Rồng và quái vật?
Cuối thập kỷ 1980, Nhật là một nền kinh tế tăng trưởng mạnh. Sản lượng của nước này tăng gấp 50 lần, tính theo đôla trong thời gian của một thế hệ, và Nhật đã hầu như đã vượt qua Mỹ để trở thành nước có công nghệ cao nhất. Đối với giới quan sát, chỉ cần khoảng một thập kỷ để Nhật có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất và cường quốc thứ ba thế giới.
Tất nhiên, điều đó đã không xảy ra. Thay vào đó, vào năm 1990, thị trường chứng khoán và bất động sản của Nhật sụp đổ một cách ấn tượng, khiến nước này phải chứng kiến hai thập kỷ đình trệ kinh tế.
Sự vươn lên ở mức chóng mặt của con rồng kinh tế Trung Quốc cũng cho thấy sự giống nhau một cách ớn lạnh.
Nhiều nhà bình luận với giọng điệu hoài nghi đã chỉ ra sự tương đồng với Nhật, nói rằng nước này chắc chắn sẽ đi xuống. Nhưng liệu điều này có công bằng?
Chúng tôi so sánh hai quốc gia này với nhau để quý vị có thể quyết định:
Chúng tôi so sánh hai
quốc gia này với nhau để quý vị có thể quyết định:
Nhật
Bản 1990
|
Trung
Quốc 2012
|
|||
![]() |
![]() |
|||
Dân số
|
125 triệu dân hay
2,3% dân số thế giới
|
1,344 tỷ dân hay 19%
dân số thế giới
|
||
Quy mô kinh tế
|
3,1 nghìn tỷ đôla,
54% GDP Mỹ năm 1990
|
7,3 nghìn tỷ đôla,
48% GDP Mỹ hiện tại
|
||
Tăng trưởng trung
bình
|
6,5% trong 35 năm
qua
|
9,9% trong 35 năm
qua
|
||
Bong bóng kinh tế
![]()
Sự sụp đổ năm
1990-92 khiến giới chứng khoán Tokyo phải kinh hoàng
|
![]()
Trung Quốc tổ chức
lễ khai mạc Olympics phô trương nhất từ trước đến giờ vào năm 2008
|
|
Thành tựu:
|
Các hãng điện tử
Trung Quốc sản xuất TV kích cỡ nhỏ nhất trong thập kỷ 80, phô trương sự vượt
trội trong công nghệ của mình
|
·
Trung Quốc xây dựng nền công nghiệp năng lượng mặt trời lớn
nhất thế giới, chiếm vị thế không thể vượt qua trong công nghệ xanh
|
·
Năm 1988, một bài viết trên tạp chí Time mang tên "Nhật
Bản, từ siêu giàu cho đến siêu cường quốc" dự đoán một thách thức mới ở
khu vực Thái Bình Dương đối với Mỹ
|
Quỹ Tiền tệ quốc tế
IMF dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ đứng đầu thế giới vào năm 2016, điều khiến
Mỹ phải rùng mình
|
|
Việc Sony mua lại
hãng Columbia Pictures của Hollywood khiến Mỹ thêm lo ngại rằng Nhật đang mua
hết cả California
|
·
Lầu Năm Góc phải đứng ra làm dịu đi quan ngại trước việc Trung
Quốc đang nắm giữ 1,2 nghìn tỷ đôla nợ chính phủ (8% GDP Mỹ) gây nên sự đe
dọa đối với an ninh quốc gia
|
|
·
Công viên nước trong nhà lớn nhất thế giới được xây tại
Miyazaki, bao gồm cả núi lửa giả và nóc nhà kéo lớn nhất thế giới
|
·
Một bản sao của làng Hallstatt thuộc Áo được Unesco công nhận
được xây ở tỉnh Quảng Đông làm địa điểm thu hút khách du lịch
|
|
Thị trường chứng
khoán
|
![]()
Chỉ số Nikkei 225
index qua các năm
|
![]()
Chỉ số Thượng Hải index
qua các năm
|
Bong bóng chứng
khoán kéo dài 5 năm của Nhật bị vỡ, khiến khoản tích lũy của nhiều nhà đầu tư
Nhật bị mất trắng.
