Why the Economic Crisis Is Worse Than You Think
|
Tại sao khủng hoảng kinh tế lại tồi tệ hơn bạn tưởng
|
by J. Bradford Delong
Foreign Affairs, July-August 2013
|
J. Bradford Delong
Foreign Affairs, tháng 7&8-2013
|
Alan Blinder is only the most recent in a series of prominent economists who have produced analytic accounts of the U.S. economic downturn. His crisp narrative lays out the policy options that were available at each stage of the crisis, and his analysis is infused with a deep understanding of macroeconomics. Overall, it is the best general volume on the subject that has been published to date.
|
Alan Blinder chỉ là nhà kinh tế gần đây nhất trong một loạt các nhà kinh tế lỗi lạc đã đưa ra các bản báo cáo mang tính phân tích về sự suy sụp kinh tế của Mỹ. Câu chuyện kể sinh động của ông đưa ra các lựa chọn chính sách sẵn sàng cho mỗi một giai đoạn của cuộc khủng hoảng, và phân tích của ông thấm đẫm hiểu biết sâu sắc về kinh tế vĩ mô. Nhìn chung, cho đến bây giờ, đó là cuốn sách tổng quát nhất được xuất bản về chủ đề này.
|
Despite its many virtues, however, the book paints an overly optimistic portrait of the state of the U.S. economy. "More than four years after Lehman Brothers went under," Blinder writes, "policy makers are still nursing a frail economy back to health." But the U.S. economy is worse than "frail," and there are few signs that it is being nursed "back to health." Most economists claim at least one silver lining in the
economic downturn: that it was not as bad as the Great Depression. Up until recently, I agreed; I even took to calling the episode "the Lesser Depression." I now suspect that I was wrong. Compare the ongoing crisis to the Great Depression, and there is hardly anything "lesser" about it.
|
Bất chấp nhiều ưu điểm của mình, cuốn sách này lại phác họa bức chân dung lạc quan quá mức về tình trạng nền kinh tế Mỹ. Blinder viết: “Hơn 4 năm sau khi Lehman Brothers phá sản, các nhà hoạch định chính sách vẫn đang chăm chút cho một nền kinh tế mong manh phục hồi trở lại”. Nhưng nền kinh tế Mỹ còn tồi tệ hơn cả là “mong manh”, và hầu như không có dấu hiệu nào cho thấy nó đang được nuôi dưỡng để “phục hồi trở lại”. Hầu hết các nhà kinh tế học đều tuyên bố đối với cuộc suy thoái kinh tế này ít ra thì “trong cái rủi vẫn có cái may”: đó là nó không tồi tệ như thời kỳ Đại Suy thoái. Cho đến tận mới đây tôi vẫn đồng ý với điều đó; tôi thậm chí còn thích gọi giai đoạn này là “ít suy thoái hơn”. Giờ đây tôi nghi ngờ rằng mình đã sai. So sánh cuộc khủng hoảng đang diễn ra với thời kỳ Đại Suy thoái, khó có thể thấy bất kỳ điều gì gọi là “ít hơn” về vấn đề này.
|
The European economy today stands in a worse position compared to 2007 than it did in 1935 compared to 1929, when the Great Depression began. And it looks as if the U.S. economy, when all is said and done, will have faced certainly one lost decade, and perhaps even two.
|
Nền kinh tế châu Âu ngày nay so với năm 2007 đứng ở vị trí tồi tệ hơn nền kinh tế châu Âu năm 1935 so với năm 1929, lúc mà Đại Suy thoái bắt đầu. Và có vẻ nền kinh tế Mỹ, khi tất cả được nói và thực hiện, chắc chắn sẽ đương đầu với một thập kỷ mất mát, và có lẽ thậm chí là hai.
|
The U.S. economy has enjoyed a recovery only in the sense that conditions have not gotten worse. Blinder notes that the unemployment rate jumped to ten percent at the height of the crisis and is now hovering around eight percent, nearly halfway back to economic health. But this assessment is misleading. In the middle of the last decade, the percentage of American adults who were employed was roughly 63 percent. That figure dropped to about 59 percent in 2009. It remains there today. From the perspective of employment, the U.S. economy is not recovering but flatlining.
|
Nền kinh tế Mỹ có được sự phục hồi chỉ với nghĩa là các điều kiện đã không trở nên tồi tệ hơn. Blinder lưu ý rằng tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên 10% vào lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng và giờ đây đang quanh quẩn ở khoảng 8%, gần nửa đường để quay trở lại một nền kinh tế khỏe mạnh. Nhưng đánh giá này là sai lệch. Vào giữa thập kỷ trước, tỷ lệ người Mỹ trưởng thành được tuyển dụng là xấp xỉ 63%. Con số này rơi xuống khoảng 59% vào năm 2009. Ngày nay nó vẫn duy trì ở mức đó. Từ khía cạnh công ăn việc làm, nền kinh tế Mỹ không phải đang hồi phục mà là đứng yên.
|
Look at the GDP figures: in the 12 years between the beginning of the Great Depression and the United States' entry into World War II, the U.S. economy saw its production drop by an amount equal to 180 percent of the output of one average pre-crisis year. If one assumes, as the Congressional Budget Office does, that U.S. production will return to its pre-2008 form by 2017, the economy will have suffered a shortfall equivalent to only 60 percent of one average pre-crisis year. But it is unlikely that the economic downturn will be over by 2017: no war or major innovation appears to be looming on the horizon that could propel the country into an economic boom the way World War II did at the end of the Great Depression. If the downturn drags on into a second lost decade, the United States will incur further losses equal to the output of a full average pre-crisis year, bringing the total cost of the crisis to 160 percent of an average pre-crisis year and nearly equal to that of the Great Depression.
