Sự thật về “nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng trong vụ tìm hài cốt tướng Phùng Chí Kiên
(Saobongda) - Kết quả kiểm tra tại Viện Pháp y Quân đội kết luận mẫu vật chỉ là xương động vật đã vạch mặt khả năng tìm mộ của Phan Thị Bích Hằng. Từ nay không công nhận danh tính liệt sĩ tìm kiếm bằng phương pháp ngoại cảm.“Khi chúng tôi nhận mẫu vật được cho là phần hài cốt của Tướng Phùng Chí Kiên vào nửa cuối năm 2008 từ tay lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Đại tá PGS. TS Nguyễn Trọng Hoàn – khi đó là Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội đã trực tiếp làm trưởng đoàn giám định, còn tôi là một thành viên trong đoàn giám định. Ngay từ lúc đầu, chúng tôi đã khẳng định, những mẫu vật đó chỉ là xương động vật nên không tiến hành những bước tiếp theo…
Việc nhiều người tự nhận mình có khả năng :ngoại cảm rồi đi tìm mộ liệt sĩ đã gây thêm khó khăn cho chúng tôi trong việc tìm lại những hài cốt liệt sĩ còn sót lại nơi chiến trường, đấy chưa kể việc các nhà ngoại cảm đã lợi dụng lòng tin, niềm mong mỏi của thân nhân các liệt sĩ để tạo lợi ích, uy tín cho cá nhân mình”, Thượng tá ThS. Nguyễn Lê Cát – Trưởng Khoa Xét nghiệm – Viện Pháp y Quân đội (Bộ Quốc phòng) cho biết.
Phan Thị Bích Hằng chỉ tìm thấy xương động vật, mảnh sành, đất bùn mà lại khẳng định đó là thủ cấp Tướng Phùng Chí Kiên
Sau cuộc trao đổi với thân nhân Tướng Phùng Chí Kiên tại xã Diễn Yên (Diễn Châu – Nghệ An) về cuộc tìm kiếm khiến “tất cả mọi người ngỡ ngàng” của bà Phan Thị Bích Hằng, khi đi tìm phần hài cốt còn lại của Tướng Kiên tại huyện Ngân Sơn – Bắc Kạn vào tháng 5/2008, PV tìm đến Viện Pháp y Quân đội – Bộ Quốc phòng để tìm hiểu thực hư câu chuyện mà bà Trương Thị Đông, 63 tuổi, cháu dâu, đồng thời cũng là người thờ phụng Phùng Chí Kiên hiện tại, nói.
Bà Đông cho biết, trong suốt cuộc tìm kiếm diễn ra hơn 20 ngày, bà Hằng xuống tận nơi “qua loa có một lần”, còn lại trong suốt hành trình cuộc tìm kiếm, bà Hằng chỉ đạo, hướng dẫn cả đoàn qua điện thoại. Điều khiến mọi người ngỡ ngàng chính là mặc dù bà Hằng ở Hà Nội chỉ đạo qua điện thoại nhưng tất cả những miêu tả của bà Hằng về không gian, sự vật, hiện tượng nơi được bà cho là chôn cất phần hài cốt còn lại của Tướng Phùng Chí Kiên đều hoàn toàn chính xác.
Cuộc cất bốc diễn ra trước sự chứng kiến của đầy đủ các ban ngành, theo đúng trình tự và thủ tục, diễn ra tuyệt đối an toàn. Nhưng khi Viện Pháp y Quân đội đón nhận những mẫu vật của cuộc tìm kiếm đó để xét nghiệm thì mọi người mới vỡ lẽ, đó chỉ là bùn đất, mảnh sành, và răng lợn rừng!
Kết quả giám định
Trao đổi với PV, Thượng tá ThS. Nguyễn Lê Cát – Chủ nhiệm Khoa Xét nghiệm – Viện Pháp y Quân đội, một trong những người trực tiếp tham gia kiểm tra, xét nghiệm mẫu vật mà bà Hằng tìm kiếm cho biết: “Năm 2008, phía chúng tôi được Bộ Quốc phòng bàn giao mẫu vật của cuộc tìm kiếm hài cốt cụ Phùng Chí Kiên gồm: Một mẫu bùn – được nhận định là một phần hài cốt của Tướng Phùng Chí Kiên; mảnh sành – được cho là di vật của Tướng Phùng Chí Kiên; mẩu xương – được cho là răng của Tướng Phùng Chí Kiên.
Ngay sau khi nhận mẫu vật, Viện Pháp y Quân đội đã thành lập một đoàn để tiếp nhận và tiến hành kiểm tra. Mỗi cuộc giám định ADN để xác minh nhân thân hài cốt liệt sĩ đều trải qua 3 bước, trong đó, bước đầu tiên bao giờ cũng là thực hiện các phương pháp giám định về hình thái học và nhân chủng học để kiểm tra xem đó có phải là xương không, nếu là xương thì là xương người hay xương động vật, xương của một người hay xương nhiều người, cùng với đó là kiểm tra thông tin về các di vật kèm theo.
Nhưng mẫu vật mà Bộ Quốc phòng giao cho Viện Pháp y Quân đội kiểm tra vào năm 2008, ngay từ bước đầu, chúng tôi đã xác định đó không phải là phần hài cốt còn lại của Tướng Phùng Chí Kiên mà chỉ là “đất đá vụn”; 13 mảnh sành và 3 mảnh đá nhỏ; 1 răng động vật.
Ngay sau khi phát hiện đó không phải là phần hài cốt còn lại của Tướng Phùng Chí Kiên, chúng tôi đã có văn bản số 288, ngày 16/9/2008 do Đại tá PGS.TS Nguyễn Trọng Hoàn ký thông báo cho Bộ Quốc phòng cùng thân nhân Tướng Phùng Chí Kiên biết sự việc. Hiện mẫu vật đó, chúng tôi gửi lại khoa Giải phẫu Bệnh lý – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lưu giữ”.
Xác nhận lại điều này, ông Hòa – Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội (Bộ Quốc phòng) khẳng định: Trường hợp mẫu vật được cho là phần hài cốt còn lại của Tướng Phùng Chí Kiên được Bộ Quốc phòng bàn giao xét nghiệm vào năm 2008, Đại tá PGS.TS Nguyễn Trọng Hoàn – khi đó là Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội, một trong những chuyên gia đầu ngành về xét nghiệm ADN của Việt Nam, đã trực tiếp chỉ đạo cuộc kiểm tra, nhưng cuối cùng đã cho kết quả đó không phải là phần hài cốt của Tướng Phùng Chí Kiên.
“Lúc đó, tôi không trực tiếp tham gia kiểm tra nhưng có nghe qua về cuộc tìm kiếm phần hài cốt còn lại của Tướng Phùng Chí Kiên năm 2008, có sự trợ giúp của bà Phan Thị Bích Hằng. Nhưng trong công văn báo cáo kết quả kiểm tra mẫu vật tìm được còn lưu lại ở Viện Pháp y Quân đội cho thấy, phần mẫu vật đó chỉ là răng thú, bùn đất và mảnh sành chứ không phải là hài cốt và di vật của Tướng Phùng Chí Kiên”, ông Hòa cho biết.
“Nhà ngoại cảm tìm sai, hai gia đình mất mộ”
Nói về tình trạng trong xã hội Việt Nam ngày nay đang xuất hiện nhiều người tự xưng mình có khả năng ‘ngoại cảm”, giao tiếp được với người đã khuất, để từ đó đi tìm mộ liệt sĩ, Thượng tá ThS. Nguyễn Lê Cát chia sẻ: “Tôi không hiểu lắm về lĩnh vực ngoại cảm, hay những người có khả năng ngoại cảm, nhưng thực tế cho thấy, trong hơn 60 năm Viện Pháp y Quân đội thành lập, những mẫu vật mà thân nhân liệt sĩ tìm bằng phương pháp ngoại cảm mang đến đây giám định thì đều cho kết quả sai gần như đến 100%...”.
Thượng tá ThS. Nguyễn Lê Cát nhấn mạnh thêm: ‘Những trường hợp tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm đem mẫu vật tìm được đến Viện Pháp y Quân đội giám định, cho kết quả đúng là thân nhân là rất hy hữu, hầu như không đáng kể. Trong hàng chục nghìn trường hợp thì may ra mới có 1 – 2 trường hợp cho kết quả đúng.
Tuy nhiên, những trường hợp cho kết quả đúng thường là đã có thông tin ban đầu về thân nhân, nơi hy sinh, đặc điểm nhận dạng… hoàn chỉnh đến mức hầu như ai cũng có thể phán đoán được đấy là hài cốt của thân nhân gia đình họ”.
Thượng tá ThS. Nguyễn Lê Cát cho biết thêm: “Việc xuất hiện ngày càng nhiều người tự nhận mình có khả năng ngoại cảm rồi đi tìm mộ liệt sĩ đã để lại những hậu quả hết sức đau lòng, khi làm cho thân nhân gia đình liệt sĩ tốn công, tốn của, tốn sức, nhiều gia đình liệt sĩ tôi được biết còn cạn kiệt tài sản, sức lực vì nhờ nhà ngoại cảm tìm mộ nhưng không có kết quả gì. Bên cạnh đó, các nhà ngoại cảm còn làm ảnh hưởng tới đề án tìm mộ liệt sĩ mà Bộ Quốc phòng đang xây dựng’.
Thượng tá Cát làm rõ: Thực tiễn trong giám định nhận dạng hài cốt liệt sĩ, khó khăn lớn nhất là thiếu thông tin ngoài, trừ những thông tin về thời gian, địa điểm hy sinh thì hầu như không có bất cứ thông tin nào về các đặc điểm sinh học như chiều cao, cân nặng, nhóm máu, hồ sơ răng… chính vì vậy mà đa số các trường hợp thân nhân liệt sĩ mang mẫu đến giám định tại Viện Pháp y Quân đội là dựa vào phương pháp ngoại cảm – một phương pháp chỉ được áp dụng duy nhất tại Việt Nam, không có bất cứ nước nào trên thế giới áp dụng phương pháp này trong giám định nhận dạng.
Bên cạnh đó, trong những năm qua, rất nhiều hài cốt liệt sĩ đã được khai quật, di chuyển về quê hương liệt sĩ, chỉ đơn thuần dựa vào lời “phán” của những người tự nhận có khả năng ngoại cảm, mà không qua bất kỳ một phương pháp giám định khoa học nào. Chính thực trạng này đã gây một sự xáo trộn rất lớn trong hệ thống quản lý phần mộ liệt sĩ ở các nghĩa trang. Khi không biết phần hài cốt liệt sĩ đã được di chuyển đi đâu thì chúng ta hết cơ hội lấy mẫu giám định.
Hãy thử làm một phép tính nhỏ, mỗi nhà ngoại cảm tìm sai một trường hợp thì sẽ làm cho hai gia đình liệt sĩ mất phần mộ: Một gia đình chuyển sai mộ và một gia đình khác bị gia đình trên chuyển mất, không còn cơ hội tìm thấy. Hàng ngàn trường hợp tìm sai như vậy thì cơ hội không tìm thấy mộ hài cốt liệt sĩ cần tìm sẽ nhân lên gấp nhiều lần.
Một lần nữa, Thượng tá ThS. Nguyễn Lê Cát - Chủ nhiệm Khoa Xét nghiệm, Viện Pháp y Quân đội khẳng định: “Khi tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, chúng tôi cũng học hỏi được kinh nghiệm từ nhiều nước trong đó có Mỹ. Với những nước mà tôi được biết thì chưa có nước nào sử dụng tâm linh để tìm kiếm hài cốt. Khả năng tâm linh ngoại cảm là khả năng siêu nhiên, chúng ta không kiểm định được nó. Chúng tôi không nhận xét về việc này. Thực tế kiểm nghiệm cho thấy, tìm kiếm bằng tâm linh ngoại cảm có độ chính xác rất thấp. Tìm kiếm qua tâm linh, không kèm theo thông tin khách quan nào thì độ chính xác gần như bằng 0”.
Hiện tại Viện Pháp y Quân đội đang xây dựng đề án Xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin. Cụ thể, Viện sẽ tiến hành xây dựng hồ sơ và lập hồ sơ cơ sở dữ liệu một cách chi tiết nhất cho từng liệt sĩ, mỗi liệt sĩ còn thiếu thông tin sẽ gắn liền với một mã số tìm kiếm khoa học. Điều này sẽ tạo điều kiện cho bất cứ thân nhân liệt sĩ nào chưa tìm được mộ có thể đến đăng ký và thông tin sẽ được quản lý bằng phần mềm chuyên dụng.
Chính vì thế, để tránh những hậu quả đáng tiếc, các gia đình có hài cốt liệt sĩ thất lạc nên đến Viện Pháp y Quân đội để cùng xây dựng hệ thống thông tin này, thay vì nhờ những người tự nhận mình có khả năng ngoại cảm để rồi “tiền mất tật mang”.
“Ngoại cảm” không phải là phương pháp xác định danh tính hài cốt liệt sĩ
Ngày 12/2/2012, Ban chỉ đạo Đề án xác định danh tính liệt sĩ đã có văn bản nêu rõ: Các Bộ, ngành đã thống nhất coi phương pháp xác định ADN là phương pháp chủ đạo xác định danh tính liệt sĩ. Ngoài ra, còn các phương pháp khác như: theo hồ sơ chôn cất, các di vật của liệt sĩ…
Phan Thị Bích Hằng
Quan trọng hơn là từ nay không công nhận danh tính liệt sĩ tìm kiếm bằng phương pháp ngoại cảm. Ngay trong Nghị định 75/2010/NĐ-CP về các hoạt động văn hoá quy định cấm các hoạt động lên đồng và Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch cũng đã có văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 75/2010/NĐ-CP là cấm các hoạt động lên đồng phán truyền, nghĩa là cấm các loại hình lên đồng mà linh hồn người chết hoặc thần thánh nhập vào người lên đồng, phán bảo chuyện trần thế.
Chính vì vậy, việc vong nhập trong phương pháp tìm mộ bằng ngoại cảm đích thực là một hành vi lên đồng phán truyền, một hành vi trái với các quy định pháp luật. Đã có dấu hiệu lạm dụng mục đích tốt đẹp để thực hiện và truyền bá mê tín dị đoan.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB & XH Doãn Mậu Diệp cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh các nhà ngoại cảm tham gia vào quá trình tìm kiếm, còn việc có chính thức công nhận đấy là một phương pháp tìm kiếm đảm bảo chính xác 100% hay không, thì Bộ LĐ-TB & XH không có ý kiến”.
Cùng ý kiến đó, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Nguyễn Văn Lạng khẳng định: “Cần phải có quy định về tiêu chuẩn, định chế xác định nhà ngoại cảm, nên xem xét rà soát lại tất cả các trung tâm để có biện pháp chấn chỉnh hoạt động tìm kiếm bằng ngoại cảm”.
Ông Hoàng Công Thái, Cục trưởng Cục Người có công (Bộ LĐ-TB & XH) cũng đồng tình quan điểm trên và cho rằng, ngoại cảm chưa đủ điều kiện để được coi là phương pháp xác định hài cốt liệt sĩ. Trong thời gian vừa qua, tại một số địa phương đã nở rộ các trung tâm tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm, nhiều yếu tố tâm linh không được kiểm chứng, nhiều người mạo danh ngoại cảm lừa đảo đã làm nhiều gia đình liệt sĩ bị lừa. Bộ LĐ-TB & XH sẽ sớm có chủ trương nhằm xử lý tình trạng mạo danh ngoại cảm lừa đảo trong việc tìm mộ liệt sĩ.
Trong khi đó, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân đoàn III, Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cựu chiến binh Việt Nam, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI cho biết, do tính chất ác liệt của chiến tranh, số chiến sỹ của ta hi sinh rất lớn.
Riêng quân đoàn III, trong vòng 10 năm chiến đấu ở mặt trận Tây Nguyên (1965-1975), có khoảng 3 vạn liệt sĩ. Trong đó, trên 1 vạn chưa xác định được hài cốt, còn số hài cốt tìm thấy, chủ yếu chưa có tên. Điều này cho thấy, việc tìm và xác định hài cốt của các liệt sĩ là rất nan giải.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước bức xúc nói: "Tìm hài cốt liệt sĩ là một việc hết sức thiêng liêng. Nếu vì năng lực kém, tìm sai hài cốt hoặc không tìm thấy, thì có thể thông cảm một phần. Nhưng nếu là ngoại cảm “rởm” và lợi dụng vấn đề tìm hài cốt liệt sĩ thiêng liêng ấy để kiếm tiền thì không chấp nhận được. Đó là hành động tội lỗi với những anh linh đã hi sinh vì độc lập dân tộc, là một tội ác không thể tha thứ. Và việc này cần phải đưa ra pháp luật trừng trị”. (Còn nữa)
Quế Phong
http://saobongda.vn/Ky-an/Ky-3-Chi-ra-su-that-ve-nha-ngoai-cam-Phan-Thi-Bich-Hang-trong-vu-tim-hai-cot-tuong-Phung-Chi-Kien.aspx
Tôi cho rằng những gia đình tìm mộ liệt sĩ bằng "phương pháp ngoại cảm" kia chỉ có mấy khả năng. Đó là: 1. Quá mê tín, tin người đến mông muội - 2. Làm cho xong chuyện ( có thể do một áp lực nào đó hoặc lấy danh - người ta có thể coi cái hư danh hơn tiền bạc nhiều lắm)
Trả lờiXóaTôi cho rằng những gia đình tìm mộ liệt sĩ bằng "phương pháp ngoại cảm" kia chỉ có mấy khả năng. Đó là: 1. Quá mê tín, tin người đến mông muội - 2. Làm cho xong chuyện ( có thể do một áp lực nào đó hoặc lấy danh - người ta có thể coi cái hư danh hơn tiền bạc nhiều lắm)
Trả lờiXóado bà hằng tham vọng công danh và tiền bạc.nên mới có chuyện như vậy,ông trời cho mỗi người 1 khả năng chuyên môn riêng để đóng góp sức mình vào xã hội chung.tôi thường thấy những người có khả năng ngoại cảm,hoặc tiên chi.đều có1 thời gian nhất định.ví dụ ông trời cho bà hằng ăn lộc 1 hoặc 2 năm là mạnh nhất, và sau đó thì khả năng này dần dần xẽ mất.nhưng con người có lòng tham,nên cứ muốn mình có khả năng này mãi,không thôi.tôi thấy những nhà tiên chi chân chính thường có những điểm.không lập gia đình.bệnh tật ốm yếu,ngèo,sống ở nơi hẻo lánh ít người biết đến.mí linh nghiệm.bà hằng thì sao.thời gian đầu bà đấy bị ốm thập tử nhất sinh,nên có chút khả lăng,sau bà đấy lại có gia đình và con cái,và đi vào kinh doanh,và tung tên tuổi cả nước biết,vậy thì còn gì là linh nghiệm nữa.mà bà hằng đã lợi dụng để kiếm lời bất chính,muốn làm giàu,và nâng cao tên tuổi của mình với công chúng,vậy cơ quan nhà nước cần phải sử nghiêm,không cho bà ta lợi dụng để làm như vậy nữa,khi khả năng ngoại cảm của bà ta đã hết,kể cả chưa hết thì cũng kém,bây giờ là thế kỉ 21,chúng ta phải tin vào khoa học là chính,tôi cho rằng phần lớn chỉ là lợi dụng kiếm lời.cần phải nên án.
Trả lờiXóa