Thêm vào đó, nhiều
công ty đã mua lại đối thủ bị ở giá bong bóng, dẫn đến việc mua cổ phần bằng
tiền mượn ở giá bị đội lên cao so với thực tế.
|
Bong bóng chứng
khoán hai năm của Trung Quốc bị vỡ ngay trước thềm khủng hoảng kinh tế toàn
cầu năm 2008
Tuy nhiên bong bóng
chứng khoán của Trung Quốc kéo dài ngắn hơn so với Nhật, do đó gây thiệt hại
về vật chất cũng ít hơn.
|
|
Bất động sản
|
![]()
Index giá đất định
cư khu vực thành thị của Nhật qua các năm.
|
Số liệu về thị
trường bất động sản của Trung Quốc không được thống nhất.
|
Giá bất động sản sụt
giảm gây thiệt hại nặng cho các doanh nghiệp và người dân Nhật bỏ tiền vay
mượn ra mua nhà lúc kinh tế còn tăng trưởng mạnh.
|
Giá nhà ở Bắc Kinh
tăng gấp ba lần vào giữa 2003 và 2011, trong khi tại Thượng Hải là hơn bốn
lần, theo một nghiên cứu mới nhất.
Tại Trùng Khánh, nơi
in đậm dấu ấn của ông Bạc Hy Lai, giá nhà tăng gần bảy lần.
Sự tăng trưởng giá
nhà không hề hợp lý, khi so sánh với thu nhập của người mua và tiền thuê có
thể kiếm được từ nhà mua.
Ngành xây dựng nhà
cửa phát triển mạnh, nất là sau khi chính phủ kích thích tăng trưởng kinh tế
vào năm 2008.
Có nhiều câu chuyện
kể về những dự án ma không có người ở
Từ năm 2011, giá nhà
và xây dựng bắt đầu có dấu hiệu trượt dốc một cách khủng khiếp, mặc dù hầu
hết những dữ liệu mới nhất cho rằng thị trường đã chạm đáy.
Rất ít người Trung
Quốc dám sử dụng những khoản thế chấp lớn để mua nhà.
Tuy vậy, những nhà
thầu dự án lớn thường vay mượn mạnh tay, và chính quyền địa phương cũng phụ
thuộc vào việc bán đất để kiếm tiền. Cả hai điều này đều chịu ảnh hưởng nặng
của sự đóng băng thị trường bất động sản
|
|
Cơ sở hạ tầng
|
Đầu tư chính phủ vào
cơ sở hạ tầng tăng mạnh sau khi thị trường bất động sản và chứng khoán vỡ
bong bóng sau khủng hoảng kinh tế, điều này sản sinh ra nhiều dự án gây lãng
phí, bị châm biếm là "những cây cầu không dẫn tới đâu". Những công
trình đáng chú ý gồm có:
|
Chính phủ Trung Quốc
tăng chi tiêu vào mảng cơ sở hạ tầng nhằm chống chọi khủng hoảng tài chính
toàn cầu năm 2008. Những công trình đáng chú ý gồm có:
|
Đường hầm tàu (đường
ray Seikan dài 54 km được xây vào năm 1988) dài nhất thế giới và cầu treo dài
nhất (cầu Akashi Kaikyo dài 3,9 km được xây vào năm 1998)
|
·
Ba cầu vượt biển dài nhất thế giới, và 6 trong số 10 cảng
container lớn nhất thế giới
|
|
·
Tàu siêu tốc, khánh thành vào năm 1959 và được mở rộng vào năm
1980
|
·
10 nghìn km đường ray cao tốc từ năm 2008 đến năm 2011 (dài
hơn năm lần cả mạng lưới TGV của Pháp), phần lớn được xây trong sự vội vã của
các quan chức tham nhũng, lý do khiến vụ tai nạn thảm khốc năm 2011 ở tỉnh
Chiết Giang
|
|
·
Sân bay quốc tế Kansai được xây vào đầu thập kỷ 1990 trên một
đảo nhân tạo tại vinh Osaka, vốn đã có dấu hiệu bắt đầu chìm
|
85 nghìn km các
đường cao tốc hoàn thành tính đến năm 2011, nhiều hơn nhiều so với hệ thống
đường cao tốc của Mỹ
|
|
·
Con đê trị giá 2 tỷ đôla ở vịnh Isahaya được xây vào năm 1990,
với cống tháo nước hiện tại đang mở, làm lụt khu vực đất nông nghiệp, đồng
thời gây thiệt hại nặng cho ngư dân xung quanh
|
·
Những sân vận động Olympics lớn nhất trong lịch sử được xây,
trong đó có cả sân Tổ Chim của Bắc Kinh, bây giờ được sử dụng làm đường đua
Segway và phần lớn thời gian không được sử dụng
|
Sự mất cân bằng
![]()
Người Nhật lẽ ra đã
có thể nhìn ít đi và mua nhiều hơn
|
![]()
Nhà sản xuất và xuất
khẩu lớn nhất thế giới
|
|||
Xuất khẩu
|
Thặng dư tài khoản
vãng lai của Nhật: 4,3% tổng sản phẩm quốc nội năm 1987
Sự thành công của
ngành xuất khẩu Nhật vào thập niên 80 làm kinh ngạc phương Tây, dẫn đến Hiệp
định năm 1985, với việc Nhật đồng ý để đồng Yên mạnh hơn so với đôla.
Tuy nhiên mặc dù
chấp nhận bất lợi trong tỷ giá tiền tệ, xu hướng phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu
của Nhật vẫn được tiếp tục và khiến nước này có được thặng dư tài khoản vãng
lai bằng 4,8% GDP vào năm 2008
|
Thặng dư tài khoản
vãng lai Trung Quốc: 10,6% tổng sản phẩm quốc nội
Nước này hiện vẫn
đang chịu nhiều cáo buộc, nhất là từ Mỹ, vì đã thao túng đồng Nhân Dân Tệ,
đem lại tỷ giá rẻ hơn so với đồng đôla một cách trái phép.
Từ đó trở đi, Trung
Quốc đã cho phép đồng tiền của mình tăng giá 9% và liên tục tăng mức lương
trung bình của người dân để giảm tính cạnh tranh.
Sau động thái này,
thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc rút xuống còn 3% GDP.
Tuy nhiên lý do
chính cho điều này còn là vì nhu cầu của phương Tây đối với hàng hóa của
Trung Quốc đang giảm đi, trong lúc nhu cầu nhập khẩu vật liệu cho ngành xây
dựng đang phát triển trong nước ngày càng cao
|
||
Chi tiêu
|
Chi tiêu của người
tiêu dùng đóng góp 53% cho nền kinh tế Nhật vào năm 1990, so với khoảng 70%
của phương Tây.
Chi tiêu ở dạng đầu
tư (căn hộ mới, giáo dục, v.v) đóng góp 32%.
Khi thời kỳ tăng
trưởng đầu tư bắt đầu dừng lại, chính phủ Nhật đã phải kêu gọi người dân tăng
cường chi tiêu nhanh để bù vào khoản bị thiếu
|
Chỉ có 34% chi tiêu
của Trung Quốc là từ người tiêu dùng trả cho hàng hóa và dịch vụ
48% chi tiêu là từ
đầu tư.
Nói một cách khác,
sự mất cân bằng cơ bản tại Trung Quốc ngày nay lớn hơn Nhật hai thập kỷ
trước.
Một số kinh tế gia
nghĩ rằng điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ phải thúc đẩy chi tiêu trong
nước mạnh mẽ nếu như muốn tránh khỏi đình trệ kinh tế như Nhật
|
||
Tập quán tiết kiệm
|
Các hộ gia đình Nhật
thường tiết kiệm khoảng 10% thu nhập trong năm 1990.
Chính phủ đã phải
kêu gọi người dân tiết kiệm ít đi và tăng chi tiêu.
Tuy nhiên cũng đã
phải mất 10 năm để mức tiết kiệm này xuống thấp bằng mức thông thường ở phương
Tây.
Trong thời gian đó,
nền kinh tế Nhật bị đình trệ
|
Các hộ gia đình
Trung Quốc tiết kiệm đến 25% tiền thu nhập.
Mức tiết kiệm cao là
do tiền lệ tiết kiệm để chi tiêu cho một gia đình lớn, trong đó có chi phí
giáo dục cho trẻ em trong nhà, trả chi phí thuốc men cho người già và những
thành viên đã về hưu trong gia đình.
|
||
Những giới hạn
![]()
Sân bay quốc tế
Kansai đã bắt đầu chìm từ lâu
|
![]()
Chính sách một con
của Trung Quốc còn được gọi là chính sách "bốn ông bà cho một
cháu"
|
|||
Kinh tế toàn cầu
|
Sau thời kỳ đình trệ
đầu thập niên 90, kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh hơn một thập kỷ, giúp duy
trì thế mạnh xuất khẩu của Nhật
|
Trung Quốc hiện đang
phải đối mặt với nhiều thử thách hơn.
Các thị trường xuất
khẩu chính của nước này, trong đó có Mỹ, Châu Âu và Nhật đang chịu nhìu khó
khăn, đồng thời việc tài khoản vãng lai của Trung Quốc tiếp tục có thặng dư gây
nhiều bất đồng chính trị từ các nước này (nhất là Mỹ)
|
||
Nợ xấu
|
Công nghiệp của Nhật
và ngành ngân hàng bị tràn ngập bởi nợ xấu
Nhiều khoản vốn vay
được sử dụng để mua đất, nhà ở và các công ty khác ở 'giá bong bóng'.
Giữa năm 1992 và
2005, các ngân hàng của Nhật phải đối diện với nợ không đòi được ở mức 19%
tổng sản phẩm quốc nội.
Để giúp duy trì nền
kinh tế, chính phủ Nhật đã phải huy động các khoản nợ bằng 230% GDP.
|
Nỗ lực của chính phủ
nhằm duy trì tăng trưởng sau năm 2008 khiến các ngân hàng được sở hữu bởi nhà
nước phải tăng cường cho vay.
Trong 12 tháng trước
tháng Mười năm 2008, các ngân hàng đã cho vay tổng cộng 1,5 nghìn tỷ đôla,
bằng 30% tổng sản phẩm quốc nội.
Hệ thống tài chính
của Trung Quốc cũng đã bị cáo buộc là cho vay nhiều khoản nợ ngầm.
Một ví dụ như trong
năm 2011, có nhiều cáo buộc cho rằng các chính quyền địa phương đã vay 2,2
nghìn tỷ đôla, rất nhiều các khoản này không được công khai.
|
||
Triển vọng tăng
trưởng
|
Vào năm 1990, Nhật
đã là một nước phát triển mạnh.
Đóng góp kinh tế của
mỗi công dân Nhật bằng 83% mức trung bình một người Mỹ.
Khi chính phủ cố
gắng thúc đẩy kinh tế trong thập niên 90 bằng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
khó khăn lớn nhất đó là hầu hết cơ sở hạ tầng cần thiết bấy giờ đều đã được
xây
|
Trung Quốc vẫn là
một nước nghèo.
Đóng góp vào kinh tế
của một người dân Trung Quốc chỉ bằng 17% mức trung bình một người Mỹ.
Một nửa dân số vẫn
sống dựa vào nông nghiệp và chưa có cơ hội đến các thành phố nơi họ có thể
đóng góp nhiều hơn bằng việc làm trong ngành công nghiệp
Vì vậy Trung Quốc có
nhiều cơ hội để giải quyết các vấn đề hiện tại hơn Nhật trước đây.
|
||
Độ tuổi dân số
|
Tỷ lệ dân số lao
động hiệu quả của Nhật, từ 15-65 tăng cao nhất trong đầu thập niên 90.
Trước thời điểm đó,
dân số tăng trưởng đều, với những người đi làm đều phải chăm sóc ít con hoặc
bố mẹ đã nghỉ hưu.
Những người công
nhân tuổi cao hơn được nhận bổng lộc cao để tích lũy cho lúc về hưu, dẫn đến
tăng trưởng đầu tư và bong bóng thị trường.
Kể từ thập niên 90,
số lượng công nhân nghỉ hưu mà nền kinh tế phải hỗ trợ tăng đều, từ 12% đến
23% dân số. Trong khi đó dân số Nhật đang có xu hướng giảm đi.
|
Nhờ vào hệ thống một
con, đưa vào từ năm 1978, Trung Quốc cũng đã có 30 năm phát huy được thế mạnh
của đội ngũ công nhân lao động hiệu quả không phải chăm sóc cho nhiều con cái
và bố mẹ.
Tuy nhiên hiện tại
Trung Quốc đang rơi vào giai đoạn thay đổi tỷ lệ độ tuổi mà Nhật đã trải qua
trong năm 1990.
Giới chức trách Nhật
đã cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đối mặt với những vấn đề tương tự của nước
này, trong đó có dân số lão hóa, khiến công dân cao tuổi cần chăm sóc tăng
lên và khả năng khủng hoảng nếu như người già không đủ sức chi trả lúc nghỉ
hưu.
|
||
Chính phủ
|
Nhật là nước dân
chủ, những cũng là nước với thể chế độc đảng suốt lịch sử hậu chiến.
Nhiều năm qua, đảng
Dân chủ Tự do Nhật (LDP) đã chiếm quyền điều hành bằng cách sử dụng tiền để
làm vui lòng các đảng phái và người bầu cử.
Sau vụ vỡ bong bóng
năm 1990, chính phủ dùng cùng một cách mà họ vẫn dùng với các dự án cơ sở hạ
tầng lớn - các cầu và trường học được xây dựng ở bất cứ nơi nào có lợi ích
chính trị.
Trong bối cảnh người
dân ngày càng trở nên khó chịu với sự đình trệ kinh tế, đảng LDP đã phải
nhường chỗ cho một hệ thống cạnh tranh giữa đa đảng thực sự.
Tuy nhiên, cũng phải
đến năm 2009 phe đối lập mới thực sự có một cuộc thắng lợi qua tuyển cử lần
đầu tiên.
|
Trung Quốc là nước
theo thể chế độc đảng.
Đảng Cộng sản Trung
Quốc không cho phép một chỉ trích hay sự đối lập nào xảy ra.
Thiếu vắng sự giám
sát và cân bằng đã dẫn đến nạn tham nhũng ăn sâu và sự phẫn uất từ công chúng
với những quyền lợi đặc biệt mà những người cầm quyền được hưởng.
Khoảng cách thu nhập
của Trung Quốc cao ở mức báo động, có thể cao bằng Mỹ.
Quyền lực của Trung
ương Đảng cũng hết sức hạn chế.
Chính phủ Trung Quốc
được vận hành bởi Ủy ban thường vụ, đại diện cho những nhóm lợi ích khổng lồ,
từ thành viên các gia đình quyền lực và những phe phái kiểm soát phần lớn tài
sản quốc giám, theo một tin cáp của sứ quán Mỹ đăng trên Wikileaks.
Kích cỡ địa lý khổng
lồ của Trung Quốc và sự thiếu minh bạch trong hệ thống cũng đồng nghĩa với
việc chính phủ trung ương bị giới hạn trong việc kiểm soát hoạt động của
chính quyền địa phương ở cấp tỉnh.
|
||
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét