố nhỏ đó. Khi đường Tự Do còn có tên là Rue Catinat, những người thợ may tốt nhất Đông Dương có cửa hàng của họ ở đây, và những người thợ kim hoàn nổi tiếng nhất có cửa tiệm của họ ở đây. Khách sạn có truyền thống tốt nhất thành phố, ‘Continental’ tạo thành một góc với quảng trường nhà hát. Nhà hát nhìn ra đại lộ Lê Lợi rộng lớn, dẫn đến chợ, nửa đường vào khu phố Chợ Lớn của người Hoa. Là đường Tự Do, Rue Catinat ngày nay là con đường của những quán rượu tối tăm, của sự kinh doanh những thói xấu. So với hoạt động cắt cổ một cách tinh vi này thì dường như [khu phố đèn đỏ] Reeperbahn của Hamburg chỉ là một trường nội trú nữ mà thôi. Quốc Hội họp trong nhà hát trước đây, và ở bên kia của đường Tự Do có hai người lính rắn chắc, màu xanh ô liu, giống như bằng giấy bồi, đang xung phong đến cửa vào của nó, sau lưng họ là quảng trường trước Tòa Đô Chính và khu chợ hoa, ở hai bên là đoạn cuối của chợ đen. Mặt tiền của Tòa Đô Chính, đã từng có màu trắng vôi bây giờ bị nhuộm thành nâu–xám bởi bụi có mặt ở khắp nơi trong vùng nhiệt đới, có gương mặt của phong cách thuộc địa Pháp; khoa trương, phô diễn, đầy trang trí hoa mỹ.
Bắt đầu ở phía bên kia của nhà thờ là các con đường biệt thự được quy hoạch giống như bàn cờ, nhà lớn và đẹp trên những khu đất rộng. Ở đây, thế giới to lớn của Đông Dương mơ mộng qua những giờ khắc nóng nhất trong ngày. Tiếp theo đó về phía Bắc là khu phố Việt Gia Định có lăng nổi tiếng của Tướng Lê Văn Duyệt, người đã thống nhất Việt Nam trong thế kỷ 19.
Thành phố này, thuộc vào đó còn có một vườn thực vật và một vườn bách thú, được người Pháp quy hoạch và xây dựng cho ba trăm năm mươi ngàn dân cư. Sống ở đây ngày nay ít nhất là hai triệu người, có lẽ là hai triệu rưỡi; trong các khu phố gồm những ngôi nhà nhỏ như lon đồ hộp, trong những ngôi nhà sàn dọc theo các con kênh hay đơn giản là trên vỉa hè; họ sống ở đó, ở nơi mà họ có thể buôn bán một cái gì đó. Những người hạnh phúc hơn có thể thuê một trong những ngôi nhà giống như nhà đỗ xe, những cái lan ra xung quanh như nấm trong những hàng dài cạnh những con đường không được trải nhựa. Sống trong hai hay ba phòng, hai tầng, trên sơ đồ mặt bằng khoảng một cái nhà đỗ xe như chúng ta quen thuộc, là những gia đình mười hai hay mười lăm người. Đã quen với việc cùng sống với gia đình trong một không gian chật hẹp, họ hoàn toàn không phải là không cảm thấy hạnh phúc, như một người Âu có thể tưởng tượng. Một phòng riêng, ngay cả cho những người trong giới hàn lâm như giảng sư đại học hay một dân biểu Quốc Hội, là một việc xa xỉ quá đắt giá. Hàng ngàn người Mỹ, những người được cơ quan hay đơn vị của họ bố trí cho ở trong thành phố, đã đẩy giá thuê nhà và giá đất lên cao và qua đó là giá cho tất cả các vật liệu xây dựng.
Cả Sài Gòn đã cười người phụ nữ đó, người đã để cho một doanh nhân xây một căn nhà hai tầng. Khi hai tầng đó được xây xong, giá thuê nhà leo lên cao đến mức bà chủ xây nhà không cưỡng lại được sự cám dỗ, muốn kiếm thêm nhiều tiền nữa. Bà thuyết phục ông nhà thầu, người cũng thích muốn kiếm thêm nhiều tiền nữa, xây lên thêm hai tầng. Khi tất cả bốn tầng được xây xong, cơn mưa đầu mùa ập đến và tất cả đã sụp đổ xuống, may mắn là trước khi có một người thuê nhà nào đó dọn vào.
Chỉ một số ít người thành đạt, những người đặc biệt giàu có, mới xây nhà lớn. Cung cấp nước, với áp suất 0,6 atm; hệ thống điện với dao động từ 70 đến 110 Volt; hệ thống thoát nước quá tải vô vọng, nếu như nói chung là chúng tồn tại.
Những cây thanh liễu xa lạ, xinh đẹp, được trồng dọc theo những con đường nhỏ thành hàng dài để làm cây che bóng mát, trông có vẻ thật buồn rầu dưới gánh nặng của những đường dây điện thoại do quân đội thiết lập mà dây điện của nó với thời gian đã kết lại với nhau. Hầu như không nhìn thấy được những ngôi nhà rộng rãi kiểu thuộc địa ở phía sau những ngôi vườn bị bỏ hoang trong khu phố biệt thự, tất cả đều tạo nên một ấn tượng điêu tàn. Trước mỗi một đồn cảnh sát, trụ sở bộ, khách sạn Mỹ, trước mỗi một cơ quan quân sự đều có bao cát được chất chồng lên thành tường và hàng rào kẽm gai được giăng ra, người đi bộ phải rời lề đường để đi vòng qua cái pháo đài nhỏ đó; khi ở phía đối diện, ở bên kia đường, có một chiếc xe tải đứng lại thì những người lính gác trong chiếc lồng bằng kẽm gai hay trong những cái ống hình trụ bằng bê tông của họ liền hoảng hốt lên, vì nó có thể chất đầy chất nổ. Qua những con đường chật hẹp đó, vòng quanh những pháo đài bằng bao cát, qua những ổ gà, diễn ra cái mà ở nơi khác người ta gọi là giao thông. Hàng trăm ngàn chiếc xe đạp, taxi Renault C4 màu xanh trắng, ô tô được lắp ráp từ mọi thời điểm, xe Jeep quân đội, xe tải quân đội đủ mọi cỡ, xe tăng và xe xích lô làm cho giao thông đó trở thành thảm họa. Luật giao thông không được biết tới hay là bị dửng dưng phớt lờ đi. Con giun giao thông đó cực nhọc đẩy mình đi xuyên qua Sài Gòn từ bảy giờ sáng cho tới đêm khoảng mười một giờ, phần lớn là dưới sự nóng nực cháy da, thường hay đan kết với nhau không thể gỡ rối được. Các cảnh sát đứng thờ ơ trong bóng mát, điều khiển đèn giao thông dưới những mái che nắng tạm bợ. Một cây đèn giao thông, bị một xe tải húc gãy, tiếp tục nhấp nháy trên vỉa hè sau đó hai ngày liền. Ô tô bị hỏng hóc thường được sửa chữa ngay tại chỗ, giao thông uốn lượn với vận tốc của con ốc sên vòng quanh chúng. Trong khu Đa Kao, cứ vài ngày thì lại có một ống nước vỡ ra dưới con đường chính Hiền Vương. Có tin đồn, rằng việc lắp đặt đã được giao cho doanh nghiệp với giá đấu thầu thấp nhất – rõ ràng là cho doanh nghiệp tồi nhất. Giao thông tránh những vòi nước phun lên đó, nhưng thỉnh thoảng lại có một chiếc xe tải sập xuống nền đường đã thấm đẫm nước đó, rồi tất cả đứng yên nửa giờ trong cái nóng như thiêu đốt đó. Thỉnh thoảng, người ta cứ muốn nổi điên lên trong cái giao thông lộn xộn đó, khi những anh chàng trẻ tuổi trên những chiếc Honda, Bridgestones, Yamaha của họ chạy với vận tốc cao nhất vào đường ưu tiên, khi người ta đứng chờ cạnh đèn đỏ, và không biết bao nhiêu là người đi xe đạp dịch lên trước, lên cạnh và quanh chiếc xe, để đi qua ngã tư trước nhất; khi người ta có cảm giác, tất cả những người đó bám chặt vào mình. Nhưng sự nóng nảy đó nhanh chóng biến mất. Vì không ai đã từng nói một lời giận dữ nào trong giao thông thành phố lộn xộn nhất thế giới này. New York, Paris, Tokio và Bangkok chỉ là chỗ chơi đùa cho trẻ con khi so với Sài Gòn, nếu bàn về giao thông. Ở Sài Gòn chỉ có một luật: chuyển động như thế nào đó theo hướng đích đến của mình. Luật này được tất cả mọi người tôn trọng. Sự khoan dung, kiên nhẫn và bình thản mà người Việt Nam và cả người ngoại quốc cũng phải miễn cưỡng dùng chúng để đối phó với giao thông ở Sài Gòn cũng độc nhất vô nhị như chính giao thông đó, và mang tính gương mẫu, khi tôi nghĩ đến phong cách của những người lái xe ở Trung Âu.
Hết sức đặc trưng cho sự điêu tàn của Sài Gòn dường như là nhà ga, một nhà ga cụt. Chấm dứt ở đây là tuyến đường sắt từ miền Bắc, nơi người ta nói rằng có kết nối với đường sắt xuyên Siberia và qua đó là với mạng đường sắt châu Âu. Ý nghĩ, ‘vào thời xưa cũ tốt đẹp’ có thể lên tàu hỏa ở Paris hay Berlin, để rồi đến Sài Gòn nhiều tuần sau đó, khiến cho người ta buồn rầu. Ngày nay, nhà ga này đã đóng cửa, những cánh cửa dẫn vào một chuyến đi mang nét thơ mộng qua Trung Quốc, Mông Cổ và Siberia đến châu Âu đã bị đóng kín bằng ván. Ở một tuyến phụ xuyên qua trung tâm thành phố có một chiếc tàu hỏa vận tải chạy về đêm từ cảng tàu thủy đến Biên Hòa cách đó ba mươi cây số. Việt Cộng đều đặn, khoảng hai lần trong một tháng, cho nổ tung chiếc tàu hỏa đó. Tuyến đường cũng được sửa chữa và chạy lại với cùng sự đều đặn đó.
Đường Hàm Nghi, Sài Gòn, 1967
Người ta đã viết nhiều về Sài Gòn trong những năm vừa qua, có lẽ vì có những nhà báo nào đó tìm thấy hình ảnh Việt Nam của mình ở Sài Gòn và khách sạn ‘Caravelle’ là trạm cuối của chuyến đi đến Việt Nam của ông. Nhưng vài khía cạnh riêng lẻ và những ấn tượng ngắn ngủi không thể là lời phán xét cuối cùng về đất nước này được.
Mary MacCarthy mô tả Sài Gòn như là ‘một PX khổng lồ, một siêu thị cho lính Mỹ.’ Ở đó ‘hầu như không có gì là hàng Việt để mua cả, ngoại trừ hoa’, đập vào mắt bà là những cửa hàng bán ô tô với xe Mỹ, trò chơi trẻ con Mỹ và máy đánh chữ hiệu Olivetti. Sài Gòn ‘ngày nay ít kỳ lạ hơn là Florence hay Place de la Concorde’. Như thế này – có lẽ ai cũng tìm thấy được những gì mà người đó muốn tìm thấy và Mary MacCarthy đã tìm thấy những người đồng hương của bà ở Sài Gòn. Ít kỳ lạ? Có thể, vì ở kỷ nguyên của sự đồng phục hóa này, như ngay Tucholsky cũng đã nhận định, trong thành phố lớn nào của thế giới này mà còn sự kỳ lạ? Chắc chắn là Mary MacCarthy đã không bước vài bước chân từ đại lộ Lê Lợi đến ngôi chợ mà ngày nay vẫn mang tính Việt như bao lâu nay. Ở đó, người ta chào mời những loại trái cây phong phú, ‘kỳ lạ’ của Việt Nam, những trái xoài, vú sữa, thanh long, đu đủ và nhiều thứ khác nữa, những thứ không có tên trong tiếng Đức. Có thể là quần áo chất thành từng đống lộn xộn đó một phần không xuất xứ từ Việt Nam, nhưng chúng chắc hẳn không đến từ PX. Hàng thịt, ba tê, rau cải cũng như giày là hàng Việt. Ở đây không có bán Whisky ‘Johnnie Walker’ và ‘Time Magazin’. Các tấm bảng quảng cáo kem đánh răng Hynos ở quảng trường trước nhà ga đúng là phô bày một người da đen đang cười với hàm răng trắng. Nhưng quảng cáo cho kem đánh răng với những gương mặt của người da đen và hàm răng trắng của họ thì chắc hẳn không phải là phong cách Mỹ. Tôi tình cờ làm quen được với ông chủ hãng kem đánh răng này. Đó là một người Hoa trong Chợ Lớn, người nói tiếng Pháp tốt hơn tiếng Anh nhiều. Các quảng cáo bia ’33′ bên cạnh gương mặt mỉm cười của người da đen đó quảng cáo cho một loại bia Pháp–Việt. Tất nhiên là hàng hóa Mỹ được mua bán trên vỉa hè của những con đường chính, vì người Mỹ mua ở đây, không phải người Việt. Mary MacCarthy tìm thấy mình ‘lại ở trong một thành phố Mỹ’. Thực sự thì người Mỹ mang lại cho hình ảnh của thành phố này hầu như không nhiều hơn một vết màu có thể nhìn thấy rõ được, nếu như người ta đi khỏi khu vực ngay cạnh các cửa hàng PX, các khách sạn dành riêng cho người Mỹ và các trụ sở của họ chỉ năm mươi mét thôi, vào trong mê cung của các con hẻm nhỏ, và loại trừ đường Tự Do, nơi những người nghỉ phép từ mặt trận và thủy thủ lảo đảo đi từ quán rượu này vào quán rượu khác và không có một người Việt nào tình nguyện đi dọc theo đó, người mà không muốn bán một thứ gì đó cho người Mỹ. Mary MacCarthy tìm thấy không biết bao nhiêu là nhà hàng Pháp trong Sài Gòn này, nơi mà bà cảm thấy như đang ở trên ‘một hội chợ trong một thành phố Mỹ tầm thường’. Thật sự thì ngày nay người ta có thể đếm được các nhà hàng Pháp trên đầu ngón tay. Lẽ ra bà nên tìm thời gian để đi dạo dọc theo kênh Bonard, cũng còn được gọi là kênh Lò Gốm, hay ở ‘Suối Tàu’ trong Chợ Lớn, với những chiếc thuyền, chiếc ghe nằm trên cạn vào lúc nước rút; hay lẽ ra bà nên đi vào những khu nhà sàn trên bờ Đông sông Sài Gòn, nơi những đứa trẻ con chơi mạt chược và những người chữa bệnh nhổ răng ngay trên đường phố và thay bằng răng vàng vào đó; hay lẽ ra là vào dịp Tết, cái mà bà cũng nhắc đến, bà nên đi vào một ngôi chùa, nơi người xa lạ cũng có thể tự do quan sát được cuộc sống và hoạt động của người Việt. Cả đó cũng là Sài Gòn, cả đó cũng là Việt Nam, không chỉ vài con đường trong trung tâm mà những chiếc xe Jeep của hành chính quân đội cực nhọc xuyên qua đó, và những đoàn xe tiếp tế dính bùn. Không chỉ những cô gái duyên dáng, yêu kiều trong chiếc áo dài nhiều màu sắc của họ, mà cả những người khác, những người không bao giờ có thể mua được một cái áo dài, sống trong những con hẻm với bộ ‘pyjama’ màu đen hay in hoa, cũng là đặc trưng cho Sài Gòn. Vì người nghèo sống ở phía bên kia của ngôi chợ, cách xa những con đường lớn, những người chỉ có một phần nhỏ hay chẳng có phần nào trong số hai mươi lăm phần trăm bị lấy đi của hàng tiếp tế Mỹ, những người phải đưa con trai của họ đi lính và sống nhờ vào một nắm cơm. Họ là những bệnh nhân của con tàu bệnh viện.
Tất nhiên là không thể không nhìn thấy quân phục trong Sài Gòn cũng như ở khắp mọi nơi trong Việt Nam. Cuối cùng thì cũng đang có chiến tranh. Và ở Sài Gòn tôi cũng gặp cả tinh thần của đại úy Köpenick [người năm 1906 đã cải trang thành đại úy, xông vào tòa đô chính của thành phố Cöpenick, bắt giam thị trưởng và cướp két tiền của thành phố].
Cùng với viên sĩ quan thứ nhất của chiếc tàu bệnh viện, tôi đi xe ra cảng hàng không để đón một trong nhiều người khách đến thăm chúng tôi, lần này là một người đặc biệt quan trọng. Như thường lệ, máy bay muộn chuyến hai giờ đồng hồ và chúng tôi đứng đó và chờ. Không có gì nhiều để nhìn ngắm ngoại trừ các nữ tiếp viên của Air Vietnam và những hàng dài lính Mỹ đang kiên nhẫn chờ chuyến bay đi nghỉ phép của họ. Vì quân phục chiếm phần lớn ở đây, và người Mỹ cũng vậy. Không có thường dân người Việt nào được phép đi qua cổng kiểm soát đôi đó trước cảng hàng không, nếu như người đó không trình ra một tấm vé máy bay hay một thẻ căn cước đặc biệt. Cuối cùng, chiếc máy bay đáp xuống, và chẳng bao lâu sau đó chúng tôi nhìn thấy người mình chờ trong dòng người trước cổng kiểm soát hộ chiếu. Ở cảng hàng không của Sài Gòn, thông thường thì người ta có thể đi qua nơi bị chặn lại đó với một cái hộ chiếu ngoại giao, để đón tiếp những người vừa mới đến ở trước nơi kiểm soát hộ chiếu và có thể giúp họ tại các thủ tục không hoàn toàn đơn giản. Thế là tôi rút hộ chiếu ngoại giao của tôi ra và đưa cho viên cảnh sát xem, người, chỉ bằng nửa tôi, đeo khẩu súng ngắn xệ xuống hông theo kiểu phim cao bồi và cảnh sát Nam Việt Nam, đang đứng dựa vào cái cổng đó. Tôi muốn đi ngang qua anh, nhưng anh giữ tôi lại.
“Đây là một hộ chiếu ngoại giao”, tôi nói với anh.
“Chỉ dành cho hành khách thôi”, anh nói.
Vì đây là lần đầu tiên tôi gặp phải việc như thế này nên tôi chưng hửng và nghĩ rằng anh không hiểu tôi. Tôi giơ cái hộ chiếu sát mặt anh thêm lần nữa và giải thích thêm lần nữa, tôi là nhà ngoại giao và muốn đón ai đó. Anh thản nhiên lắc đầu, cái nón trượt qua trượt lại, và nhắc lại:
“Chỉ dành cho hành khách thôi.”
Vẫn còn chưng hửng và bây giờ thì cũng bực mình, tôi quay trở lại với viên sĩ quan tàu thủy, người đã quan sát cảnh đó.
“Để tôi thử xem”, ông nói.
Ông mặc một chiếc quần dài màu trắng, một cái áo ngắn tay màu trắng, cầu vai màu đen chẳng có gì trên đó ngoài ba vạch ngang màu vàng và một cái mũ màu trắng có huy hiệu tương đối không gây ấn tượng cho lắm của hãng tàu thủy. Ông bước thẳng tới cổng chận, thờ ơ chạm tay nhẹ vào vành nón trước viên cảnh sát, viên cảnh sát cũng thờ ơ chạm nhẹ vào nón của mình y như thế và để cho ông đi qua. Một bộ đồng phục, bất cứ đồng phục nào cũng được, đều có giá trị nhiều hơn là dân sự trong một đất nước đang có chiến tranh.
Chào mừng con tàu Helgoland cập bến Đà Nẵng
Vào một buổi tối, tôi được mời đi dự đám cưới. Một thương gia khá giả người Hoa cưới một cô gái Việt. Những cuộc ‘hôn nhân khác chủng tộc’ như vậy thỉnh thoảng cũng có, ngay cả khi người Hoa thường không hòa nhập vào người dân của đất nước mà họ đang sống ở trong đó, và những người kia cũng không hòa lẫn vào với họ. Đám cưới được bắt đầu với một buổi tiệc trong câu lạc bộ đêm đắt tiền nhất Sài Gòn, ‘Maxim’. Được mời đến dự ngoài hai gia đình còn có bạn bè của cô dâu và đối tác kinh doanh của chú rể. Buổi tiệc không có gì đặc biệt, nhưng đối với tôi thì những người khách dường như đáng để chú ý: những người đàn ông trẻ tuổi, trong bộ smoking của người thợ may tốt nhất thành phố, đang thờ ơ theo dõi chương trình biểu diễn bên cạnh những người phụ nữ duyên dáng, đeo trang sức đắt tiền của họ, trong khi trên đường phố có những người cùng trong lứa tuổi đó, trong những bộ quân phục không vừa vặn và với chiếc nón sắt quá lớn trên những gương mặt trẻ măng, được chở ra một mặt trận nào đó trên xe tải. Buổi tiệc cho khoảng một trăm người, trong cái quán đắt tiền nhất của thành phố, hẳn phải tốn cả một gia tài, trong khi cách đó năm mươi mét có những người ngủ trên vỉa hè và sống bằng một nắm cơm. Và cái xa lạ ở cảnh tượng này, cái rất là Á châu: tất cả những người đó, những người đàn ông trẻ tuổi với những cái bật lửa bằng vàng của họ cũng như những người phụ nữ và trẻ em dùng báo để đắp thay chăn ở ngoài kia, đều cảm thấy điều đó nói chung là cũng đúng. Ở châu Âu, những người với cái bật lửa bằng vàng có thể còn ‘bị lương tâm cắn rứt’, người ta muốn hy vọng thế, và những người nằm dưới mấy tờ báo sẽ chống đối. Không như thế ở châu Á, và tất cả những tưởng tượng của Phương Tây về đạo lý của cuộc chiến này đều không đúng là bởi vì vậy. Người láng giềng vui mừng, khi tai họa dung tha cho mình; người bị tai họa được xem là người bị xui xẻo, hoàn toàn không có sự hả hê hay ghen ghét ở trong đó. Hưởng lợi từ chiến tranh đối với họ là một trong những triệu chứng đáng mừng của chiến tranh, của cuộc sống trong chiến tranh, và kinh doanh là một hoạt động bất biến của con người, và lâu đời như việc bán dâm. Họ – mỗi người cho chính bản thân mình – cố làm điều tốt nhất từ hoàn cảnh đang thống trị.
Không thể không nhìn thấy người Mỹ trong hình ảnh nhiều màu sắc của Sài Gòn, vì họ thường cao lớn gần gấp đôi người Việt. Những chiếc Jeep của họ cũng đập vào mắt, vì chúng nhiều hơn là xe của người Việt. Nhưng ‘bị Mỹ hóa’ thì nhiều lắm chỉ là khu mua bán trong trung tâm, nơi phần đông người da trắng cư ngụ và mua sắm. Ở nơi cần kiếm tiền, người Việt hòa nhập vào trong đó, ở bất cứ nơi nào mà họ nhìn thấy được một lợi thế. Nhưng ngoài vùng nhỏ đó thì họ đóng kín mình trước tất cả những gì mà Mỹ mang vào đất nước này, như chỉ một dân tộc lâu đời mới có thể làm được như vậy. Chỉ có một thứ, cũng như trên khắp thế giới, là thắng thế: rượu Whisky. Trong các nhà hàng hạng kha khá ở ngoại ô thành phố, những nhà hàng mà chỉ có một ít người da trắng lạc vào đó, nơi mà chỉ một ít người ngoại quốc thông thạo thỉnh thoảng mới đến để thử ẩm thực Việt Nam, người Sài Gòn không còn uống rượu đế bản địa nữa; thay vì vậy họ mang Whisky mua ở chợ đen đến và uống nó trong bữa ăn.
Thống trị Sài Gòn là những chiếc áo dài của phụ nữ Việt, những người tài xế xích lô gân guốc với gương mặt hằn dấu thuốc phiện của họ, những anh chàng trẻ tuổi trên những chiếc xe Honda của họ, những người đọc chỉ tay ở góc đường, các cô bán mía với những cái thúng trên chiếc đòn gánh vắt qua vai và lối đi nhún nhảy của họ, những người cha gia đình với vợ, hai hay ba đứa con trên những chiếc Vespa của họ, những người bán sách, quần áo, hàng PX trên vỉa hè của đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ. Sự hiện diện của người Mỹ bộc lộ nhiều hơn qua sự nở rộ của hàng trăm quán rượu và câu lạc bộ đêm. Và ngay cả khi những người lính Mỹ trông có vẻ rụt rè và không chắc chắn trên đường phố, thế nào đi nữa thì cũng cho tới chừng nào mà họ không uống quá nhiều, thì ở đây trong những quán rượu họ cảm thấy như đang ở nhà, ở đây tất cả mọi thứ đều xoay quanh đồng dollar của họ, ở đây người ta nói tiếng nói của họ. Những người thợ may nổi tiếng ngày xưa của Rue Catinat bây giờ đặt quân phục Mỹ vào sau kính chào hàng của họ trên đường Tự Do, và những đứa bé xin tiền không còn lẩm bẩm ‘deux sous, monsieur’ nữa, mà ‘gimme fi’ pi”. Tối tối vào lúc mười một giờ, khi bắt đầu giờ giới nghiêm cho lính Mỹ, những người tài xế xích lô đạp gọi khách bộ hành: “Want a very young girl, mister?” Mặc dù vậy, Sài Gòn vẫn còn là một thành phố tiểu thị. Các cô gái moi tiền lính Mỹ trong những quán rượu hầu như hoàn toàn tối mịt cho một ‘Saigon–Tea’ đắt tiền – tên sang trọng cho một ly uống rượu đầy nước ngọt hay quả thật là trà – biến mất qua cửa sau vào lúc mười một giờ, khi các quán rượu đóng cửa, và leo lên chiếc Vespa của người anh em ruột hay bạn bè ở góc đường, và nửa giờ sau đó trong toàn Sài Gòn không còn có bán bia nữa.
Vào lúc mười một giờ rưỡi, vài trăm người trào ra khỏi hai rạp chiếu bóng đã từng tiện nghi một thời, ‘Eden’ và ‘Rex’ trong trung tâm, mà trong đó khán giả không ngạc nhiên khi ghế rồi bất thình lình đổ sụp xuống hay chuột nhảy qua chân. Trong thời gian đó, rác từ trong nhà đã tụ tập lại trên vỉa hè trong sự che chở của bóng tối, cái rồi sẽ được xúc lên xe tải tại một ngày gần đây.
Vào lúc nửa đêm, giờ giới nghiêm, đường phố Sài Gòn không một bóng người ngoài cảnh sát Việt Nam với súng liên thanh và xe đạp của họ, ngoại trừ những chiếc Jeep mui trần của quân cảnh, được bảo vệ bằng những bao cát trên bộ tản nhiệt và những tấm thép ở phía sau lưng và bên cạnh, và ngoại trừ những đoàn xe quân đội với động cơ đang gầm lên, cuối cùng không còn bị giao thông ban ngày ngăn cản nữa, chạy từ cảng ở đường Hai Bà Trưng chạy lên về hướng Bắc.
Tất nhiên đó là một lời quả quyết, rằng thuế cũng được trả cho Việt Cộng ngay cả trong những vùng do chính phủ kiểm soát; vì không ai có thể chứng minh được điều đó. Mặc dầu vậy, nó được tất cả mọi người chấp nhận như là một sự việc có thật. Ai đi ngang qua một nhà hàng hay một quán cà phê có người Mỹ tới lui trong đó và cửa sổ của chúng không được bảo vệ chống ám sát bằng lưới sắt, người đó chỉ nhận xét một cách khô khan: “Chủ tiệm này cũng trả tiền cho Việt Cộng, để họ để không động đến quán của ông ấy.”
Khi một thành viên của Quốc Hội, một người đàn ông cương trực không đảng phái, bị bắn chết trên đường phố vào một buổi sáng, một thành viên rất cao cấp của chính phủ nhún vai trả lời cho câu hỏi của tôi, liệu đó có phải là một vụ ám sát của Việt Cộng hay không:
“Ai mà biết được? Vụ đó cũng có thể là do một nhóm khác xếp đặt. Ở Việt Nam thì không thể dễ dàng giải thích được tất cả mọi việc đâu.”
Cabot–Lodge, cựu đại sứ Mỹ ở Việt Nam mà tôi đã có nhiều dịp để thán phục khả năng tự kiềm chế một cách khôn khéo và tính kỷ luật lạnh lùng của ông, được cho rằng đã nói với một nhà báo:
“Nếu như anh tin là anh đã hiểu được điều gì đó về Việt Nam thì tôi có thể bảo đảm với anh rằng anh ở chưa đủ lâu trong đất nước này đâu.”
Ghi chép lại những gì mà tôi nhìn, nghe và trải qua trong gần một năm ở Việt Nam không thể là một quyển sách về Việt Nam. Nó không gì khác hơn là một tường thuật về những trải nghiệm và phản ánh của tôi, vì tôi ở Việt Nam để làm việc cho những người đang phải chịu cơ cực: giúp chữa lành bệnh cho các bệnh nhân, vì bác sĩ đang được cần đến trong đất nước này.
Đối với hàng ngàn người tỵ nạn và người nghèo, đối với những người nông dân, quân nhân, ngư dân, tiểu thương, những cô gái đứng đường, những người vợ góa và hàng ngàn đứa trẻ mồ côi cha mẹ, nạn nhân của cuộc chiến tranh này, thì việc ai tiến hành chiến tranh với ai trong đất nước của họ là việc họ hoàn toàn không quan tâm đến. Rằng đang có chiến tranh và họ không có khả năng để trốn thoát được nó, đó là một thực tế và là điều không thể tránh né được. Từ hàng ngàn năm nay, họ dạy cho con cái của họ phải kiên nhẫn, không được bộc lộ sự bực dọc. Họ dường như cũng chấp nhận sự khốn cùng, sự suy tàn của đất nước họ, những căn bệnh và những vết thương. Họ âm thầm chịu đựng, và họ lặng lẽ qua đời. Đối với những người này thì cái chết còn chưa trở thành đối thủ của cuộc sống; sinh, sống và chết là một đơn thể, thuộc vào nhau.
Tất cả họ đều gọi chiếc tàu bệnh viện là biểu dương chính trị, cử chỉ đoàn kết, sự tham gia chiến tranh của nước Đức, những người cho rằng phải bút chiến về việc đó. Đối diện với những gì mà chúng tôi, những người làm việc trên con tàu bệnh viện, nhìn thấy ở Việt Nam, thì những câu từ khẩu hiệu đó đối với chúng tôi nghe thật trống rỗng. Trước không biết bao nhiêu là người bệnh, người bị thương, người khốn cùng trong đất nước này thì thích hợp hơn là nên im lặng và làm việc. Điều đó có thể được tiến hành một cách càng chuyên nghiệp thì càng tốt. Ngoài việc giúp đỡ họ ra thì, theo các thước đo và tiêu chuẩn được trích dẫn tại mỗi một cơ hội của chúng ta, còn gì là đúng hơn và dễ hiểu hơn cho một hoạt động vì người nghèo, người khốn cùng, người bệnh và vì những người đã mất đất nước của họ và đã mất gốc rễ; và là với tất cả những phương tiện kỹ thuật đã nhận được nhiều khen ngợi của chúng ta?
Đừng làm đổ trà của chủ ngươi
Trước đây một thế kỷ, người Pháp hợp nhất Việt Nam, Lào và Campuchia lại thành Đông Dương. Cũng trong thời gian đó, Thái Lan, thời đó còn được gọi là Xiêm, và Việt Nam, trước đây được gọi là An Nam, đã cố gắng phân chia Campuchia ra cho chính họ. Người Pháp ngăn chận việc đó và tuyên bố Campuchia là nước được họ bảo hộ. Cho tới ngày hôm nay, người Campuchia vẫn cảm kích nói về người Pháp như là những người đã bảo vệ họ. Khác với trong nước Lào ở phía Bắc và trong Việt Nam nằm ở phía Đông, người Pháp cũng xử sự giống như là những người bảo vệ nhiều hơn là những người chiếm hữu đất nước đó. Họ còn mang lại cho người Campuchia cả sở hữu quốc gia và cảm giác quốc gia đã bị lãng quên của họ, bằng cách đã khai quật khu đền thờ Angkor tuyệt diệu trong rừng rậm và tháo bỏ bức màn che đậy lịch sử của người Khmer. Ngay ngày nay, người Campuchia cũng gọi họ là người Khmer, và ở Angkor, những người hướng dẫn khách du lịch chỉ cho du khách xem các phù điêu hết sức nghệ thuật, mô tả những trận đánh ác liệt giữa người Khmer và người An Nam. Tên của cái thành phố nhỏ bé ở cạnh khu đền thờ đó không được ghi trên bất cứ tấm bản đồ Thái Lan nào, mặc dù máy bay của hãng hàng không Thai International đáp xuống đó. Tên thành phố đó là Siemreap, có nghĩa là “cái chết của người Xiêm”.
Truyền thuyết kể rằng người An Nam trong trận đánh cuối cùng, diễn ra bất lợi cho người Khmer, đã bắt được nhiều tù binh và lôi họ về doanh trại của mình. Những người tù binh đó bị chôn xuống đất cho tới tận cổ, người ta đổ hắc ín lên đầu họ rồi đốt cháy. Người An Nam nấu trà của họ trên những ngọn đuốc sống đó, và khi những nạn nhân của họ lắc lư qua lại trong đau đớn, người ta đã quát lên: “Đừng làm đổ trà của chủ ngươi.” Câu nói này cho tới ngày nay vẫn còn được xem là một lời lăng nhục chết người ở Campuchia. Người Việt Nam chính thức là kẻ thù của đất nước này. Nhưng với lòng khoan dung đáng khâm phục của người Á, người Khmer không động chạm đến những khu kiều dân người Việt, ngay cả ở trong thủ đô Pnom–Penh của họ.
“Lịch sử Việt Nam vừa mới được viết”, tùy viên văn hóa ở Tổng Lãnh sự Pháp tại Sài Gòn nói, người có nửa tá thầy giáo đứng dưới quyền, những người có nhiệm vụ giảng dạy về lịch sử của đất nước này trong các trường học Việt–Pháp, “bây giờ, trong thời gian của ý thức quốc gia Việt Nam. Lịch sử Việt Nam bao gồm một loạt truyền thuyết mà nội dung của chúng bây giờ được viết thành sử.” Điều đó không hoàn toàn đúng. Các nhà sư, ngay khi rất rời rạc, cũng đã ghi lại nhiều phần của lịch sử Việt Nam. Nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha Alexander de Rhodes, người sáng tạo ra một bảng chữ cái rất giống với chữ La tinh cho tiếng Việt có nhiều cách nhấn giọng, cho tới lúc đó còn được viết theo chữ Trung Quốc, cũng đã viết sử.
Người ta cho rằng trước Công Nguyên khoảng hai thế kỷ rưỡi, người Việt ngày nay đã di cư đến từ miền Nam Trung Quốc. Lúc thâm nhập xuống miền Nam, họ đã đẩy lùi những người dân cư nguyên thủy, có lẽ là có nguồn gốc Mã Lai, lên núi. Nhưng ngay từ trước Công Nguyên, người Trung Quốc đã đô hộ Bắc Việt Nam ngày nay và đã là những người thống trị cả ngàn năm. Cho tới ngày nay, tập quán Trung Hoa, nghệ thuật, văn học và triết học của họ thống trị trong số những ảnh hưởng khác nhau từ nước ngoài ở Việt Nam. Ngay từ thời đó, người Việt đã tập đánh du kích chống lại quân đội Trung Quốc. Con đường của “Hai chị em họ Trưng”, đường Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, nhắc nhở đến một cuộc nổi dậy chống người Trung Quốc trong năm 40, được hai chị em này dẫn đầu nhưng đã thất bại. Đại lộ Lê Lợi ở Sài Sòn được gọi theo tên của một lãnh tụ nông dân, người đã chiến đấu chống người Trung Quốc vào khoảng năm 1400.
Vào khoảng năm 1000, Việt Nam giành được độc lập và về cơ bản vẫn độc lập trong vòng 900 năm sau đó. Thế nhưng chiến tranh thường xuyên được tiến hành với người Trung Quốc, người Mông Cổ và giữa những nhóm người Việt với nhau. Trong thế kỷ mười sáu và mười bảy, người Âu đến Việt Nam, thương gia, những người tuy vậy vẫn cố làm chính trị và giúp đỡ những nhóm khác nhau. Năm 1858, quân đội thuộc địa Pháp đổ bộ xuống Đà Nẵng, thành phố mà họ gọi là Tourane, và dần dần chiếm lấy đất nước này. Đông Dương thành hình năm 1887, cái chấm dứt tồn tại trước đây mười lăm năm sau cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất đẫm máu. Năm 1954, Việt Nam bị chia cắt tại Hội nghị Genève.
Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa ngày nay, là một phần của Liên bang Đông Dương, bối cảnh của nhiều quyển tiểu thuyết trữ tình và sách chiến tranh thực tại. Ngày trước, người Pháp không thích sống ở miền Nam Việt Nam, vì, như một nhà báo và là cựu chiến binh Pháp ở Điện Biên Phủ nói với tôi: “Trái tim của chúng tôi đã ở lại miền Bắc.” Như người ta thường hay tìm thấy được một thang bậc chia độ của những đặc tính và khả năng tùy theo vị trí địa lý của nó trong một dân tộc, ở Việt Nam, người Bắc và người Nam khác với người Trung. Tương phản lớn là giữa Bắc và Nam. Miền Nam có nhiều đất đai mầu mỡ, thu hoạch ba lần mà chẳng phải cực nhọc gì nhiều, cây trái không cần phải được chăm sóc đặc biệt. Người miền Nam vì vậy mà yêu đời và vô tư lự. Ở miền Bắc thì phải làm việc cực nhọc mới giành được hoa quả từ đất. Giữa mùa Hè và mùa Đông có sự khác biệt rõ ràng, và thống trị trong mùa Đông là một khí hậu khắc nghiệt. Người miền Bắc đã quen làm việc có chủ định. Họ cần cù hơn và năng động hơn là những người đồng hương từ miền Nam của họ.
Sau lần chia cắt đất nước năm 1954, trong vòng 300 ngày được hoạch định để di chuyển quân đội theo Hiệp định Genève, hai triệu người miền Bắc đã chạy trốn vào Nam. Ngày nay, họ thường ở những vị trí có nhiều ảnh hưởng: Tướng Kỳ là người Bắc. Viên đại sứ của một đất nước nhỏ bé ở châu Âu, một người khôn khéo, người nhờ ở Việt Nam một thời gian đặc biệt dài – thường các đại sứ thay nhau hai hay ba năm một lần – mà có được những hiểu biết sâu sắc về tình hình hơn là phần lớn người ngoại quốc, có lần đã nói với tính sống động trong tiếng mẹ đẻ của ông: “Thật ra thì ở Việt Nam người miền Bắc đánh nhau với người miền Bắc. Phần lớn các chức vụ lãnh đạo trong chính phủ Sài Gòn đều do người xuất thân từ miền Bắc nắm giữ.”
Tàu Helgoland ở Việt Nam 1967
Đó là một đất nước rất đẹp mà chiến tranh đang được tiến hành thật ác liệt ở đó; trong vòng hai mươi năm đã là cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhì, như Bernard Fall gọi nó trong quyển “Street without Joy” của ông, vì nó bao gồm ít nhất là biên giới của tất cả các nước ngày xưa đã từng hợp thành Liên bang Đông Dương. Lại là một cuộc “chiến tranh không giới tuyến”, và điều đó có nghĩa là không có vùng an toàn nào cả. Cuộc chiến có mặt ở khắp mọi nơi, ngay cả khi chẳng có gì xảy ra ở nơi mà người ta hiện đang ở đó. Ai lần đầu tiên bay đáp xuống cảng hàng không Tân Sơn Nhứt đều lo lắng nhìn ra cửa sổ và chờ đợi ngay trong khoảng khắc đó một loạt đạn súng liên thanh từ cái bụi cây mà chiếc máy bay đang bay qua đó trong một đường cong dốc đứng. Nhưng sau một vài tháng thì không còn ai nghĩ đến việc đó nữa, khi người ta đi ô tô xuyên qua đất nước này. Nhận thức về sự nguy hiểm có mặt ở khắp mọi nơi chỉ còn lại trong tiềm thức. Chỉ sau khi đáp xuống một cảng hàng không ở ngoài Việt Nam, người ta mới bất chợt nhận ra rằng đã được giải phóng khỏi một cái gì đó; và ở Việt Nam thì người ta luôn ngạc nhiên vì những cảnh quang hòa bình trong phong cảnh này, mà nét đẹp của nó đã nuốt đi biết bao nhiêu là sự tàn phá. Trẻ con chơi những trò chơi như ở châu Âu. Tối tối, những đứa bé trai lùa trâu về nhà và trong lúc đó thong thả nhìn quan sát những con người xa lạ, như tất cả những đứa bé chăn cừu. Láng giềng nói chuyện với nhau qua hàng dậu.
Sự điêu tàn có thể nhận thấy trong thành phố nhiều hơn là ở đồng quê, những sửa chữa vội vã, tạm bợ trên nhà cửa và đường phố, sự hấp tấp bề ngoài của thời bất an. Các thành phố xấu xí hơn từ năm này sang năm khác, và trước hết là thủ đô, Sài Gòn.
Theo quảng cáo du lịch, Sài Gòn trước đây 200 năm là một làng đánh cá. Trước đây 100 năm, người Pháp xây dựng nó thành một thành phố thương mại phát đạt. Ngôi nhà thờ, hơi giống một nhà thờ gothic một chút, nhìn từ một nơi cao hơn xuống trung tâm thành phố; bưu điện và cơ quan nhà nước nằm ở xung quanh đó. Đối diện với cửa vào, ở đầu kia của quảng trường, là bắt đầu ‘con đường đua’ của thành phố, đường Tự Do. Tất cả đều giống như tỉnh lẻ đến mức người ta được phép dùng từ mô tả đặc trưng cho các thành phố nhỏ đó. Khi đường Tự Do còn có tên là Rue Catinat, những người thợ may tốt nhất Đông Dương có cửa hàng của họ ở đây, và những người thợ kim hoàn nổi tiếng nhất có cửa tiệm của họ ở đây. Khách sạn có truyền thống tốt nhất thành phố, ‘Continental’ tạo thành một góc với quảng trường nhà hát. Nhà hát nhìn ra đại lộ Lê Lợi rộng lớn, dẫn đến chợ, nửa đường vào khu phố Chợ Lớn của người Hoa. Là đường Tự Do, Rue Catinat ngày nay là con đường của những quán rượu tối tăm, của sự kinh doanh những thói xấu. So với hoạt động cắt cổ một cách tinh vi này thì dường như [khu phố đèn đỏ] Reeperbahn của Hamburg chỉ là một trường nội trú nữ mà thôi. Quốc Hội họp trong nhà hát trước đây, và ở bên kia của đường Tự Do có hai người lính rắn chắc, màu xanh ô liu, giống như bằng giấy bồi, đang xung phong đến cửa vào của nó, sau lưng họ là quảng trường trước Tòa Đô Chính và khu chợ hoa, ở hai bên là đoạn cuối của chợ đen. Mặt tiền của Tòa Đô Chính, đã từng có màu trắng vôi bây giờ bị nhuộm thành nâu–xám bởi bụi có mặt ở khắp nơi trong vùng nhiệt đới, có gương mặt của phong cách thuộc địa Pháp; khoa trương, phô diễn, đầy trang trí hoa mỹ.
Bắt đầu ở phía bên kia của nhà thờ là các con đường biệt thự được quy hoạch giống như bàn cờ, nhà lớn và đẹp trên những khu đất rộng. Ở đây, thế giới to lớn của Đông Dương mơ mộng qua những giờ khắc nóng nhất trong ngày. Tiếp theo đó về phía Bắc là khu phố Việt Gia Định có lăng nổi tiếng của Tướng Lê Văn Duyệt, người đã thống nhất Việt Nam trong thế kỷ 19.
Thành phố này, thuộc vào đó còn có một vườn thực vật và một vườn bách thú, được người Pháp quy hoạch và xây dựng cho ba trăm năm mươi ngàn dân cư. Sống ở đây ngày nay ít nhất là hai triệu người, có lẽ là hai triệu rưỡi; trong các khu phố gồm những ngôi nhà nhỏ như lon đồ hộp, trong những ngôi nhà sàn dọc theo các con kênh hay đơn giản là trên vỉa hè; họ sống ở đó, ở nơi mà họ có thể buôn bán một cái gì đó. Những người hạnh phúc hơn có thể thuê một trong những ngôi nhà giống như nhà đỗ xe, những cái lan ra xung quanh như nấm trong những hàng dài cạnh những con đường không được trải nhựa. Sống trong hai hay ba phòng, hai tầng, trên sơ đồ mặt bằng khoảng một cái nhà đỗ xe như chúng ta quen thuộc, là những gia đình mười hai hay mười lăm người. Đã quen với việc cùng sống với gia đình trong một không gian chật hẹp, họ hoàn toàn không phải là không cảm thấy hạnh phúc, như một người Âu có thể tưởng tượng. Một phòng riêng, ngay cả cho những người trong giới hàn lâm như giảng sư đại học hay một dân biểu Quốc Hội, là một việc xa xỉ quá đắt giá. Hàng ngàn người Mỹ, những người được cơ quan hay đơn vị của họ bố trí cho ở trong thành phố, đã đẩy giá thuê nhà và giá đất lên cao và qua đó là giá cho tất cả các vật liệu xây dựng.
Cả Sài Gòn đã cười người phụ nữ đó, người đã để cho một doanh nhân xây một căn nhà hai tầng. Khi hai tầng đó được xây xong, giá thuê nhà leo lên cao đến mức bà chủ xây nhà không cưỡng lại được sự cám dỗ, muốn kiếm thêm nhiều tiền nữa. Bà thuyết phục ông nhà thầu, người cũng thích muốn kiếm thêm nhiều tiền nữa, xây lên thêm hai tầng. Khi tất cả bốn tầng được xây xong, cơn mưa đầu mùa ập đến và tất cả đã sụp đổ xuống, may mắn là trước khi có một người thuê nhà nào đó dọn vào.
Chỉ một số ít người thành đạt, những người đặc biệt giàu có, mới xây nhà lớn. Cung cấp nước, với áp suất 0,6 atm; hệ thống điện với dao động từ 70 đến 110 Volt; hệ thống thoát nước quá tải vô vọng, nếu như nói chung là chúng tồn tại.
Những cây thanh liễu xa lạ, xinh đẹp, được trồng dọc theo những con đường nhỏ thành hàng dài để làm cây che bóng mát, trông có vẻ thật buồn rầu dưới gánh nặng của những đường dây điện thoại do quân đội thiết lập mà dây điện của nó với thời gian đã kết lại với nhau. Hầu như không nhìn thấy được những ngôi nhà rộng rãi kiểu thuộc địa ở phía sau những ngôi vườn bị bỏ hoang trong khu phố biệt thự, tất cả đều tạo nên một ấn tượng điêu tàn. Trước mỗi một đồn cảnh sát, trụ sở bộ, khách sạn Mỹ, trước mỗi một cơ quan quân sự đều có bao cát được chất chồng lên thành tường và hàng rào kẽm gai được giăng ra, người đi bộ phải rời lề đường để đi vòng qua cái pháo đài nhỏ đó; khi ở phía đối diện, ở bên kia đường, có một chiếc xe tải đứng lại thì những người lính gác trong chiếc lồng bằng kẽm gai hay trong những cái ống hình trụ bằng bê tông của họ liền hoảng hốt lên, vì nó có thể chất đầy chất nổ. Qua những con đường chật hẹp đó, vòng quanh những pháo đài bằng bao cát, qua những ổ gà, diễn ra cái mà ở nơi khác người ta gọi là giao thông. Hàng trăm ngàn chiếc xe đạp, taxi Renault C4 màu xanh trắng, ô tô được lắp ráp từ mọi thời điểm, xe Jeep quân đội, xe tải quân đội đủ mọi cỡ, xe tăng và xe xích lô làm cho giao thông đó trở thành thảm họa. Luật giao thông không được biết tới hay là bị dửng dưng phớt lờ đi. Con giun giao thông đó cực nhọc đẩy mình đi xuyên qua Sài Gòn từ bảy giờ sáng cho tới đêm khoảng mười một giờ, phần lớn là dưới sự nóng nực cháy da, thường hay đan kết với nhau không thể gỡ rối được. Các cảnh sát đứng thờ ơ trong bóng mát, điều khiển đèn giao thông dưới những mái che nắng tạm bợ. Một cây đèn giao thông, bị một xe tải húc gãy, tiếp tục nhấp nháy trên vỉa hè sau đó hai ngày liền. Ô tô bị hỏng hóc thường được sửa chữa ngay tại chỗ, giao thông uốn lượn với vận tốc của con ốc sên vòng quanh chúng. Trong khu Đa Kao, cứ vài ngày thì lại có một ống nước vỡ ra dưới con đường chính Hiền Vương. Có tin đồn, rằng việc lắp đặt đã được giao cho doanh nghiệp với giá đấu thầu thấp nhất – rõ ràng là cho doanh nghiệp tồi nhất. Giao thông tránh những vòi nước phun lên đó, nhưng thỉnh thoảng lại có một chiếc xe tải sập xuống nền đường đã thấm đẫm nước đó, rồi tất cả đứng yên nửa giờ trong cái nóng như thiêu đốt đó. Thỉnh thoảng, người ta cứ muốn nổi điên lên trong cái giao thông lộn xộn đó, khi những anh chàng trẻ tuổi trên những chiếc Honda, Bridgestones, Yamaha của họ chạy với vận tốc cao nhất vào đường ưu tiên, khi người ta đứng chờ cạnh đèn đỏ, và không biết bao nhiêu là người đi xe đạp dịch lên trước, lên cạnh và quanh chiếc xe, để đi qua ngã tư trước nhất; khi người ta có cảm giác, tất cả những người đó bám chặt vào mình. Nhưng sự nóng nảy đó nhanh chóng biến mất. Vì không ai đã từng nói một lời giận dữ nào trong giao thông thành phố lộn xộn nhất thế giới này. New York, Paris, Tokio và Bangkok chỉ là chỗ chơi đùa cho trẻ con khi so với Sài Gòn, nếu bàn về giao thông. Ở Sài Gòn chỉ có một luật: chuyển động như thế nào đó theo hướng đích đến của mình. Luật này được tất cả mọi người tôn trọng. Sự khoan dung, kiên nhẫn và bình thản mà người Việt Nam và cả người ngoại quốc cũng phải miễn cưỡng dùng chúng để đối phó với giao thông ở Sài Gòn cũng độc nhất vô nhị như chính giao thông đó, và mang tính gương mẫu, khi tôi nghĩ đến phong cách của những người lái xe ở Trung Âu.
Hết sức đặc trưng cho sự điêu tàn của Sài Gòn dường như là nhà ga, một nhà ga cụt. Chấm dứt ở đây là tuyến đường sắt từ miền Bắc, nơi người ta nói rằng có kết nối với đường sắt xuyên Siberia và qua đó là với mạng đường sắt châu Âu. Ý nghĩ, ‘vào thời xưa cũ tốt đẹp’ có thể lên tàu hỏa ở Paris hay Berlin, để rồi đến Sài Gòn nhiều tuần sau đó, khiến cho người ta buồn rầu. Ngày nay, nhà ga này đã đóng cửa, những cánh cửa dẫn vào một chuyến đi mang nét thơ mộng qua Trung Quốc, Mông Cổ và Siberia đến châu Âu đã bị đóng kín bằng ván. Ở một tuyến phụ xuyên qua trung tâm thành phố có một chiếc tàu hỏa vận tải chạy về đêm từ cảng tàu thủy đến Biên Hòa cách đó ba mươi cây số. Việt Cộng đều đặn, khoảng hai lần trong một tháng, cho nổ tung chiếc tàu hỏa đó. Tuyến đường cũng được sửa chữa và chạy lại với cùng sự đều đặn đó.
Đường Hàm Nghi, Sài Gòn, 1967
Người ta đã viết nhiều về Sài Gòn trong những năm vừa qua, có lẽ vì có những nhà báo nào đó tìm thấy hình ảnh Việt Nam của mình ở Sài Gòn và khách sạn ‘Caravelle’ là trạm cuối của chuyến đi đến Việt Nam của ông. Nhưng vài khía cạnh riêng lẻ và những ấn tượng ngắn ngủi không thể là lời phán xét cuối cùng về đất nước này được.
Mary MacCarthy mô tả Sài Gòn như là ‘một PX khổng lồ, một siêu thị cho lính Mỹ.’ Ở đó ‘hầu như không có gì là hàng Việt để mua cả, ngoại trừ hoa’, đập vào mắt bà là những cửa hàng bán ô tô với xe Mỹ, trò chơi trẻ con Mỹ và máy đánh chữ hiệu Olivetti. Sài Gòn ‘ngày nay ít kỳ lạ hơn là Florence hay Place de la Concorde’. Như thế này – có lẽ ai cũng tìm thấy được những gì mà người đó muốn tìm thấy và Mary MacCarthy đã tìm thấy những người đồng hương của bà ở Sài Gòn. Ít kỳ lạ? Có thể, vì ở kỷ nguyên của sự đồng phục hóa này, như ngay Tucholsky cũng đã nhận định, trong thành phố lớn nào của thế giới này mà còn sự kỳ lạ? Chắc chắn là Mary MacCarthy đã không bước vài bước chân từ đại lộ Lê Lợi đến ngôi chợ mà ngày nay vẫn mang tính Việt như bao lâu nay. Ở đó, người ta chào mời những loại trái cây phong phú, ‘kỳ lạ’ của Việt Nam, những trái xoài, vú sữa, thanh long, đu đủ và nhiều thứ khác nữa, những thứ không có tên trong tiếng Đức. Có thể là quần áo chất thành từng đống lộn xộn đó một phần không xuất xứ từ Việt Nam, nhưng chúng chắc hẳn không đến từ PX. Hàng thịt, ba tê, rau cải cũng như giày là hàng Việt. Ở đây không có bán Whisky ‘Johnnie Walker’ và ‘Time Magazin’. Các tấm bảng quảng cáo kem đánh răng Hynos ở quảng trường trước nhà ga đúng là phô bày một người da đen đang cười với hàm răng trắng. Nhưng quảng cáo cho kem đánh răng với những gương mặt của người da đen và hàm răng trắng của họ thì chắc hẳn không phải là phong cách Mỹ. Tôi tình cờ làm quen được với ông chủ hãng kem đánh răng này. Đó là một người Hoa trong Chợ Lớn, người nói tiếng Pháp tốt hơn tiếng Anh nhiều. Các quảng cáo bia ’33′ bên cạnh gương mặt mỉm cười của người da đen đó quảng cáo cho một loại bia Pháp–Việt. Tất nhiên là hàng hóa Mỹ được mua bán trên vỉa hè của những con đường chính, vì người Mỹ mua ở đây, không phải người Việt. Mary MacCarthy tìm thấy mình ‘lại ở trong một thành phố Mỹ’. Thực sự thì người Mỹ mang lại cho hình ảnh của thành phố này hầu như không nhiều hơn một vết màu có thể nhìn thấy rõ được, nếu như người ta đi khỏi khu vực ngay cạnh các cửa hàng PX, các khách sạn dành riêng cho người Mỹ và các trụ sở của họ chỉ năm mươi mét thôi, vào trong mê cung của các con hẻm nhỏ, và loại trừ đường Tự Do, nơi những người nghỉ phép từ mặt trận và thủy thủ lảo đảo đi từ quán rượu này vào quán rượu khác và không có một người Việt nào tình nguyện đi dọc theo đó, người mà không muốn bán một thứ gì đó cho người Mỹ. Mary MacCarthy tìm thấy không biết bao nhiêu là nhà hàng Pháp trong Sài Gòn này, nơi mà bà cảm thấy như đang ở trên ‘một hội chợ trong một thành phố Mỹ tầm thường’. Thật sự thì ngày nay người ta có thể đếm được các nhà hàng Pháp trên đầu ngón tay. Lẽ ra bà nên tìm thời gian để đi dạo dọc theo kênh Bonard, cũng còn được gọi là kênh Lò Gốm, hay ở ‘Suối Tàu’ trong Chợ Lớn, với những chiếc thuyền, chiếc ghe nằm trên cạn vào lúc nước rút; hay lẽ ra bà nên đi vào những khu nhà sàn trên bờ Đông sông Sài Gòn, nơi những đứa trẻ con chơi mạt chược và những người chữa bệnh nhổ răng ngay trên đường phố và thay bằng răng vàng vào đó; hay lẽ ra là vào dịp Tết, cái mà bà cũng nhắc đến, bà nên đi vào một ngôi chùa, nơi người xa lạ cũng có thể tự do quan sát được cuộc sống và hoạt động của người Việt. Cả đó cũng là Sài Gòn, cả đó cũng là Việt Nam, không chỉ vài con đường trong trung tâm mà những chiếc xe Jeep của hành chính quân đội cực nhọc xuyên qua đó, và những đoàn xe tiếp tế dính bùn. Không chỉ những cô gái duyên dáng, yêu kiều trong chiếc áo dài nhiều màu sắc của họ, mà cả những người khác, những người không bao giờ có thể mua được một cái áo dài, sống trong những con hẻm với bộ ‘pyjama’ màu đen hay in hoa, cũng là đặc trưng cho Sài Gòn. Vì người nghèo sống ở phía bên kia của ngôi chợ, cách xa những con đường lớn, những người chỉ có một phần nhỏ hay chẳng có phần nào trong số hai mươi lăm phần trăm bị lấy đi của hàng tiếp tế Mỹ, những người phải đưa con trai của họ đi lính và sống nhờ vào một nắm cơm. Họ là những bệnh nhân của con tàu bệnh viện.
Tất nhiên là không thể không nhìn thấy quân phục trong Sài Gòn cũng như ở khắp mọi nơi trong Việt Nam. Cuối cùng thì cũng đang có chiến tranh. Và ở Sài Gòn tôi cũng gặp cả tinh thần của đại úy Köpenick [người năm 1906 đã cải trang thành đại úy, xông vào tòa đô chính của thành phố Cöpenick, bắt giam thị trưởng và cướp két tiền của thành phố].
Cùng với viên sĩ quan thứ nhất của chiếc tàu bệnh viện, tôi đi xe ra cảng hàng không để đón một trong nhiều người khách đến thăm chúng tôi, lần này là một người đặc biệt quan trọng. Như thường lệ, máy bay muộn chuyến hai giờ đồng hồ và chúng tôi đứng đó và chờ. Không có gì nhiều để nhìn ngắm ngoại trừ các nữ tiếp viên của Air Vietnam và những hàng dài lính Mỹ đang kiên nhẫn chờ chuyến bay đi nghỉ phép của họ. Vì quân phục chiếm phần lớn ở đây, và người Mỹ cũng vậy. Không có thường dân người Việt nào được phép đi qua cổng kiểm soát đôi đó trước cảng hàng không, nếu như người đó không trình ra một tấm vé máy bay hay một thẻ căn cước đặc biệt. Cuối cùng, chiếc máy bay đáp xuống, và chẳng bao lâu sau đó chúng tôi nhìn thấy người mình chờ trong dòng người trước cổng kiểm soát hộ chiếu. Ở cảng hàng không của Sài Gòn, thông thường thì người ta có thể đi qua nơi bị chặn lại đó với một cái hộ chiếu ngoại giao, để đón tiếp những người vừa mới đến ở trước nơi kiểm soát hộ chiếu và có thể giúp họ tại các thủ tục không hoàn toàn đơn giản. Thế là tôi rút hộ chiếu ngoại giao của tôi ra và đưa cho viên cảnh sát xem, người, chỉ bằng nửa tôi, đeo khẩu súng ngắn xệ xuống hông theo kiểu phim cao bồi và cảnh sát Nam Việt Nam, đang đứng dựa vào cái cổng đó. Tôi muốn đi ngang qua anh, nhưng anh giữ tôi lại.
“Đây là một hộ chiếu ngoại giao”, tôi nói với anh.
“Chỉ dành cho hành khách thôi”, anh nói.
Vì đây là lần đầu tiên tôi gặp phải việc như thế này nên tôi chưng hửng và nghĩ rằng anh không hiểu tôi. Tôi giơ cái hộ chiếu sát mặt anh thêm lần nữa và giải thích thêm lần nữa, tôi là nhà ngoại giao và muốn đón ai đó. Anh thản nhiên lắc đầu, cái nón trượt qua trượt lại, và nhắc lại:
“Chỉ dành cho hành khách thôi.”
Vẫn còn chưng hửng và bây giờ thì cũng bực mình, tôi quay trở lại với viên sĩ quan tàu thủy, người đã quan sát cảnh đó.
“Để tôi thử xem”, ông nói.
Ông mặc một chiếc quần dài màu trắng, một cái áo ngắn tay màu trắng, cầu vai màu đen chẳng có gì trên đó ngoài ba vạch ngang màu vàng và một cái mũ màu trắng có huy hiệu tương đối không gây ấn tượng cho lắm của hãng tàu thủy. Ông bước thẳng tới cổng chận, thờ ơ chạm tay nhẹ vào vành nón trước viên cảnh sát, viên cảnh sát cũng thờ ơ chạm nhẹ vào nón của mình y như thế và để cho ông đi qua. Một bộ đồng phục, bất cứ đồng phục nào cũng được, đều có giá trị nhiều hơn là dân sự trong một đất nước đang có chiến tranh.
Chào mừng con tàu Helgoland cập bến Đà Nẵng
Vào một buổi tối, tôi được mời đi dự đám cưới. Một thương gia khá giả người Hoa cưới một cô gái Việt. Những cuộc ‘hôn nhân khác chủng tộc’ như vậy thỉnh thoảng cũng có, ngay cả khi người Hoa thường không hòa nhập vào người dân của đất nước mà họ đang sống ở trong đó, và những người kia cũng không hòa lẫn vào với họ. Đám cưới được bắt đầu với một buổi tiệc trong câu lạc bộ đêm đắt tiền nhất Sài Gòn, ‘Maxim’. Được mời đến dự ngoài hai gia đình còn có bạn bè của cô dâu và đối tác kinh doanh của chú rể. Buổi tiệc không có gì đặc biệt, nhưng đối với tôi thì những người khách dường như đáng để chú ý: những người đàn ông trẻ tuổi, trong bộ smoking của người thợ may tốt nhất thành phố, đang thờ ơ theo dõi chương trình biểu diễn bên cạnh những người phụ nữ duyên dáng, đeo trang sức đắt tiền của họ, trong khi trên đường phố có những người cùng trong lứa tuổi đó, trong những bộ quân phục không vừa vặn và với chiếc nón sắt quá lớn trên những gương mặt trẻ măng, được chở ra một mặt trận nào đó trên xe tải. Buổi tiệc cho khoảng một trăm người, trong cái quán đắt tiền nhất của thành phố, hẳn phải tốn cả một gia tài, trong khi cách đó năm mươi mét có những người ngủ trên vỉa hè và sống bằng một nắm cơm. Và cái xa lạ ở cảnh tượng này, cái rất là Á châu: tất cả những người đó, những người đàn ông trẻ tuổi với những cái bật lửa bằng vàng của họ cũng như những người phụ nữ và trẻ em dùng báo để đắp thay chăn ở ngoài kia, đều cảm thấy điều đó nói chung là cũng đúng. Ở châu Âu, những người với cái bật lửa bằng vàng có thể còn ‘bị lương tâm cắn rứt’, người ta muốn hy vọng thế, và những người nằm dưới mấy tờ báo sẽ chống đối. Không như thế ở châu Á, và tất cả những tưởng tượng của Phương Tây về đạo lý của cuộc chiến này đều không đúng là bởi vì vậy. Người láng giềng vui mừng, khi tai họa dung tha cho mình; người bị tai họa được xem là người bị xui xẻo, hoàn toàn không có sự hả hê hay ghen ghét ở trong đó. Hưởng lợi từ chiến tranh đối với họ là một trong những triệu chứng đáng mừng của chiến tranh, của cuộc sống trong chiến tranh, và kinh doanh là một hoạt động bất biến của con người, và lâu đời như việc bán dâm. Họ – mỗi người cho chính bản thân mình – cố làm điều tốt nhất từ hoàn cảnh đang thống trị.
Không thể không nhìn thấy người Mỹ trong hình ảnh nhiều màu sắc của Sài Gòn, vì họ thường cao lớn gần gấp đôi người Việt. Những chiếc Jeep của họ cũng đập vào mắt, vì chúng nhiều hơn là xe của người Việt. Nhưng ‘bị Mỹ hóa’ thì nhiều lắm chỉ là khu mua bán trong trung tâm, nơi phần đông người da trắng cư ngụ và mua sắm. Ở nơi cần kiếm tiền, người Việt hòa nhập vào trong đó, ở bất cứ nơi nào mà họ nhìn thấy được một lợi thế. Nhưng ngoài vùng nhỏ đó thì họ đóng kín mình trước tất cả những gì mà Mỹ mang vào đất nước này, như chỉ một dân tộc lâu đời mới có thể làm được như vậy. Chỉ có một thứ, cũng như trên khắp thế giới, là thắng thế: rượu Whisky. Trong các nhà hàng hạng kha khá ở ngoại ô thành phố, những nhà hàng mà chỉ có một ít người da trắng lạc vào đó, nơi mà chỉ một ít người ngoại quốc thông thạo thỉnh thoảng mới đến để thử ẩm thực Việt Nam, người Sài Gòn không còn uống rượu đế bản địa nữa; thay vì vậy họ mang Whisky mua ở chợ đen đến và uống nó trong bữa ăn.
Thống trị Sài Gòn là những chiếc áo dài của phụ nữ Việt, những người tài xế xích lô gân guốc với gương mặt hằn dấu thuốc phiện của họ, những anh chàng trẻ tuổi trên những chiếc xe Honda của họ, những người đọc chỉ tay ở góc đường, các cô bán mía với những cái thúng trên chiếc đòn gánh vắt qua vai và lối đi nhún nhảy của họ, những người cha gia đình với vợ, hai hay ba đứa con trên những chiếc Vespa của họ, những người bán sách, quần áo, hàng PX trên vỉa hè của đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ. Sự hiện diện của người Mỹ bộc lộ nhiều hơn qua sự nở rộ của hàng trăm quán rượu và câu lạc bộ đêm. Và ngay cả khi những người lính Mỹ trông có vẻ rụt rè và không chắc chắn trên đường phố, thế nào đi nữa thì cũng cho tới chừng nào mà họ không uống quá nhiều, thì ở đây trong những quán rượu họ cảm thấy như đang ở nhà, ở đây tất cả mọi thứ đều xoay quanh đồng dollar của họ, ở đây người ta nói tiếng nói của họ. Những người thợ may nổi tiếng ngày xưa của Rue Catinat bây giờ đặt quân phục Mỹ vào sau kính chào hàng của họ trên đường Tự Do, và những đứa bé xin tiền không còn lẩm bẩm ‘deux sous, monsieur’ nữa, mà ‘gimme fi’ pi”. Tối tối vào lúc mười một giờ, khi bắt đầu giờ giới nghiêm cho lính Mỹ, những người tài xế xích lô đạp gọi khách bộ hành: “Want a very young girl, mister?” Mặc dù vậy, Sài Gòn vẫn còn là một thành phố tiểu thị. Các cô gái moi tiền lính Mỹ trong những quán rượu hầu như hoàn toàn tối mịt cho một ‘Saigon–Tea’ đắt tiền – tên sang trọng cho một ly uống rượu đầy nước ngọt hay quả thật là trà – biến mất qua cửa sau vào lúc mười một giờ, khi các quán rượu đóng cửa, và leo lên chiếc Vespa của người anh em ruột hay bạn bè ở góc đường, và nửa giờ sau đó trong toàn Sài Gòn không còn có bán bia nữa.
Vào lúc mười một giờ rưỡi, vài trăm người trào ra khỏi hai rạp chiếu bóng đã từng tiện nghi một thời, ‘Eden’ và ‘Rex’ trong trung tâm, mà trong đó khán giả không ngạc nhiên khi ghế rồi bất thình lình đổ sụp xuống hay chuột nhảy qua chân. Trong thời gian đó, rác từ trong nhà đã tụ tập lại trên vỉa hè trong sự che chở của bóng tối, cái rồi sẽ được xúc lên xe tải tại một ngày gần đây.
Vào lúc nửa đêm, giờ giới nghiêm, đường phố Sài Gòn không một bóng người ngoài cảnh sát Việt Nam với súng liên thanh và xe đạp của họ, ngoại trừ những chiếc Jeep mui trần của quân cảnh, được bảo vệ bằng những bao cát trên bộ tản nhiệt và những tấm thép ở phía sau lưng và bên cạnh, và ngoại trừ những đoàn xe quân đội với động cơ đang gầm lên, cuối cùng không còn bị giao thông ban ngày ngăn cản nữa, chạy từ cảng ở đường Hai Bà Trưng chạy lên về hướng Bắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét