Nhân loại đang đối diện đại tuyệt chủng lần thứ sáu
Hoạt động của con người đang định hình lại một cách mạnh mẽ cuộc sống trên Trái đất thông qua việc phá rừng, khai thác tận diệt các loài sinh vật, chiến tranh và các tác động môi trường khác. Điều tương tự đã xảy ra trước các cuộc đại tuyệt chủng trong quá khứ. Con người và các quốc gia cần biết ước thúc bản thân, tu dưỡng đạo đức, lấy Thiện làm trung tâm không thể để xảy ra chiến tranh với vũ khí huỷ diệt hàng loạt thì mới tránh được đại tuyệt chủng.Trong thời kỳ đại nguyên sinh, kéo dài từ 540 triệu năm trước cho đến ngày nay, thực vật và động vật vẫn còn duy trì được sự phong phú của mình. Hai họ động - thực vật này đã phát triển thành nhiều nhánh theo thời gian. Nhưng sự phát triển không phải là một xu hướng tuyến tính.
1) 5 cuộc đại tuyệt chủng trong quá khứ
Năm thời điểm quan trọng trong quá khứ đã định hình cuộc sống trên Trái đất nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào khác. Năm cuộc đại tuyệt chủng (Big Five) đã xảy ra vào: cuối kỷ Ordovic, cuối kỷ Devon, cuối kỷ Permi, cuối kỷ Trias và cuối kỷ Phấn trắng, đã xóa sổ phần lớn các loài sinh vật trên trái đất. Những sinh vật sống sót được tiếp tục duy trì sự sinh tồn của mình trên Trái đất.
Dấu hiệu đại tuyệt chủng của ngày nay
Ngày nay, đa dạng sinh học đang suy giảm với tốc độ nhanh chóng, giống như trong các thời kỳ đại tuyệt chủng "Big Five". Một số nhà nghiên cứu ước tính rằng các loài động vật có xương sống sắp tuyệt chủng với tốc độ cao gấp 100 lần mức trung bình trước thời đại công nghiệp. Chỉ số hành tinh sống, một thước đo khác kết hợp dữ liệu số lượng của gần 30.000 động vật có xương sống, đã giảm 68% từ năm 1970 đến năm 2016 theo Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới.
Trong khi các sự kiện địa chất của tự nhiên gây ra hầu hết các vụ tuyệt chủng hàng loạt trước đây, thì xu hướng hiện tại, thường được gọi là "đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ sáu", có một nguyên nhân khác: CON NGƯỜI.
Trong kỷ nguyên hiện đại, con người đã đóng một vai trò trung tâm trong việc hình thành hệ sinh thái toàn cầu. Chúng ta vẫn còn lâu mới đáp ứng được các yêu cầu mà các nhà cổ sinh vật học đặt ra cho một “sự kiện đại tuyệt chủng” (mất 75% số loài trên toàn cầu). Tuy nhiên, trong thời đại địa chất, chúng ta đang hướng tới thực tế đó và cũng không loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân nguyên tử.
2) Nguyên nhân đại tuyệt chủng là gì?
a) Biến đổi khí hậu
Trong thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt Permi muộn, magma đốt cháy các mạch than và các vật chất hữu cơ khác. Quá trình đốt cháy các lớp này đã thải ra khí carbon dioxide và các khí nhà kính khác vào bầu khí quyển. Nhiệt độ toàn cầu tăng vọt và các đại dương trở nên chua hơn.
Ngày nay, chúng ta thấy những xu hướng tương tự lặp lại thông qua việc con người đốt nhiên liệu hóa thạch. Nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên khoảng 34 độ F (1,1 độ C), vượt quá mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp và dự kiến sẽ còn tăng hơn nữa trong những thập kỷ tới. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) dự đoán rằng khoảng 10% các loài trên cạn sẽ bị đe dọa tuyệt chủng nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên khoảng 36 độ F so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Giống như những gì đã xảy ra trong sự kiện cuối kỷ Permi, các đại dương trên trái đất đang trở nên có tính axit hơn. Các loài nhạy cảm, chẳng hạn như san hô tạo rạn, đang chết dần chết mòn.
Trong thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt Permi muộn, magma đốt cháy các mạch than và các vật chất hữu cơ khác. Quá trình đốt cháy các lớp này đã thải ra khí carbon dioxide và các khí nhà kính khác vào bầu khí quyển. Nhiệt độ toàn cầu tăng vọt và các đại dương trở nên chua hơn.
Ngày nay, chúng ta thấy những xu hướng tương tự lặp lại thông qua việc con người đốt nhiên liệu hóa thạch. Nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên khoảng 34 độ F (1,1 độ C), vượt quá mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp và dự kiến sẽ còn tăng hơn nữa trong những thập kỷ tới. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) dự đoán rằng khoảng 10% các loài trên cạn sẽ bị đe dọa tuyệt chủng nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên khoảng 36 độ F so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Giống như những gì đã xảy ra trong sự kiện cuối kỷ Permi, các đại dương trên trái đất đang trở nên có tính axit hơn. Các loài nhạy cảm, chẳng hạn như san hô tạo rạn, đang chết dần chết mòn.
b) Phá huỷ môi trường sống
Và trên đất liền, khi con người chiếm đóng và khai thác những nơi hoang dã còn lại của Trái đất, một số loài không còn nơi nào để đi. Ở nhiều nơi, các sinh vật cùng lúc phải đối mặt với áp lực do mất môi trường sống và biến đổi khí hậu.
Không nơi nào thể hiện điều này rõ ràng hơn trong rừng. Những hệ sinh thái này là nơi cư trú của các loài thực vật, nấm, động vật có vú, chim và động vật không xương sống. Từ Amazon đến Indonesia, con người đang chặt cây, phá rừng để nhường chỗ cho các trang trại, phát triển đô thị và các sinh kế khác. IPCC dự đoán rằng 60% rừng sẽ bị đe dọa bởi nạn phá rừng, suy thoái rừng và cháy rừng nếu xu hướng hiện tại tiếp tục.
c) Khai thác tận diệt
Con người cũng trực tiếp tiêu diệt một số loài. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, sự tuyệt chủng đe dọa 85% cá tầm, một nhóm cá nước ngọt lớn được khai thác để lấy trứng làm trứng cá muối và thịt. Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, nhiều loài cá tầm có thể sẽ bị tuyệt chủng giống như loài chim bồ câu tàu đưa thư, loài đã bị săn bắt đến mức tuyệt chủng bởi những người định cư Âu Mỹ.
Con người cũng trực tiếp tiêu diệt một số loài. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, sự tuyệt chủng đe dọa 85% cá tầm, một nhóm cá nước ngọt lớn được khai thác để lấy trứng làm trứng cá muối và thịt. Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, nhiều loài cá tầm có thể sẽ bị tuyệt chủng giống như loài chim bồ câu tàu đưa thư, loài đã bị săn bắt đến mức tuyệt chủng bởi những người định cư Âu Mỹ.
d) Chiến tranh hạt nhân
Ở một số nơi trên thế giới, các nhà khoa học không chính thống đã tìm thấy bằng chứng về chiến tranh hạt nhân thời cổ đại. Sự hiện diện chớp nhoáng của một luồng nhiệt độ cực cao và những mô tả sinh động về một thảm họa khủng khiếp, cho thấy rằng có lẽ trước đây đã từng có một thời đại mà người ta đã sử dụng đến công nghệ nguyên tử – một thời đại mà trong đó chiến tranh hạt nhân đã hủy diệt loài người.
Cuộc chiến tranh hiện tại Nga - Ukraine đang đe dọa dẫn tới chiến tranh hạt nhân chiến thuật, và cũng chưa thể hiểu, cuộc chiến này sẽ dẫn nhân loại đi đến đâu.
3) Điểm giống nhau của các cuộc đại tuyệt chủng là gì?
Cuối cùng, các yếu tố phức tạp và đan xen đã gây ra tất cả các cuộc đại tuyệt chủng. Ngay cả hành tinh mà hầu hết các chuyên gia đồng ý đã giết chết khủng long cũng có một số trợ giúp từ hoạt động núi lửa ở Ấn Độ ngày nay. Biến đổi khí hậu, phá hủy môi trường sống và khai thác tận diệt, chiến tranh hạt nhân trực tiếp có lẽ là 4 nguyên nhân được trích dẫn nhiều nhất dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt thứ sáu, nhưng mỗi nguyên nhân hiếm khi hoạt động đơn lẻ.
Wollmuth nói: “Điều quan trọng là phải suy nghĩ về sự chồng chéo của những nguyên nhân này. Ví dụ, biến đổi khí hậu có thể dẫn đến thay đổi môi trường sống hoặc dịch bệnh”.
Ngoài ra, một cuộc chiến tranh hạt nhân cũng rất dễ dẫn đến đại tuyệt chủng, và nếu nó xảy ra thì thực sự là một thảm hoạ lớn.
Mặc dù nguyên nhân của vụ tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu chưa thực sự rõ ràng, nhưng một giải pháp tiềm năng là hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Điều này rất có thể kích hoạt khả năng gây ra thiệt hại không thể phục hồi đối với đa dạng sinh học toàn cầu.
4) Đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ 6 của động vật hoang dã đang tăng tốc
Đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ 6 của động vật hoang dã trên Trái đất đang gia tăng, theo một phân tích của các nhà khoa học cảnh báo, đây có thể là một điểm bùng phát cho sự sụp đổ của nền văn minh.
Phân tích cho thấy hơn 500 loài động vật trên cạn đang trên bờ vực tuyệt chủng và có khả năng bị xóa sổ hẳn trong vòng 20 năm tới. Số loài bị mất này tương đương với số lượng các loài đã bị mất trong toàn bộ thế kỷ trước.
Tất cả các sự mất mát này đều là do con người đang ra sức hủy diệt thiên nhiên bằng các hoạt động phá hủy rừng già, tận diệt thú hoang, mở rộng khu vực sinh sống của mình, xây dựng các công trình thủy điện hủy hoại môi trường tự nhiên, sử dụng phân bón hóa học mọi nơi, mọi lúc để thúc đẩy sự sinh trưởng của các loài cây trồng phục vụ nhu cầu không bờ bến của mình... Nếu không có những sự phá hủy đó thì tốc độ mất mát tương tự như thế này sẽ cần phải trải qua hàng ngàn năm, mà thậm chí sẽ lại có những loài mới sinh khác thay thế cho các loài bị tuyệt chủng một cách tự nhiên, các nhà khoa học cho biết.
Các loài động vật có xương sống trên mặt đất đang trên bờ vực tuyệt chủng, chỉ còn ít hơn 1.000 cá thể đang sinh sống và tồn tại trong tự nhiên, một số trong số các loài đó bao gồm tê giác Sumatra, wren Clarión (một loài chim thuộc họ khổng tước có giọng hót rất hay), rùa khổng lồ Española và ếch harlequin. Dữ liệu lịch sử cho đến nay đã ghi nhận 77 loài sắp tuyệt chủng và các nhà khoa học phát hiện ra chúng đã mất 94% số các cá thể trong loài của chúng.
Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo về hiệu ứng domino, với việc một loài bị tuyệt chủng thì cũng sẽ làm cho các loài khác phụ thuộc vào nó cũng sẽ tuyệt chủng theo. “Sự tuyệt chủng của loài này sẽ gây ra sự tuyệt chủng cho các loài khác’’, họ nói, và cũng lưu ý rằng không giống như các vấn đề môi trường khác, sự tuyệt chủng là không thể vãn hồi.
Các nhà khoa học cho biết, loài người dựa vào đa dạng sinh học để có được sức khỏe và phúc lợi của mình, đại dịch coronavirus là một ví dụ cực đoan về sự nguy hiểm của sự tàn phá thế giới tự nhiên. Dân số gia tăng, phá hủy môi trường sống, buôn bán động vật hoang dã, ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu đều phải được giải quyết khẩn cấp.
Giáo sư Paul Ehrlich, thuộc Đại học Stanford ở Mỹ, và là một người trong nhóm nghiên cứu cho biết, “Khi loài người tiêu diệt các loài sinh vật khác, chính là họ đang cưa chân ghế mà họ đang ngồi, phá hủy các bộ phận đang hoạt động của hệ thống hỗ trợ sự sống của chúng ta. Việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng cần được nâng lên thành một trường hợp khẩn cấp toàn cầu cho các chính phủ và các tổ chức, tương đương với sự phá hoại khí hậu mà nó có liên kết với sự tuyệt chủng của các loại động vật’’.
Giáo sư Gerardo Ceballos thuộc Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, người đứng đầu nghiên cứu cho biết, “Chúng ta đang đối mặt với cơ hội cuối cùng của mình để đảm bảo rằng thiên nhiên đang ưu đãi cung cấp nguồn sinh sống cho chúng ta không bị phá hoại một cách đáng tiếc’’.
Phân tích, được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science (tạm dịch: Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia), đã kiểm tra dữ liệu về 29.400 loài động vật có xương sống trên đất liền được liệt kê trong Danh sách đỏ các loài bị đe dọa và sự sống của các loài chim trên thế giới (Red List of Threatened Species and BirdLife International) của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Các nhà nghiên cứu đã xác định 515 loài có quần thể dưới 1.000 cá thể và khoảng một nửa trong số này có ít hơn 250 cá thể còn lại. Hầu hết các động vật thuộc danh sách này là các loài động vật có vú, chim, bò sát và lưỡng cư ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng có 388 loài động vật có xương sống trên cạn có quần thể dưới 5.000 cá thể và phần lớn (84%) trong số đó sống ở cùng khu vực với các loài có quần thể dưới 1.000 cá thể, tạo điều kiện cho hiệu ứng domino.
Các ví dụ về sự tuyệt chủng gây ra hiệu ứng domino là sự tuyệt chủng của loài khác được biết đến là sự săn bắt quá mức đối với rái cá biển, loài săn mồi chính của nhím biển ăn tảo bẹ. Sự bùng nổ của nhím tàn phá rừng tảo bẹ ở biển Bering, dẫn đến sự tuyệt chủng của loài bò biển Steller ăn tảo bẹ.
Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện của họ có thể hỗ trợ các nỗ lực bảo tồn thiên nhiên bằng cách gây chú ý tới các loài và khu vực đòi hỏi sự cấp cứu khẩn cấp nhất.
Giáo sư Andy Purvis, làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London, và không tham gia vào phân tích mới này, cho biết: “Nghiên cứu này cung cấp một bằng chứng khác cho thấy cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học đang gia tăng. Vấn đề khó khăn nhất mà các nhà nghiên cứu gặp phải là chúng tôi không biết nhiều về lịch sử phân bố địa lý của các loài. Chúng tôi chỉ có thông tin rằng có 77 loài hiện đang trên bờ vực tuyệt chủng, và chúng tôi không thể biết chắc chắn được những loài đó có các đặc trưng cụ thể như thế nào’’.
“Tuy nhiên, điều đó không làm suy yếu kết luận’’, ông nói. “Cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học là có thật và đang rất cấp bách. Nhưng - và đây là điểm cốt yếu - vẫn chưa quá muộn. Để chuyển sang một thế giới bền vững cùng tồn tại với tự nhiên, chúng ta cần bước những bước đi nhẹ nhàng hơn trên hành tinh này. Cho đến lúc đó, về cơ bản, hiện nay chúng ta đang cướp đi những những nguồn sinh sống của thế hệ tương lai của chính chúng ta’’.
Giáo sư Georgina Mace, Đại học College London, cho biết: “Từ phân tích mới này nhấn mạnh lại một lần nữa sự thật đáng kinh ngạc về mức độ suy giảm số lượng của các loài động vật có xương sống trên toàn thế giới bởi các hoạt động của con người’’. Nhưng bà cho biết rằng bà cũng không tin chắc chắn rằng với các cá thể còn lại chỉ dưới 1.000 cá thể đã phải là thước đo đúng đắn báo hiệu sự tuyệt chủng của một loài hay chưa. Một xu hướng giảm số lượng các cá thể trong một loài cũng rất quan trọng và cả hai yếu tố đều được sử dụng để làm căn cứ đưa vào Danh sách đỏ của IUCN, bà nói.
“Hành động của chúng ta để bảo vệ cuộc sống tự nhiên giữa các loài là rất quan trọng vì nhiều lý do, bởi vì ít nhất là chúng ta đang trực tiếp và gián tiếp bảo vệ và giữ gìn phần còn lại của cuộc sống trên trái đất này vì chính sức khỏe và phúc lợi của chính mình’’, bà nói. “Sự phá vỡ tự nhiên dẫn đến các hiệu ứng mất mát và thường khó cứu vớt lại được. Covid-19 là một ví dụ cực đoan hiện nay, nhưng còn có nhiều thứ tương tự như vậy đang chờ đợi nhận loại chúng ta ở phía trước nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy trì cuộc sống phá hoại môi trường sinh thái tự nhiên như chúng ta đã và đang làm cho đến nay’’.
Mark Wright, giám đốc khoa học tại Tổ chức Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), cho biết: “Những con số trong nghiên cứu này thật đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, vẫn còn hy vọng. Nếu chúng ta ngăn chặn nạn phá rừng và tàn phá đất đai nghiêm trọng ở các quốc gia như Brazil, chúng ta có thể bắt đầu uốn cong đường cong mất mát đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Nhưng chúng ta cần toàn cầu cùng tham gia để thực hiện được điều đó’’.
5) Tôn trọng giá trị phổ quát để bảo vệ môi trường từ gốc
Để thay đổi hoàn toàn môi trường hiện tại của chúng ta và đưa nó trở lại trạng thái ban đầu, mọi người phải thay đổi căn bản các quan niệm đạo đức và hành vi sai lầm của mình, để có thể đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn đạo đức phổ quát.
Vậy tiêu chuẩn đạo đức phổ quát là gì? Trước tiên, hãy xem xét “đạo đức” là gì. Đạo đức bao gồm các quy tắc và quy định về hành vi của con người. Tiêu chuẩn đạo đức giống như quy luật của chín hành tinh quay quanh mặt trời. Chúng cũng là quy tắc của vũ trụ đối với con người mà con người phải tuân theo. Các quy luật đó chi phối các mối quan hệ giữa con người với nhau và giữa con người với môi trường.
Đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ 6 của động vật hoang dã trên Trái đất đang gia tăng, theo một phân tích của các nhà khoa học cảnh báo, đây có thể là một điểm bùng phát cho sự sụp đổ của nền văn minh.
Phân tích cho thấy hơn 500 loài động vật trên cạn đang trên bờ vực tuyệt chủng và có khả năng bị xóa sổ hẳn trong vòng 20 năm tới. Số loài bị mất này tương đương với số lượng các loài đã bị mất trong toàn bộ thế kỷ trước.
Tất cả các sự mất mát này đều là do con người đang ra sức hủy diệt thiên nhiên bằng các hoạt động phá hủy rừng già, tận diệt thú hoang, mở rộng khu vực sinh sống của mình, xây dựng các công trình thủy điện hủy hoại môi trường tự nhiên, sử dụng phân bón hóa học mọi nơi, mọi lúc để thúc đẩy sự sinh trưởng của các loài cây trồng phục vụ nhu cầu không bờ bến của mình... Nếu không có những sự phá hủy đó thì tốc độ mất mát tương tự như thế này sẽ cần phải trải qua hàng ngàn năm, mà thậm chí sẽ lại có những loài mới sinh khác thay thế cho các loài bị tuyệt chủng một cách tự nhiên, các nhà khoa học cho biết.
Các loài động vật có xương sống trên mặt đất đang trên bờ vực tuyệt chủng, chỉ còn ít hơn 1.000 cá thể đang sinh sống và tồn tại trong tự nhiên, một số trong số các loài đó bao gồm tê giác Sumatra, wren Clarión (một loài chim thuộc họ khổng tước có giọng hót rất hay), rùa khổng lồ Española và ếch harlequin. Dữ liệu lịch sử cho đến nay đã ghi nhận 77 loài sắp tuyệt chủng và các nhà khoa học phát hiện ra chúng đã mất 94% số các cá thể trong loài của chúng.
Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo về hiệu ứng domino, với việc một loài bị tuyệt chủng thì cũng sẽ làm cho các loài khác phụ thuộc vào nó cũng sẽ tuyệt chủng theo. “Sự tuyệt chủng của loài này sẽ gây ra sự tuyệt chủng cho các loài khác’’, họ nói, và cũng lưu ý rằng không giống như các vấn đề môi trường khác, sự tuyệt chủng là không thể vãn hồi.
Các nhà khoa học cho biết, loài người dựa vào đa dạng sinh học để có được sức khỏe và phúc lợi của mình, đại dịch coronavirus là một ví dụ cực đoan về sự nguy hiểm của sự tàn phá thế giới tự nhiên. Dân số gia tăng, phá hủy môi trường sống, buôn bán động vật hoang dã, ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu đều phải được giải quyết khẩn cấp.
Giáo sư Paul Ehrlich, thuộc Đại học Stanford ở Mỹ, và là một người trong nhóm nghiên cứu cho biết, “Khi loài người tiêu diệt các loài sinh vật khác, chính là họ đang cưa chân ghế mà họ đang ngồi, phá hủy các bộ phận đang hoạt động của hệ thống hỗ trợ sự sống của chúng ta. Việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng cần được nâng lên thành một trường hợp khẩn cấp toàn cầu cho các chính phủ và các tổ chức, tương đương với sự phá hoại khí hậu mà nó có liên kết với sự tuyệt chủng của các loại động vật’’.
Giáo sư Gerardo Ceballos thuộc Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, người đứng đầu nghiên cứu cho biết, “Chúng ta đang đối mặt với cơ hội cuối cùng của mình để đảm bảo rằng thiên nhiên đang ưu đãi cung cấp nguồn sinh sống cho chúng ta không bị phá hoại một cách đáng tiếc’’.
Phân tích, được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science (tạm dịch: Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia), đã kiểm tra dữ liệu về 29.400 loài động vật có xương sống trên đất liền được liệt kê trong Danh sách đỏ các loài bị đe dọa và sự sống của các loài chim trên thế giới (Red List of Threatened Species and BirdLife International) của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Các nhà nghiên cứu đã xác định 515 loài có quần thể dưới 1.000 cá thể và khoảng một nửa trong số này có ít hơn 250 cá thể còn lại. Hầu hết các động vật thuộc danh sách này là các loài động vật có vú, chim, bò sát và lưỡng cư ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng có 388 loài động vật có xương sống trên cạn có quần thể dưới 5.000 cá thể và phần lớn (84%) trong số đó sống ở cùng khu vực với các loài có quần thể dưới 1.000 cá thể, tạo điều kiện cho hiệu ứng domino.
Các ví dụ về sự tuyệt chủng gây ra hiệu ứng domino là sự tuyệt chủng của loài khác được biết đến là sự săn bắt quá mức đối với rái cá biển, loài săn mồi chính của nhím biển ăn tảo bẹ. Sự bùng nổ của nhím tàn phá rừng tảo bẹ ở biển Bering, dẫn đến sự tuyệt chủng của loài bò biển Steller ăn tảo bẹ.
Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện của họ có thể hỗ trợ các nỗ lực bảo tồn thiên nhiên bằng cách gây chú ý tới các loài và khu vực đòi hỏi sự cấp cứu khẩn cấp nhất.
Giáo sư Andy Purvis, làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London, và không tham gia vào phân tích mới này, cho biết: “Nghiên cứu này cung cấp một bằng chứng khác cho thấy cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học đang gia tăng. Vấn đề khó khăn nhất mà các nhà nghiên cứu gặp phải là chúng tôi không biết nhiều về lịch sử phân bố địa lý của các loài. Chúng tôi chỉ có thông tin rằng có 77 loài hiện đang trên bờ vực tuyệt chủng, và chúng tôi không thể biết chắc chắn được những loài đó có các đặc trưng cụ thể như thế nào’’.
“Tuy nhiên, điều đó không làm suy yếu kết luận’’, ông nói. “Cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học là có thật và đang rất cấp bách. Nhưng - và đây là điểm cốt yếu - vẫn chưa quá muộn. Để chuyển sang một thế giới bền vững cùng tồn tại với tự nhiên, chúng ta cần bước những bước đi nhẹ nhàng hơn trên hành tinh này. Cho đến lúc đó, về cơ bản, hiện nay chúng ta đang cướp đi những những nguồn sinh sống của thế hệ tương lai của chính chúng ta’’.
Giáo sư Georgina Mace, Đại học College London, cho biết: “Từ phân tích mới này nhấn mạnh lại một lần nữa sự thật đáng kinh ngạc về mức độ suy giảm số lượng của các loài động vật có xương sống trên toàn thế giới bởi các hoạt động của con người’’. Nhưng bà cho biết rằng bà cũng không tin chắc chắn rằng với các cá thể còn lại chỉ dưới 1.000 cá thể đã phải là thước đo đúng đắn báo hiệu sự tuyệt chủng của một loài hay chưa. Một xu hướng giảm số lượng các cá thể trong một loài cũng rất quan trọng và cả hai yếu tố đều được sử dụng để làm căn cứ đưa vào Danh sách đỏ của IUCN, bà nói.
“Hành động của chúng ta để bảo vệ cuộc sống tự nhiên giữa các loài là rất quan trọng vì nhiều lý do, bởi vì ít nhất là chúng ta đang trực tiếp và gián tiếp bảo vệ và giữ gìn phần còn lại của cuộc sống trên trái đất này vì chính sức khỏe và phúc lợi của chính mình’’, bà nói. “Sự phá vỡ tự nhiên dẫn đến các hiệu ứng mất mát và thường khó cứu vớt lại được. Covid-19 là một ví dụ cực đoan hiện nay, nhưng còn có nhiều thứ tương tự như vậy đang chờ đợi nhận loại chúng ta ở phía trước nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy trì cuộc sống phá hoại môi trường sinh thái tự nhiên như chúng ta đã và đang làm cho đến nay’’.
Mark Wright, giám đốc khoa học tại Tổ chức Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), cho biết: “Những con số trong nghiên cứu này thật đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, vẫn còn hy vọng. Nếu chúng ta ngăn chặn nạn phá rừng và tàn phá đất đai nghiêm trọng ở các quốc gia như Brazil, chúng ta có thể bắt đầu uốn cong đường cong mất mát đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Nhưng chúng ta cần toàn cầu cùng tham gia để thực hiện được điều đó’’.
5) Tôn trọng giá trị phổ quát để bảo vệ môi trường từ gốc
Để thay đổi hoàn toàn môi trường hiện tại của chúng ta và đưa nó trở lại trạng thái ban đầu, mọi người phải thay đổi căn bản các quan niệm đạo đức và hành vi sai lầm của mình, để có thể đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn đạo đức phổ quát.
Vậy tiêu chuẩn đạo đức phổ quát là gì? Trước tiên, hãy xem xét “đạo đức” là gì. Đạo đức bao gồm các quy tắc và quy định về hành vi của con người. Tiêu chuẩn đạo đức giống như quy luật của chín hành tinh quay quanh mặt trời. Chúng cũng là quy tắc của vũ trụ đối với con người mà con người phải tuân theo. Các quy luật đó chi phối các mối quan hệ giữa con người với nhau và giữa con người với môi trường.
Quan niệm của mọi người về đạo đức có thể thay đổi khi xã hội phát triển, nhưng tiêu chuẩn đạo đức là phổ quát và không thể thay đổi. Chỉ khi con người làm mọi việc theo tiêu chuẩn đạo đức phổ quát này, môi trường xung quanh con người mới được cân bằng, nếu không sẽ có vấn đề. Nhiều nền văn minh đã bị hủy diệt trong lịch sử, và những sự hủy diệt này đều liên quan đến sự xuống cấp về đạo đức của con người.
Con người và các quốc gia cần biết ước thúc bản thân, tu dưỡng đạo đức, lấy Thiện làm trung tâm không thể để xảy ra chiến tranh với vũ khí huỷ diệt hàng loạt thì mới tránh được đại tuyệt chủng.
Tao lao ,dung nhu Mao noi :Tri thuc la nhung cuc phan -thi day la vi du .
Trả lờiXóa