Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Lên Tây Bắc xem hội chọi trâu


- Ngày 14/10/2012, hàng vạn người dân nô nức đổ về thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) xem hội chọi trâu lần đầu tiên được tổ chức ở cửa ngõ vùng Tây Bắc.

Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Nghĩa Lộ (18/10/1952 - 18/10/2012) và Lễ hội miền Tây năm 2012.

Hội chọi trâu Miền Tây - Yên Bái năm 2012 được UBND thị xã Nghĩa Lộ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức nhằm quảng bá, thu hút và giới thiệu những tiềm năng du lịch của thị xã Nghĩa Lộ và tỉnh Yên Bái. Đây cũng là dịp để du khách đến tham quan, tìm hiểu thị xã Nghĩa Lộ và vùng văn hóa Mường Lò, góp phần hưởng ứng chương trình du lịch về cội nguồn của ba tỉnh: Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai. Đồng thời góp phần lưu giữ, khôi phục và phát huy nét văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào nuôi trâu tại địa phương phát triển.

Tham gia hội chọi năm nay có 21 trâu chọi đến từ các huyện Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), huyện Bảo Hà (Lào Cai) và huyện Hàm Yên (Tuyên Quang).

Hội chọi trâu miền Tây diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/10.



Hàng vạn người đổ về thị xã Nghĩa Lộ chứng kiến Hội 
chọi trâu lần đầu tiên được tổ chức ở cửa ngõ Tây Bắc.

21 trâu chọi đến từ các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang.


Dù được tổ chức trên diện tích đất rất rộng, vẫn không đủ chỗ cho người xem. 
Nhiều người phải trèo lên các cây cối xung quanh để được chứng kiến những pha gay cấn.


Để tiết kiệm 40 ngàn đồng tiền vé nhiều người dân chọn cách đứng, 
trèo lên những chỗ cao bên ngoài hàng rào mà vẫn có thể xem được.


Không chuyên nghiệp như các hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) hay 
Hải Lựu (Vĩnh Phúc), hầu hết các cặp trâu chọi đều phải đánh để kích thích chọi.


Thậm chí các "nài" trâu phải xỏ thừng, thòng qua qua 
sừng sau đó 2 người cùng kéo ép chọi.


Tất cả những cây cao đều được "ngự" bởi một hay vài khán giả.


Giải nhất cho trâu chọi chiến thắng là 25 triệu đồng.


Người đến muộn dù đã mua vé nếu không có khả năng 
leo trèo thì cũng đành xem... lưng người khác.


Sau các trận thư hùng, trâu có bị làm thịt hay không hoàn toàn do quyết định của chủ trâu.



Cốt sao xem rõ, không cần quan tâm "Dọc ngang nào biết trên đầu có ai".




Trẻ nhỏ sẵn sàng đứng một chân trên những chiếc cọc để thỏa hiếu kỳ.




Các bà, các chị người Thái, Mường, Tày... không có vé, cũng không biết trèo 
đành đứng tiu nghỉu ngoài hàng rào nghe tiếng hò reo vang khắp phía trong sân đấu.


Có vé, có năng lực leo trèo thì ung dung ngả lưng 
trên cây mát mẻ tha hồ chiêm ngưỡng những pha gay cấn.


Với tư thế này, chàng trai H'Mông này theo dõi các trận đấu đến hết buổi.





Những đứa trẻ đủ các dân tộc ở vùng đất Tây Bắc 
háo hức lần đầu được tận mắt những trận chọi trâu nảy lửa.


Hầu hết sau giải đấu các chủ trâu đều quyết định giết trâu bán thịt do giá khá cao.


Giá thịt cũng tùy vào con trâu thắng hay thua cuộc và 
tất nhiên đắt nhất, khó mua được nhất là con đoạt vương miện vô địch.


Trâu thịt đến đâu bán hết đến đó do quan niệm ăn thịt trâu chọi rất may mắn
Giá thấp nhất cho những trâu thua cuộc là 25 ngàn đồng/kg.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét