Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

DÂN CHỦ ĐẾN TỪ ĐÂU ?

DÂN CHỦ ĐẾN TỪ ĐÂU ? 
FB Dương Hoài Linh - Trong cuộc chiến này nhân dân của nước nào chấp nhận hy sinh, đấu tranh bền bỉ với chính quyền để thiết lập nên một bản hiến pháp (khế ước xã hội) công bằng trong đó đặt tổ quốc cao nhất thì nhân dân nước đó sớm hưởng quả ngọt do mình làm ra. Còn nhân dân nước nào thụ động ngồi yên thì một cá nhân, gia đinh, đảng phái sẽ tranh thủ chiếm lấy quyền lực để có một cuộc sống giàu sang, sau đó bán nước và diệt chủng. Đời cha hy sinh , đời con thụ hưởng. Đời cha từ chối đấu tranh thì đời con cũng sẽ noi gưong.
Hàn Quốc từ 1948-1987 : trải qua gần 40 năm đấu tranh bền bỉ duy nhất một mục tiêu là hiến pháp, dù Cộng sản Bắc Triều Tiên bị chặn lại bên kia giới tuyến nhưng cũng phải có biết bao thảm sát như thảm sát Jeju và biết bao nhiêu máu đã đổ ra mới ca khúc khải hoàn và có được dân chủ vào năm 1987, sau miền Nam đến 20 năm.

Chính quyền Anh chiếm đóng Hong Kong từ năm 1841. Từ khi đó cho đến khi trao trả Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997, thực ra chính quyền thuộc địa Anh không hề tạo điều kiện cho người dân Hong Kong được dân chủ hoàn toàn (tức là được trực tiếp tự bầu ra người lãnh đạo khu vực, tự làm luật quản lý xã hội mình).

Phần đông người dân Hong Kong thời thuộc địa đến từ các tỉnh khác của Trung Hoa đại lục. Họ không xem mình là người Hong Kong. Họ đơn giản xem Hong Kong là chỗ lánh nạn tạm thời, hay chỗ để làm ăn, kiếm tiền trước khi về quê hay đi nơi khác.

Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1960, cả chính phủ Anh và chính phủ Trung Quốc cộng sản bắt đầu thắt chặt biên giới, ngăn chặn nhập cư qua lại giữa Hong Kong và đại lục. Cùng thời điểm, những người dân có gốc Trung Hoa đại lục sinh sống tại Hong Kong bắt đầu đoàn kết hơn để đấu tranh đòi quyền lợi từ chính quyền thuộc địa Anh.

Giới hoạt động dân chủ Hong Kong thế hệ những năm 1980 xem trách nhiệm của họ là giúp dân chủ hóa cả Trung Hoa lục địa, chứ không chỉ dân chủ hóa Hong Kong. Yêu nước Trung Quốc tức là phải làm cho cả nước Trung Quốc được dân chủ.

Indonesia và Malaysia đều là những quốc gia Hồi Giáo với những xung đột sắc tộc đẫm máu. Họ thoát ra được sư cai trị của chế độ độc tài (Suharto- Indo) và xung đột sắc tộc ( Malaysia) là nhờ biết đấu tranh để hình thành nên một bản hiến pháp có thể dung hòa được mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân, đảng phái và sắc tộc. Từ một bản hiến pháp dân chủ hai đất nước này cùng với Singapore đang trở thành những quốc gia phát triển ổn đinh.

Việt Nam Cộng hòa sau 1954 đã chỉ phải trải qua 8 năm độc tài và 4 năm giao thời, chuyển tiếp của một chính phủ quân đội. So với các nước Đông Nam Á, Miền Nam Việt Nam vượt trội hơn về sự thuận lợi trong chính trị. Nếu không do ảnh hưởng của chính sách cai trị sai lầm của nền quân chủ mạo danh cộng hòa thời kỳ đầu và việc cướp chính quyền của một nền quân chủ lập hiến khiến dân nông thôn miền Nam ngả về phía tuyên truyền của cộng sản thì lịch sử miền Nam đã đi theo một hướng khác.

Có lẻ hiện tại giờ đây GDP của miền Nam đã gấp hơn 20 lần của miền Bắc.

Lược khảo sơ qua để thấy rằng cuộc chiến ở các nước Đông Nam Á và châu Á không phải là cuộc chiến giữa cộng sản và không cộng sản mà là cuộc chiến giữa độc tài và dân chủ.

Trong cuộc chiến này nhân dân của nước nào chấp nhận hy sinh, đấu tranh bền bỉ với chính quyền để thiết lập nên một bản hiến pháp (khế ước xã hội) công bằng trong đó đặt tổ quốc cao nhất thì nhân dân nước đó sớm hưởng quả ngọt do mình làm ra. Còn nhân dân nước nào thụ động ngồi yên thì một cá nhân, gia đinh, đảng phái sẽ tranh thủ chiếm lấy quyền lực để có một cuộc sống giàu sang, sau đó bán nước và diệt chủng.

Đời cha hy sinh , đời con thụ hưởng. Đời cha từ chối đấu tranh thì đời con cũng sẽ noi gưong.

Dương Hoài Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét