“Sức mạnh” TQ nhìn từ cái nồi cơm điện
Wall Street Journal (3-8-2016) có một bài rất hay khi đặt vấn đề ở góc nhìn ít được để ý: nồi cơm điện trở thành một phép thử cho việc điều chỉnh nền kinh tế Trung Quốc. Từ góc quan sát đó, có thể bổ sung nhiều điều. Nền kinh tế thứ hai thế giới này, với làn sóng đầu tư toàn cầu trị giá hàng tỉ đôla, với sự bùng nổ cơn lốc đi du lịch khắp thế giới, với sự “lớn mạnh” của quân sự…, lại cùng lúc tồn tại nhiều nghịch lý.
Trung Quốc đang giàu lên. Dân Trung Quốc du lịch ngày càng nhiều và xài tiền vung vít. Tuy nhiên, nhìn lại, kỹ hơn, sẽ thấy một trớ trêu khác. Kinh tế Trung Quốc không thỏa mãn được người tiêu dùng. Nguyên nhân: sản phẩm không được bán “kèm” với niềm tin!
Nồi cơm điện, sản phẩm gia dụng mà Toshiba cho ra mắt từ năm 1955, là một trong những mặt hàng mà khách Trung Quốc xách về nhiều nhất khi họ du lịch sang Nhật! Ở một nước vẫn chưa có công ty nào lọt vào top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới do Forbes bình chọn thì việc người tiêu dùng nghi ngờ sản phẩm nội địa là có thể hiểu được. Nồi cơm điện nội địa, khoảng 20 USD (so với 500-1.000 USD hàng Nhật mua tại Nhật), dĩ nhiên, cũng nấu được cơm. Tuy nhiên, lâu lâu nó xẹt xẹt, và thỉnh thoảng, nó bốc cháy. “Tại Trung Quốc, hầu hết loại nồi cơm điện được dùng là kỹ thuật trước thập niên 1980” – theo giáo sư Yoshiko Nakano thuộc Đại học Hong Kong.
Cơn sốt mua hàng tiêu dùng sinh hoạt của du khách Trung Quốc bùng nổ đến mức phi trường Narita (Tokyo) phải dựng bảng thông báo yêu cầu xếp hàng trật tự tại các cửa hàng miễn thuế. Năm 2015, các chuyến bay về Trung Quốc từ Tokyo phải bị hoãn vì chờ khách mua hàng! Chi tiêu du lịch của người Trung Quốc năm 2015 lên đến 215 tỷ USD, hơn cả ngân sách quốc phòng! Họ mua đủ thứ, từ kem dưỡng da, sữa, tã em bé, đến thậm chí bồn cầu. Một thăm dò của Nielsen Holdings PLC vào tháng 7-2016 cho biết có đến 67% người Trung Quốc trả lời rằng thương hiệu nước ngoài tốt hơn thương hiệu nội địa.
“Vấn đề” nồi cơm điện tại Trung Quốc trở nên nóng đến mức, năm 2015, đài truyền hình nhà nước thực hiện một chuyên đề bốn kỳ, so sánh các model của Nhật với hàng nội địa, để chứng minh rằng sản phẩm nội địa “không kém hơn hàng nhập khẩu”. Hàng nội địa có thể không kém hơn. Vì, như trường hợp hãng Midea (chiếm 43% doanh số nồi cơm điện thị trường Trung Quốc như họ công bố), đã thuê kỹ sư Hàn Quốc và gửi công nhân đến “tham quan” các nhà máy Nhật. Dù vậy, các bản tin “nồi cơm xẹt lửa” vẫn xuất hiện đều đều. Nồi cơm điện nội địa trở nên nguy hiểm đến mức nó bị cấm dùng trong ký túc xá. Năm 2010, báo chí đăng tin có bốn trẻ em bị thiệt mạng bởi hỏa hoạn do một nồi cơm điện cháy mạch.
Câu chuyện nồi cơm điện cho thấy ý thức và ý chí sáng tạo đóng góp cho kinh tế là một vấn đề rất không nhỏ đối với Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc có thể sản xuất sản phẩm tốt hơn nhưng điều đó có nghĩa giá bán cao hơn và sức tiêu thụ kém hơn. Đa số người dân vẫn nghèo. Hàng bèo-giá rẻ vẫn là “công thức” sản xuất chủ yếu. Điều này lại dẫn tiếp đến một “nghịch cảnh” khác: sản phẩm Trung Quốc tiếp tục không tạo ra niềm tin đối với người tiêu dùng.
Nồi cơm điện, sản phẩm gia dụng mà Toshiba cho ra mắt từ năm 1955, là một trong những mặt hàng mà khách Trung Quốc xách về nhiều nhất khi họ du lịch sang Nhật! Ở một nước vẫn chưa có công ty nào lọt vào top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới do Forbes bình chọn thì việc người tiêu dùng nghi ngờ sản phẩm nội địa là có thể hiểu được. Nồi cơm điện nội địa, khoảng 20 USD (so với 500-1.000 USD hàng Nhật mua tại Nhật), dĩ nhiên, cũng nấu được cơm. Tuy nhiên, lâu lâu nó xẹt xẹt, và thỉnh thoảng, nó bốc cháy. “Tại Trung Quốc, hầu hết loại nồi cơm điện được dùng là kỹ thuật trước thập niên 1980” – theo giáo sư Yoshiko Nakano thuộc Đại học Hong Kong.
Cơn sốt mua hàng tiêu dùng sinh hoạt của du khách Trung Quốc bùng nổ đến mức phi trường Narita (Tokyo) phải dựng bảng thông báo yêu cầu xếp hàng trật tự tại các cửa hàng miễn thuế. Năm 2015, các chuyến bay về Trung Quốc từ Tokyo phải bị hoãn vì chờ khách mua hàng! Chi tiêu du lịch của người Trung Quốc năm 2015 lên đến 215 tỷ USD, hơn cả ngân sách quốc phòng! Họ mua đủ thứ, từ kem dưỡng da, sữa, tã em bé, đến thậm chí bồn cầu. Một thăm dò của Nielsen Holdings PLC vào tháng 7-2016 cho biết có đến 67% người Trung Quốc trả lời rằng thương hiệu nước ngoài tốt hơn thương hiệu nội địa.
“Vấn đề” nồi cơm điện tại Trung Quốc trở nên nóng đến mức, năm 2015, đài truyền hình nhà nước thực hiện một chuyên đề bốn kỳ, so sánh các model của Nhật với hàng nội địa, để chứng minh rằng sản phẩm nội địa “không kém hơn hàng nhập khẩu”. Hàng nội địa có thể không kém hơn. Vì, như trường hợp hãng Midea (chiếm 43% doanh số nồi cơm điện thị trường Trung Quốc như họ công bố), đã thuê kỹ sư Hàn Quốc và gửi công nhân đến “tham quan” các nhà máy Nhật. Dù vậy, các bản tin “nồi cơm xẹt lửa” vẫn xuất hiện đều đều. Nồi cơm điện nội địa trở nên nguy hiểm đến mức nó bị cấm dùng trong ký túc xá. Năm 2010, báo chí đăng tin có bốn trẻ em bị thiệt mạng bởi hỏa hoạn do một nồi cơm điện cháy mạch.
Câu chuyện nồi cơm điện cho thấy ý thức và ý chí sáng tạo đóng góp cho kinh tế là một vấn đề rất không nhỏ đối với Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc có thể sản xuất sản phẩm tốt hơn nhưng điều đó có nghĩa giá bán cao hơn và sức tiêu thụ kém hơn. Đa số người dân vẫn nghèo. Hàng bèo-giá rẻ vẫn là “công thức” sản xuất chủ yếu. Điều này lại dẫn tiếp đến một “nghịch cảnh” khác: sản phẩm Trung Quốc tiếp tục không tạo ra niềm tin đối với người tiêu dùng.
Trung Quốc cứ vậy lẩn quẩn trong mâu thuẫn mà chính nó tạo ra. Hậu quả lớn nhất là không mang lại sự phát triển sáng tạo và nghiên cứu nói chung. Kinh tế và xã hội Trung Quốc cứ thế sống trong chụp giật. Kiếm được vài xu lẻ còn hơn không. Có thể nói thêm rằng, nguyên nhân cốt lõi vẫn là chính sách và chủ trương: Trung Quốc vẫn bám vào mô hình kinh tế định hướng XHCN. Không có cạnh tranh sáng tạo đúng nghĩa, không tôn trọng nhân tài và chất xám, đất nước này vẫn quanh quẩn không lối thoát với những vấn đề nhỏ nhặt và linh tinh.
Nguồn Fb
Manh Kim
Nguồn Fb
Manh Kim
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét