Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

CÁC LOẠI THỰC PHẨM KỴ NHAU

CÁC LOẠI THỰC PHẨM KỴ NHAU

Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất cho cơ thể hàng ngày. Điều cần thiết là sử dụng thực phẩm thế nào cho đúng, tránh dùng những thực phẩm kỵ nhau. Sử dụng chúng không đúng cách khiến cơ thể chẳng những không hấp thu được dưỡng chất mà có thể gây mệt mỏi, khó chịu, mắc một số bệnh hoặc nặng hơn là …về chầu ông bà !
Trong bài viết này tôi sưu tầm một số thực phẩm kỵ nhau theo kinh nghiệm dân gian hoặc các bài báo khoa học gần đây và mạn phép phóng tác có cường đại về hậu quả, tai hại của việc dùng kết hợp các thực phẩm này.
Gần đây báo đài đăng tin về vụ này quá xá, tôi hy vọng quý vị đừng quá tin tưởng vào bảng thực phẩm kỵ nhau này mà cũng đừng phủ nhận, hãy từ từ thí nghiệm…
Như đã nói ở trên, phần hậu quả và tác hại tôi mạn phép phóng tác có cường đại nên quý vị nào ăn mà không chết xin đừng trách tôi không báo trước.

 THỰC PHẨM KỴ NHAU

Nghe lại bài hát Nga: Alla Pugacheva-1983 Million Roses

Nghe lại bài hát Nga:

Alla Pugacheva và Million Roses 


Ани Лорак - Миллион алых роз

 



Thư giãn cuối tuần: KẾ HOẠCH NGỰA

Thư giãn cuối tuần: KẾ HOẠCH NGỰA

phanvantu


Lên mạng tìm thông tin thấy nói một con ngựa hiện nay ở Việt Nam chừng 30 triệu, rẻ hơn xe ô tô rất nhiều. Ngựa chắc chắn không tự cháy và chả đòi uống xăng như xe. Thức ăn cho ngựa thì nhiều như… cỏ nên chuyện tăng giá cũng khó xảy ra. Ngựa không có bánh, kiếng chiếu hậu hay gạt nước nên không lo bị trộm vặt. Lông ngựa chả ai tin là đem lại may mắn như lông đuôi voi nên hổng sợ ai bứt. Chưa hết, ngựa chạy được đường tắt, băng đồng, lội suối được chứ ô tô thì chắc là không. Đi ngựa không sợ bị kẹt xe, không thải khói độc, không cần đội mũ bảo hiểm và không sợ bị phạt khi nếu lỡ đi ngược chiều.
Phân và nước đái ngựa thải ra – tuy hôi và có phiền hà một tí – nhưng cũng có ích cho nhà nông. Vụ này cũng có thể giải quyết bằng cách treo cái giỏ tre phía sau đít ngựa, giống như cụ Nguyễn Công Trứ ngày xưa cưỡi con bò cái còn gắn thêm cái…. mo cau đó!
Nói chung, đi ngựa rất lợi, rất môi trường, mà tốc độ cũng không tệ. Đó là chưa kể, cưỡi ngựa đi tác nghiệp giữa phố hiện nay sẽ không đụng hàng.
Ý tưởng ngựa ra đời trong mấy ngày gần đây, khi đọc báo, nghe một ông quan chức thừa nhận rằng nước mình giờ có 37 triệu phương tiện giao thông và con số này còn tiếp tục gia tăng, nên cần phải hạn chế. Mà cách hạn chế tốt nhất là thu phí bảo trì đường bộ và thu phí hạn chế phương tiện cá nhân, phí “vào trung tâm thành phố”. Ổng còn nói thêm, lẽ ra thu cách đây 10 năm thì tình trạng ùn tắc đã không như bây giờ. Rồi đây cũng sẽ cấm hẳn xe máy trong thành phố!
Người đầu tiên mình thông báo ý tưởng ấy là bà xã:

Hịch Vươn Cống Rộc


Hịch Vươn Cống Rộc


Tác giả: binhhn77.bh@gmail.com

Bài Hịch gửi Anh em, Vợ con và các chủ đầm ở Tiên Lãng của Ông Đoàn Văn Vươn!

(Xin lỗi cụ Trần Quốc Tuấn, con mượn của cụ xong rồi trả lại ngay)!


Ta thường nghe chuyện Nguyễn Công Trứ khai hoang Giao Thủy (1), phát quang lau sậy Tiền Châu (2), cải tạo Yên Mô (3) giúp vua mang lại cơm no cho dân nghèo thời ấy. Lại nghe Kim Ngọc đề khoán gọn, đưa khoán X mang lại lợi ích cho toàn dân…Nguyễn Công Trứ ngay lập tức được phong tước hầu khắc bia muôn thuở, Kim Ngọc trầy vi tróc vẩy nhưng cuối cùng vẫn được tấn phong Anh Hùng Lao Động thời nay!


Nay, họ Đoàn ta cùng các ngươi, sinh ra thời bao cấp, lớn lên gặp buổi thị trường. Không được ăn học nhiều nhưng cũng có chút ít kiến thức.


Trông thấy,

 

Mỹ phóng tàu con thoi lên chín tầng vũ trụ, Nga xô cùng tàu ngầm lặn xuống đáy đại dương, Tàu khựa biến cái cũ nát thành tàu sân bay hoành tráng, Nhật rất ung dung với thảm họa hạt nhân, các nước phương Tây “làm ra con người” chỉ từ một “cái” gene….

Thật khác nào chuyện cổ tích biến thành hiện thực, lấy đầu óc mà chinh phục thay đổi thiên. Những chuyện đó ta nghe, nửa tin nữa ngờ, ta không nói làm gì nữa.


Ta đây, thường tới bữa đói ăn, nửa đêm tỉnh ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ giận chưa thể so với bầu Đức trong kia vốn hàng nghìn tỷ, không thể vượt qua bầu Kiên tiếng tăm mua dăm ba đội bóng, mà vẫn chỉ như là một thằng châu Phi nghèo đói, hao hao một anh Băng la đét nghèo rớt mùng tơi. Dẫu cho trăm thân này phơi trên sân cỏ, nghìn xác này bọc trong máy bay bạc triệu, ta cũng cam lòng!

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

10 HLV thu nhập cao nhất thế giới bóng đá

10 HLV thu nhập cao nhất thế giới bóng đá

23/03/2012 15:22:18
- Không chỉ là những chuyên gia về bóng đá, những Jose Mourinho, Pep Guardiola hay Sir Alex, Mancini, Wenger… còn là chuyên gia trong việc làm kinh tế. Dưới đây là 10 HLV có thu nhập cao nhất thế giới bóng đá theo đánh giá mới nhất của tạp chí France Football.
 
HLV Jose Mourinho
HLV Jose Mourinho
Jose Mourinho (Real Madrid, 14,8 triệu euro/ mùa)
Chỉ giúp Real Madrid giành được danh hiệu duy nhất là Cúp Nhà vua Tây Ban Nha trong mùa giải trước nhưng HLV Jose Mourinho vẫn nhận được 14,8 triệu euro từ đội bóng Hoàng gia. Với mức thu nhập này có thể giải thích vì sao Mourinho từng từ chối chức HLV trưởng ĐT Anh sau khi Capello ra đi. Chắc hẳn, “người đặc biệt” cũng không muốn trở lại Premier League dù đã rất nhiều lần tuyên bố bóng gió trước báo giới về khả năng rời Tây Ban Nha.

Sinh quán và nguyên quán

Tản mạn:

Sinh quán và nguyên quán


Saigon cô nương

Ngày xưa, dân Việt ta sống bằng nghề nông, lâm, ngư…. Đường xá đi lại khó khăn nên bao nhiêu đời từ ông, bà, cụ, kỵ xuống đến cháu, chắt, chút, chít... đều sống trong lũy tre một làng, một thôn, một xã... Người đi xa lâu ngày vẫn phải đóng thuế thân ở làng mình. Khi chọn sinh sống nơi khác, thường họ bị người địa phương xếp vào loại ngụ cư ở tạm, ở trọ. Chỉ khi nào được phép đóng thuế thân thì khi ấy, họ mới được thừa nhận là cư dân chính thức của làng mới.
Dần dần, đời sống nhiều thay đổi, việc giao thông dễ dàng hơn. Công nghiệp phát triển thu hút rất đông nhân công tứ xứ. Người dân rời làng quê đến nhiều vùng xa xôi khác nhau để học hành, buôn bán, làm việc... Họ tỏa đi trôi dạt các nơi, kể cả ra ngoại quốc. Nơi nào thích hợp, dễ sống thì dừng lại.
Để thuận tiện cho cuộc sống, nhiều người chuyển hộ khẩu đến nơi ở mới, như ngày xưa xin nhập đinh vào làng mới. Tuy nhiên, hầu hết vẫn gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn. Họ gửi tiền về quê chăm lo cho người thân, vẫn đóng đầy đủ lệ phí cho các quỹ tương tế của làng dù nhiều năm không về, đóng góp xây dựng đình làng, tặng học bổng, xây trường học, cầu cống…
Quan trọng nhất, quê hương dù xa xôi mấy vẫn có sự ràng buộc vì trong các loại giấy tờ khai báo đều có phần ghi nguyên quán và sinh quán.

Ấn Độ đang cần một mô hình phát triển mới

Ấn Độ đang cần một mô hình phát triển mới 

 Một nhà ga ở miền bắc Ấn Độ. Ấn Độ chưa phát triển mạnh một phần vì thiếu cơ sở hạ tầng. Người nghèo khổ ở Ấn Độ chiếm tỷ lệ lớn.

Một nhà ga ở miền bắc Ấn Độ. Ấn Độ chưa phát triển mạnh một phần vì thiếu cơ sở hạ tầng. Người nghèo khổ ở Ấn Độ chiếm tỷ lệ lớn. REUTERS/Danish Siddiqui
 
Anh Vũ
Báo Le Monde có bài viết « Ấn Độ đi tìm một mô hình phát triển mới » nhân một cuộc tọa đàm về các nước mới trỗi dậy, do báo Le Monde tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế chính trị hàng đầu của Pháp.

Gần đây báo chí nói nhiều đến các cường quốc mới trỗi dậy, sau Trung Quốc là đến Ấn Độ, một nước quan trọng về mặt địa chính trị của thế giới. Cuộc tọa đàm này nêu chủ đề liệu « Ấn Độ có phải là một Trung Quốc khác ? ». Câu hỏi này đã được ông Jean-Paul Larçon, giáo sư về chiến lược phát triển của trường Thương mại Cao cấp ( HEC) của Pháp trả lời ngay là Ấn Độ « không phải là một Trung Quốc ».
Tại tọa đàm, các diễn giả cũng trình bày nhiều tham luận liên quan đến nhưng giới hạn của Ấn Độ, như là một « đất nước lộn xộn », theo giáo sư Jean Paul Larçon. Sau hai thập kỷ, kể từ khi mở cửa với nền kinh tế thế giới năm 1991, Ấn Độ đã đi đến đoạn cuối của một chu kỳ phát triển.
Theo Le Monde, từ một nước trụ cột của học thuyết không liên kết, Ấn Độ bước vào quá trình toàn cầu hóa theo cách của họ và với những thế mạnh trong tay đó là dân số đông, mô hình dân chủ được kế thừa từ thời thuộc địa Anh, kiều dân đông đảo trên khắp thế giới và một tiềm năng lớn trong lĩnh vực công nghệ tin học. Vậy New Delhi, đã có đủ phương tiện để trở thành cường quốc hay không ?

Nguyên nhân kinh tế của chiến tranh

Đọc những luận điểm trong này làm mình nhớ lại những nghiên cứu về kinh tế thời chiến và ngay sau hậu chiến của Wiseman và Pict...

Nguyên nhân kinh tế của chiến tranh

Ludwig von Mises
 Chiến tranh là định chế cổ xưa nhất của loài người. Từ thời thương cổ con người đã khao khát đánh nhau, giết chóc và cướp bóc lẫn nhau rồi. Tuy nhiên, công nhận sự kiện này không đưa ta đến kết luận rằng chiến tranh là hình thức không thể tránh được trong quan hệ giữa người với người và những cố gắng nhằm thủ tiêu chiến tranh là đi ngược lại bản chất của con người và vì vậy mà không tránh khỏi thất bại. 
Vì mục đích tranh luận, chúng ta có thể công nhận luận đề của phái quân phiệt rằng con người được tự nhiên phú cho bản năng là đánh nhau và phá hoại. Nhưng những bản năng và xung lực thô sơ đó không phải là đặc điểm của con người. Con người đứng cao hơn tất cả các loài sinh vật khác vì có lí trí và có khả năng tư duy. Và lí trí của con người dạy họ rằng hợp tác và cộng tác trong hòa bình trên cơ sở phân công lao động có lợi hơn là xung đột vũ trang.
Tôi không muốn nhắc lại lịch sử của những cuộc chiến tranh. Chỉ cần nói rằng trong thế kỉ XVIII, tức là ngay tại ngưỡng cửa của chủ nghĩa tư bản hiện đại, tính chất của chiến tranh đã khác xa với thời con người còn ăn lông ở lỗ rồi. Người ta không còn đánh nhau nhằm tiêu diệt hay bắt kẻ chiến bại làm nô lệ nữa. Chiến tranh đã trở thành công cụ của nhà cầm quyền và được tiến hành bằng những binh đoàn tương đối nhỏ, với những người lính chuyên nghiệp, đa phần là lính đánh thuê. Mục tiêu của chiến tranh là xác định xem vương triều nào có quyền cai trị đất nước hay một tỉnh nào đó. Những cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Âu trong thế kỉ XVIII là những cuộc chiến tranh đòi quyền thừa kế ngai vàng, đấy là những cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha, ở Ba Lan, ở Áo và cuối cùng là cuộc chiến tranh giành quyền kế vị ở Bavaria. Người bình thường hầu như không để ý tới kết quả của những cuộc chiến tranh này. Họ chẳng quan tâm nhiều tới việc ai sẽ là người cai trị họ, ông hoàng dòng họ Habsburg hay Bourbon thì cũng thế mà thôi.

Thử tìm một cơ sở lí thuyết cho khái niệm phản biện xã hội

Thử tìm một cơ sở lí thuyết cho khái niệm phản biện xã hội 

Đặng Hoàng Giang
Với sự phát triển của xu hướng đối thoại xã hội và minh bạch hóa thông tin, gần đây, phản biện xã hội đang dần trở thành một nhu cầu thực tiễn và được thảo luận ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau, đến nay, khái niệm phản biện xã hội vẫn chưa được diễn giải một cách thuyết phục, thỏa đáng. Điều đó gợi ý rằng, đã đến lúc cần phải xác lập một cơ sở lí thuyết thích hợp cho thuật ngữ phản biện xã hội trước khi tiếp tục bàn luận về khái niệm này trong bối cảnh Việt Nam. Theo các tác giả của bài viết, phản biện xã hội tương ứng với một thuật ngữ mang tính phổ quát - đó là phê phán/phê bình xã hội (social criticism). Chính vì thế, hành trình đi tìm cơ sở lí thuyết cho khái niệm phản biện xã hội đồng nghĩa với việc trình bày một số nội dung cốt lõi của khái niệm phê bình/phê phán xã hội cả từ góc nhìn phổ quát lẫn góc nhìn lịch sử - cụ thể.

Phê phán xã hội: từ góc nhìn phổ quát


Theo Đinh Gia Hưng, khái niệm phản biện xã hội được chuyển ngữ trực tiếp từ một cụm từ tiếng Anh là social counter-argument. Tuy nhiên, social counter-argument là một cụm từ báo chí, mà không phải là một thuật ngữ khoa học. Điều này vô tình làm nghèo nội dung của khái niệm tiếng Việt khi mà từ nguyên tiếng Anh của nó chỉ giới hạn trong lĩnh vực truyền thông. Trong khi đó, truyền thống học thuật phương Tây vẫn sử dụng một khái niệm khác tuy cùng trường nghĩa nhưng có nội hàm phong phú hơn so với social counter-argument, đó là: social criticism: Phê phán/phê bình xã hội(1).

Xét duyệt đề cương nghiên cứu: kinh nghiệm từ Úc

Xét duyệt đề cương nghiên cứu: kinh nghiệm từ Úc 

   

GS Nguyễn Văn Tuấn:
 
http://4.bp.blogspot.com/-uPA1fq2MLIA/TpldcfhxAjI/AAAAAAAAAGg/tqv035iUQFo/s1600/Peer-Review-Cartoon2.jpg

Hôm 15/3, trước khi ra phi trường, tôi có dịp nói chuyện ở ĐHQG TPHCM về qui trình xét duyện đề cương nghiên cứu và quản lí dự án nghiên cứu ở Úc. Đây là buổi nói chuyện (chỉ 1 giờ) theo sau workshop 3 ngày về cách viết đề cương nghiên cứu. Qua seminar tôi có dịp trao đổi thân tình với các bạn trong ĐHQG về những tiêu chuẩn xét duyệt đề cương nghiên cứu (và kèm theo đây là bài nói chuyện [pdf] tôi post theo yêu cầu của các bạn).
Viết đề cương nghiên cứu càng ngày càng trở thành một nhu cầu cho nhà nghiên cứu (kể cả nghiên cứu sinh) trong thời hội nhập. Nhiều đồng nghiệp thỉnh thoảng hỏi tôi về cách viết một research proposal, mà ở Việt Nam người ta gọi là đề cương nghiên cứu. Tôi gặp nhiều bạn sắp làm nghiên cứu sinh hỏi làm sao viết được một đề cương cho “hấp dẫn” để xin học bổng từ nước ngoài. Từng có dịp đọc qua nhiều đề cương trong nước và những đề cương của nghiên cứu sinh viết bằng tiếng Anh, tôi nghĩ cách viết của “phe ta” rất khó có xác suất thành công cao. Vấn đề thì rất nhiều, nhưng có thể kể đến cách trình bày ý tưởng, cách viết (thậm chí cách hành văn) cho từng mục trong đề cương là những vấn đề nổi cộm nhất. Vì thế, ý tưởng về một workshop về cách viết đề cương nghiên cứu ra đời, và cho đến nay tôi nghĩ mình có lí do để nói workshop đó cũng giúp ích cho nhiều người.

Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam “không giống ai”

Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam “không giống ai”
 
(PL)- Những bất cập về chính sách pháp luật cũng như hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước một lần nữa lại được xới lên tại cuộc tọa đàm “Nhà nước và doanh nghiệp”
do Thời báo Kinh tế tập đoàn và báo điện tử Tầm nhìn thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp cùng các bộ, ngành tổ chức.
Một nhận định được nhiều đại biểu đồng tình là tập đoàn kinh tế của Việt Nam “rất đặc biệt” và “không giống các nước trên thế giới”. Các tập đoàn trên thế giới “lớn lên” từ những doanh nghiệp vài trăm đô la, qua năm tháng tích lũy uy tín và nguồn lực để trở thành tập đoàn. Còn các tập đoàn của ta được thành lập dựa trên các quyết định hành chính khi tái cơ cấu lại các tổng công ty nhà nước. Nói như PGS-TS Trần Văn Tá, tập đoàn kinh tế ở Việt Nam được thành lập dựa trên ý chí chủ quan của Nhà nước chứ không phải từ sự bức thiết, cần thiết liên kết tự thân của nó. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nói thêm: Một đằng là lấy tiền của người khác đi tiêu, một đằng là tiêu tiền của mình nên hiệu quả hoạt động rõ ràng không giống nhau.
Cũng như kiến nghị trước đó của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PGS-TS Trần Văn Tá cho rằng cần tạm dừng việc thành lập các tập đoàn theo như cách vừa qua.

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Thà đau một lần để có tương lai bền vững

Thà đau một lần để có tương lai bền vững


Ông Lê Hồng Giang.

(TBKTSG) - Có ý kiến cho rằng đối với người nghèo, suy thoái (dẫn đến thất nghiệp) còn đáng sợ hơn lạm phát. Điều này cũng có thể đúng vì ở Việt Nam hệ thống bảo hiểm xã hội rất yếu. Nhưng suy thoái sau vài năm sẽ chấm dứt chứ lạm phát nếu không kiên quyết chống có thể sẽ kéo dài và ngày càng tệ hơn.

Bởi vậy xét trên tổng thể xã hội, và về lâu dài, việc chấp nhận suy thoái vài năm chưa chắc là phương án tệ, thậm chí nếu cứ dùng dằng để lạm phát kéo dài, nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ như thời 1980. Tất nhiên nếu hàng ngàn tỉ đồng chi tiêu công (cho tượng đài, bảo tàng, lễ hội…) được chuyển sang trợ cấp cho người nghèo thì tốt hơn.
Hiện nay không chỉ người lao động mất việc chịu thiệt mà nhiều doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. Tuy nhiên, đây chính là cái giá phải trả cho những sai lầm chạy theo tăng trưởng nóng trước đây. Tôi cũng rất thông cảm và cảm thấy áy náy với những “nạn nhân vô tội” này khi mình chỉ ngồi bàn giấy hô hào giữ lãi suất cao chống lạm phát chứ không phải vật lộn trong cuộc sống mưu sinh và kinh doanh như họ.

Lào đóng cửa casino tại đặc khu kinh tế Boten

Lào đóng cửa casino tại đặc khu kinh tế Boten 

 

Đặc khu kinh tế Boten của Lào, gần biên giới với Trung Quốc

Đặc khu kinh tế Boten của Lào, gần biên giới với Trung Quốc
 
Trọng Thành
Hôm nay 21/03/2011, theo báo Vientiane Times, Lào sẽ cấm các sòng bạc tại đặc khu kinh tế Boten do Trung Quốc đầu tư, vì lý do « an ninh ». Tờ báo khẳng định, Boten « sẽ trở thành một khu vực không có casino, sau khi chính phủ Lào phê chuẩn kế hoạch tái cấu trúc đặc khu kinh tế này ». Vẫn theo Vientiane Times, khu đánh bạc này sẽ được chuyển đổi thành một trung tâm thương mại.

Về nguyên nhân của quyết định này, tờ báo chính thức bằng tiếng Anh của Lào giải thích, thông tin về các hoạt động tội phạm tại khu casino Boten khiến chính phủ phải đóng cửa cơ sở này. Báo Vientiane Times cũng dẫn lời của phó thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad, theo đó, chính quyền đã biết rằng « các hoạt động tại khu vực casino gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại về mặt an ninh ». Phó thủ tướng Lào tuyên bố sẽ không cho phép lập casino tại các đặc khu kinh tế. Tuy nhiên quyết định này không liên quan đến một sòng bạc khổng lồ trong khu vực được gọi là « Tam giác vàng », nằm ở vùng biên giới ba nước Lào, Thái Lan và Miến Điện.
Quyết định kể trên được đưa ra, sau khi Lào bán toàn bộ khu Boten cho một chủ đầu tư mới. Chính sách « tái cấu trúc » này cho phép chính phủ Lào kiểm soát chặt chẽ hơn các vấn đề xã hội và an ninh ở đây, thay vì khoán trắng cho nhà đầu tư Trung Quốc.
Cách đây vài tháng, một phóng viên của AFP ghi nhận rằng, khu vực Boten ngay sát biên giới, trên thực tế, chỉ dành cho người Trung Quốc. Đây là một khu vực tràn ngập chữ Hán, tiền được sử dụng là đồng nhân dân tệ, và đồng hồ được chỉnh theo giờ Bắc Kinh.
Các dự án kinh tế khổng lồ của Trung Quốc, đang được tiến hành hay chưa hoàn tất, gây nhiều lo ngại tại Lào, vốn là một nước chưa hoạch định được chiến lược phát triển riêng. Trong khi đó, quốc gia này lại là đối tượng mời chào, ve vãn của nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Việt Nam là nơi lý tưởng để hưởng tuổi hưu

Việt Nam là nơi lý tưởng để hưởng tuổi hưu

Một tờ báo Mỹ đánh giá Việt Nam là một trong 3 nước châu Á lý tưởng để an dưỡng sau khi nghỉ hưu bởi cảnh quan đẹp và chi phí hợp lý.

Thành phố biển Nha Trang. Ảnh: Wikipedia

Trang US News&World Report cho rằng khi chọn một địa điểm để trải nghiệm những năm tháng về già, chi phí ăn ở là một yếu tố cần lưu tâm nhưng không phải là yếu tố quyết định. Một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho người về hưu phải là nơi họ được sống vui vẻ với bạn bè, đi du lịch, khám phá, không nặng về tinh thần hay thể chất.
Dựa theo các yếu tố đó, tờ báo trên đã chọn ra Top 18 nước lý tưởng nhất trên thế giới để hưởng một cuộc sống về hưu phong phú với chi phí hợp lý. Việt Nam là một trong 3 nước châu Á lọt vào top này. Là lựa chọn du lịch mới nổi trong khu vực, Việt Nam được đánh giá sẽ tiếp tục là điểm đến ưa thích của nhiều du khách trong vài năm tới, trong đó, Nha Trang được nhắc đến như một điểm nghỉ dưỡng hàng đầu.
US News&World Report cho rằng thành phố biển Nha Trang rất thích hợp cho những người nghỉ hưu thích phiêu lưu. Tổng số dân của thành phố này là khoảng hơn 200.000 người, trong đó có khoảng 1.000 người là người nước ngoài. Ở đây không tổ chức các hoạt động riêng cho du khách như các câu lạc bộ hay các giải bóng chày. Tuy nhiên, việc ít người nước ngoài sinh sống cũng là cách dễ dàng để tiếp cận và giao lưu với người dân địa phương. Điểm hấp dẫn lớn của Nha Trang là chi phí sinh hoạt rẻ, chưa đến 1.000 USD một tháng cho một đôi vợ chồng nghỉ hưu. Vì thế, thành phố biển này là lựa chọn hàng đầu cho một người nghỉ hưu yêu thích châu Á và lưu tâm đến chi phí.

Kỳ vĩ ruộng bậc thang Tây Bắc từ vũ trụ

Kỳ vĩ ruộng bậc thang Tây Bắc từ vũ trụ

(ĐVO) Nhìn từ vũ trụ, những thửa ruộng bậc thang trông như những bức tranh kỳ lạ trên bề mặt trái đất. Từ điểm nhìn này mới thấy đó quả là những kỳ quan mang tầm vóc nhân loại.
Nông dân nơi nào... lãng mạn nhất Việt Nam?
Cặp vợ chồng ‘Tây’ chụp ảnh du lịch cực độc ở Việt Nam

Từ trước đến nay, hình ảnh tuyệt đẹp cửa các thửa ruộng bậc thang ở vùng cao Việt Nam luôn khiến các du khách trong và ngoài nước phải ngỡ ngàng khi đến thăm và chứng kiến. Tuy vậy, việc ngắm nhìn những thửa ruộng độc đáo này từ vũ trụ cũng là một điều rất kỳ thú. Ngày nay với sự hỗ trợ của các trang web cung cấp hình ảnh bản đồ vệ tinh như Wikimapia, Google Earth… mọi người có thể dễ dàng thực hiện điều này ngay trên chiếc máy tính có kết nối internet của mình…

Dưới đây là một số hình ảnh về ruộng bậc thang ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trên bản đồ vệ tinh của Google, Đất Việt chụp lại từ màn hình máy tính:



Ruộng bậc thang là một hình thức canh tác độc đáo ở các vùng đồi núi thiếu đất canh tác.

HỌC THUYẾT CHIẾN TRANH CỦA OBAMA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

HỌC THUYẾT CHIẾN TRANH CỦA OBAMA


 
 
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ nhật, ngày 18/3/2012
TTXVN (Oasinhtơn 28/2)
Tạp chí Chính sách Đi ngoại (Foreign Policy) s ra tháng 3-4 đăng bài viết của nhà báo David Rohde, người từng hai lần đoạt giải Pulitzer, về học thuyết chiến tranh của Tng thống Mỹ Barack Obama. Sau đây là nội dung bài viết:
Khi Barack Obama nhậm chức ba năm trước đây, không ai gắn cụm từ “tiêu diệt có mục tiêu” với vị tổng thống trẻ đầy lạc quan. Trong diễn văn nhậm chức, cựu giáo sư luật 47 tuổi này chỉ nhắc đến từ “khủng bố” duy nhất một lần. Thay vào đó, ông hứa sẽ sử dụng công nghệ để “tận dụng mặt trời, gió và đất để làm nhiên liệu chạy xe và các nhà máy”.
Một cách kỳ lạ, công nghệ đã giúp Obama có thể trở thành người mà không mấy ai dự đoán: một tổng thống đã mở rộng rất nhiều khả năng của nhánh hành pháp trong việc phát động chiến tranh bí mật công nghệ cao. Với một quyết tâm khiến nhiều người ngạc nhiên, Obama đã tận dụng CIA, mở rộng quyền lực của CIA và chấp thuận các vụ tiêu diệt có mục tiêu với số lượng nhiều hơn bất cứ tổng thống đương đại nào. Trong ba năm qua, Chính quyền Obama đã thực hiện ít nhất 239 vụ tấn công bí mật bằng máy bay không người lái, nhiều hơn năm lần so với con số 44 vụ dưới thời Tổng thống George W. Bush. Và sau khi hứa sẽ tổ chức các chiến dịch chống khủng bố minh bạch hơn, cùng với kiềm chế quyền lực hành pháp, Obama đã làm ngược lại, duy trì tính bí mật và mở rộng quyền hạn của tổng thống.

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

ĂN THẾ NÀY, HỌC THẾ NÀO!?

Mai Thanh Hải Mar 20, 2012 01:24 AM: Nhìn quen rồi, nhưng vẫn muốn khóc...

ĂN THẾ NÀY, HỌC THẾ NÀO!?

XUANDONG PHOTO BLOG


 Cơm vón hòn vón cục, lõng bõng nước canh nhạt nhẽo

Đến Thượng Tân - Bắc Mê - Hà Giang vào giữa trưa, ngó xuống khu nội trú phía sau dãy phòng học thấy lố nhố trẻ con đang bưng mỗi đứa một cái âu nhựa ăn cơm, mình đi thẳng vào xem chúng nó ăn uống thế nào. Nhìn cơm các con đang ăn mà mình chụp ảnh mãi không được, tay cứ run run vì xúc động nên máy toàn bị rung! cơm nước thế này thì nuốt thế nào được hả giời! mỗi đứa ôm một cái âu đựng cơm chan nước canh, tản mát chỗ này thì túm tụm chục đứa con trai vừa nhai trệu trạo vừa nói chuyện lầm rầm, chỗ kia thì cắm cúi vài ba đứa con gái ngồi im lặng ăn một cách uể oải. Lại có đứa đứng ăn một mình trong xó bếp tối tăm. Nhìn vào âu cơm thấy gì đây? cơm thì vón cục vón hòn, lõng bõng cái gọi là nước canh, một thứ canh gọi là "canh khoai" nhưng nhìn toét mắt chả thấy khoai đâu!!! thức ăn mặn thì chả có, ăn uống thế này, để tồn tại còn khó, nói gì đến học hành!?
 

Mình mau chóng chụp vài shot hình xong liền đi ra ngoài, cố gắng tránh không làm chúng nó mất tự nhiên để miếng cơm nhạt trôi xuống cái dạ dày rỗng được trơn tru.

Tản mạn: Cánh đồng

Đọc bài của bác Tiến lại lan man nhớ da diết về vườn, ao thời tuổi thơ. Nhà tôi ở đầu Trương Định, gần chợ Mơ, nội thành HN chứ nông thôn gì. Thế mà ngay sau nhà có ao rộng cả hécta, Tiếp đó là vườn, ao hồ san sát. Đất nhà tôi trước hơn 10 nghìn mét vuông, ông già đi kháng chiến bỏ hoang, dân tứ xứ vào ở nhờ và chiếm luôn, lúc tôi ra đời chỉ còn hơn 1000 m2, nhưng cũng sướng, suốt ngày chơi ngoài vườn cặm cụi trồng rau, nuôi thỏ (dĩ nhiên là cả gà, lợn).... Bà tôi vẫn bảo: "hết vào nhà, lại ra vườn; cứ vài lần, là hết ngày". Giờ tất cả thành nhà, ngõ hết. Mà nhà nào có ra nhà, ngõ nào có ra ngõ. Chán.
Tôi chỉ có mơ ước về nghỉ hưu rồi mỗi năm vài lần ra vùng quê ven biển, có núi như Vân Đồn, Sầm Sơn, Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng... thuê nhà dân sống vài tháng để hưởng khí trời như nông dân là sướng. Hoặc lên Tây Bắc, vào Tây Nguyên cũng vậy. Nhưng tôi không mê vùng đồng bằng sông Cửu Long lắm.
Cám ơn bác Tiến có một bài tản mạn nhân văn, thấm đẫm tình quê.
 

Tản mạn: Cánh đồng

Phía sau nhà tôi đang ở có cái hồ nhỏ. Đằng sau nó là một cánh đồng. Không rộng nhưng cũng đủ ngút tầm mắt. Ai đến chơi cũng nức nở, cũng tấm tắc. Đẹp thế. Sướng thế.



Cánh đồng chụp từ sân sau nhà

Nguyên cái nhà này tôi đã ở hơn hai chục năm. Dạo mới dọn đến xung quanh hoang hút, thi thoảng mới có một ngôi nhà, cỏ mọc ngập, rắn rết cứ mưa gió bò cả vào trong như thể đấy là hang hốc của chúng. Ngày đó ai quen biết tôi đều cười cười không hiểu hắn nghĩ gì mà lại đến ở đấy. Vợ tôi cũng thắc mắc mãi. Riêng tôi thì biết. Cánh đồng phía sau nhà là thứ tôi cần dù tôi là thằng trai thành phố chính hiệu. Bạn có thể tưởng tượng được không, đêm hạ gió từ đồng thổi vào mát rượi. Bàn viết sát cửa sổ. Cả không gian đêm cánh đồng không ánh điện, tiếng côn trùng rỉ rả, ếch nhái uôm uôm, sao trời và hôm nào có trăng thì đó chính là một bữa tiệc thiên nhiên tuyệt diệu. Ngày đông vẫn thú. Ảo mờ sương giăng, mưa rắc. Có thể nói cánh đồng chính là người nâng đỡ ngòi bút tôi bao năm nay, hào phóng cho tôi tác phẩm, biến tôi thành người viết nông thôn. Vâng nông thôn của tôi chỉ là ô cửa sổ nhỏ nhìn ra cánh đồng.

Ô TÔ ƠI LÀ Ô TÔ

Bản chất thu thuế, phí ô tô là tăng thu cho ngân sách, còn giảm tai nạn hay ùn tắc chỉ là ngụy biện

 


Ô TÔ ƠI LÀ Ô TÔ

 
Thái Bình: Cái xe với các nước nó là phương tiện đi lại của thế giới văn minh, nhưng với ta thì?
Việt Nam ta tàu điện cao, tàu điện ngầm chưa có vì thế đi lại chủ yếu phương tiện cá nhân. Phương tiện công cộng của ta thì không thuận tiện và không đáp ứng đủ nhu cầu. 
Trong hoàn cảnh đó, phương tiện cá nhân như ôtô, xe máy thuận lợi và rất hiệu quả. Đồng thời với nền kinh tế thì đây là ngành mũi nhọn mang lại nhiều công ăn việc làm và nộp nhiều cho ngân sách nhà nước. Nhưng ở Việt Nam ta, chiếc xe bị hắt hủi và bị coi như kẻ thù. 
Thứ nhất người ta đổ cho nó gây ra nhiều tai nạn. 
Thứ hai người ta đổ lỗi cho nó gây ra tắc đường. 
Chính vì thế người ta hành xử với người mua xe con và xe máy như sau: 
Trên ti vi ngày hôm qua (16/03/2012) người ta nói, người mua xe phải chịu thuế và lệ phí tới hơn chục thứ, nghe mà choáng. 


Người viết xin liệt kê như sau: 

Giải đáp một số câu hỏi của những người hâm mộ ông tiến sĩ văng tục

Tôi đã xem 1 số đoạn Clip trong bài này thấy cũng bình thường, thỉnh thoảng có vài từ nói tục, song đối với học sinh lớn tuổi (lớp thạc sĩ) thì cũng có thể chấp nhận được, nhất là áp dụng trong giảng bài quản trị kinh doanh có nhiều yếu tố của khoa học tâm lý. Bài giảng của TS khá hay, hấp dẫn, kiến thức vững chắc. Mặc dù có đôi chỗ tôi không đồng tình song nhìn chung tôi đánh giá cao kiến thức của TS. Riêng một số thông tin chưa thật chính xác hay chưa kịp cập nhật thì cũng là bình thường vì đây chỉ là bài giảng trực tiếp, nói vo và đối tượng là sinh viên chứ không phải trong cuộc họp thảo luận chính sách. Điều tôi không thích trong bài giảng của TS là khối lượng kiến thức không nhiều, ngồi nghe thì vui song lãng phí nhiều thời gian quá. Nhưng có thể là do cách học của tôi vì tôi thích học qua đọc mới nhanh và sâu chứ ngồi nghe giảng thì chậm và kiến thức phổ thông quá.

Giải đáp một số câu hỏi của những
người hâm mộ ông tiến sĩ văng tục

  Clip 1:

 : Đáng ra đã dừng vấn đề này, nhưng có tác giả gửi đến với một phân tích cầu thị, xin đăng để bà con tham khảo nểu ai thích. Bà con đọc kỹ và có ý kiến thật đàng hoàng, không nên chửi tục. Đây là ý kiến của tác giả, không hẳn ý kiến của chủ trang. Nhưng đọc rất thích.

Trong thời gian vừa qua trong dư luận xảy ra sự việc một ông Tiến sỹ trong quá trình giảng bài đã văng tục, chửi thề, chửi đệm theo thói quen vào những câu giảng của mình. Tuy nhiên điều đáng nói là ông giảng viên này lại tạo được không khí hết sức vui vẻ trong quá trình giảng bài của mình và từ đó tạo được làn sóng ủng hộ đông đảo, đa số từ phía sinh viên, học viên của ông ta. Còn những nhà giáo lâu năm, những giáo sư, tiến sỹ uy tín, những nhà phê bình văn hóa và những nhà quản lý thì hầu hết đứng về phía đối lập, đó là thẳng thừng phê phán hành vi nói tục chửi thề, tựu chung lại họ cho rằng nói tục là vi phạm chuẩn mực đạo đức, ông giảng viên này không đủ văn hóa và tư cách để đứng trên bục giảng.
 - Trên cơ sở phân tích, tôi xin mạnh dạn chia sẻ cho bạn đọc cái nhìn biện chứng và thật dễ hiểu những vấn đề có tính logich, triết lý mà xin hứa là chỉ dùng tiếng Việt trong sáng, thuật ngữ chính thức để giải thích, không dám văng bậy. Kết cấu cũng theo đề mục dẫn dắt theo chiều từ nông đến sâu chứ không tùy tiện bạ nhớ đâu nói đó.

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

(3) Một số ảnh chụp tại Lào

Bài này đã đăng 2 hôm trước để vài người bạn xem, nay
họ đã xem xong, blog đăng lại nhưng bỏ đi một số ảnh riêng tư:

(3) Một số ảnh chụp tại Lào


Đại lộ Lan Xang tại thủ đô Vientiane với những biệt thự kiểu Pháp. 
Hai đầu đại lộ là Dinh Chủ tịch nước và Khải hoàn môn:


5 thông điệp bí ẩn trong lá quốc kỳ Mỹ

5 thông điệp bí ẩn trong lá quốc kỳ Mỹ

Cho đến năm 1912, lá cờ của nước Mỹ đã trải qua nhiều phiên bản khác nhau với những thông điệp gắn với lịch sử và văn hóa của đất nước này qua từng giai đoạn.
Hình ảnh lá quốc kỳ với những ngôi sao và sọc đỏ trắng được treo ở khắp mọi nơi từ các tòa nhà chính phủ, trong thành phố, trường học... như một phần không thể thiếu của nước Mỹ cùng với bài quốc ca The Star-Spangled Banner.
Nhưng không nhiều người biết rằng, trước đó, đã có nhiều hình ảnh khác nhau được dùng làm quốc kì Mỹ; chỉ đến năm 1777, mẫu cờ với những ngôi sao và sọc trắng đỏ mới chính thức được công nhận là lá cờ quốc gia của siêu cường số 1 thế giới sau này.
Hơn nửa khoảng thời gian 234 năm lịch sử của lá cờ là những thiết kế với sự hoán đổi cách sắp xếp các ngôi sao. Chính những thiết kế không hề bị ràng buộc bởi một quy tắc cứng nhắc nào như vậy đã khiến nhà nghiên cứu nghệ thuật lịch sử Andrew Graham-Dixon phải thốt lên rằng mỗi lá cờ là một tác phẩm nghệ thuật đích thực.
"Họ đã không có một tiêu chuẩn cho việc thiết kế, điều này đã làm nên sự khác biệt trong mỗi lá cờ", Andrew cho biết - “Quốc kỳ của mỗi nước đều cố định như những biển số hay logo, nhưng ở Mỹ thì khác, lá cờ là nơi những người thiết kế gửi gắm sự sáng tạo hay cảm xúc của họ."

ĐÓNG BLOG MAITHANHHAI

Thương bạn Hải quá. Một tài năng và người có tâm hiếm có ở đất Việt thời buổi này. Nhưng đúng là "cơm áo gạo tiền" và còn có vấn đề "sức khỏe" nữa khi bạn đã qua tuổi trẻ rồi. Chúc bạn tận dụng thật hiệu quả thời gian nghỉ làm Blog để bồi bổ đủ thứ cho mình và gia đình. Gần đây mình cũng định giảm thời gian cho Blog vì cũng phải lo làm việc và giữ sức khỏe. May mà mình ngược với bạn: chỉ thích đọc chứ không thích viết. Cám ơn bạn rất rất rất... nhiều vì đã cho chúng mình quá quá quá .... nhiều bài viết hay, cảm động, chân thực và bổ ích.

ĐÓNG BLOG 

 

Mai Thanh Hải - Xin được nói ngay là việc đóng Blog Mai Thanh Hải, không phải do ai can thiệp, bắt ép mà do chính bản thân mình, với công việc thường nhật.

Mình biết là mọi người rất yêu thương, quan tâm và vào trang nhà của mình mỗi ngày, mỗi giờ. Số lượng truy cập gần 4 triệu trong 11 tháng 3 ngày, đã minh chứng cho điều đó.

Nhưng mọi người cũng thông cảm giúp mình, vì ngoài Blog mình còn công việc, gia đình và bao thứ đằng sau nữa. Sẽ có dịp để nói thật nhiều, nhưng cho mình được nghỉ một thời gian để lo "cơm áo gạo tiền".

Chỉ muốn kể với mọi người 2 chuyện gần đây nhất: 1/ Cuối tuần trước, mới té ngửa là con gái nợ học phí ở trường, vì ba không để ý và mẹ hết nhẵn tiền. Khi hỏi, mới biết là đã nhiều tháng nay vợ mình phải "giật gấu vá vai" mọi nơi, cho chồng đi lăng quăng, viết lách phóng bút; 2/ Sáng nay, sếp mình qua phòng làm việc lắc đầu buồn: "Muốn làm gì thì cũng đừng quên cơ quan" và mình đã phải xin lỗi rất nhiều, rất thật lòng, rưng rưng muốn khóc.

Chuyện "cơm áo gạo tiền", đâu dễ để đùa vui?..

Xin được đóng Blog Mai Thanh Hải và hẹn gặp lại mọi người!...

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2012: Tổng quan

Ngân hàng Thế giới có một bản báo cáo khá hay:

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2012: Tổng quan


Chủ đề của Báo cáo Phát triển Việt Nam năm nay là kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình. Báo cáo tập trung vào các thể chế yếu (weak institutions), cơ chế khuyến khích bị bóp méo (distorted incentives) và thiếu thông tin (inadequate information) - được gọi là 3 chữ I của kinh tế thị trường - để giải thích cho những khó khăn hiện tại của Việt Nam. 

Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới – một công cuộc đổi mới kinh tế chính trị tự thân – đánh dấu quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1990 đến 2010, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 7,3%, thu nhập bình quân đầu người tăng gần gấp năm lần. Sự chuyển đổi của Việt Nam – từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và từ một đất nước rất nghèo trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong vòng chưa đến 20 năm – đã trở thành một phần trong các sách giáo khoa về phát triển.

Nhưng một sự chuyển đổi khác của Việt Nam—để trở thành một nền kinh tế công nghiệp, hiện đại—hầu như mới chỉ bắt đầu. Theo Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội, Việt Nam mong muốn đạt được mức thu nhập bình quân đầu người 3.000 đô la Mỹ vào năm 2020. Điều này có nghĩa là mức thu nhập bình quân đầu người phải tăng gần 10% mỗi năm—đòi hỏi Việt Nam phải nhân rộng và duy trì được thành tựu kinh tế mà mình đã đạt được trong mười năm qua trong vòng mười năm tiếp theo. Để đạt được mục tiêu này, theo Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội, Việt Nam cần phải bình ổn kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn thế giới, xây dựng nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng và tăng cường các thể chế kinh tế thị trường của mình. 
Đạt được những nguyện vọng này không phải là điều dễ dàng. Việt Nam đã phải trải qua những cơn sóng gió chưa từng có trong nền kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây—lạm phát hai con số, tiền đồng mất giá, nguồn vốn tháo chạy và suy giảm dự trữ ngoại hối—làm xói mòn lòng tin của nhà đầu tư. Tăng trưởng nhanh cũng làm bộc lộ những vấn đề mang tính cơ cấu. Chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng vẫn là nguyên nhân gây quan ngại nặng nề do tăng trưởng kinh tế sử dụng quá nhiều tài nguyên, ô nhiễm cao và hàng xuất khẩu thiếu đa dạng và ít có giá trị gia tăng, tỉ trọng đóng góp của năng suất vào tăng trưởng ngày càng giảm. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam đang bị đe dọa bởi sản xuất điện không theo kịp nhu cầu, chi phí hậu cần và giá cả bất động sản leo thang, tình trạng thiếu lao động có kỹ năng ngày càng phổ biến
baocao
vdr2012
  
Tải báo cáo về

baocaokhac
VDR 2011: Quản lý tài nguyên thiên nhiên
VDR 2010: Thể Chế Hiện Đại 
VDR 2008: Bảo trợ Xã hội (PDF 4.46Mb) 
VDR 2007: Hướng đến tầm cao mới (PDF 5.16MB)
VDR 2006: Kinh doanh (PDF 2.23MB)
VDR 2005: Quản lý và Điều hành (PDF 5.31MB)
VDR 2004: Nghèo (PDF 1.87MB) 
 VDR 2003

Bốn chữ I trong nền kinh tế Việt Nam

Báo cáo của NHTG quá chuẩn, đề xuất là chính xác.
Việc thêm 1 chữ I chỉ là cách chơi chữ tạo sự khác biệt để
được coi là một sáng tạo thêm và bài viết được đăng báo. Thừa.

Bốn chữ I trong nền kinh tế Việt Nam

TPO - Tiếng Anh và tiếng Việt thú vị, I là tôi và tôi cũng là “ai” (I). Nền kinh tế thị trường có ba chữ I khác: (I)nstitutions – thể chế, (I)ncentives – cơ chế khuyến khích, và (I)nformation - Thông tin. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì có lẽ cần cả bốn chữ I để hội nhập.

Ngân hàng Thế giới : VN cần bước sang một giai đoạn mới của sự phát triển hiệu quả và công bằng hơn
 Ngân hàng Thế giới : VN cần bước sang một giai đoạn
 mới của sự phát triển hiệu quả và công bằng hơn

Ngân hàng Thế giới vừa công bố Báo cáo Phát triển Việt Nam (VDR 2012) với chủ đề “Kinh tế thị trường cho quốc gia thu nhập trung bình”.
Báo cáo đánh giá, sự chuyển đổi của Việt Nam – từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và từ một đất nước rất nghèo trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp (trên 1000$/người/năm) trong vòng chưa đến 20 năm – đã trở thành một phần trong các sách giáo khoa về phát triển.
Nhưng một sự chuyển đổi khác của Việt Nam - để trở thành một nền kinh tế công nghiệp, hiện đại vào năm 2020 - hầu như mới chỉ bắt đầu.
Để đạt được mục tiêu thu nhập 3000 USD/người/năm vào năm 2020, Việt Nam cần phải bình ổn kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn thế giới, xây dựng nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng và tăng cường các thể chế kinh tế thị trường của mình, khuyến cáo cho biết.
Để cho người đọc dễ hiểu, các nhà kinh tế thường dùng ba chữ I trong tiếng Anh để định nghĩa kinh tế thị trường: (I)nstitutions – thể chế, (I)ncentives – cơ chế khuyến khích, và (I)nformation - Thông tin.
VDR 2012 đã chỉ ra, cả ba chữ I của VN đều có vấn đề bất cập: thể chế yếu (weak Institutions), cơ chế khuyến khích bị bóp méo (distorted Incentives) và thiếu thông tin (inadequate Information).
Trong báo cáo, Ngân hàng Thế giới cũng khuyên Việt Nam nên sử dụng sức mạnh của thị trường và vai trò thúc đẩy của Nhà nước để bước sang một giai đoạn mới của phát triển hiệu quả và công bằng hơn. Những bất cập của ba chữ I cần được phân tích thấu đáo và giải quyết triệt để.

Nên ăn các loại cá gì và ăn như thế nào?

Nên ăn các loại cá gì và ăn như thế nào? 

 

image

HỎI : Bệnh tiểu đường nên ăn các loại cá nào? Các loại cá béo có tốt cho tim mạch không? Nên ăn mỗi tuần bao nhiêu lần ?

ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG ĐẸP GẤP 10 LẦN ĐỘNG PHONG NHA


ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG 
ĐẸP GẤP 10 LẦN ĐỘNG PHONG NHA

 
Năm 2005, khi phát hiện hang động này, các nhà thám hiểm của Hội Hang động hoàng gia Anh (BCRA) đã bàng hoàng vì vẻ đẹp thần tiên của hang, chỉ có thể thốt lên được hai tiếng: “Thiên đường!”
Trong danh mục những hang động đẹp nhất thế giới, động Phong Nha được xếp hạng một trong hai hang động đẹp nhất thế giới với danh hiệu “đệ nhất động”. Tuy nhiên, khi các chuyên gia hang động tìm ra Thiên Đường, nhiều người đã cho điểm Thiên Đường đẹp gấp 10 lần Phong Nha. Động Thiên Đường là một động tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Động này đã được Hội Nghiên cứu hang động Anh quốc phát hiện năm 2005 và được đánh giá là động lớn nhất và đẹp nhất tại Phong Nha-Kẻ Bàng. Đây là một động khô, không có sông ngầm chảy qua như động Phong Nha. Theo kết quả khảo sát sơ bộ của các nhà khoa học, so với động Phong Nha thì động Thiên Đường có chiều dài kỉ lục 31km (chỉ mới khai thác du lịch được 1.6km), với niên đại từ 300 – 400 triệu năm trước và quy mô lớn hơn nhiều. Trong động Thiên Đường có nhiều khối thạch nhũ và măng đá kỳ ảo. Phần lớn nền đất trong động này là đất dẻo, khá bằng phẳng nên thuận tiện cho việc tham quan và thám hiểm. Nhiệt độ bên trong động Thiên Đường luôn chênh lệch so với bên ngoài khoảng 16 °C.
Quả không hổ thẹn với tên gọi, động Thiên Đường đứng đầu bảng xếp hạng hang động quốc tế vì tính thẩm mỹ, khoa học lẫn vẻ lộng lẫy, khoáng đạt, với nhiều tầng thạch nhũ đẹp say lòng. Khai trương ngày 3-9-2010 nhưng đến ngày 24-12-2010, động Thiên Đường mới mở cửa đón khách.


Cổng xuống Thiên đường là đây...

Lại một bài viết điên rồ: Tản mạn về lạm phát

Lại một bài viết điên rồ:
Đọc bài dưới đây thấy lập luận của tác giả thật điên rồ. Lịch sử kinh tế cho thấy chẳng có nước nào dùng lạm phát cao lại có thể phát triển kinh tế thần kỳ được. Bỏ qua chuyện cũ ở nước Đức và Hàn Quốc, chỉ nhìn vào số liệu "mô hình lạm phát cao 25%/năm" của Argentina do tác giả phân tích đã thấy nghi ngờ vì những năm gần đây chuyện lạm phát cao trên thế giới đã trở nên rất hiếm vì ở đâu người ta cũng thừa nhận sự nguy hiểm của nó. Đặc biệt năm 2011, lạm phát VN đứng thứ 2 trên thế giới mà cũng chỉ 18,4% thì không thể có chuyện lạm phát ở Argentina lên tới 25%. Còn nữa, kinh nghiệm cho thấy ở 1 nước kinh tế thuộc hàng các quốc gia phát triển như Argentina mà để xảy ra lạm phát cao như vậy thì tổng thống chỉ có mất chức chứ làm sao lại có thể tái cử vẻ vang được ?
Xem lại số liệu thống kê quốc tế thấy tỷ lệ lạm phát của Argentina trong những năm gần đây khá cao, song hầu như không vượt quá 10%/năm. Dùng số liệu của Ủy ban kinh tế châu Mỹ la tinh và Ca-ri-bê (http://www.eclac.org/cgi-bin/getProd.asp?xml=/publicaciones/xml/8/45608/P45608.xml&xsl=/deype/tpl-i/p9f.xsl&base=/tpl-i/top-bottom.xsl http://websie.eclac.cl/anuario_estadistico/anuario_2011/ing/content_en.asp), tôi đã vẽ đồ thị lạm phát ở Argentina trong 19 năm gần đây như sau để bác bỏ con số 25% của tác giả bài báo:




Tản mạn về lạm phát

Lạm phát được hiểu đơn giản như Nhà nước phát hàng nhiều tiền ra lưu thông thông qua bội chi ngân sách và dùng vốn phát hành để cho vay qua kênh tín dụng, dẫn đến mặt bằng giá cả tăng cao.
Mặt tiêu cực của lạm phát như giá cả tăng cao, hạ thấp giá trị đồng tiền, giảm sút mức sống người dân…đã được nhắc đến nhiều, nhưng lạm phát cũng có những mặt khác mà bài viết này xin trình bày đến người đọc nhằm cùng nhau có cái nhìn rộng hơn về lạm phát.
Trong kho tàng đồ sộ của mình, lịch sử kinh tế thế giới đã có nhiều thực nghiệm thú vị về lạm phát, chúng ta có thể tham khảo ba trường hợp lạm phát sau:

Lạm phát “phi mã” tại Đức giữa hai cuộc thế chiến