|
Nhìn vào các con số GDP: trong 12 năm từ lúc bắt đầu cuộc Đại Suy thoái đến khi Mỹ bước vào Chiến tranh thế giới thứ Hai, nền kinh tế Mỹ đã chứng kiến sản lượng của mình giảm đi một lượng tương đương với 180% sản lượng của một năm trung bình trước khi khủng hoảng. Nếu ai đó, như Văn phòng Ngân sách Quốc hội, cho rằng vào năm 2017 sản lượng của Mỹ sẽ quay trở lại tình trạng như trước năm 2008, thì nền kinh tế Mỹ sẽ chịu một sự thâm hụt chi tương đương 60% của một năm trung bình trước khủng hoảng. Nhưng không chắc là sự suy sụp kinh tế sẽ kết thúc vào năm 2017: không có cuộc chiến tranh hoặc sự đổi mới lớn nào có vẻ sắp xuất hiện mà có thể đẩy Mỹ vào một sự bùng nổ kinh tế như cách mà Chiến tranh thế giới thứ Hai đã làm vào cuối thời kỳ Đại Suy thoái. Nếu suy thoái kéo theo một thập kỷ mất mát thứ hai thì Mỹ sẽ gánh chịu tổn thất nhiều hơn, tương đương với sản lượng của một năm trung bình no đủ trước khủng hoảng, khiến cho tổng thiệt hại của cuộc khủng hoảng lên tới 160% của một năm trung bình trước khủng hoảng và gần tương đương với tổng thiệt hại trong Đại Suy thoái.
|
Of course, the present downturn has caused far less human misery than the Great Depression did. But that is because of political factors, not economic ones. The great network of social insurance programs established by President Franklin Roosevelt's New Deal, President Harry Truman's Fair Deal, President John F. Kennedy's New Frontier, and President Lyndon Johnson's Great Society, and defended by President Bill Clinton, sharply limits the amount of poverty a downturn can cause.
|
Tất nhiên, sự suy thoái hiện tại gây ra cảnh nghèo khổ cho con người ít hơn so với thời kỳ Đại Suy thoái. Nhưng đó là do các nhân tố chính trị chứ không phải nhân tố kinh tế. Mạng lưới các chương trình bảo hiểm xã hội to lớn được thiết lập bởi chính sách “Kinh tế xã hội mới” (New Deal) của Tổng thống Franklin Roosevelt , chính sách “Thỏa thuận công bằng” (Fair Deal) của Tổng thống Harry Truman, chính sách “Đường biên giới mới” (New Frontier) của Tổng thống John F. Kennedy, và chính sách “Xã hội vĩ đại” của Tổng thống Lyndon Johnson, được bảo vệ bởi Tổng thống Bill Clinton, nhanh chóng hạn chế số lượng cảnh nghèo khổ mà một cuộc suy thoái có thể tạo ra.
|
And what of the future? Only ambitious political action of the kind that created those programs can insure the country against suffering an equal economic calamity down the line. Yet the U.S. political system is dysfunctional. Congress will not support the kind of financial regulation the country sorely needs. Blinder concludes his narrative with a number of smart forward-looking recommendations, but his book's biggest weakness is its lack of a road map out of the present impasse that takes into account the political climate. Without a more dramatic set of actions, the United States is likely to suffer another major economic crisis in the years ahead.
|
Và tương lai thì sao? Chỉ có hành động chính trị đầy tham vọng theo kiểu đã tạo ra những chương trình như vậy mới có thể đảm bảo cho đất nước không phải trải qua một tai họa tương tự về kinh tế sau đó. Tuy nhiên, hệ thống chính trị của Mỹ lại hoạt động không đúng chức năng. Quốc hội sẽ không ủng hộ kiểu điều chỉnh tài chính mà đất nước rất cần. Blinder kết thúc câu chuyện kể của ông bằng một số khuyến nghị thông minh có quan điểm hiện đại, nhưng nhược điểm lớn nhất của cuốn sách của ông là thiếu một lộ trình thoát ra khỏi thế bế tắc hiện tại có tính đến cả môi trường chính trị. Nếu không có một loạt các hành động mạnh mẽ hơn thì Mỹ có khả năng phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nữa trong những năm tới.
|
SICK PATIENT, BAD DOCTORS
Some will argue that I am assuming the pose of Dr. Gloom. They are likely to be wrong. For one, the U.S. bond market agrees with my assessment. Since 1975, the yield on 30-year Treasury bonds has averaged 2.2 percentage points higher than that of short-term Treasury bills. Given that the current 30-year Treasury bond yields 3.2 percent per year, the typical financial market participant anticipates that short-term Treasury bill rates will pay out interest at an average of barely more than one percent per year over the next generation. The Federal Reserve keeps the short-term Treasury bill rate at that low level only when the economy is depressed -- when capacity is slack, labor is idle, and the principal risk is deflation rather than inflation. Since World War II, whenever the yield on the short-term Treasury bill has been two percent or lower, the U.S. unemployment rate has averaged eight percent. That is the future the bond market crystal ball sees: a sluggish and depressed economy for perhaps the entire next generation.
|
Bệnh nhân ốm yếu, bác sĩ kém cỏi
Một số người sẽ lập luận rằng tôi đang làm ra vẻ bi quan. Họ có lẽ đã sai. Trước hết là thị trường trái phiếu Mỹ phù hợp với đánh giá của tôi. Kể từ năm 1975, lợi nhuận dựa trên trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 30 năm trung bình cao hơn 2,2 điểm phần trăm so với lợi nhuận của tín phiếu kho bạc ngắn hạn. Xét tới việc trái phiểu kho bạc kỳ hạn 30 năm hiện nay đem lại lợi nhuận 3,2%/năm, người tham gia thị trường tài chính điển hình ước tính rằng tỷ lệ tín phiếu kho bạc ngắn hạn sẽ trả lãi ở mức trung bình chỉ hơn 1% trong suốt thế hệ tiếp theo. Ngân hàng Dự trữ Liên bang chỉ duy trì lãi suất tín phiếu kho bạc ngắn hạn ở mức thấp như vậy khi nền kinh tế bị suy thoái – khi mà năng suất chững lại, lao động không có việc làm, và rủi ro chủ yếu là giảm phát thay vì lạm phát. Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, bất cứ khi nào lợi nhuận dựa trên tín phiếu kho bạc ngắn hạn là 2% hoặc thấp hơn, thì tỷ lệ thất nghiệp đạt mức trung bình 8%. Đó là tương lai mà quả cầu pha lê thị trường trái phiếu trông thấy: một nền kinh tế uể oải và trì trệ có lẽ sẽ kéo dài trong suốt toàn bộ thế hệ tiếp theo.
|
Meanwhile, barring a wholesale revolution in the thinking (or personnel) of the U.S. Federal Reserve and the U.S. Congress, so-called activist policies, such as multitrillion-dollar asset purchases or sustained large-scale investments in infrastructure, are not going to be put in place to rescue the economy. Policymakers are too concerned about rising U.S. government debt. Their worries, of course, are misplaced right now, as Blinder well understands. He shares the consensus of reality-based economists that debt accumulation -- whether through the Federal Reserve's buying government bonds or through the U.S. Treasury's issuing them -- is not the U.S. economy's most serious problem as long as interest rates remain low.
|
Trong khi đó, trừ một cuộc cách mạng quy mô lớn trong tư duy (hoặc nhân sự) của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ và Quốc hội Mỹ ra, những thứ gọi là các chính sách năng động, chẳng hạn như mua tài sản trị giá nhiều nghìn tỷ USD hoặc đầu tư quy mô lớn liên tục vào cơ sở hạ tầng, sẽ không được đặt đúng chỗ để cứu nguy cho nền kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách quá lo lắng về nợ chính phủ ngày càng tăng của Mỹ. Tất nhiên là ngay bây giờ, những lo lắng của họ đang bị đặt nhầm chỗ, như Blinder hiểu rõ. Ông có cùng sự nhất trí với các nhà kinh tế có quan điểm thực tế rằng sự tích lũy nợ – cho dù là do Ngân hàng Dự trữ Liên bang mua lại trái phiếu chính phủ hay do Kho bạc Mỹ phát hành – không phải là vấn đề nghiêm trọng nhất của nền kinh tế Mỹ chừng nào mà lãi suất vẫn còn thấp.
|
The deficit hawks seem to have forgotten the basic principle of macro-economic management: that the government's job is to ensure that there are sufficient quantities of liquid assets, safe assets, and financial savings vehicles. Over the past several years, this principle has gone out the window. A majority of the voting members of the Federal Open Market Committee, which oversees the Federal Reserve's buying and selling of government bonds, believe that the Fed has already extended its aggressive expansionary policies beyond the bounds of prudence. Blinder rightly disagrees: "The Fed's hawks seem more worried about the inflation we might get than about the high unemployment we still have. I'm rooting for the doves."
|
Những người theo phái diều hâu chống thâm hụt dường như đã quên mất nguyên lý cơ bản trong quản lý kinh tế vĩ mô: rằng công việc của chính phủ là nhằm đảm bảo có đủ số lượng tài sản lưu động, tài sản an toàn và các phương tiện tiết kiệm tài chính. Trong nhiều năm qua, nguyên lý này đã không được xem xét đến nữa. Đa số những thành viên có quyền bỏ phiếu của ủy ban thị trường mở liên bang, ủy ban giám sát việc mua và bán trái phiếu chính phủ của Ngân hàng Dự trữ Liên bang, tin rằng Ngân hàng Dự trữ Liên bang đã kéo dài các chính sách mở rộng quá mức vượt khỏi giới hạn thận trọng. Blinder thẳng thắn không đồng ý: “Những kẻ diều hâu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang dường như lo lắng nhiều hơn về lạm phát mà chúng ta có thể đạt tới so với tỷ lệ thất nghiệp cao mà chúng ta vẫn đang phải chịu. Tôi tích cực ủng hộ phái bồ câu”.
|
Worse still is the attitude of the U.S. Congress. "America's budget mess is starting to look Kafkaesque," Blinder writes, "because the outline of a solution is so clear: we need modest fiscal stimulus today coupled with massive deficit reduction for the future." Republicans must accept that tax rates will be higher a decade from now, he argues, and Democrats must accept lower government spending than is currently projected. A deficit-reduction package, perhaps in the mold of the Simpson-Bowles plan (a proposal by Erskine Bowles and Alan Simpson, co-chairs of the president's deficit commission, that combines spending cuts and tax increases), should be adopted in the future, Blinder argues, but not yet. Blinder is preaching the right message, but he is preaching it to an audience of ravens and vultures. Congress is taking its cues from Steve Martin's Saturday Night Live character Theodoric of York, Medieval Barber: no matter what the ailment, all the patient needs is another good bleeding. In this case, the tool of bloodletting is rigorous austerity, which only puts further downward pressure on employment and production.
|
Điều tệ hại hơn vẫn là thái độ của Quốc hội Mỹ. Blinder viết: “Mớ bòng bong ngân sách của Mỹ đang bắt đầu trông giống phong cách của nhà văn Franz Kafka, bởi đề cương của một giải pháp là rất rõ ràng: ngày nay chúng ta cần sự kích thích tài chính vừa phải đi đôi với việc giảm thâm hụt ồ ạt cho tương lai”. Ông lập luận rằng các đảng viên đảng Cộng hòa phải chấp nhận rằng các mức thuế sẽ cao hơn trong vòng một thập kỷ kể từ bây giờ, và các đảng viên đảng Dân chủ phải chấp nhận chi tiêu chính phủ thấp hơn so với mức được đặt ra hiện tại. Blinder lập luận rằng một gói giảm thâm hụt, có lẽ là trong khuôn khổ của kế hoạch Simpson-Bowles (một đề xuất kết hợp cả cắt giảm chi tiêu và tăng thuế của Erskine Bowles và Alan Simpson, đồng chủ tịch của Ủy ban thâm hụt của tổng thống), hẳn cần được thông qua trong tương lai nhưng bây giờ thì chưa. Blinder đang thuyết giảng một thông điệp đúng, nhưng ông đang thuyết giảng điều đó cho thính giả “quạ và kền kền”. Quốc hội đang theo gương nhân vật trong vở kịch Theodoric xứ York, Thợ cắt tóc thời Trung cổ trong chương trình truyền hình trực tiếp tối thứ Bảy của Steve Martin: bất kể là ốm đau thế nào thì tất cả những gì mà bệnh nhân cần là một sự trích máu nữa. Trong trường hợp này, công cụ lấy máu là chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt, điều mà chỉ gây thêm áp lực sụt giảm hơn nữa lên việc làm và sản xuất.
|
A BROKEN SYSTEM
As U.S. policymakers cling stubbornly to wrong-headed policies, what can economists do? In such an environment, they can no longer realistically expect to push policy toward an appropriate posture. So what else should occupy economists' time?
|
Một hệ thống suy yếu
Khi các nhà hoạch định chính sách Mỹ ngoan cố bám lấy những chính sách cố chấp thì các nhà kinh tế học có thể làm được gì? Trong môi trường nhự vậy, họ không còn có thể mong đợi một cách thực tế về việc thúc đẩy chính sách hướng tới một tư thế thích họp nữa. Vậy điều gì khác cần chiếm lấy thời gian của các nhà kinh tế học?
|
At the juncture in the Great Depression most similar to today's point in the current crisis, John Maynard Keynes turned away from policy to attempt to reconstruct macroeconomic thought from the ground up. By writing The General Theory, Keynes intended to force economists to think differently when the next crisis struck. Up until 2009, it looked like Keynes had succeeded. But today, it is clear that his task was only half finished, if that. The same ritual incantations that were made during the 1930s -- summoning the "confidence fairy," through the magic of austerity, to shower the blessings of prosperity on the economy -- are now recited repeatedly and ever more frantically. This is worrisome, to say the least.
|
Vào lúc tình hình trong thời kỳ Đại Suy thoái giống nhất với thời điểm bây giờ của cuộc khủng hoảng hiện tại, John Maynard Keynes đã quay lưng lại với chính sách nhằm tìm cách xây dựng lại tư duy kinh tế vĩ mô từ đầu. Bằng cách viết ra Học thuyết chung, Keynes có ý định buộc các nhà kinh tế học phải nghĩ khác khi cuộc khủng hoảng tiếp theo tấn công. Mãi cho đến tận năm 2009, có vẻ như Keynes đã thành công. Nhưng giờ đây, rõ ràng là nhiệm vụ của ông mới chỉ hoàn thành được một nửa, nếu là như vậy. Những câu thần chú lễ nghi tương tự mà được niệm trong suốt những năm 1930 – mời “bà tiên tự tin” tới, thông qua điều kỳ diệu của chính sách thắt lưng buộc bụng, để ban những phúc lành của sự thịnh vượng cho nền kinh tế – giờ đây đang được đọc thuộc lòng nhiều lần và điên cuồng hơn bao giờ hết. Nói nhẹ nhất thì đây là điều đáng lo lắng.
|
Speaking at the London School of Economics in March, the economist Lawrence Summers called for the reconstruction of macroeconomic thought, on the one hand, and the reconstruction of the institutions and orientation of central banking, on the other. But no living economist is smart, bold, or arrogant enough to try to be Keynes, and Blinder wisely takes a more modest approach. He frames his recommendations for reform in ten commandments: three that are addressed to the government and seven that are addressed to financiers. The first set urges policymakers to remember that the cycle of profit, speculation, exuberance, crash, bankruptcy, panic, and depression has been a constant feature of industrial market economies since at least 1825; that self-regulation by financiers is a disaster; and that financiers should have very strong incentives not to walk up to the edge of defrauding the public. The second set of commandments exhorts financiers to remember that their shareholders are their real bosses, that managing and limiting risk are essential, that excessive borrowing is dangerous, that complex financial instruments are equally dangerous, that trading should be carried out using standardized securities in public markets, that the balance sheet is a picture of a firm's position and not a toy, and, finally, that perverse compensation systems must be fixed.
|
Phát biểu tại trường Kinh tế London vào tháng Ba, nhà kinh tế học Lawrence Summers kêu gọi một mặt xây dựng lại tư duy kinh tế vĩ mô, và mặt khác tái thiết các thể chế và định hướng ngân hàng trung ương. Nhưng không có nhà kinh tế học nào hiện nay đủ thông minh, táo bạo hay ngạo mạn để tìm cách trở thành Keynes, và Blinder khôn ngoan thực hiện một đường hướng khiêm tốn hơn. Ông trình bày các khuyến nghị cải cách của mình trong mười điều khuyên răn: ba điều được gửi tới chính phủ và bảy điều được gửi tới các nhà tài phiệt. Nhóm khuyến nghị đầu tiên thúc giục các nhà hoạch định chính sách nhớ rằng chu kỳ lợi nhuận-đầu cơ-sôi nổi-sụp đổ-phá sản- hoảng loạn-suy thoái đã là một nét đặc trưng bất biến của các nền kinh tê thị trường công nghiệp ít nhất là kể từ năm 1825; rằng việc các nhà tài phiệt tự điều chỉnh là một thảm họa; và rằng các nhà tài phiệt nên có những sự khích lệ rất mạnh mẽ để không tiến lại gần bờ vực của sự lừa gạt công chúng. Nhóm các điều khuyên răn thứ hai thúc đẩy các nhà tài phiệt nhớ rằng các cổ đông là những ông chủ thực sự của họ, rằng việc xử lý và hạn chế rủi ro là thiết yếu, rằng sự vay mượn quá mức là nguy hiểm, rằng các công cụ tài chính phức tạp là nguy hiểm tương tự, rằng thương mại phải được thực hiện bằng cách sử dụng chứng khoán được chuẩn hóa trong các thị trường công khai, rằng bảng cân đối thu chi là bức tranh về vị trí của doanh nghiệp chứ không phải là đồ chơi, và cuối cùng là lời nhắc nhở rằng các hệ thống bồi thường vô lý phải được sửa chữa.
|
It is clear that the U.S. government ought to obey Blinder's first three commandments and strictly regulate finance. It should hold Wall Street liable for its past misrepresentations and omissions to encourage better behavior in the future. But Blinder does not emphasize enough just how difficult that task has proved to be and how little political will exists to face it. Some economists assume that this job will be easier for future generations because even people who are currently in their 20s will never forget the orgies of fraud that were committed in the housing, mortgage, securities, and derivatives markets. Others, meanwhile, think that the political will to rein in financial excess will only continue to wane. According to this camp, Wall Street finds it easy to buy influence on Capitol Hill. Although financial firms have a collective long-term interest in being regulated, financiers are too stupid to recognize this -- or they simply expect to make their pile and then say, "Après moi, le déluge." If this argument is indeed correct, the United States is in awful trouble.
|
Rõ ràng là Chính phủ Mỹ phải tuân theo ba lời khuyên răn đầu tiên của Blinder và điều chỉnh tài chính một cách nghiêm ngặt, cần phải buộc Phố Wall chịu trách nhiệm vì sự diễn giải sai và chểnh mảng của nó trong quá khứ để khuyến khích hành vi tốt hơn trong tương lai. Nhưng Blinder nhấn mạnh chưa đủ việc nhiệm vụ đó khó khăn như thế nào và ý chí chính trị hiện có để đối phó với nó ít ra sao. Một số nhà kinh tế học cho rằng công việc này sẽ dễ dàng hơn cho các thế hệ tương lai vì ngay cả những người hiện đang ở độ tuổi 20 cũng sẽ không bao giờ quên được những vụ lừa gạt điên cuồng được thực hiện trong thị trường nhà ở, thị trường thế chấp, thị trường chứng khoán và thị trường phái sinh. Trong khi đó, những người khác nghĩ rằng ý chí chính trị nhằm kiềm chế sự thái quá về tài chính sẽ chỉ tiếp tục suy yếu. Theo phe này, Phố Wall nhận thấy việc mua được ảnh hưởng đối với Đồi Capital là dễ dàng. Mặc dù các công ty tài chính có lợi ích dài hạn chung trong việc được điều chỉnh, nhưng các nhà tài phiệt ngu ngốc đến nỗi không nhận ra điều này – hoặc họ đơn giản là mong đợi sẽ hốt bạc và sau đó nói: “Phía sau tôi là cơn đại hồng thủy”. Nếu lập luận này quả thực là đúng thì Mỹ đang gặp rắc rối khủng khiếp.
|
Sound regulation of Wall Street will depend on a different, less money-dominated form of politics -- like the kind that was generated by the more egalitarian income distribution of the post-World War II years. But how to get to such an income distribution today? After World War II, the United States made a successful commitment to mass education, which sharply increased the number of those competing for high-salary jobs and thus reduced their income edge over the working class. Such a renewed commitment to education, coupled with a severe strengthening of the progressivity of the U.S. tax system, could create the type of politics and Capitol Hill that would support the kind of financial regulation that 2008-9 revealed was desperately needed.
|
Việc điều chỉnh đúng đắn Phố Wall sẽ phụ thuộc vào một hình thức hoạt động chính trị khác biệt, ít bị tiền bạc chi phối hơn – giống như kiểu mà đã được tạo ra bởi sự phân phối thu nhập bình đẳng hơn của những năm hậu Chiến tranh thế giới thứ Hai. Nhưng ngày nay làm thế nào để đạt được sự phân phối thu nhập như vậy? Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Mỹ đưa ra một lời cam kết thành công về giáo dục quy mô lớn, mà đã gia tăng mạnh số lượng những người cạnh tranh để có được công ăn việc làm với mức lương cao và do đó làm giảm lợi thế thu nhập của họ so với tầng lớp lao động. Một sự tái cam kết như vậy đối với giáo dục, đi đôi với việc củng cố mạnh mẽ mức lũy tiến của hệ thống thuế của Mỹ, có thể tạo ra kiểu hoạt động chính trị và Đồi Capitol mà sẽ ủng hộ cho kiểu điều chỉnh tài chính vô cùng cần thiết mà năm 2008-2009 cho thấy.
|
Blinder's next seven commandments, addressed to financiers, are less useful than the first three. Blinder is right to identify perverse compensation systems as a major problem. They give financiers incentives to take large risks in the belief that they can make a killing and then get out before the crash. The truth is that there are three ways to make money in finance, and only one of them is simple. The first is to possess better information than other market participants and use that information to buy low and sell high: this is nearly impossible to do on a regular basis. The second is to match necessary risks with investors for whom it makes sense to bear extra risk: this is very difficult. The third, and simplest, is to match necessary risks with investors who do not understand what those risks really are. This is especially easy when information in the financial markets is scant -- when securities are complex, when trading is proprietary and secret, and when balance sheets do not accurately represent firms' performance.
|
Bảy điều khuyên răn tiếp theo của Blinder, được gửi tới các nhà tài phiệt, ít hữu ích hơn so với ba điều đầu tiên. Blinder đã đúng khi nhận ra các hệ thống bồi thường vô lý là một vấn đề chủ yếu. Chúng khích lệ các nhà tài phiệt chấp nhận các rủi ro lớn trong niềm tin rằng họ có thể trúng đậm và sau đó là thoát ra trước khi sụp đổ. Sự thật là có 3 cách để kiếm được tiền trong tài chính, và chỉ duy nhất một cách trong số đó là đơn giản. Cách đầu tiên là sở hữu thông tin tốt hơn so với những người khác tham gia thị trường và sử dụng thông tin đó để mua rẻ và bán đắt: điều này gần như là không thể thực hiện dựa trên nền tảng thông thường. Cách thứ hai là làm cho các rủi ro tất yếu phù hợp với các nhà đầu tư mà họ nhận thấy việc phải chịu thêm rủi ro là có ý nghĩa: cách này rất khó. Cách thứ ba, và đơn giản nhất, là làm cho các rủi ro tất yếu phù hợp với những nhà đầu tư mà họ không hiểu được những rủi ro như vậy thực sự là gì. Điều này đặc biệt dễ dàng khi thông tin trong các thị trường tài chính là hiếm hoi – khi mà chứng khoán là phức tạp, khi việc mua bán là độc quyền sở hữu và bí mật, và khi mà các bảng cân đối thu chi không đại diện được một cách chính xác hoạt động của các công ty.
|
As long as perverse compensation systems for financial executives exist, the United States' financial problems will remain nearly, if not completely, intractable. Reforming such systems would fix many, if not all, of these problems. In an ideal world, financial professionals would earn amounts similar to other professionals -- such as doctors, lawyers, architects, and engineers -- until near retirement, at which point they would be amply rewarded if their judgment had been superb and their clients had received good value. In a past generation, this was accomplished via their late-career ascension to lucrative partnerships at private investment banks. Today, shareholders of financial corporations could impose such a compensation system if they so wished. But they are not organized, and they do not so wish. Financiers, therefore, have no pocketbook reasons to obey any of Blinder's commandments, only their regard for the public interest.
|
Chừng nào mà các hệ thống bồi thường vô lý cho các ban quản trị tài chính còn tồn tại, thì các vấn đề tài chính của Mỹ vẫn gần như, nếu không muốn nói là hoàn toàn, là nan giải. Việc cải cách các hệ thống như vậy sẽ giải quyết được nhiều, nếu không nói là tất cả, những vấn đề này. Trong một thế giới lý tưởng, những người chuyên về ngành tài chính sẽ kiếm được so tiền tương tự với những người chuyên ngành nghề khác – chẳng hạn như bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, và kỹ sư – cho tới tận gần lúc nghỉ hưu, vào thời điểm mà họ sẽ được thưởng hậu hĩ nếu được đánh giá là tuyệt vời và các khách hàng của họ nhận được giá trị tốt đẹp. Trong thế hệ trước đây, điều này được thực hiện thông qua việc họ tiến tới các quan hệ đối tác có lợi ở các ngân hàng đầu tư tư nhân vào cuối sự nghiệp của mình. Ngày nay, cổ đông của các tập đoàn tài chính có thể áp đặt một hệ thống bồi thường như thể nếu họ muốn vậy. Tuy nhiên họ không được tổ chức, và họ không thích như vậy. Vì thế, các nhà tài phiệt không có lý do tài chính gì để tuân theo bất kỳ điều khuyên răn nào của Blinder, ngoại trừ sự quan tâm của họ đến lợi ích công.
|
Mindful that his prescriptions might not take hold and that another calamity could well befall the economy, Blinder concludes his book by suggesting how policymakers ought to act during the next crisis: they
must focus on heading off risks before they materialize, communicate their policies clearly, make sure to distribute the pain fairly, and never promise that there will be less pain than there will be. (It is difficult to imagine a bigger disaster for the public's understanding and the Obama administration's credibility than then Treasury Secretary Timothy Geithner's August 2010 New York Times op-ed, "Welcome to the Recovery" -- save, perhaps, for President Barack Obama's premature sighting of "glimmers of hope.")
|
Nhận thấy rằng các phương thuốc của ông có thể không được áp dụng và rằng một tai họa khác có thể xảy đến với nền kinh tế, Blinder kết thúc cuốn sách của ông bằng việc gợi ý xem các nhà hoạch định chính sách phải hành động như thế nào trong suốt cuộc khủng hoảng sắp tới: họ phải tập trung vào việc ngăn chặn các nguy cơ trước khi chúng trở thành hiện thực, truyền đạt các chính sách của họ một cách rõ ràng, đảm bảo phân chia nỗi đau một cách công bằng, và không bao giờ hứa hẹn rằng sẽ ít đau khổ hơn so với những gì sẽ diễn ra. (Thật khó để tưởng tượng ra một thảm họa lớn hơn đối với sự hiểu biết của dân chúng và sự tín nhiệm của Chính quyền Obama so với bài viết “Hoan nghênh sự phục hồi”, của Bộ trưởng Tài chính lúc đó là Timothy Geithner trên chuyên mục phản hồi ý kiến bạn đọc sổ tháng 8/2010 của tờ New York Times, – có lẽ ngoại trừ sự nhìn nhận hấp tấp của Tổng thống Barack Obama về “những tia hy vọng yếu ớt”).
|
Policymakers must impose distributions of pain that not only are fair but also are seen to be fair. Bank executives and directors who fail to properly oversee their firms' investments should lose their jobs, their stock options, and their past years' bonuses -- and if shareholders will not impose such penalties, the government needs to do so. Shareholders who voted for such executives and directors should lose their equity. And the president needs to speak to the people, explaining the crisis and the government's response, over and over again, in language the average voter can grasp.
|
Các nhà hoạch định chính sách phải áp đặt sự phân chia nỗi đau không chỉ công bằng mà còn được nhìn nhận là công bằng. Các ban quản trị và giám đốc ngân hàng, những người thất bại trong việc giám sát một cách đúng đắn những khoản đầu tư của công ty họ, cần phải bị mất công việc, quyền mua hoặc bán cổ phiếu, và những khoản lợi tức chia thêm trong những năm trước của họ – và nếu như các cổ đông sẽ không áp đặt những hình phạt như vậy thì chính phủ cần phải làm điều đố. Các cổ đông nào bỏ phiếu ủng hộ những ban quản trị và giám đốc như vậy cần phải bị mất cổ phần của mình. Và tổng thống cần nói chuyện với người dân, giải thích cuộc khủng hoảng và sự ứng phó của chính phủ, lặp đi lặp lại, bằng ngôn từ mà cử tri trung bình có thể hiểu được.
|
WHAT IS TO BE DONE?
Despite the U.S. economy's feeble recovery, it is difficult to evaluate the Obama administration's handling of the fallout from the financial crisis. On the one hand, the president and his team made enormous errors -- believing that the recovery would take hold rapidly, that banker opposition to financial reform could be neutralized and overridden, and that the housing sector needed neither reorganization nor large-scale foreclosure relief, to list just three. On the other hand, it is important to remember that reacting to a crisis is a lot harder than it looks. Moreover, as economists in the Obama administration are quick to
point out, Congress has placed extraordinary obstacles in Obama's path. It is also worth nothing that even though the crisis originated in the United States, Europe is suffering more. In other words, it could have been much worse, as it is right now across the Atlantic. Still, it is undeniable that Obama's management of the crisis has not produced a real recovery, that institutional rebuilding has stalled, and that the proper lessons of the financial crisis have not penetrated the United States' money-dominated politics.
|
Điều gì sẽ được thực hiện?
Bất chấp sự phục hồi yếu ớt của nền kinh tế Mỹ, khó có thể đánh giá được việc Chính quyền Obama xử lý ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính. Một mặt, tổng thống và êkíp của ông đã mắc những sai lầm to lớn – đó là: tin rằng việc hồi phục sẽ diễn ra nhanh chóng, rằng sự chống đối cải cách tài chính của chủ ngân hàng có thể bị vô hiệu hóa và bị khống chế, và rằng khu vực nhà ở không cần phải cải tổ lại mà cũng không cần sự trợ giúp tịch thu thế nợ trên quy mô lớn. Mặt khác, điều quan trọng là phải nhớ rằng việc phản ứng lại một cuộc khủng hoảng thì khó hơn nhiều so với vẻ bề ngoài. Hơn nữa, như các nhà kinh tế học trong Chính quyền Obama nhanh chóng chỉ ra, Quốc hội đã đặt các chướng ngại vật bất thường trên con đường của Obama. Điều đó cũng chẳng đáng gì khi mà ngay dù cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Mỹ nhưng châu Âu lại đang chịu tổn thất hơn. Nói cách khác, điều đó có thể đã trở nên tồi tệ hơn nhiều, như nó diễn ra hiện nay trên khắp Đại Tây Dương. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được rằng cách Obama xử lý cuộc khủng hoảng đã không tạo ra một sự phục hồi thực sự, rằng việc xây dựng lại thể chế đã ngừng lại, và rằng những bài học thích đáng của khủng hoảng tài chính đã không thâm nhập được hoạt động chính trị bị tiền bạc chi phối của Mỹ.
|
But this does not mean that policymakers and economists can give up. In the short run, little can be done except to take down the names of those policymakers and economists who have been predicting inflation and national bankruptcy from monetary and fiscal stimulus and growth from austerity -- and remind voters and journalists of who was right and who was wrong. In the medium term, policies will shift. By 1935, six years after the outbreak of the Great Depression, all the major economies had adopted programs along the lines of the New Deal, except for France, whose continued attachment to the gold standard served as a horrible warning. Should its coalition government survive and double down on its austerity policies, the United Kingdom may serve a similar role as a warning against prioritizing spending cuts over economic recovery when demand is missing -- a warning of the consequences of, as the British Depression-era economist Sir Ralph Hawtrey put it, "cry[ing], Fire, Fire, in Noah's Flood." The political moment to prioritize recovery and full employment may yet come, if those who understand can recognize and seize it.
|
Nhưng điều này không có nghĩa rằng các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế học có thể từ bỏ. Trong ngắn hạn, hầu như không làm được gì ngoại trừ việc hạ nhục danh tiếng của các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế học đã và đang dự báo lạm phát và vỡ nợ quốc gia từ kích thích tiền tệ và tài chính, và tăng trưởng từ chính sách thắt lưng buộc bụng – và khiến cho các cử tri và các nhà báo nhớ về việc ai đúng ai sai. Trong trung hạn, các chính sách sẽ thay đổi. Vào năm 1935, 6 năm sau khi nổ ra Đại Suy thoái, tất cả các nền kinh tế chủ yếu đã thông qua các chương trình theo hướng của chính sách New Deal, ngoại trừ Pháp, mà sự gắn bó tiếp tục của nước này với chế độ bản vị vàng là một lời cảnh báo khủng khiếp. Nếu chính phủ liên hiệp của nó sống sót và gia tăng gấp đôi các chính sách thắt lưng buộc bụng, thì Anh có thể đóng vai trò tương tự là một lời cảnh báo chống lại việc ưu tiên cắt giảm chi tiêu hơn là phục hồi kinh tế khi nhu cầu đang mất đi – một lời cảnh báo về các hậu quả, như lời nhà kinh tế học Sir Ralph Hawtrey thuộc kỷ nguyên Suy thoái của Anh: “của tiếng kêu gào thét, Lửa, Lửa, trong nạn Hồng thủy”. Thời điểm chính trị để dành ưu tiên cho phục hồi và công ăn việc làm cho tất cả vẫn còn có thế tới, nếu những ai hiểu được có thể nhận ra và nắm bắt lấy nó.
|
In the long run, however, the task remains to educate shareholders that it is unwise to provide the traders and managers who supposedly work for them with fortunes based on short-term accounting, and to educate politicians that such compensation systems create risks too large to be acceptable. It ought to be possible to carry out that task. Someday. Maybe.
|
Tuy nhiên, trong dài hạn, nhiệm vụ vẫn còn là giáo dục các cổ đông rằng thật không khôn ngoan khi đem lại cho các thương nhân và các nhà quản lý, những người được cho là làm việc cho họ, những gia tài dựa trên sự tính toán ngắn hạn, và giáo dục các chính trị gia rằng những hệ thống bồi thường như vậy tạo ra rủi ro quá lớn để có thể chấp nhận được. Chắc là có thể thực hiện nhiệm vụ đó. Một ngày nào đó. Có lẽ vậy.
|
J. BRADFORD DeLong is Professor of Economics at the University of California, Berkeley, a Research Associate at the National Bureau of Economic Research, and a Visiting Fellow at the Kauffman Foundation.
Follow him on Twitter @delong.
|
J. Bradford DeLong là giáo sư kinh tế tại Đại học California, Berkeley, nghiên cứu tại Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia, và một giảng viên thỉnh giảng tại Kauffman Foundation.
Liên lạc theo địa chỉ Twitter @ Delong.
|
Tôi, chủ Blog này, Lê Việt Đức, đang bị Ngân hàng SCB và Manulife phối hợp lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hợp đồng số 2952746922. Tôi đóng tiền cho SCB để tiết kiệm - đầu tư nhưng chúng biến tiền đó thành mua bảo hiểm của Manulife. Đến nay chúng vẫn nhất định không trả. Nếu chúng vẫn không trả, tôi sẽ tố cáo các sai phạm, lừa đảo của nhóm lợi ích SCB và Manulife lên trang này và FB cá nhân của tôi. Mong các bạn theo dõi và loan tin cho nhân dân VN ở khắp nơi trên thế giới biết để tẩy chay chúng.
Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013
Tại sao khủng hoảng kinh tế lại tồi tệ hơn bạn tưởng
Nhãn:
Hoa Kỳ,
Khủng hoảng,
kinh tế
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét