Liên minh châu Âu sẽ tan rã vì những khó khăn về kinh tế ?
Hai trụ cột chính làm nền tảng cho liên minh châu Âu dường như đang đổ vỡ. Khi mà điều kiện kinh tế xấu đi, các vấn đề bất đồng ngày càng chồng chất trong nội bộ khối này. Các lệnh trừng phạt Nga cũng làm rạn nứt khối liên kết. Không chắc là các thành viên liên minh châu Âu có thể hợp tác để đối phó với các vấn đề trước mắt và sắp tới.1) Sự tan rã của Liên minh châu Âu
Khả năng sụp đổ (điều có thể sẽ xảy ra) của nền kinh tế châu Âu sẽ gây ra một số tổn thất nặng nề cho các thể chế châu Âu hiện tại. Trong bài viết này, Tiến sĩ Peter Nyberg và tôi trình bày chi tiết lý do tại sao chúng tôi tin rằng chúng ta có thể chứng kiến một số sự tan rã của Liên minh châu Âu (EU), so với cách thức tổ chức được hình thành ban đầu của nó.
Điều này có thể xảy ra theo hai cách: Hoặc là Liên minh châu Âu tan rã hoàn toàn, hoặc nó biến thành một thứ gì đó không thể được nhận ra so với mục đích ban đầu của nó. Bài viết này tập trung vào một số yếu tố gây ra sự tan rã.
Hoạt động của EU, cho đến gần đây, được xây dựng dựa trên hai trụ cột chính trị mà giờ đây dường như đang đổ vỡ. Về cơ bản, sự tăng trưởng của Đức đã tạo ra khả năng tài trợ tài chính chung (thông qua nợ chi phí thấp, ngân sách EU và hệ thống thanh toán bù trừ của các ngân hàng trung ương) cho các nền kinh tế không thành công mà EU không cần buộc họ phải cam kết thực hiện những cải cách không thể chấp nhận được về mặt chính trị. Những phát triển toàn cầu có lợi đã tạo ra khả năng tập trung vào hội nhập kinh tế trong khi vẫn chứng kiến sự tiến triển chậm trong lĩnh vực hội nhập văn hóa, xã hội và chính sách đối ngoại vốn gây tranh cãi hơn nhiều.
Sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, cùng với các chính sách của EU, hiện đang đe dọa đến ngành công nghiệp và mức sống ở các nước thành viên EU, làm giảm phạm vi hỗ trợ kinh tế chung, và buộc các nước thành viên phải nhanh chóng đánh giá mức độ sẵn sàng của họ để có thể cắt giảm triệt để quyền tự quyết chính trị của họ. Điều này thể hiện rõ nhất ở Ý.
Lợi tức của các khoản nợ chính phủ của Ý đã đạt đến mức có thể được coi là không bền vững, với tình trạng mắc nợ cao của nước này và tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp. Ví dụ, lợi tức của trái phiếu 10 năm của Ý đã vượt vạch mốc 4%. Cơ cấu kỳ hạn của nợ của Ý cũng khá bất lợi. Ví dụ, vào cuối tháng 6, Ý chỉ phát hành 52% nhu cầu tài trợ bên ngoài vào năm 2022. Ngoài ra, 35% khoản nợ chưa thanh toán của Ý sẽ đến hạn vào năm 2024. Một nửa tổng số nợ của Ý sẽ đến hạn thanh toán trong vòng năm năm.
Nếu không có sự hỗ trợ tích cực cho từng quốc gia cụ thể từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), với Công cụ Bảo vệ Truyền dẫn mới được giới thiệu được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi, nợ của Ý là không bền vững với lợi tức hiện tại. Bất đồng giữa các quốc gia thành viên về tính khôn ngoan trong việc lấp đầy ECB bằng trái phiếu của Ý chắc chắn sẽ làm suy yếu chất keo gắn kết EU lại với nhau như trước đây.
Cuộc khủng hoảng năng lượng cũng đang gieo mầm xung đột nội tại nghiêm trọng. Chính trị ở EU đang trở nên có ít tính sẵn sàng tha thứ hơn khi khó khăn ngày càng gia tăng.
2) Các vấn đề bất đồng chồng chất
Cả Hungary và Cộng hòa Séc đều phản đối kế hoạch giới hạn giá trần khí đốt của Nga, hiện có vẻ như sẽ không được thực thi. Ủy ban châu Âu cũng đang có kế hoạch cắt giảm tài trợ cho chính phủ Hungary của Victor Orban. Điều này khó có thể khuyến khích Hungary ở lại liên minh.
Khả năng sụp đổ (điều có thể sẽ xảy ra) của nền kinh tế châu Âu sẽ gây ra một số tổn thất nặng nề cho các thể chế châu Âu hiện tại. Trong bài viết này, Tiến sĩ Peter Nyberg và tôi trình bày chi tiết lý do tại sao chúng tôi tin rằng chúng ta có thể chứng kiến một số sự tan rã của Liên minh châu Âu (EU), so với cách thức tổ chức được hình thành ban đầu của nó.
Điều này có thể xảy ra theo hai cách: Hoặc là Liên minh châu Âu tan rã hoàn toàn, hoặc nó biến thành một thứ gì đó không thể được nhận ra so với mục đích ban đầu của nó. Bài viết này tập trung vào một số yếu tố gây ra sự tan rã.
Hoạt động của EU, cho đến gần đây, được xây dựng dựa trên hai trụ cột chính trị mà giờ đây dường như đang đổ vỡ. Về cơ bản, sự tăng trưởng của Đức đã tạo ra khả năng tài trợ tài chính chung (thông qua nợ chi phí thấp, ngân sách EU và hệ thống thanh toán bù trừ của các ngân hàng trung ương) cho các nền kinh tế không thành công mà EU không cần buộc họ phải cam kết thực hiện những cải cách không thể chấp nhận được về mặt chính trị. Những phát triển toàn cầu có lợi đã tạo ra khả năng tập trung vào hội nhập kinh tế trong khi vẫn chứng kiến sự tiến triển chậm trong lĩnh vực hội nhập văn hóa, xã hội và chính sách đối ngoại vốn gây tranh cãi hơn nhiều.
Sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, cùng với các chính sách của EU, hiện đang đe dọa đến ngành công nghiệp và mức sống ở các nước thành viên EU, làm giảm phạm vi hỗ trợ kinh tế chung, và buộc các nước thành viên phải nhanh chóng đánh giá mức độ sẵn sàng của họ để có thể cắt giảm triệt để quyền tự quyết chính trị của họ. Điều này thể hiện rõ nhất ở Ý.
Lợi tức của các khoản nợ chính phủ của Ý đã đạt đến mức có thể được coi là không bền vững, với tình trạng mắc nợ cao của nước này và tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp. Ví dụ, lợi tức của trái phiếu 10 năm của Ý đã vượt vạch mốc 4%. Cơ cấu kỳ hạn của nợ của Ý cũng khá bất lợi. Ví dụ, vào cuối tháng 6, Ý chỉ phát hành 52% nhu cầu tài trợ bên ngoài vào năm 2022. Ngoài ra, 35% khoản nợ chưa thanh toán của Ý sẽ đến hạn vào năm 2024. Một nửa tổng số nợ của Ý sẽ đến hạn thanh toán trong vòng năm năm.
Nếu không có sự hỗ trợ tích cực cho từng quốc gia cụ thể từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), với Công cụ Bảo vệ Truyền dẫn mới được giới thiệu được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi, nợ của Ý là không bền vững với lợi tức hiện tại. Bất đồng giữa các quốc gia thành viên về tính khôn ngoan trong việc lấp đầy ECB bằng trái phiếu của Ý chắc chắn sẽ làm suy yếu chất keo gắn kết EU lại với nhau như trước đây.
Cuộc khủng hoảng năng lượng cũng đang gieo mầm xung đột nội tại nghiêm trọng. Chính trị ở EU đang trở nên có ít tính sẵn sàng tha thứ hơn khi khó khăn ngày càng gia tăng.
2) Các vấn đề bất đồng chồng chất
Cả Hungary và Cộng hòa Séc đều phản đối kế hoạch giới hạn giá trần khí đốt của Nga, hiện có vẻ như sẽ không được thực thi. Ủy ban châu Âu cũng đang có kế hoạch cắt giảm tài trợ cho chính phủ Hungary của Victor Orban. Điều này khó có thể khuyến khích Hungary ở lại liên minh.
Một cách tổng quát hơn, vì việc tài trợ được thực hiện một cách có điều kiện đối với các quốc gia đáp ứng thử thách tuân thủ “các giá trị châu Âu”, người ta có thể mong đợi danh sách các yêu cầu mang tính chính trị về cơ bản như vậy sẽ tăng lên khi điều kiện kinh tế xấu đi và nhu cầu về các chính sách thống nhất ngày càng tăng.
Ví dụ, Ba Lan đã chán ngấy với những yêu cầu bổ sung liên tục từ EU, như yêu cầu rút lui những thay đổi mà Chính phủ Ba Lan đã lên kế hoạch cho hệ thống tư pháp, liên quan tới việc phân phối tiền từ Quỹ Phục hồi cho chính phủ của quốc gia này. Ông Krzysztof Sobolewski, Tổng thư ký của đảng cầm quyền, đã cảnh báo rằng nếu không có sự thay đổi rõ ràng trong hành động của Brussels, "Chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc lấy ra hết các khẩu pháo trong kho vũ khí của mình và nổ súng". Vì một số quyết định gây tranh cãi vẫn cần sự nhất trí, sẽ là không không ngoan khi xem nhẹ một mối đe dọa như vậy.
3) Các rạn nứt cũng đang xuất hiện liên quan đến các lệnh trừng phạt Nga.
Sự tiết chế về mặt này, theo nhu cầu tột cùng của Đức và đặc biệt là Ý, không được chấp nhận một cách dễ dàng (và thậm chí có thể thu hút các biện pháp trừng phạt nội bộ). Nga đương nhiên sử dụng những khác biệt hiện có để làm giảm sự gắn kết của EU. Các báo cáo cho biết Nga đang chuẩn bị chuyến hàng đầu tiên từ nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng mới của mình tới Hy Lạp. Hungary, như là một nước đứng ngoài cuộc trừng phạt, đang mua thêm khí đốt từ Nga theo thỏa thuận mới của họ. Sẽ rất thú vị khi xem nước Đức có thể chọn làm gì nếu tác động của tình trạng khan hiếm năng lượng đối với nền kinh tế và dân số của nước này lớn như một số báo cáo cho thấy.
Bên cạnh vấn đề tài chính, Ý cũng đang lâm vào tình trạng khó khăn về vấn đề khí đốt. Mặc dù Ý đã có thể cắt giảm nhập khẩu khí đốt của Nga từ khoảng 40% xuống còn 15–20%, nhưng thực tế là Ý không thể cắt giảm thêm nữa. Có những điểm tắc nghẽn nghiêm trọng quyết định lượng khí đốt có thể được chuyển từ vùng phía nam sang phía bắc nước Ý. Về cơ bản, chỉ có một nguồn cung cấp khí đốt đầy đủ của Nga mới có thể tiếp tục giữ nền kinh tế tiếp tục vận hành ở phía bắc nước Ý, cũng là trung tâm công nghiệp của nước này.
Trên thực tế, điều này có nghĩa là Tổng thống Vladimir Putin có khả năng đẩy Italy vào một cuộc suy thoái sâu và tạo ra một trường hợp khủng hoảng kinh tế khác ở EU. Lần này, Đức có thể không đảm bảo được nguồn tài chính cần thiết để cứu các công ty Ý và các ngân hàng của quốc gia này. Nếu vậy, một cuộc khủng hoảng nợ khác có thể bùng phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Câu hỏi đặt ra là, liệu chính phủ mới của Ý sẽ chỉ ngồi và chờ đợi điều này xảy ra, hay có thể sẽ khăng khăng yêu cầu EU hoặc chính bản thân Ý tiến hành đàm phán một thỏa thuận với Nga?
4) Vậy, EU sẽ phản ứng như thế nào trước những mối đe dọa này?
Chúng tôi giả định rằng tại một thời điểm nào đó, Ủy ban châu Âu được khuyến khích đề xuất Quỹ Phục hồi 2.0, quỹ này sẽ cần lớn hơn đáng kể so với quỹ trước đó (khoảng 800 tỷ EUR). Quỹ sẽ cung cấp tài chính cho các quốc gia để đối phó với giá năng lượng tăng cao cũng như giúp thị trường trái phiếu của Ý và các nước khác giữ được niềm tin của thị trường. ECB thậm chí có thể bị buộc phải bắt đầu lại nới lỏng định lượng trong khi tăng lãi suất. Thật vậy, điều này có thể đã xảy ra rồi, vì bảng cân đối kế toán của ECB đã tăng khoảng 13 tỷ EUR kể từ giữa tháng 8.
Ủy ban này có khả năng cố gắng thu thập thêm quyền lực cho chính mình thông qua các yêu cầu về cơ bản không hợp hiến, giống như biện pháp “cắt giảm nhu cầu bắt buộc” ngớ ngẩn đối với tiêu thụ điện. Ủy ban không có quyền, về mặt pháp lý hay theo các cách khác, để quy định một hành động như vậy từ các quốc gia thành viên, mặc dù việc giảm nhu cầu tự nó là một chính sách hợp lý tại thời điểm này và có thể là đối tượng của một đề xuất từ ủy ban.
Câu hỏi vẫn còn là, liệu tất cả các quốc gia thành viên có hợp tác trong vấn đề này và các vấn đề sắp tới không? Chúng ta không chắc chắn về điều đó.
Ví dụ, Ba Lan đã chán ngấy với những yêu cầu bổ sung liên tục từ EU, như yêu cầu rút lui những thay đổi mà Chính phủ Ba Lan đã lên kế hoạch cho hệ thống tư pháp, liên quan tới việc phân phối tiền từ Quỹ Phục hồi cho chính phủ của quốc gia này. Ông Krzysztof Sobolewski, Tổng thư ký của đảng cầm quyền, đã cảnh báo rằng nếu không có sự thay đổi rõ ràng trong hành động của Brussels, "Chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc lấy ra hết các khẩu pháo trong kho vũ khí của mình và nổ súng". Vì một số quyết định gây tranh cãi vẫn cần sự nhất trí, sẽ là không không ngoan khi xem nhẹ một mối đe dọa như vậy.
3) Các rạn nứt cũng đang xuất hiện liên quan đến các lệnh trừng phạt Nga.
Sự tiết chế về mặt này, theo nhu cầu tột cùng của Đức và đặc biệt là Ý, không được chấp nhận một cách dễ dàng (và thậm chí có thể thu hút các biện pháp trừng phạt nội bộ). Nga đương nhiên sử dụng những khác biệt hiện có để làm giảm sự gắn kết của EU. Các báo cáo cho biết Nga đang chuẩn bị chuyến hàng đầu tiên từ nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng mới của mình tới Hy Lạp. Hungary, như là một nước đứng ngoài cuộc trừng phạt, đang mua thêm khí đốt từ Nga theo thỏa thuận mới của họ. Sẽ rất thú vị khi xem nước Đức có thể chọn làm gì nếu tác động của tình trạng khan hiếm năng lượng đối với nền kinh tế và dân số của nước này lớn như một số báo cáo cho thấy.
Bên cạnh vấn đề tài chính, Ý cũng đang lâm vào tình trạng khó khăn về vấn đề khí đốt. Mặc dù Ý đã có thể cắt giảm nhập khẩu khí đốt của Nga từ khoảng 40% xuống còn 15–20%, nhưng thực tế là Ý không thể cắt giảm thêm nữa. Có những điểm tắc nghẽn nghiêm trọng quyết định lượng khí đốt có thể được chuyển từ vùng phía nam sang phía bắc nước Ý. Về cơ bản, chỉ có một nguồn cung cấp khí đốt đầy đủ của Nga mới có thể tiếp tục giữ nền kinh tế tiếp tục vận hành ở phía bắc nước Ý, cũng là trung tâm công nghiệp của nước này.
Trên thực tế, điều này có nghĩa là Tổng thống Vladimir Putin có khả năng đẩy Italy vào một cuộc suy thoái sâu và tạo ra một trường hợp khủng hoảng kinh tế khác ở EU. Lần này, Đức có thể không đảm bảo được nguồn tài chính cần thiết để cứu các công ty Ý và các ngân hàng của quốc gia này. Nếu vậy, một cuộc khủng hoảng nợ khác có thể bùng phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Câu hỏi đặt ra là, liệu chính phủ mới của Ý sẽ chỉ ngồi và chờ đợi điều này xảy ra, hay có thể sẽ khăng khăng yêu cầu EU hoặc chính bản thân Ý tiến hành đàm phán một thỏa thuận với Nga?
4) Vậy, EU sẽ phản ứng như thế nào trước những mối đe dọa này?
Chúng tôi giả định rằng tại một thời điểm nào đó, Ủy ban châu Âu được khuyến khích đề xuất Quỹ Phục hồi 2.0, quỹ này sẽ cần lớn hơn đáng kể so với quỹ trước đó (khoảng 800 tỷ EUR). Quỹ sẽ cung cấp tài chính cho các quốc gia để đối phó với giá năng lượng tăng cao cũng như giúp thị trường trái phiếu của Ý và các nước khác giữ được niềm tin của thị trường. ECB thậm chí có thể bị buộc phải bắt đầu lại nới lỏng định lượng trong khi tăng lãi suất. Thật vậy, điều này có thể đã xảy ra rồi, vì bảng cân đối kế toán của ECB đã tăng khoảng 13 tỷ EUR kể từ giữa tháng 8.
Ủy ban này có khả năng cố gắng thu thập thêm quyền lực cho chính mình thông qua các yêu cầu về cơ bản không hợp hiến, giống như biện pháp “cắt giảm nhu cầu bắt buộc” ngớ ngẩn đối với tiêu thụ điện. Ủy ban không có quyền, về mặt pháp lý hay theo các cách khác, để quy định một hành động như vậy từ các quốc gia thành viên, mặc dù việc giảm nhu cầu tự nó là một chính sách hợp lý tại thời điểm này và có thể là đối tượng của một đề xuất từ ủy ban.
Câu hỏi vẫn còn là, liệu tất cả các quốc gia thành viên có hợp tác trong vấn đề này và các vấn đề sắp tới không? Chúng ta không chắc chắn về điều đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét