Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

VIDEO Ô TÔ ĐẸP Ở TRIỂN LÃM Ô TÔ GENEVE 2012


VIDEO Ô TÔ ĐẸP Ở TRIỂN LÃM Ô TÔ GENEVE 2012




Định đưa thêm 1 số video khác lên mà không được. Có lẽ là file quá lớn.

Đồng Việt Nam đang đợi thời cơ

Đồng Việt Nam đang đợi thời cơ

Có nhiều yếu tố khiến chúng ta lo ngại về việc duy trì sự ổn định đồng nội tệ như lạm phát hai con số, lãi suất thực âm và thâm hụt thương mại lớn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy được sự chuyển biến tích cực của những chỉ số này.
Từ lâu đồng Việt Nam vẫn được cho rằng sẽ phải đối mặt với rủi ro phá giá, tỷ giá giữa USD/VND dự tính sẽ còn trượt giá đến mức 21.500 vào cuối năm 2012. Điều này khá phù hợp với những tuyên bố gần đây của NHNN, về đồng Việt Nam trong năm 2012 - khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói rằng ông tin năm nay trượt giá sẽ không quá 2-3%.

Có nhiều yếu tố khiến chúng ta lo ngại về việc duy trì sự ổn định đồng nội tệ như lạm phát hai con số, lãi suất thực âm và thâm hụt thương mại lớn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy được sự chuyển biến tích cực của những chỉ số này.

Hiện tại vẫn có nhiều rủi ro tác động nhẹ đến sự suy yếu của đồng nội tệ. Theo quan sát của các chuyên gia, nếu những chỉ báo đó tiếp tục thấy được sự tiến bộ thì đồng nội tệ có thể sẽ tăng sức hấp dẫn trở lại.

Cắt giảm lãi suất một cách chậm rãi
Lạm phát đã giảm một cách đáng kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 8 năm ngoái, giảm từ 23% xuống còn 16,4%, và các nhà kinh tế dự đoán sẽ còn tiếp tục giảm. Theo quan điểm của HSBC, việc cắt giảm lãi suất diễn ra quá sớm và quá nhanh khiến cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước bắt đầu e ngại sự trở lại của vòng tròn lẩn quẩn lạm phát - trượt giá.

MỘT SỐ BÀI HÁT NGA

MỘT SỐ BÀI HÁT NGA

Xem giới thiệu các bài hát ở đây: http://toithichdoc.blogspot.ch/2013/02/nhung-bai-hat-nga-quen-thuoc-voi-nguoi.html#more
  
 WPSTV - Russia, my Motherland (Россия, родина мая)

Đôi bờ - Lời Việt 

Lan man về xứ Родина-мать

Tiếp tục câu chuyện Tôi yêu nước Nga:

Lan man về xứ Родина-мать

Nước Nga yêu dấu. Ảnh: internet

HM Blog. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của một độc giả có nick Dove về quê hương của xứ bạch dương với cái tên Родина-мать – Tổ quốc người mẹ. Những dòng chữ viết từ  đáy lòng của một tâm hồn Nga La Tư. Cảm ơn bác Dove rất nhiều.
Mong những bạn đọc ở những miền đất khác nhau viết về nơi mình đang sống để chia sẻ trên blog.
Lan man về xứ Родина-мать
Tác giả: “Vladimir Ilich” Dove
Máy bay cất cánh từ Nội Bài đưa tôi đi Cam Ranh vào lúc hoàng hôn. Sau khi vượt qua tầng mây xám xịt dày khoảng 2 km, chiếc Airbus bỗng lọt vào bầu khí quyển trong vắt. Hoàng hôn le lói nhuộm đỏ chân trời phía tây. Ở độ cao chênh chếch, bên trên cánh đồng mây bao la, thoạt đầu chỉ có sao Hôm tỏa sáng rực rỡ.
Sau đó, vòm trời sẫm dần, thế là các chòm sao lần lượt hiện ra theo đúng kịch bản do mẹ thiên nhiên sắp đặt: trước tiên là những vì sao sáng nhất hạng Alpha, tiếp đó là hạng Bê ta…Tôi lần lượt điểm mặt những người bạn cố tri. Chả thiếu một ai cả, ấy thế mà đã gần 50 năm trôi qua, kể từ khi tôi học thiên văn hàng hải.

Tản mạn về tiền tệ và thị trường tài chính Việt Nam

Tản mạn về tiền tệ và thị trường tài chính Việt Nam


Vũ Quang Đông.

1. Hầu hết các ngân hàng đều chỉ có nguồn vốn ngắn hạn và các dự án tài trợ đều là vốn trung dài hạn. Vì vậy, rủi ro mất cân bằng kỳ hạn luôn hiện hữu. Tất nhiên đi kèm với nó là margin của ngân hàng tăng lên do đầu lãi suất của cho vay dài hạn cao hơn cho vay ngắn hạn.

2. Do thực tế là trung gian tiền tệ hơn là trung gian vốn, nên tính biến động nguồn vốn của mỗi ngân hàng có thể là lớn. Sự cạnh tranh mạnh giữa các ngân hàng trong khi lại có sự bảo trợ của Ngân hàng Nhà nước: không có ngân hàng phá sản, dẫn tới sự "lớn mạnh" bằng nhiều hình thức cạnh tranh phi thị trường của các chú cá, đặc biệt khi các chú cá này chấp nhận ăn thuốc tăng trọng độc hại (đầu tư vào các tài sản rủi ro cao để ăn return cao, phục vụ công tác báo cáo số liệu ngắn hạn) và khi "cá" bong bóng vỡ do tích tụ thuốc độc đủ lớn sẽ vô cùng khó chữa trị.


3. Thị trường tiền tệ VN có hai cái hay: thị trường tiền tệ của người dân và thị trường tiền tệ của giới ngân hàng.

Làm thế nào mà chúng tôi sống nổi!

Cuộc sống khó khăn thế này, làm thế nào mà chúng tôi sống nổi! 

 

Nguyệt Cầm (Danlambao) - Cứ thế này thì chúng tôi biết phải tìm đường sống ra sao đây? Các con tôi sẽ sống như thế nào trong cái xã hội của đồng tiền mất giá này? Cho dù con tôi bị coi rẻ vì mẹ nó chỉ là một bà bán đậu, bố nó chỉ là ông lái xe ôm, cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm nhưng cho dù có thế nào thì tôi vẫn cảm thấy, chúng tôi sống nghèo đói, lương thiện còn đáng tự hào, tôn trọng hơn những kẻ đang sống trên đồng tiền của chúng tôi mà tham nhũng, mà vơ vét của dân nghèo. Tôi nói với các con tôi chúng không bao giờ phải xấu hổ vì bố mẹ chúng nó nghèo, vì nghèo khó không phải là điều đáng xấu hổ, nhưng xấu hổ vì nó thì đáng đấy. Chỉ có những kẻ giàu sang không bằng chính sức lao động của mình mới là những kẻ đáng coi thường...
*

Đã mấy năm nay, gia đình tôi không có nổi thịt cá đầy đặn để mà ăn rồi. 

Tôi rớt nước mắt khi các con tôi hỏi mẹ nó: 

“Mẹ ơi, sao các bạn có sữa uống, có bim bim ăn còn bọn con chỉ được uống nước đậu?”; 

“Nhà bạn Lan bự lắm mẹ ạ, to gấp mười lần nhà mình luôn, bố bạn ý làm công an đấy, oai lắm, bạn ý khoe, bố bạn ý còn có súng nữa mẹ ạ”; 

“Còn nhà bạn Hà còn có cả cái vườn to đùng, mẹ bạn ấy là giám đốc cơ”; 

“Con nghe các bạn ấy kể thôi, các bạn không cho con về nhà chơi, các bạn ấy bảo mày là con bà bán đậu phụ, nghèo lắm, bố mẹ tao dặn không được chơi với bọn mày”. 

ĐẾN MANH QUẦN CŨNG THIẾU...

ĐẾN MANH QUẦN CŨNG THIẾU... 

Mai Thanh Hải: Chạy từ Ma Lé (Đồng Văn, Hà Giang) về Hà Nội, đến địa phận huyện Yên Minh (Hà Giang), đạp phanh gấp để ghi lại hình ảnh 2 bé trai lếch thếch cùng mẹ ven đường. Cả 2 anh em còn bé tý nhưng cu anh 3 tuổi đã phải đeo chiếc chiếu, giúp cho mẹ dắt em. Xót xa bởi cả xe quần áo đã trao đủ cho toàn bộ 202 trẻ em Mầm non - Nhà trẻ xã Ma Lé, không có cái quần dự trữ nào cả. Đành cho 2 đứa trẻ gói kẹo cuối cùng và phóng nhanh khuất 3 mẹ con, trong đầu cứ văng vẳng lời của Bác, khi trả lời các Nhà báo nước ngoài, năm 1946 , trên cương vị Chủ tịch nước VNDCCH: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Gần 70 năm trôi qua rồi, vậy mà... Tại sao đến cái quần mặc cũng không có?..

Trang ABS bình luận: Các em nhỏ này lớn lên 1 chút nữa nếu vẫn không có quần mặc như thế này, thì không thể đánh giặc theo kiểu chị Út Tịch: “Còn cái lai quần cũng đánh”!

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Kỹ nghệ du lịch của Trung Quốc

Kỹ nghệ du lịch của Trung Quốc


Hình: AP

Bạn bè tôi, nghe tôi kể về giá chuyến đi du lịch ở Trung Quốc vừa rồi, đều bất ngờ: Chỉ có 350 đô Úc trong 9 ngày cho mỗi đầu người. Chi phí bao gồm toàn bộ việc ăn, ở và di chuyển nội địa từ thành phố này qua thành phố khác (không kể vé máy bay từ Bắc Kinh đến Nam Kinh). Về ăn, bao gồm cả ba bữa; hai bữa ăn trưa và ăn tối đều ở những tiệm ăn khá sang trọng. Nhưng nổi bật nhất là về chuyện ở: Tất cả đều là các khách sạn từ bốn sao đến năm sao, trong đó, có những khách sạn quốc tế nổi tiếng như Sheraton và Hilton. Tôi vào internet tìm hiểu giá ở khách sạn Hilton: 240 đô một đêm! Như vậy, tính ra, giá nguyên cả tour du lịch 9 ngày chưa đủ để trả hai đêm ở khách sạn.
Thú thực, bản thân tôi cũng rất ngạc nhiên trước cái giá quá mềm như vậy. Nhân viên trong văn phòng du lịch giải thích: Đó là tour đặc biệt, thỉnh thoảng mới có, được chính phủ và một số đại công ty ở Trung Quốc tài trợ để, thứ nhất, quảng bá hình ảnh của Trung Quốc; và thứ hai, giới thiệu một số sản phẩm đặc thù của các công ty ấy.
Chuyện chính phủ Trung Quốc có tài trợ hay không, tôi không thể kiểm tra được. Nhưng chuyện các công ty tài trợ thì có lẽ có: Họ tài trợ ở tay này và lấy lại ở tay khác. Bằng việc bán hàng cho du khách.
Trung bình mỗi ngày, đoàn du lịch có khoảng ba hay bốn hoạt động khác nhau, trong đó, bao giờ cũng có một hoạt động mất nhiều thì giờ nhất: mua sắm. Không phải muốn mua gì hay ở đâu cũng được. Thường, hướng dẫn viên chở thẳng đến một nơi nào đó, có khi rất xa trung tâm thành phố, có vẻ như được xây dựng để bán hàng riêng cho du khách từ nước ngoài.
Chính ở những nơi ấy, tôi mới được chứng kiến tận mắt kỹ nghệ móc túi trắng trợn và tài tình của ngành du lịch Trung Quốc.

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Vòng quay của vốn

Vòng quay của vốn

nguyenthiylan

Sài gòn, thứ bảy, chiều buồn, nhớ người yêu…
Chiều nay đọc còm của Chị Cải Quỳ trong bài “Linh cảm” của mình, chị viết: “Rõ khổ , con gái nhắc chắc là đúng . Còn …chồng cũ thì , thôi quên đi cả mới lẫn cũ em ơi!”, mình không khỏi phì cười. Chị Cải không tin là mình có thể linh cảm được chuyện gì đang xảy ra với mình. Tự nhiên lại nhớ đến chuyện xưa.
——————————–
Một chiều ngày xưa, mình được chị T (chị chồng) gọi ra nhà bảo có chuyện cần bàn. Cả nhà mình kéo sang nhà chị. Hóa ra đến nơi thấy chị đưa cho mình một giấy phép kinh doanh: Công ty TNHH XD… Lật mặt sau trang giấy phép lên thì thấy dòng chữ:
Công ty được thành lập ngày … với sự góp vốn như sau:
Ông: Phạm T.T: Tổng Giám Đốc, chủ tịch hội đồng quản trị góp 4 tỉ
Bà: Phạm M.T Phó tổng giám đốc: 3 tỉ
Bà: Cún Nguyên Con: Kế toán trưởng góp: 2 tỉ
Cộng: 9 tỉ
Đọc xong mà mình suýt ngất. Còn chị T thì tủm tỉm: “đấy nhé, chả góp đồng nào mà cũng có 2 tỉ nhé. Từ giờ mợ có vốn góp trong công ty này. Tổng giám đốc kia!”, chị đưa tay chỉ về phía em trai chị. À ra là mấy chị em cùng nhau lập công ty, rồi ghi tên mình vào đây. Có công ty thì thuận lợi hơn cho việc kinh doanh của Tổng Giám Đốc (TGĐ), từ giờ TGĐ chủ động làm ăn, tự đóng dấu, không phải đi đóng nhờ dấu công ty khác nữa.
Bẵng đi một thời gian, chẳng thấy TGĐ giao việc cho Kế toán trưởng (KTT) làm gì cả. KTT hỏi thì TGĐ chỉ trả lời ừ hữ hoặc bẩu cứ yên tâm lo gì. Cũng nói thêm rằng hiện mình đã đi làm rồi, còn việc mở công riêng ở nhà là khác. Nếu có phải lo sổ sách cho công ty riêng là việc làm công thêm sau 8 giờ đi cày của mình.
Một buổi chiều, mình đang làm việc thì nhận điện thoại của TGĐ bảo: về gấp ngay. Chiều nay 3 giờ phòng thuế xuống kiểm tra giấy tờ, sổ sách.
Mình tức tốc phi thẳng về “trụ sở” công ty nhà. Được 15 phút thì có 2 khách bên phòng thuế tới. Thuế nhìn giấy phép kin doanh 9 tỉ và cơ ngơi văn phòng với cặp mắt dò xét.

Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước mới cứu được nền kinh tế

Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước mới cứu được nền kinh tế
 
Sau khi đọc bài viết Cần chấm dứt biến động lãi suất để cứu nền kinh tế, tôi có một số điểm không đồng tình với tác giả. Muốn khắc phục tình trạng này cần có cái nhìn tổng thể và những biện pháp cứng rắn từ Đảng và Nhà nước.
Lãi suất cho vay quá cao thì rõ ràng là mệt rồi, nhất là các doanh nghiệp mắc bệnh đi vay tiền để kinh doanh. Nhưng hạ lãi suất bằng mệnh lệnh hành chính "đưa lãi suất gửi tiết kiệm về 5% hoặc 0% như các nước đang phát triển" là một điều quá vô lý. Vô lý vì các lý do sau đây:
- Về lý thuyết kinh tế: mệnh lệnh hành chính nói trên là đi ngược lại hoàn toàn lý thuyết đã được chứng minh trong vài thế kỷ qua về mối quan hệ "lãi suất và lạm phát". Lý thuyết kinh tế này đã chỉ ra lãi suất cao hay thấp phụ thuộc vào lạm phát cao hay thấp.
- Xét về mối quan hệ cho vay và đi vay: người đi vay thì phải cầu cạnh người cho vay, chứ làm gì có chuyện, người vay đến ép người cho vay, cho mình vay tiền theo lãi suất mình mong muốn. Đó gọi là đi “cướp” hay còn gọi là “cưỡng đoạt tài sản” công dân.
- Theo lối tư duy bình dân: bằng mệnh lệnh hành chính đưa lãi suất về "0-5%", người ta sẽ đặt câu hỏi "kiếm tiền nhiều để làm gì?". Vì kiếm nhiều về để ở nhà thì bị cướp, bị trộm, để ngân hàng thì bị "thằng khác nó xơi", "thằng khác nó cầm hộ và nó vay thì mình có được gì đâu, tại sao phải đổ mồ hôi làm ra tiền cho nó sử dụng?"

Đánh giá về chiến lược của Trung Quốc

Đánh giá về chiến lược của Trung Quốc 

Cảnh sát Trung Quốc đi tuần tra trên quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, 13/03/2012

Cảnh sát Trung Quốc đi tuần tra trên quảng trường
 Thiên An Môn, Bắc Kinh, 13/03/2012 REUTER

Đức Tâm Các lợi ích cốt lõi chiến lược của Trung Quốc là gì? Liệu Bắc Kinh có đủ khả năng đối phó với các thách thức đe dọa những lợi ích này hay không? Trang mạng Stratfor, ngày 06/03/2012, có bài « Đánh giá về chiến lược của Trung Quốc » của George Friedman. RFI dịch và giới thiệu.
Nói một cách đơn giản, Trung Quốc có ba lợi ích chiến lược cốt lõi.
Trong số những lợi ích này, có việc duy trì an ninh nội địa. Về mặt lịch sử, khi Trung Quốc tham gia vào thưong mại toàn cầu, như trong thế kỷ 19 vả đầu thế kỷ 20, vùng duyên hải thì phồn thịnh, trong khi vùng nắm sâu trong lãnh thổ, cách bờ biển khoảng 100 dặm và trải dài suốt 1000 dặm về phía tây, thì nghèo nàn. Hiện nay, khoảng 80% người dân Trung Quốc có thu nhập thấp hơn mức thu nhập trung bình tại Bolivia. Đa số người nghèo Trung Quốc sống ở phía tây vùng duyên hải phồn thịnh ; sự chệnh lệch giàu nghèo đã nhiều lần làm dấy lên những căng thẳng về lợi ích giữa vùng duyên hải và vùng bên trong lãnh thổ. Sau sự trỗi dậy không thành vào năm 1927 tại Thượng Hải, Mao Trạch Đông đã khai thác những căng thẳng này trong cuộc Vạn lý Trường chinh tiến vào bên trong lãnh thổ, lập lên một quân đội nông dân và cuối cùng chiếm được vùng duyên hải. Ông ta đã đóng cửa Trung Quốc đối với hệ thống thương mại quốc tế, để lại một đất nước Trung Hoa thống nhất và công bằng hơn, nhưng cực kỳ nghèo khổ.

"Đại kế hoạch châu Á" của Putin là gì?

"Đại kế hoạch châu Á" của Putin là gì?

Vladimir Putin muốn tạo ra những thay đổi căn bản trong cục diện địa chính trị tại khu vực châu Á, nhằm củng cố vị thế của Nga, và ngăn ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây.
Thủ tướng sắp trở lại làm Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện mối quan tâm đặc biệt dành cho châu Á. Trong nhiệm kỳ tới, Putin chắc chắn sẽ duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, củng cố vị thế của Moscow tại Trung Á, thu xếp những gì còn lại ở chiến trường Afghanistan sau khi Mỹ rút quân, ngăn ngừa một cuộc chiến hoặc khủng hoảng xảy ra tại bán đảo Triều Tiên, và hòa nhập hơn nữa vào mạng lưới Đông Á đầy sôi động về kinh tế. Cùng lúc đó, ông Putin vẫn rất muốn củng cố vai trò của Nga tại châu Âu.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin
Đó là một danh sách dài các việc cần làm, nhưng Nga đã thành công trong việc nâng vị thế của mình tại châu Á trong những năm gần đây. Quan hệ của họ với Trung Quốc và Ấn Độ rất khăng khít, trong khi quan hệ với Iran và CHDCND Triều Tiên vẫn ổn định bất chấp mọi biến động xoay quanh hai quốc gia này. Năm ngoái, Nga đã tham gia hội nghị Thượng đỉnh Đông Á – hội nghị được cho là quan trọng nhất bàn về thể chế an ninh đa quốc gia ở khu vực này. Đại diện của Nga cũng thường tham dự vào các cuộc họp và đối thoại của Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng của ASEAN, Đối thoại hợp tác châu Á, và các hội nghị quan trọng khu vực mà trước kia họ từng vắng bóng.

Bao giờ đất nước tôi lại trở về là... đất nước tôi

 Bao giờ đất nước tôi lại trở về là... đất nước tôi

Tôi yêu đất nước tôi và cả đời chỉ muốn sống ở ngay quê hương mình:
Việt Nam quê hương tôi. Sáng tác: Đỗ Nhuận. Trình bày: Trọng Tấn.
Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi, ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời, nghe sóng vỗ dạt dào biển cả, vút phi lao gió thổi trên đầu. Buồm vươn cánh vượt sóng ra ngoài khơi trong nắng hồng bừng lên sáng ngời. Miền Nam đất nước quê hương chúng tôi, có rừng dừa xanh xa tít chân trời. Người thiếu nữ dạt dào tình trẻ, dáng xinh tươi đang tuổi yêu đời. Lòng trai tráng rộng lớn như biển khơi với cánh tay dựng lên đất trời. Mùa xuân đã tới quê hương chúng tôi. Mía ngọt chè xanh bông trắng lưng đồi. Đồng xanh lúa dập dờn biển cả. Tiếng ai ru con ngủ ru hời. Đồng xanh lúa thẳng cánh bay cò bay đưa nước về làng quê sáng rồi. Việt Nam yêu dấu, xanh xanh luỹ tre. Suối đổ về sông qua những nương chè. Dòng sông cuốn rộn về biển cả. Lứa thanh niên vui thoả cuộc đời. Mùa xuân tới nguồn sống đang sục sôi. Đất nước tôi Việt Nam sáng ngời.


Nhưng đất nước tôi giờ thế này đây.
Và đây chỉ là chỗ nổi của núi băng chìm.
Tiếp sau Hải Phòng, Hà Nội, sẽ là đâu ?
Chuyện động trời ở ngay Thủ đô Hà Nội:
Nhà Chủ tịch và trụ sở UBND xã bị phá 


Thứ tư 14/03/2012 07:02
(GDVN) - Do bức xúc với "lệnh" triệu tập thanh niên trong thôn Phú Mỹ của Công an xã Tự Lập, dân kéo ra đập phá UBND xã và nhà chủ tịch xã...
Ùn ùn… đi phá UBND xã và nhà chủ tịch xã Tự Lập

Theo ghi nhận của phóng viên, chiều và tối ngày 12/3/2012, hàng trăm người dân thôn Phú Mỹ (xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội) đã kéo đến phá UBND xã Tự Lập và đốt đồ đạc trong ngôi nhà đang xây của chủ tịch UBND xã.

PUTIN, NƯỚC NGA VÀ THẾ GIỚI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM 

PUTIN, NƯỚC NGA VÀ THẾ GIỚI

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư ngày 14/3/2012
TTXVN (Pari 2/3)
Mỗi tuần một lần, Tổng thống Nga lại triệu họp Hội đồng An ninh tại điện Cremli. Ngồi quanh bàn là một số bộ trưởng quan trọng, trong đó hàng đầu là Ngoại trưởng Sergey Lavrov, Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov, Chánh văn phòng Tổng thống, và tất nhiên có Thủ tướng. Đây chính là bộ sậu có nhiệm vụ thảo luận các vấn đề chính sách đối ngoại quan trọng của Nga. Tuy nhiên, theo báo Le Monde ngày 8/3, người đưa ra quyết định cuối cùng chỉ có thể là V. Putin.
Theo nhật báo trên, trong hai nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Putin tất nhiên chính ông là người ra quyết định về chính sách đối ngoại. Song điều đáng nói là thời kỳ Dmitry Medvedev làm tổng thống, vẫn lại là Putin giữ đặc quyền quyết định. Nếu biết về tương quan lực lượng giữa hai nhà lãnh đạo này, khó có thể hình dung Medvedev đưa ra quyết định đối ngoại mà không có sự đồng thuận của Putin. Điều đó muốn nói rằng chính sách “cài đặt lại”, do Tổng thống Mỹ Obama đề nghị năm 2009 trong quan hệ với Nga, cho phép hai nước ký Hiệp ước START 2 về cắt giảm vũ khí hạt nhân năm 2010, chỉ có thể được phê chuẩn với sự đồng ý của Thủ tướng Putin.
Đến nay, ông Putin đắc cử lần thứ ba bất chấp những cáo buộc gian lận phiếu bầu từ phe đối lập để có thể lại danh chính ngôn thuận cầm cương đối với chính sách đối ngoại của Nga. Hội đồng An ninh tối cao từ nay lại do ông cầm trịch, trong khi Dmitry Medvedev sẽ trở lại cương vị thủ tướng quen thuộc. Vậy thì Putin sẽ trở lại với một thế giới như thế nào và vai trò của nước Nga đối với thế giới của Tổng thống Putin nhiệm kỳ 3 sẽ ra sao?

VỀ MỐI QUAN HỆ VIỆT – MỸ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

V MI QUAN HỆ VIỆT – MỸ

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 14/3/2012
TTXVN (Oasinhtơn 6/3)
Ngày 29/2, trang web của Trung tâm Đông – Tây (East West Center) đăng bài viết của cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Raymond Burghardt có tựa đề: “Mỹ-Việt: Những đối tác chiến lược mới bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại khó khăn”. Ông Raymond Burghardt là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam từ năm 2001 đến 2004 và hiện là Giám đốc phụ trách Hội thảo Đông – Tây tại Trung tâm Đông Tây. Sau đây là nội dung bài viết:
Những người Việt Nam và Mỹ gặp nhau tại Hà Nội tháng 12 năm ngoái trong một buổi lễ vui vẻ, kỷ niệm mười năm ngày ký kết Hiệp định Thương mại Song phương Mỹ – Việt. Cuộc gặp mặt của những người từng hoặc đang là nhà đàm phán thương mại, ngoại giao và lãnh đạo doanh nghiệp đã trao đổi về những giai thoại xem ai là nhà đàm phán “rắn” nhất. Tuy nhiên, trọng tâm chính của cả những người Mỹ và Việt Nam tham gia buổi lễ là về triển vọng tích cực của tương lai mối quan hệ trong các vấn đề thương mại và chiến lược.
Đối với những người đã từng phục vụ tại Việt Nam trong những năm chiến tranh, buổi lễ này là một lời nhắc nhở về sự thay đổi nhanh chóng của một mối quan hệ từ thù địch căng thẳng sang đối tác chiến lược. Các quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã liên tục cải thiện kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995, nhưng tốc độ được đẩy mạnh trong ba năm qua một phần do động lực là mối quan tâm chung đến những tuyên bố hiếu chiến về chủ quyền trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông.
Oasinhtơn coi Việt Nam là một quốc gia trung bình đang phát triển nhanh chóng với 90 triệu dân, và Hà Nội đã và đang tăng cường vai trò lãnh đạo ở Đông Nam Á, một khu vực đã được Mỹ chú ý trở lại. về phần mình các nhà lãnh đạo Việt Nam tìm kiếm sự ổn định khu vực, hội nhập toàn cầu, đầu tư nước ngoài mới và các thị trường cho các ngành xuất khẩu, các mục tiêu đòi hỏi một mối quan hệ tốt với Mỹ.
Sự “chuyển hướng” sang châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Xếp hạng năng lực cạnh tranh của EIU: Hà Nội, Tp.HCM gần “đội sổ”

Xếp hạng năng lực cạnh tranh của EIU:
Hà Nội, Tp.HCM gần “đội sổ” 

AN HUY

picture 
 EIU cho biết, 120 thành phố được xếp hạng chiếm 
tỷ trọng lớn trong nền kinh tế toàn cầu.
 
Trong xếp hạng các thành phố trên thế giới về năng lực cạnh tranh do Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan thông tin kinh tế thuộc The Economist - thực hiện, Hà Nội và Tp.HCM nằm trong nhóm 20 thành phố “đội sổ”.

Cụ thể, trong tổng số 120 thành phố được EIU xếp hạng, Hà Nội đứng ở vị trí thứ 104 còn Tp.HCM xếp ở vị trí 109. Tổng điểm của Hà Nội là 38,8 điểm, của Tp.HCM là 36,5 điểm, tính trên thang điểm 100.

Top 5 thành phố dẫn đầu về năng lực cạnh tranh toàn cầu theo xếp hạng này là New York với 71,4 điểm, London với 70,4 điểm, Singapore với 70 điểm; Hồng Kông và Paris cùng được 69,3 điểm.

Nhóm 5 thành phố “bét bảng” bao gồm Tehran được 27,2 điểm; Lagos với 27,6 điểm; Dhaka 27,7 điểm, Beirut 30,6 điểm, và Alexandria 31,8 điểm.

(12) Những viên kim cương tại Triển lãm ô tô Genève 2012

Những viên kim cương tại 
Triển lãm ô tô Genève 2012 (12)


(11) Những viên kim cương tại Triển lãm ô tô Genève 2012

Những viên kim cương tại 
Triển lãm ô tô Genève 2012 (11)


(10) Những viên kim cương tại Triển lãm ô tô Genève 2012

Những viên kim cương tại 
Triển lãm ô tô Genève 2012 (10)


(9) Những viên kim cương tại Triển lãm ô tô Genève 2012

Những viên kim cương tại 
Triển lãm ô tô Genève 2012 (9)


(8) Những viên kim cương tại Triển lãm ô tô Genève 2012

Những viên kim cương tại 
Triển lãm ô tô Genève 2012 (8)


(7) Những viên kim cương tại Triển lãm ô tô Genève 2012

Những viên kim cương tại 
Triển lãm ô tô Genève 2012 (7)


(6) Những viên kim cương tại Triển lãm ô tô Genève 2012

Những viên kim cương tại 
Triển lãm ô tô Genève 2012 (6)


(5) Những viên kim cương tại Triển lãm ô tô Genève 2012

Những viên kim cương tại 
Triển lãm ô tô Genève 2012 (5)



(4) Những viên kim cương tại Triển lãm ô tô Genève 2012

Những viên kim cương tại 
Triển lãm ô tô Genève 2012 (4)



(3) Những viên kim cương tại Triển lãm ô tô Genève 2012

Những viên kim cương tại 
Triển lãm ô tô Genève 2012 (3)


Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

(2) Những viên kim cương tại Triển lãm ô tô Genève 2012

Những viên kim cương tại 
Triển lãm ô tô Genève 2012 (2)



(1) Những viên kim cương tại Triển lãm ô tô Genève 2012

Những viên kim cương tại 
Triển lãm ô tô Genève 2012 (1)

Những bức ảnh dưới đây do tôi tự chụp khi tham quan Triển lãm quốc tế lần thứ 82 về ô tô và phụ tùng tại Genève Thụy Sĩ (8-18 tháng 3 năm 2012). Để xem thêm nhiều ảnh và thông tin khác, có thể tra theo trang gốc của Triển lãm: http://www.salon-auto.ch/fr/en-images/




CSTT mở rộng đã chính thức bắt đầu

Hôm nay là một ngày vất vả của các NHTM vì dân chúng vội vã chạy lãi suất (đi NH gửi tiền). Từ mai lãi suất tái chiết khấu về 12% một năm. Lãi tái cấp vốn cũng được hạ xuống 14% một năm. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình còn tiết lộ "sẽ sớm có văn bản chỉ đạo giảm lãi suất thêm 1% so với trước", tức là sẽ còn 12%, chứ không chờ đến quý sau (trước đây ông dự kiến mỗi quý giảm 1%). Vậy là CSTT mở rộng đã chính thức bắt đầu.


Ngày mai trần lãi suất huy động về 13% 

 

Từ ngày 13/3, trần lãi suất huy động được điều chỉnh về 13% một năm đối với kỳ hạn 1 tháng trở lên và 5% cho các khoản gửi dưới 1 tháng.
Chính phủ chỉ đạo ngân hàng hạ lãi suất ngay lập tức
Chưa bỏ trần lãi suất đến tháng 6/2012

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: 'Mỗi quý có thể giảm lãi suất 1%'
 
Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, từ 13/3, lãi suất huy động cao nhất của các ngân hàng sẽ là 13% một năm, thay vì 14% hiện tại cho kỳ hạn từ 1 tháng trở lên.
Riêng kỳ hạn dưới 1 tháng, mức lãi suất tối đa ngân hàng được áp dụng là 5% một năm, thay cho 6% trước kia.

Trần lãi suất không còn là 14% một năm từ ngày 13/3. Ảnh minh họa: Tuệ Minh.
Trần lãi suất không còn là 14% một năm từ ngày 13/3. Ảnh minh họa: Tuệ Minh.
Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng giảm từ 16% một năm về 15% cao nhất. Lãi suất tái chiết khấu về 12% một năm, giảm 1% so với trước. Lãi tái cấp vốn cũng được hạ xuống 14% một năm.

Lai lịch của thẻ tín dụng

Lai lịch của thẻ tín dụng

Ngày nay, thẻ tín dụng là một phần không thể thiếu được của cuộc sống hiện đại. Từ điểm xuất phát là nước Mỹ, đến nay thẻ tín dụng có mặt hầu như khắp thế giới.

 

Sự bùng nổ của loại thẻ tín dụng bạch kim American Express trong thập niên 1980 đã khiến nảy sinh nhiều tin đồn cho rằng, có một loại thẻ đặc quyền rất tiện lợi chưa hề được phát hành rộng rãi mà chỉ dành cho các tỉ phú. Theo lời đồn đại, người có loại thẻ này có thể được mua sắm thỏa thích ở những cửa hàng đặc biệt nhất trên thế giới và có thể triệu tập được máy bay trực thăng ở giữa sa mạc Sahara.
American Express kịch liệt bác bỏ tin đồn đó. Nhưng việc người ta cứ nhất mực tin vào điều đó chứng tỏ rằng thẻ tín dụng hết sức quan trọng đối với nhiều người. Một tác giả chuyên về kinh doanh diễn tả điều đó như sau: “Ngày nay, người bị hủy thẻ tín dụng của mình chẳng khác gì người bị giáo hội rút phép thông công vào thời Trung cổ”. 
Hiện nay ở Mỹ, hầu như không có việc gì mà người ta không cần dùng đến thẻ tín dụng. Nhà làm phim Robert Townsend ghi nợ 40.000 đô-la vào 15 thẻ tín dụng của cá nhân mình để có vốn làm bộ phim Hollywood Shuffle (phát hành năm 1987). Ông đã hy vọng rằng bộ phim sẽ thành công, giúp ông sẽ trả hết nợ, và đúng vậy thật. Nước Mỹ hiện sử dụng 100 triệu thẻ Master Card, 149 triệu thẻ Visa. Sách kỷ lục Guinness cho biết Walter Cavanagh ở Santa Clara, tiểu bang California, là người có nhiều thẻ tín dụng nhất, với 1381 loại thẻ khác nhau và cất trong một cái bóp đặt làm riêng mà trải ra dài đến… 75m.

5 tiên đoán của Alan Phan về kinh tế Việt Nam

5 tiên đoán của Alan Phan về kinh tế Việt Nam

Nếu các vị quan và các chuyên gia này sống thực trong một xã hội đụng chạm với thực tế hàng ngày, như các doanh nghiệp tư nhân nhỏ vừa hay các nhân viên sống nhờ đồng lương, họ sẽ nhận ra vài điều đáng buồn. Chẳng hạn, nhập siêu giảm mạnh không phải vì xuất khầu tăng vượt tốc, mà vì nhu cầu tiêu dùng cũng như các hoạt động sản xuất đã ngừng trệ thảm hại. Đây cũng là lý do tỷ giá USD đã không tăng như dự đoán vì người dân đã hết tiền để trữ đô la hay xài hàng nhập khẩu. Khi nền kinh tế suy thoái trầm trọng, lượng cầu tiêu dùng giảm mạnh và lạm phát cũng như lãi suất sẽ giảm theo. Đây không phải là những dấu hiệu tích cực để lạc quan.
 Như thông lệ mỗi đầu năm, chúng ta đã được đọc rất nhiều bài viết về những dự đoán cho nền kinh tế Việt Nam trong 2012. Từ các chuyên gia có giấy phép và ăn lương chánh phủ (trực tiếp hay gián tiếp) đến những định chế tài chánh nước ngoài có họat động tại Việt Nam, tất cả đều đưa ra những chỉ số hay bối cảnh tương đối giống nhau. Hai lý do chính: một là mọi người đều dựa vào các số liệu thống kê cung cấp bởi chánh phủ và nếu rác hay vàng cho vào một đầu, thì đầu ra cũng phải là rác hay vàng. Hai là vì tương lai làm ăn của họ cũng tùy thuộc vào chánh phủ, nên làm chánh phủ phật ý, bằng những dự đoán độc lập, ngoài luồng là mất việc.
Kết quả của các tiên đoán trong quá khứ
Hôm nọ, có chút thì giờ rãnh rỗi, tôi hỏi anh sinh viên trợ lý, lục soát lại các dự đoán kinh tế về Việt Nam trong 5 năm vừa qua, nhất là vào thời điểm Quý 1. Tôi nhờ anh chia ra 3 kết quả: các dự đóan đúng trên dưới 10%, trên dưới 50% và sai bét. Tỷ lệ cho thấy số sai bét chiếm 46% và số sai trên dưới 50% là 39%. Con số đúng chỉ được 15%. Tuy nhiên, thầy bói vẫn là một nghề đông khách dù có nói trúng hay sai. Và ít người biết được một xảo thuật kiếm tiền của nghề thầy bói là phải “coi mặt mà bắt hình dong”. Tiên đoán một tương lai sáng ngời cho mọi ông bà chi tiền sộp là có kỹ năng tiếp thị cao.
Tôi thường không tham dự vào các cuộc tiên đoán hàng năm. Dựa trên thống kê (phải trừ bớt những thổi phồng) hay các trải nghiệm quá khứ (con người luôn luôn tái diễn lịch sử qua các hành động ngu xuẩn về lâu dài) và dựa trên trực giác (rất giống các bà có chồng ngoại tình), tôi hay đưa ra những khuynh hướng (trend) của nền kinh tế vĩ mô hơn là những dự đoán ngắn hạn và không ổn định. Tuy nhiên, hôm nay, nghe lời khích bác của vài anh bạn, tôi thử dùng 3 nguyên tắc nói trên coi các tiên đoán của mình có chính xác hơn không. Nó cũng sẽ định hướng tương lai nghề làm thầy bói của tôi.

 

Bí ẩn thuật hồi xuân Tây Tạng: "Suối nguồn tươi trẻ"

Đăng lại một trong số những 
bài thể dục trước đây đã tập:

Bí ẩn thuật hồi xuân Tây Tạng:
"Suối nguồn tươi trẻ"

 

image
Một góc Tây Tạng

Một bí quyết được lưu truyền rộng rãi suốt 70 năm qua, được hàng triệu người thuộc nhiều thế hệ trên khắp thế giới áp dụng và tin rằng, nó giúp họ tìm lại sức sống tràn trề, cơ thể dẻo dai và tinh thần tráng kiện. Đó là 5 thức tập luyện của các Lạt ma Tây Tạng, hay còn được biết đến dưới tên gọi "Suối nguồn tươi trẻ".

Bí quyết 2.500 năm

Suối nguồn tươi trẻ được biết đến lần đầu tiên vào năm 1939, trong cuốn sách "Con mắt khải huyền" của Peter Kelder.

Cuốn sách mở đầu bằng cuộc gặp gỡ tình cờ giữa tác giả và đại tá Bradford, một cựu quân nhân người Anh gần 70 tuổi, lưng còng, tóc bạc, đi lại phải chống gậy.
Vị sĩ quan này kể cho Peter Kelder về ý định đến Ấn Độ tìm một tu viện bí ẩn, nằm ở một nơi xa xôi hẻo lánh nào đó trong dãy Hymalaya. Theo những câu chuyện truyền tụng của dân du mục, 2.500 năm trước, các Lạt ma ở đây đã tìm ra Suối nguồn tươi trẻ, một bí quyết hồi xuân kỳ diệu.

ĐẶNG TIỂU BÌNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHIẾN TRANH VỚI VIỆT NAM (2)

Zhang Xiaoming
ĐẶNG TIỂU BÌNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TRUNG QUỐC ĐI ĐÊN CHIẾN TRANH VỚI VIỆT NAM
 Ngô Bắc dịch

***

TÌM KIẾM SỰ ỦNG HỘ CỦA HOA THỊNH ĐỐN
       Vào ngày 28 Tháng Một 1979, khi các binh sĩ Trung Quốc đã chuẩn bị cho chiến tranh đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình bước lên một phi cơ Boeing 707 sang Hoa Thịnh Đốn trong cuộc thăm viếng lịch sử của ông tại Hoa Kỳ.  Ông đã ngồi lầm lì trong buồng riêng của ông, rõ ràng đắm mình trong suy tưởng và nhận biết được tầm hệ trọng của chuyến đi. 104 Cuộc thăm viếng của ông sẽ hoàn tất một hành trình khởi xướng bởi họ Mao gần một thập niên trước đây nhằm trui rèn một mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ.  Họ Đặng rõ ràng không chắc chắn là người Mỹ sẽ phản ứng trước cuộc chiến tranh đã hoạch định với Việt Nam ra sao.  Các nhà lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng đã giả định rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ có cùng các mục tiêu chiến lược và sẽ tạo thành một mặt trận thống nhất chống lại bá quyền Sô Viết.  Một trong những mục địch quan trọng (nếu không nói ra) của chuyến du hành của họ Đặng là để liên kết Hoa Kỳ với Trung Quốc trong việc đối phó với liên minh Sô Viết – Việt Nam tại Đông Á. 105 Lá bài chủ của họ Đặng là kế hoạch quân sự của Trung Quốc chống lại Việt Nam, kế hoạch mà ông ta mong muốn giành đoạt được sự ủng hộ của Hoa Kỳ.  Theo Geng Biao, họ Đặng đã đề nghị rằng Hoa Kỳ hãy phái các tàu hải quân của nó đến Biển Nam Hải để ngăn chặn các hoạt động hải quân của Sô Viết trong khi trợ giúp Trung Quốc tin tức tình báo về các chiếc tàu của Việt Nam.  Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như tin rằng việc trao cho Hải Quân Hoa Kỳ sự tiếp cận với căn cứ hải quân ở Yalin trên đảo Hải Nam “sẽ dẫn dắt đến sự ổn cố của Đông Nam Á”. 106

ĐẶNG TIỂU BÌNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHIẾN TRANH VỚI VIỆT NAM (1)

Zhang Xiaoming
ĐẶNG TIỂU BÌNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TRUNG QUỐC ĐI ĐÊN CHIẾN TRANH VỚI VIỆT NAM
 Ngô Bắc dịch

***

Lời Người Dịch:

“Chiến dịch 1979, ít nhất đối với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đã phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt. Trung Quốc đã rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đã không rời Căm Bốt mãi cho đến năm 1989.” ….

“Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đã học được một bài học quan trọng.”

Trên đây là phần kết luận chắc nịch của Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979, chủ đề của loạt bài nghiên cứu dưới đây về biến cố quan trọng diễn ra 33 năm trước. Đối chiếu với bài học lịch sử lâu dài của đất nước, rõ ràng vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam hiện nay là phải tìm mọi cách đê duy trì được sự độc lập và vẹn toàn lãnh thố, đồng thời thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngoại giao và quân sự đáng tủi hổ đối với Trung Quốc.


Chủ Đề: CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM 1979

Huyền thoại về dãy Hoành Sơn

Huyền thoại về dãy Hoành Sơn

Trần Lý Minh
Chuyện kể, cái thuở mặt đất còn hồng hoang, vạn vật đều biết nói, biết đi. Song các vật thể không thể ăn nói bát nháo, đi đứng lung tung vì có Nhà trời quản. Trời cai trị chúng sinh bằng việc thưởng, phạt rất nghiêm minh. Mỗi vật thể có công, ông ban cho một đặc ân- điều ước hợp lý do chúng tự chọn. Gia đình núi nọ lời ăn tiếng nói ngọt dịu, có công làm cây rừng tươi tốt, núi mọc cao thêm mấy mét, được Nhà trời tấm tắc khen. 
Hoành Sơn Quan
 Trời hỏi: Nhà ngươi muốn chi? Họ lễ phép đáp: Bẩm, các con muốn được đi chơi. Điều ước được toại nguyện, nhưng bị ông khống chế thời gian. Chẳng hề chi, gia đình núi vào một sáng đẹp trời diện y phục màu xanh cành lá, bứt ra từ tập đoàn núi điệp trùng phía tây, bầu đoàn thê tử rùng rùng chuyển động. Về phía đông? Phía đông có vùng nước mặn mênh mông, lộng gió, sóng trào. Núi cha mẹ khoan khoái đi sau, làm mặt đất rung rinh; lũ con núi hớn hở tung tăng chạy trước, tung cát bụi mịt mù.
          Từ đại ngàn ra biển, phong cảnh nên thơ. Vùng trung du mấp mô đồi núi thấp. Vùng duyên hải sông uốn cong dải lụa. Vùng cát trắng, cát vàng lưa thưa cây bụi, trải dài tít tắp. Phía đông triền cát là biển. Gia đình núi choán ngợp. Và ngất ngây say đắm. Trời và nước giao hòa chỗ đường kẻ chỉ mút mắt. Mây trắng lốp lang thang trôi. Mặt trời đổ nắng chói lòa. Biển phản lại triệu triệu ánh lấp lóa. Gió nồm mát rượi. Núi bố núi mẹ bước ra biển đón gió, con sóng liên hồi kỳ trận ập vào mơn man bàn chân. Lũ núi con nhảy ào xuống biển vùng vẫy.

Tượng cử động trong ngôi miếu cổ

Làng quê VN:

  Tượng cử động trong ngôi miếu cổ

(GDVN) - Bức tượng trong tư thế ngồi trên ngai, tay cầm văn tự bỗng dưng đứng lên nhẹ nhàng, khoan thai, rồi lại từ từ ngồi xuống.

Bức tượng đứng lên, ngồi xuống
(xem video trong trang gốc: http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Giat-minh-pho-tuong-cu-dong-trong-ngoi-mieu-co/125149.gd)
Bảo Hà là ngôi miếu thuộc ba thôn: Bảo Động, Hà Cầu và Mai An của xã Đồng Minh huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng, miếu còn có tên là Tam xã thượng đẳng từ. Du khách thập phương sẽ không khỏi ngạc nhiên khi đến thăm ngôi miếu cổ này bởi một pho tượng kỳ lạ có thể ngồi xuống đứng lên như người thật.
Không giống như các pho tượng tại nhiều đền đài, miếu mạo, bức tượng thờ Đức Linh Lang Đại vương ở miếu Bảo Hà trong tư thế ngồi trên ngai, tay cầm văn tự có thể chuyển động, bỗng dưng đứng lên một cách nhẹ nhàng, khoan thai, rồi lại từ từ ngồi xuống.

Bức tượng Đức Linh Lang Đại vương là một sự sáng tạo độc đáo
của những người thợ tạc tượng làng Bảo Hà. Ảnh: Ngọc Khánh
 
Theo thần phả, Linh Lang là con vua Lý Thánh Tông sinh nhằm ngày 13, tháng Chạp, năm Giáp Thìn (1064), được đặt tên là Hoằng Chân, mẹ là cung phi thứ 9, quê ở Bồng Lai, Đan Phượng, trấn Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). Linh Lang được sinh ra tại làng ở Trị Chợ, Thủ Lệ (quận Ba Đình ngày nay). 

Việt Nam: Cái gì cũng... Nhất

Việt Nam: Cái gì cũng... Nhất
 
 
Lâu nay hình như Việt Nam không chỉ là tên gọi của một nước trên bản đồ. Việt Nam còn là một khái niệm mà nội hàm của nó là tập hợp của những cái “nhất”.
Sau những cái nhất như lạc quan nhất thế giới, xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, chùa to nhất Đông Nam Á, cáp treo dài nhất Đông Nam Á, nay thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường bổ sung thêm một cái nhất nữa, đó là “Phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương thấp nhất khu vực”.
Cái nhất này là một trong những cơ sở để ông thứ trưởng lập luận cho mức phí 1.000 đồng/km lưu thông trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, vốn đang gây ra rất nhiều phản ứng của các chủ phương tiện lưu thông trên tuyến đường này. Đại để là, mức phí này là thấp nhất khu vực rồi, không thể thấp hơn được nữa.
Tạm coi thông tin ông đưa ra là chính xác, chúng ta sẽ “điểm danh” thêm nhiều cái nhất nữa của Việt Nam hiện nay. Đầu năm nay, TS Antonio Emilio của Viện REIT (Philippines) đã đưa ra năm cái “nhất” là đặc trưng của kinh tế Việt Nam so với khu vực, đó là: lạm phát cao nhất, lãi suất cao nhất, thâm hụt thương mại cao nhất, đồng nội tệ yếu nhất và nguồn vốn lệ thuộc nhiều nhất vào dòng vốn bên ngoài (nguồn: báo điện tử Tầm Nhìn thuộc LH Các hội KH&KT VN, 9-2).
Nếu tính thu nhập đầu người năm 2010 thì Việt Nam chỉ hơn được Lào, Campuchia và Myanmar, chưa bao giờ đủ sánh vai với Singapore (37.597,3 USD), Brunei (35.623 USD), Malaysia (8.209,4 USD), Thái Lan (4.042,8 USD), Indonesia (2.246,5 USD) và Philippines (1.847,4 USD) (theo báo Dân Trí).