Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Bàn về sự chuyển hóa mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc

Bàn về sự chuyển hóa mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc

Trần Hải Hạc

Tóm tắt: Trung Quốc đang dấn thân vào bước ngoặt thay đổi mô hình
tăng trưởng kinh tế mà sự thành công hay thất bại vẫn còn là vấn đề bỏ
ngỏ. Bài viết này sẽ tập trung phân tích sự thay đổi này qua góc nhìn của
kinh tế học vĩ mô, kinh tế học chính trị để thấy rằng: bàn về sự chuyển
hóa mô hình của nền kinh tế Trung Quốc, xét cho cùng, là bàn đến tính
bất trắc chính trị đó và những ẩn số của nó.
Từ khóa: Trung Quốc, Mô hình tăng trưởng, Chuyển đổi.
© 2011 Thời Đại Mới

Sau hơn ba thập niên tăng trưởng tổng sản lượng trong nước (GDP)
theo tỷ suất bình quân 10%/năm - tức là nhân GDP lên gần gấp gần 20
lần - Trung Quốc đang dấn thân vào bước ngoặt thay đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế. Đúng ra, đây là bước ngoặt thứ hai của nền kinh tế Trung
Quốc trong quá trình cải cách và hội nhập thế giới tư bản, cho đến nay
gồm ba thời kỳ.
Khởi đi từ cuộc “cải cách mở cửa”của Đặng Tiểu Bình, thời kỳ thứ
nhất 1979-1992 chứng kiến sản xuất bung ra và tăng nhanh trong gần
một thập niên, trước khi vấp phải khủng hoảng về đầu cơ và lạm phát,
dẫn đến phong trào phản kháng tham nhũng và đòi dân chủ - bị chính
quyền đàn áp tại Thiên An Môn.
Mở đầu với chuyến thị sát miền Nam của Đặng Tiểu Bình, thời kỳ
thứ hai 1993-2005 - thực ra vẫn kéo dài đến ngày nay - là những thập
niên trong đó GDP của Trung Quốc tăng nhanh nhất. Phương thức tăng 
trưởng kinh tế của thời kỳ này sẽ được phân tích trong bài viết dưới đây
theo góc độ kinh tế học vĩ mô, rồi dưới góc độ kinh tế học chính trị.
Quá trình chuyển hóa phương thức tăng trưởng kinh tế bắt đầu từ
năm 2006 - tuy vẫn dậm chân tại chỗ - đánh dấu một thời kỳ mới mà bài
viết sẽ thử xét những ẩn số chính trị.
I. Phương thức tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc:
một cái nhìn kinh tế học vĩ mô




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét