Vấn đề người kế nhiệm Tập Cận Bình tại Hội nghị Trung ương 4
Hội nghị toàn thể Trung ương 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19 đã kết thúc hôm 31/10. Thông báo chính thức trên truyền thông của chính quyền Trung Quốc ngoài nhắc đến 2 Ủy viên Trung ương được bổ sung ra, không đề cập đến vấn đề người kế nhiệm ông Tập Cận Bình mà giới quan sát đang lan truyền. Truyền thông tại Anh nhận định, hiện tại không có ai thách thức địa vị của ông Tập Cận Bình, nhưng đồng thời thông báo về hội nghị này cũng cho thấy có nhiều việc không giải quyết được.Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình tại nghi thức diễu binh ngày 1/10 năm nay (Nguồn: Kevin Frayer / Getty Images)
Trong thông báo chính thức về Hội nghị Trung ương 4 khóa 19 của ĐCSTQ, thông tin liên quan đến vấn đề nhân sự chỉ là bổ sung thêm Ủy viên Trung ương theo thông lệ của ĐCSTQ: Bổ sung thêm Mã Chính Vũ – Tổng Giám đốc Công ty Rongtong Trung Quốc và Mã Vĩ Minh thuộc Đại học Công trình Hải quân làm Ủy viên Trung ương. Đây là lần đầu tiên Ủy viên Trung ương được bổ sung kể từ sau Đại hội 19 ĐCSTQ năm 2017.
Đại hội 19 ĐCSTQ bế mạc vào ngày 24/10/2017, khi đó đã bầu chọn được 204 Ủy viên Trung ương, 172 Ủy viên Trung ương dự khuyết.
Theo thông cáo của hội nghị, tham dự lần lần Hội nghị toàn thể lần này có 202 Ủy viên Trung ương, 169 Ủy viên Trung ương dự khuyết. Đồng thời, toàn thể hội nghị cũng sẽ xem xét và thông qua báo cáo điều tra của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương liên quan đến vấn đề cựu Chủ tịch Ủy ban Giám sát chứng khoán Lưu Sĩ Dư “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật”, xác nhận về việc Bộ Chính trị Trung ương trước đó đã đưa ra xử phạt lưu lại đảng quan sát 2 năm đối với Lưu Sĩ Dư.
Trong số 2 Ủy viên Trung ương không tham gia hội nghị lần này, ngoài Lưu Sĩ Dư, một người khác có lẽ là Trịnh Hiểu Tùng – cố Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Macau đã nhảy lầu tự tự ngày 20/10 năm ngoái. Còn về 3 Ủy viên Trung ương dự khuyết vắng mặt tại hội nghị lần này, hiện chưa rõ là ai.
Trước đó, Hội nghị Trung ương 4 liên tiếp trì hoãn trong thời gian dài, trước khi diễn ra hội nghị có tin đồn liên quan như ĐCSTQ đối mặt với nhiều nguy cơ như chiến tranh thương mại và phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông, các phe phái đấu đá kịch liệt, bao gồm cả việc ông Tập Cận Bình có thể bị chỉ trích tại hội nghị, 7 Thường ủy Bộ Chính trị tăng lên thành 9 người, còn có tin đồn nói, người kế nhiệm ông Tập Cận Bình có thể sẽ xuất hiện.
Hôm 31/10, Đài RFI có đăng bài viết với nhận định, trong những trường hợp đặc biệt, thỉnh thoảng có khi tình hình của hội nghị Bộ Chính trị ĐCSTQ được tiết lộ qua con đường không chính thức; nhưng đối với Hội nghị Trung ương 4 lần này, đến nay nguồn tin liên quan chủ yếu là tin đồn tập trung vấn đề liệu Tập Cận Bình có chỉ định người kế nhiệm hay không.
Lý do vấn đề người kế nhiệm luôn là tâm điểm
Bài viết chỉ ra, “Nhiều người thảo luận về vấn đề người kế nhiệm ĐCSTQ chứ không quan tâm đến ĐCSTQ, lý do vì bộ máy chính trị Trung Quốc bị chi phối bởi một cá nhân, người kế nhiệm là ai sẽ hé mở mức độ đen tối hoặc mức độ duy trì đen tối của Trung Quốc trong tương lai”.
Do tại “lưỡng hội” năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã bãi bỏ chế độ nhiệm kỳ Chủ tịch nước, trước đó tại Đại hội 19 ĐCSTQ vào năm 2017 cũng phá vỡ quy tắc chỉ định người kế nhiệm cách khóa (lãnh đạo đương nhiệm chỉ định người kế nhiệm lên cầm quyền sau nhiệm kỳ cầm quyền của người kế nhiệm ông ta), mở ra khả năng cho Tập Cận Bình tiếp tục cầm quyền dài hạn.
Nhưng thực tế, thế lực cầm quyền ĐCSTQ luôn lo ngại xảy ra vấn đề “cầm quyền trọn đời”, ví dụ như trước đây Mao Trạch Đông đã làm Chủ tịch nước cho đến khi qua đời. Vì dù sao thì không ai có thể sống được mãi, cho nên chỉ cần một ngày không có người kế nhiệm thì nội bộ ĐCSTQ sẽ rất bất an (vì chỉ cần lãnh đạo đương nhiệm bất ngờ qua đời là có thể xảy ra nội loạn vì tranh giành quyền lực).
Về những người có khả năng kế nhiệm
Trước Hội nghị Trung ương 4 bất ngờ lần lượt xuất hiện thông tin tổng cộng 4 người kế nhiệm Tập Cận Bình.
Trong đó, một nguồn tin từ Reuters dẫn lời quan chức ĐCSTQ tiết lộ một số quan chức ĐCSTQ có thể kế nhiệm Tập Cận Bình: Trần Mẫn Nhĩ (59 tuổi), Lý Cường – Bí thư Thành ủy Thượng Hải (60 tuổi), và Lý Hy – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông (63 tuổi).
Tờ Ming Pao Hồng Kông được cho là thân ĐCSTQ cũng chỉ ra rằng người kế nhiệm Tập Cận Bình có thể lộ diện tại Hội nghị Trung ương 4 , có lẽ là Trần Mẫn Nhĩ và Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa (56 tuổi).
Trần Mẫn Nhĩ được cho là người thân cận của ông Tập Cận Bình. Khi ông Tập phụ trách tỉnh Chiết Giang thì ông Trần giữ chức Trưởng ban Tuyên truyền của tỉnh Chiết Giang. Sau khi ông Tập lên cầm quyền ĐCSTQ thì con đường quan lộ của ông Trần cũng lên cao. Vào tháng 7/2017, ông Trần Mẫn Nhĩ được tiếp quản chức vụ của ông Tôn Chính Tài bị “ngã ngựa”, nhậm chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.
Còn ông Hồ Xuân Hoa là Bí thư thứ nhất của Trung ương Đoàn Thanh niên ĐCSTQ, Tỉnh trưởng tỉnh Hà Bắc, cũng từng cầm quyền tại Nội Mông và Quảng Đông, nhậm chức Phó thủ tướng vào “lưỡng hội” tháng Ba năm ngoái. Từng có tin đồn là người kế vị cách khóa được Hồ Cẩm Đào chỉ định.
Tại Đại hội 19 ĐCSTQ diễn ra vào tháng 10/2017, toàn bộ 7 Thường ủy Bộ Chính trị đều là những người sinh sau năm 1950, và không bao gồm người kế nhiệm tiềm năng tương đối trẻ; Trần Mẫn Nhĩ và Hồ Xuân Hoa từng có thời điểm được cho là có triển vọng cao được ngồi vào ghế Ban Thường vụ Bộ Chính trị nhưng cuối cùng đều không vào được.
Tờ Ming Pao cũng cho biết, những tin đồn về Hội nghị Trung ương 4 này còn bao gồm vấn đề nhân sự Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ sẽ tăng từ 7 lên thành 9 người, theo đó, hai người có thể trở thành người kế nhiệm ông Tập Cận Bình sẽ trở thành Ủy viên mới trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, thông cáo chính thức của Hội nghị Trung ương 4 không hề nhắc đến vấn đề nhân sự như các tin đồn trước đó.
Ngày 01/11, Đài BBC đưa tin, dẫn lời của nhà bình luận Hồng Kông Lưu Nhuệ Thiệu chỉ ra, dù ông Trần Mẫn Nhĩ và Hồ Xuân Hoa lần này có vào Ban Thường vụ, cũng không đại diện cho việc họ chính là người kế nhiệm trong tương lai.
Lưu Nhuệ Thiệu nói, “Mặc dù có bố trí nhân sự vào Ban Thường vụ, nhưng có chắc rằng sau Đại hội 20 của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình sẽ dần rút lui và giao lại quyền lực?”
Ông nói: “Nhiều lắm thì cũng chỉ là người kế nhiệm ông Lý Khắc Cường, là ứng cử viên cho chức Thủ tướng trong tương lai. Đầu năm ngoái, ông Tập Cận Bình mới hủy bỏ giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, ông ấy làm một cách công phu như vậy, để rồi Hội nghị Trung ương 4 lại xuất hiện người kế nhiệm?”
Ông Lưu Nhuệ Thiệu cho rằng, hiện tại không có người nào có thể thách thức địa vị của ông Tập Cận Bình, nhưng ông ấy vì muốn tiếp tục củng cố quyền lực, nên cần “tạo ra cơ hội để tập trung sức mạnh”.
Hội nghị Trung ương 4 kết thúc nhưng còn nhiều vấn đề không giải quyết được
Một phương diện khác, trong thông cáo Hội nghị Trung ương 4 lần này, điều quan trọng nhất vẫn là nhấn mạnh “cần kiên trì đảng lãnh đạo tất cả: chính phủ, quân đội, nhân dân, học sinh sinh viên, đông tây nam bắc”, nói rằng “kiên quyết duy hộ quyền uy của Trung ương Đảng”, “đặt sự lãnh đạo của đảng vào quản trị quốc gia trong mọi lĩnh vực mọi phương diện”, yêu cầu quản lý tất cả công tác và hoạt động quốc gia đều chiểu theo cái gọi là “chế độ Chủ nghĩa Xã hội Đặc sắc Trung Quốc”.
Lưu Nhuệ Thiệu nói, hiện đại hóa năng lực quản trị thực ra là dùng các thủ đoạn kinh tế, chính trị, giám sát để đảm bảo cho sự chấp chính của ĐCSTQ.
Ông cho rằng, thông cáo của Hội nghị Trung ương 4 cho thấy ĐCSTQ trong thời gian tới sẽ ra sức “tăng cường chuyên chính”. Do chiến tranh thương mại và những tệ nạn kéo dài lâu năm, kinh tế Trung Quốc hiện nay đang đối mặt với khó khăn to lớn, do đó kinh tế sẽ mở cửa và cải cách, nhưng về chính trị thì sẽ thắt chặt thêm bước nữa, lợi dụng nhận dạng khuôn mặt và hệ thống tín nhiệm xã hội để giám sát người dân.
Tuy nhiên, một học giả Trung Quốc nói với BBC rằng, thông cáo của Hội nghị Trung ương 4 cũng là tăng cường sự lãnh đạo của đảng – đảng lãnh đạo tất cả. Các biện pháp về kinh tế, cơ bản là không nói – về cơ bản là nói về xây dựng đảng và dùng đảng cai trị đất nước. Còn phàm xuất hiện tình huống này, thông thường thì đều là có rất nhiều việc không không giải quyết được, không cân bằng được.
Tuyết Mai
(Trí thức VN)
Bài viết chỉ ra, “Nhiều người thảo luận về vấn đề người kế nhiệm ĐCSTQ chứ không quan tâm đến ĐCSTQ, lý do vì bộ máy chính trị Trung Quốc bị chi phối bởi một cá nhân, người kế nhiệm là ai sẽ hé mở mức độ đen tối hoặc mức độ duy trì đen tối của Trung Quốc trong tương lai”.
Do tại “lưỡng hội” năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã bãi bỏ chế độ nhiệm kỳ Chủ tịch nước, trước đó tại Đại hội 19 ĐCSTQ vào năm 2017 cũng phá vỡ quy tắc chỉ định người kế nhiệm cách khóa (lãnh đạo đương nhiệm chỉ định người kế nhiệm lên cầm quyền sau nhiệm kỳ cầm quyền của người kế nhiệm ông ta), mở ra khả năng cho Tập Cận Bình tiếp tục cầm quyền dài hạn.
Nhưng thực tế, thế lực cầm quyền ĐCSTQ luôn lo ngại xảy ra vấn đề “cầm quyền trọn đời”, ví dụ như trước đây Mao Trạch Đông đã làm Chủ tịch nước cho đến khi qua đời. Vì dù sao thì không ai có thể sống được mãi, cho nên chỉ cần một ngày không có người kế nhiệm thì nội bộ ĐCSTQ sẽ rất bất an (vì chỉ cần lãnh đạo đương nhiệm bất ngờ qua đời là có thể xảy ra nội loạn vì tranh giành quyền lực).
Về những người có khả năng kế nhiệm
Trước Hội nghị Trung ương 4 bất ngờ lần lượt xuất hiện thông tin tổng cộng 4 người kế nhiệm Tập Cận Bình.
Trong đó, một nguồn tin từ Reuters dẫn lời quan chức ĐCSTQ tiết lộ một số quan chức ĐCSTQ có thể kế nhiệm Tập Cận Bình: Trần Mẫn Nhĩ (59 tuổi), Lý Cường – Bí thư Thành ủy Thượng Hải (60 tuổi), và Lý Hy – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông (63 tuổi).
Tờ Ming Pao Hồng Kông được cho là thân ĐCSTQ cũng chỉ ra rằng người kế nhiệm Tập Cận Bình có thể lộ diện tại Hội nghị Trung ương 4 , có lẽ là Trần Mẫn Nhĩ và Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa (56 tuổi).
Trần Mẫn Nhĩ được cho là người thân cận của ông Tập Cận Bình. Khi ông Tập phụ trách tỉnh Chiết Giang thì ông Trần giữ chức Trưởng ban Tuyên truyền của tỉnh Chiết Giang. Sau khi ông Tập lên cầm quyền ĐCSTQ thì con đường quan lộ của ông Trần cũng lên cao. Vào tháng 7/2017, ông Trần Mẫn Nhĩ được tiếp quản chức vụ của ông Tôn Chính Tài bị “ngã ngựa”, nhậm chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.
Còn ông Hồ Xuân Hoa là Bí thư thứ nhất của Trung ương Đoàn Thanh niên ĐCSTQ, Tỉnh trưởng tỉnh Hà Bắc, cũng từng cầm quyền tại Nội Mông và Quảng Đông, nhậm chức Phó thủ tướng vào “lưỡng hội” tháng Ba năm ngoái. Từng có tin đồn là người kế vị cách khóa được Hồ Cẩm Đào chỉ định.
Tại Đại hội 19 ĐCSTQ diễn ra vào tháng 10/2017, toàn bộ 7 Thường ủy Bộ Chính trị đều là những người sinh sau năm 1950, và không bao gồm người kế nhiệm tiềm năng tương đối trẻ; Trần Mẫn Nhĩ và Hồ Xuân Hoa từng có thời điểm được cho là có triển vọng cao được ngồi vào ghế Ban Thường vụ Bộ Chính trị nhưng cuối cùng đều không vào được.
Tờ Ming Pao cũng cho biết, những tin đồn về Hội nghị Trung ương 4 này còn bao gồm vấn đề nhân sự Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ sẽ tăng từ 7 lên thành 9 người, theo đó, hai người có thể trở thành người kế nhiệm ông Tập Cận Bình sẽ trở thành Ủy viên mới trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, thông cáo chính thức của Hội nghị Trung ương 4 không hề nhắc đến vấn đề nhân sự như các tin đồn trước đó.
Ngày 01/11, Đài BBC đưa tin, dẫn lời của nhà bình luận Hồng Kông Lưu Nhuệ Thiệu chỉ ra, dù ông Trần Mẫn Nhĩ và Hồ Xuân Hoa lần này có vào Ban Thường vụ, cũng không đại diện cho việc họ chính là người kế nhiệm trong tương lai.
Lưu Nhuệ Thiệu nói, “Mặc dù có bố trí nhân sự vào Ban Thường vụ, nhưng có chắc rằng sau Đại hội 20 của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình sẽ dần rút lui và giao lại quyền lực?”
Ông nói: “Nhiều lắm thì cũng chỉ là người kế nhiệm ông Lý Khắc Cường, là ứng cử viên cho chức Thủ tướng trong tương lai. Đầu năm ngoái, ông Tập Cận Bình mới hủy bỏ giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, ông ấy làm một cách công phu như vậy, để rồi Hội nghị Trung ương 4 lại xuất hiện người kế nhiệm?”
Ông Lưu Nhuệ Thiệu cho rằng, hiện tại không có người nào có thể thách thức địa vị của ông Tập Cận Bình, nhưng ông ấy vì muốn tiếp tục củng cố quyền lực, nên cần “tạo ra cơ hội để tập trung sức mạnh”.
Hội nghị Trung ương 4 kết thúc nhưng còn nhiều vấn đề không giải quyết được
Một phương diện khác, trong thông cáo Hội nghị Trung ương 4 lần này, điều quan trọng nhất vẫn là nhấn mạnh “cần kiên trì đảng lãnh đạo tất cả: chính phủ, quân đội, nhân dân, học sinh sinh viên, đông tây nam bắc”, nói rằng “kiên quyết duy hộ quyền uy của Trung ương Đảng”, “đặt sự lãnh đạo của đảng vào quản trị quốc gia trong mọi lĩnh vực mọi phương diện”, yêu cầu quản lý tất cả công tác và hoạt động quốc gia đều chiểu theo cái gọi là “chế độ Chủ nghĩa Xã hội Đặc sắc Trung Quốc”.
Lưu Nhuệ Thiệu nói, hiện đại hóa năng lực quản trị thực ra là dùng các thủ đoạn kinh tế, chính trị, giám sát để đảm bảo cho sự chấp chính của ĐCSTQ.
Ông cho rằng, thông cáo của Hội nghị Trung ương 4 cho thấy ĐCSTQ trong thời gian tới sẽ ra sức “tăng cường chuyên chính”. Do chiến tranh thương mại và những tệ nạn kéo dài lâu năm, kinh tế Trung Quốc hiện nay đang đối mặt với khó khăn to lớn, do đó kinh tế sẽ mở cửa và cải cách, nhưng về chính trị thì sẽ thắt chặt thêm bước nữa, lợi dụng nhận dạng khuôn mặt và hệ thống tín nhiệm xã hội để giám sát người dân.
Tuy nhiên, một học giả Trung Quốc nói với BBC rằng, thông cáo của Hội nghị Trung ương 4 cũng là tăng cường sự lãnh đạo của đảng – đảng lãnh đạo tất cả. Các biện pháp về kinh tế, cơ bản là không nói – về cơ bản là nói về xây dựng đảng và dùng đảng cai trị đất nước. Còn phàm xuất hiện tình huống này, thông thường thì đều là có rất nhiều việc không không giải quyết được, không cân bằng được.
Tuyết Mai
(Trí thức VN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét