Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Chiến tranh VN: Chỉ đau khổ, không có vinh quang

Chiến tranh Việt Nam dạy Mỹ nhiều bài học: Chỉ đau khổ, không có vinh quang
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cũng là một cựu binh từng tham chiến tại Việt Nam đã phát biểu trước vài trăm cựu binh khác có mặt: "Không có vinh quan trong chiến tranh, chỉ có toàn đau khổ".
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Ảnh: Reuters.
Hãng thông tấn Mỹ AP ngày 9/7 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter và các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày quân đội Mỹ bắt đầu cuộc chiến tại Việt Nam. Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner, lãnh đạo Thượng viện Mitch McConnell và các nghị sĩ khác đã tham dự buổi lễ.

Những công trình tiền tỷ mong manh – Lòng tin

Những công trình tiền tỷ mong manh – Nguyên nhân, giải pháp và lòng tin
Không khó khăn để tìm thấy hàng loạt những con đường, những cây cầu nói riêng và nhiều những công trình khác chung ở khắp các tỉnh thành Việt Nam có chất lượng không như mong đợi của người dân. Chỉ trong vòng 3 tháng vừa qua, báo chí trong nước đã lên tiếng phản ảnh 4 công trình xây dựng bị hư hại ngay sau khi vừa khánh thành. Trong đó có cả công trình chỉ mới xong và bàn giao 50% tiến độ thì đã có tình trạng xuống cấp. Các cơ quan chức năng và người dân có nhận định gì qua những công trình này.
Công trình tượng phật khổng lồ cao 15,2 m, nặng hàng trăm tấn tại chùa Sắc Thiên Vương, thôn Tô Xuyên, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ bất ngờ đổ sập hôm 7/7/2015. Courtesy photo

Sách Trung Quốc: lo từ online đến sách in

Sách Trung Quốc: lo từ online đến sách in
TT - Sách dịch từ sách Trung Quốc đang có một đời sống khá ồn ào tại VN. Khác với nhiều dòng sách khác, một lượng lớn sách từ Trung Quốc xuất phát từ thế giới mạng., Tốc độ dịch các truyện từ Trung Quốc đạt rất nhanh, các diễn đàn lại tăng tốc độ dịch bằng cách kêu gọi thành viên tham gia và chia nhau dịch theo kiểu một tập truyện trăm trang thì chia cho 5 - 7 thành viên mỗi người dịch một ít, sau khi dịch xong sẽ tập hợp lại. Cách này nhanh chóng cho ra một bản dịch với tốc độ nhanh nhất. Phía tác giả Trung Quốc vừa công bố nguyên tác thì chỉ vài chục giờ sau, nếu muốn, phía Việt Nam đã có bản dịch.
Sách dịch từ sách Trung Quốc chiếm lĩnh nhiều kệ tại 
một cửa hàng sách ở Q.1, TP.HCM - Ảnh: Quang Định
Tại một nhà sách ở TP.HCM, số lượng các sách dịch từ sách Trung Quốc chiếm 10% trong tổng số các sách. Với hệ thống phát hành lớn nhất Việt Nam là Fahasa, tỉ lệ sách từ Trung Quốc chỉ chiếm dưới 5%. Nhưng vấn đề sách Trung Quốc tại thị trường Việt Nam còn là câu chuyện phức tạp khác, khi con đường từ online đến sách in vốn ồn ào và ẩn chứa nhiều rủi ro.

Vài bệnh mãn tính của trí thức Việt

Vài bệnh mãn tính của trí thức Việt
Trong bối cảnh xã hội chuyển đổi, đầy biến động và rủi ro, giới trí thức thường là đội ngũ tiên phong dẫn dắt xã hội đổi mới và phát triển. Nhưng đáng tiếc, giới trí thức văn nghệ sĩ Việt đã bị “thui chột” sau những kinh nghiệm đau buồn như “cải cách ruộng đất” và “nhân văn gia phẩm”, nên đa số thường “trùm chăn”, không dám lên tiếng, vì sợ. Đây là cái sợ tiềm tàng đã đi vào tiềm thức ít nhất hai thế hệ, nên muốn thoát khỏi nó phải cam đảm để phản tỉnh.

Ngày nay, các bác sỹ thường khuyên chúng ta phải kiểm tra sức khỏe định kỳ nếu không muốn bị đột tử (vì tim mạch) hay mắc các bệnh nan y (như ung thư). Trong “thế giới phẳng”, Tom Friedman cũng khuyên các doanh nghiệp phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nếu muốn tồn tại và phát triển. Không biết giới trí thức Việt có kiểm tra sức khỏe và khám bệnh thường xuyên không, và có thừa nhận bệnh tật của mình không?

22 câu nói về lý tưởng và con người nước Mỹ

22 câu nói về lý tưởng và con người nước Mỹ
Hãy lắng nghe và suy ngẫm người MỸ nói
Khi chúng ta ăn mừng Ngày Độc Lập của nước Mỹ, chúng ta nhớ lại những giá trị đặc trưng đã góp phần dựng lên bản chất đặc biệt của chúng ta, những người Mỹ. Lá cờ hoa của chúng ta có ý nghĩa gì? Sau đây là 22 câu nói trong vô vàn câu nói diễn tả cho thế giới biết những giá trị của Mỹ và vì sao nước Mỹ là một đất nước phi thường.
1. ”Chúng ta là một quốc gia của những nhà sáng lập. Và chúng ta vẫn là những nhà sáng lập. Chúng ta vẫn có thể giữ lấy cái tên đó và coi nó như một danh dự nếu chúng ta ngừng sáng chế sau cái sáng chế đầu tiên, tự do nhân loại.” – Mark Twain

“Ném đá cho vui”

Mình rất tán thành đoạn này: "Chừng nào nhà trường chưa bớt đi những bài học hô hào tính chiến đấu và lòng căm thù mà dạy trẻ con nhiều hơn cái đẹp trong tâm hồn, sự nhạy cảm, lòng nhân hậu và những giá trị nhân bản; chừng nào người lớn (nhất là cha mẹ và thầy cô giáo) chưa thôi ứng xử vô tâm, chưa biết dạy trẻ cách hành xử trắc ẩn, cảm thông, tế nhị và tôn trọng người khác bằng chính tấm gương của họ, chừng đó xã hội còn nhiều kẻ “ném đá cho vui”. Nhưng đoạn đó chưa đủ, cần phải nói thêm: Chừng nào còn cai trị xã hội bằng bạo lực chứ không phải bằng thuyết phục và tình thương, chừng nào tầng lớp thống trị còn nhất quyết chỉ có họ đúng, người khác nhất nhất phải tuân theo, thì sẽ còn nhiều kẻ “ném đá cho vui”.
“Ném đá cho vui”
Mấy ngày nay đọc báo thấy nhiều vụ người đi xe buýt bị trẻ con, người bên đường ném đá, có người bị thương, có đứa trẻ bất ngờ bị mảnh kính vỡ văng trúng mắt đau đớn không biết tại sao. Người ta đau lòng, phẫn uất, đề nghị những hình phạt nặng, đề nghị giáo dục lại thanh thiếu niên...
Còn những người, những đứa trẻ bị bắt vì ném đá có câu trả lời khiến người ta ngẩn ngơ, là “ném đá cho vui” vậy thôi. Ném đá làm đau người mà có gì vui?

Trung Quốc: Khi đảng cộng sản bị thị trường quật ngược

Giải Phẫu Bong Bóng Trung Quốc: Khi đảng cộng sản bị thị trường quật ngược
Trái bóng cổ phiếu tại Trung Quốc đã bể khi các thị trường chứng khoán đều tuột giá dù nhiều cơ quan hữu trách Bắc Kinh đều tìm cách can thiệp trực tiếp hay gián tiếp để ổn định và nâng giá. Tức là sau khi trái bóng thị trường địa ốc đã xì, nay đến lượt trái bóng của thị trường cổ phiếu. Vì vậy, Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do là “Vì sao kinh tế Trung Quốc hay có hiện tương bong bóng như vậy”?
* Bong bóng thị trường cổ phiếu (minh họa) RFA files* 
Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Sau khi cắt lãi suất và hạ mức dự trữ pháp định của ngân hàng hồi cuối Tháng Sáu để bơm tiền vào thị trường chứng khoán, giới chức tài chính Bắc Kinh vẫn không hãm được đà giảm giá cổ phiếu nên tuần qua họ tung ra nhiều biện pháp khác. Kỳ trước ông có phân tích điều ông gọi là “Thị trường chứng khoán với màu sắc Trung Quốc” và tiên báo rằng nạn bán tháo sẽ xảy ra. Quả nhiên là vài hôm sau, các thị trường đều sụt giá và gây hốt hoảng cho giới đầu tư. Giữa những dao động bất thường đó, xin đề nghị ông giải thích tiếp là vì sao kinh tế Trung Quốc hay gặp hiện tượng bong bóng như vậy, và hậu quả sẽ là gì?

"Bắc Kinh là kẻ xâm lược ở Biển Đông, Hà Nội không"

Chuyên gia Mỹ : Bắc Kinh là kẻ xâm lược ở Biển Đông, Hà Nội không
Báo Want China Times của Đài Loan hôm nay, 10/07/2015, dẫn nghiên cứu của một học giả thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS, có trụ sở tại Washington, theo đó, chính Trung Quốc mới là "kẻ xâm lược thực sự" tại Biển Đông, chứ không phải Việt Nam, như cáo buộc trước đó của học giả Greg Austin trên báo The Diplomat.
Phi đạo đang xây trên Đá Chữ Thập theo ảnh vệ tinh đăng trên trang web của CSIS

Màn trình diễn hoàn hảo của Tổng Bí thư

Màn trình diễn hoàn hảo của Tổng Bí thư
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ từ 6 đến 10/7/2015. Tuy không phải là quốc khách nhưng ông Trọng đã được tiếp đón trọng thị và đã gặp gỡ Tổng thống Barack Obama tại phòng Bầu Dục Nhà Trắng ở Washington DC. Chuyến đi chưa từng có của một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến thủ đô Hoa Kỳ được đánh giá như thế nào là chủ đề tạp chí Đọc báo trên mạng tuần này.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ báo chí sau cuộc hội đàm ở Tòa Bạch Ốc hôm 7/7/2015.

Chờ Cơn Bão Đến ? Làm gì có !!!

Chờ Cơn Bão Đến ?
Alan Phan - Vì tính chất quan trọng của mọi thay đổi, rất nhiều thân hữu ao ước một “phép lạ” sẽ hiện ra, cứu rỗi những cuộc đời đang nghiêng ngả. Ý kiến của ông già Alan là trong vài năm tới, sẽ không có một thay đổi nào hết trong cơ chế quyền lực, trong lợi ích phe nhóm, trong phương cách kinh doanh, trong nhu cầu nợ và thuế, trong nền tảng văn hóa và giáo dục. Đảng cầm quyền đã “nói và làm” theo một quán tính kéo dài hơn 80 năm, không ai có thể khiến họ thay đổi trong vài năm sắp đến.

china-stock-market_1007914c
(Thay đổi không xẩy ra nếu chúng ta phải tùy nơi người khác hay thời điểm khác. Chúng ta chính là người mà chúng ta mong đợi. Chúng ta là sự thay đổi mà chúng ta tìm kiếm – Change will not come if we wait for some other person or some other time. We are the ones we’ve been waiting for. We are the change that we seek. Barack Obama)

Giáo viên 'mất trắng' kỳ nghỉ hè: Lỗi tại ai?

Giáo viên 'mất trắng' kỳ nghỉ hè: Lỗi tại ai?
Năm nay tuy Bộ GD&ĐT đã có sự thay đổi chỉ còn một kỳ thi chung, nhưng thời gian lại kéo dài sang đầu tháng 07 thì các giáo viên coi như vẫn bị “mất trắng” nguyên kỳ “nghỉ hè”.

Các giáo viên đang chấm bài thi THPT quốc gia năm 2015 tại 
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM. Ảnh: Zing.vn
Kỳ nghỉ hè đã… biến dạng
Theo lẽ thông thường, lẽ ra trong một năm, sau 09 tháng tập trung học tập ở trường (bắt đầu từ tháng 09 kéo dài đến tháng 05) thì các em học sinh được nghỉ ngơi trong khoảng 03 tháng (từ tháng 06 đến hết tháng 08). Việc nghỉ ngơi trong 03 tháng này trùng với thời điểm đất trời vào hè nên người ta gọi “nghỉ hè” là như vậy. Và kỳ “nghỉ hè” này không biết tự lúc nào đã trở thành nét văn hóa ở xã hội Việt Nam.

Lẩy Kiều trên đất Mỹ và thông điệp với nước Việt

Đoạn này hay vì nó phản ánh sự thối nát chưa từng có của bộ máy quan chức lãnh đạo nước ta: "Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ (Tuổi trẻ, ngày 27/5): Người ta làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỷ đồng, thậm chí cả ngàn tỷ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa!". Mình thường so sánh tình hình đất nước dưới thời lãnh đạo của các vị Thủ tướng. Thời bác Dũng khác thời bác Khải và các bác Thủ tướng trước ở mấy điểm: (1) Muốn phát triển thật nhanh (thích dùng từ "quyết liệt") mà chẳng có kiến thức tối thiểu về quy luật phát triển, dẫn tới "nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại"; (2) Không tin vào đội ngũ cán bộ công chức, cho rằng các cấp quản lý trung gian toàn bọn lười biếng, dốt nát cản trở phát triển, nên ra sức phân cấp tản quyền, dẫn tới đất nước, kinh tế, xã hội mất hết kỷ cương; trên thì cứ theo ý kiến chỉ đạo mà làm (không cần theo pháp luật), dưới thì tự do tung hoành, làm theo ý thích, trái ý kiến chỉ đạo hay vướng gì thì bỏ tiền bôi trơn để cấp trên làm ngơ; (3) Biết tiền lương trả cho đám cán bộ công chức là tiền lương chết đói nên thả lỏng cho họ tha hồ tham nhũng kiếm tiền mà sống, mà không kêu ca; hậu quả thì như tướng Tỷ đã nói ở trên: làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỷ đồng, thậm chí cả ngàn tỷ đồng...

Lẩy Kiều trên đất Mỹ và thông điệp với nước Việt
Kỳ Duyên - Vì thế, mà một cơ chế công khai minh bạch vén mây giữa trời, vẫn là điều kiện, là môi trường sạch cần thiết để nước Việt khoẻ khoắn trên hành trình hội nhập, mà chuyến đi thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng như mở cánh cửa cho một thời cuộc mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phó tổng thống 
Joe Biden nâng ly chúc tương lai của Việt - Mỹ. Ảnh: Reuters
Những ngày này, cả XH đặc biệt chú tâm vào một sự kiện đối ngoại nổi bật của đất nước. Đó là chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Hàng trăm, hàng nghìn bài báo trên các báo giấy, báo điện tử, trên các trang mạng XH trong nước và nước ngoài như BBC, VOA, New York Times…, hối hả tường thuật, bình luận, đưa tin.

Ông Trọng mất gì , được gì ở Hoa Thịnh Đốn

Ông Trọng mất gì , được gì ở Hoa Thịnh Đốn
Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã đi vào lịch sử Việt Nam sau cuộc họp ngắn với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Văn phòng Bầu dục trong Tòa Bạch Ốc trưa 7/7/2015. Nhưng ông Trọng được gì và mất gì sau 3 ngày ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, kể từ sáng ngày 6/7 đến chiều 8/7 (2015) ?
Lý do ông Trọng được chú ý vì ông là Tổng Bí thư đầu tiên của đảng cầm quyền CSVN đươc mời sang thăm nước Mỹ và được Tổng thống dân cử của cường quốc đứng đầu Thế giới tiếp đón long trọng, mặc dù ông Trọng không phải là Thủ tướng hay Tổng thống. Quyết định tiếp ông Trọng vuợt ra ngoài truyền thống ngọai giao của nước Mỹ đã bị một số Nhà lập pháp Quốc hội và các tổ chức nhân quyền-tôn giáo chỉ trích.

Trung Nam Hải đánh giá thế nào về quan hệ Việt - Mỹ?

Trung Nam Hải đánh giá thế nào về quan hệ Việt - Mỹ?
Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc ngày 10/9 có bài xã luận: "Quan hệ Việt - Mỹ bề ngoài xích lại gần nhau, nhưng thực chất không bên nào yên tâm hợp tác với bên nào. Mỹ là một nước dân chủ, lẽ tự nhiên xung đột với chế độ xã hội chủ nghĩa?!". Ô hay, nếu nói về sự khác biệt chế độ chính trị, hệ thống chính trị là lý do để đối đầu thay cho đối thoại thì năm 1959 Tổng thống Dwight Eisenhower đã không mời Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev thăm Mỹ, cũng làm gì có chuyện Richard Nixon thăm Trung Quốc năm 1972 gặp Mao Trạch Đông?
                                                                      Hình minh họa.
Trung Nam Hải với vai trò là 'chướng ngại vật mang tính tự nhiên' của quan hệ Việt - Mỹ hiểu rõ như lòng bàn tay nên vẫn "mắt lạnh bàng quan" không thèm để ý. Tờ Phương Đông xuất bản tại Hồng Kông hôm nay có bài xã luận: "Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Mỹ, Trung Nam Hải mắt lạnh bàng quan" cho rằng, quan hệ Việt - Mỹ phát triển chắc chắn sẽ động đến quan hệ Trung - Việt.

Thực hư clip 1 phụ nữ bị máy xúc chèn qua người

Thực hư clip một phụ nữ bị máy xúc chèn qua người ở Hải Dương
(VTC News) – Hình ảnh người phụ nữ nằm bên dưới bánh máy xúc khiến nhiều người phẫn nộ. Trưa nay (7/10), trên mạng xã hội xuất hiện video clip gần 1 phút ghi lại cảnh hỗn loạn tại một cánh đồng thuộc huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.

Hình ảnh cho thấy, phần phía sau của máy xúc nằm 
trên mô đất, tạo ra khoảng không gian trống ở giữa 
Nội dung clip cho thấy, một người phụ nữ nằm ở bên dưới bánh của máy xúc. Bao vây xung quanh máy xúc là rất đông người dân liên tiếp la hét, hô hoán rằng: “Chèn chết người rồi! Chết người rồi…”.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Đại sứ Thụy Sĩ Andrej Motyl: Tôi là người Việt (*)

Thật cảm động khi đọc bài chia tay này của ông Đại sứ Thụy Sĩ. Mong sao đất nước sớm được như ông mô tả. Để được như vậy, Việt Nam ơi, hãy thay đổi ngay đi, thay đổi từ mục tiêu, cơ cấu, vận hành, điều khiển theo đúng quy luật tiến hóa của nhân loại. Đừng chần chừ gì nữa. Xem thêm: Chửi thề nói tục, mặt trái của văn hóa Hà Nội
Đại sứ Thụy Sĩ Andrej Motyl: Tôi là người Việt (*)
LTS: Đi xe máy, mặc áo phông in dòng chữ “Tôi không phải người nước ngoài”, đại sứ Thụy Sĩ Andrej Motyl đã sống bốn năm ở Việt Nam một cách trọn vẹn nhất. Trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, ông đã gửi cho Tuổi Trẻ Cuối Tuần bài viết về trải nghiệm của ông tại Việt Nam và những trăn trở cho một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước này.

Đại sứ Thụy Sĩ Andrej Motyl (phải) và Đại sứ Canada Joseph 
Devine đi môtô trên đường phố Hà Nội - Ảnh nhân vật cung cấp
Vậy là tôi đã hoàn thành nhiệm kỳ bốn năm của mình ở Việt Nam. Đất nước xinh đẹp này đã ghi dấu ấn sâu đậm và trở thành một phần trong tính cách của tôi.

VTV trích bài nói của Nguyễn Phú Trọng tại CSIS

VTV trích bài nói chuyện của Nguyễn Phú Trọng tại CSIS

Video bài nói chuyện của Nguyễn Phú Trọng tại CSIS

Video bài nói chuyện của Nguyễn Phú Trọng tại Center for Strategic & International Studies (CSIS)


Tấm lòng của bác Trọng

Tấm lòng của bác Trọng
Phải nói một cách khách quan là chuyến Mĩ du của bác Trọng lần này “êm thuyền xuôi mái” hơn các vị trước như các bác Triết, Khải, Phiêu, Nghị. Bác Trọng không vấp phải những “sự cố” linh tinh như các bác ấy. Những phát biểu của bác Trọng trong Oval Office và các cuộc gặp mặt khác, dù chỉ là ngôn ngữ ngoại giao, làm cho nhiều người có lí do để hi vọng. Tuy nhiên, hôm nay xem qua bài diễn văn bác Trọng đọc trước CSIS (1) về người Việt trên đất Mĩ làm tôi rất … tâm tư.
Nói về cộng đồng người Việt ở Mĩ, bác Trọng nhắn nhủ chính quyền Mĩ là nên lo lắng cho “thần dân” Việt của bác ấy. Bác nói: “Tôi mong chính quyền Hoa Kỳ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, công việc và học tập của người Việt Nam tại Hoa Kỳ, tạo điều kiện để họ hội nhập tốt và đóng góp tích cực cho sự phát triển của Hoa Kỳ và cho quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.”

Nữ sinh 17 tuổi gây chấn động: Tổ quốc tôi, ông là ai?

Tổ quốc tôi, ông chính là: Tự do, nhân quyền, dân chủ. Chắc chắn sẽ đến ngày tôi và mọi người dân nước tôi sẽ có một tổ quốc như thế.
Bài diễn văn chấn động sâu sắc của nữ sinh 17 tuổi: Tổ quốc tôi, ông là ai?
Bài diễn văn của một nữ sinh 17 tuổi “Nếu tôi sống thêm hai nghìn năm nữa thì tổ quốc của tôi, ông sẽ là ai?”, có lẽ sẽ cho chúng ta một cái nhìn khác về “giấc mơ Trung Hoa”.
Một trường trung học phổ thông tại Trung Quốc, tổ chức hội diễn văn với chủ đề “Tổ quốc thân yêu”, dưới đây là bản thảo bài diễn văn của nữ sinh thể hiện những nhận thức rất lí trí và sáng suốt, vượt xa phần đông thế hệ thanh niên Trung Quốc hiện tại. Liệu cô gái này có thể thay đổi Trung Quốc?

Quân đội tham nhũng, địch không đánh, vẫn thắng

Quân đội tham nhũng, kẻ xâm lược không cần đánh, vẫn thắng
Trước sự an nguy của Tổ Quốc, quân đội phải là trọng điểm để bài trừ tham nhũng. Đó là cách trấn an người dân tốt nhất.
Các tàu tuần tra chỉ nằm bờ, nhưng Biên phòng Quảng Trị
vẫn lập hồ sơ khống để rút tiền của Nhà nước. Ảnh: H.N
Có phải Việt Nam súng đạn, tiền bạc thua xa Trung Quốc nên phải chịu cho Trung Quốc rúng ép, chiếm đất chiếm biển? Thiếu tướng Lê Văn Cương dõng dạc trả lời: “Hoàn toàn không phải, hoàn toàn không phải…[…] năm 938 Ngô Quyền giành độc lập trong trận Bạch Đằng thì lúc ấy sức mạnh nhà Tống là hai mươi mà Việt Nam chỉ có một. Cái trận Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt năm 1077 khi ấy phương Bắc là ba mươi mà ta chỉ một.

Nô lệ, diệt chủng, lạm dụng: mặt tối châu Á

Nô lệ, diệt chủng, lạm dụng: mặt tối của “những con hổ” châu Á
Bến cảng của trại người di tản (IDP) ở Sittwe, Myanmar, ngày 24 tháng 5, năm 2015. Bị cáo buộc là người di cư bất hợp pháp từ nước láng giềng Bangladesh, hàng ngàn người Rohingya đang cố gắng thoát khỏi sự đau khổ của các trại IDP dọc Biển Andaman trên những chiếc thuyền đánh cá nhỏ hy vọng sẽ tới được Malaysia. Nhiều người trong số những người tham gia vào cuộc hành trình nguy hiểm bằng đường biển đã rơi vào tay của bọn buôn người, những kẻ trả nhiều tiền để đổi lấy sự tự do của những người di tản. (Jonas Gratzer / Getty Images)

Một vài năm trước đây, sự phát triển nhanh chóng của “những con hổ” Đông Nam Á đã làm cả thế giới ghen tị. Ngày nay, khu vực này được biết đến vì bộ ba các chứng bệnh: thanh lọc sắc tộc, sự bất bình đẳng gia tăng, và siêu bóc lột lao động. 

(417) Ảnh vui: Những bức ảnh hoàn hảo

Ảnh vui
21 bức ảnh được chụp vào thời điểm không thể hoàn hảo hơn. Sự tình cờ đã đem tới những khoảnh khắc hoàn hảo và đầy ý nghĩa cho người xem.
1. Hang động "Đôi mắt Chúa Trời" vô cùng ấn tượng ở Bungari.

Kịch bản xấu nhất cho nền kinh tế toàn cầu

Kịch bản xấu nhất cho nền kinh tế toàn cầu
Daniel Altman, Phạm Nguyên Trường dịch
Nếu Hy Lạp và Trung Quốc cùng vấp ngã thì đây là kịch bản dẫn tất cả đến sụp đổ. Hãy để tôi bắt đầu bằng cách nói rằng tôi không biết kịch bản xấu nhất sẽ như thế nào, vì thực tế không ai biết chuyện đó. Bởi vì những sự kiện bất ngờ – những con thiên nga đen, những ẩn số chưa biết, hay, sử dụng thuật ngữ của thời điểm hiện nay, không chắc chắn Knight – không thể biết những chuyện xấu có thể xảy có thể xảy ra như thế nào với nền kinh tế toàn cầu. Nhưng một vài quân bài domino có thể đổ và có thể gây ra những hiện tượng rất khó chịu trên thị trường, và cần xem xét xem thế giới lúc đó sẽ như thế nào.
Những rủi ro dễ thấy nhất là trong khu vực đồng tiền chung châu Âu và Trung Quốc. Nếu Hy Lạp phá sản và cuối cùng phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung, tính không bị thương tổn của đồng tiền này sẽ không còn. Những điều không thể sẽ trở thành có thể, và các nhà đầu tư sẽ buộc phải xem xét sự kiện là những nước khác – Bồ Đào Nha có thể là nước tiếp theo – một ngày nào đó cũng có thể ra khỏi khu vực đồng euro.

Bài phát biểu của ông Trọng tại CSIS Hoa Kỳ

Bài phát biểu của ông Trọng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS)
“Xin chào tất cả các quý vị và các bạn, Nhân dịp sang thăm chính thức Hoa Kỳ, hôm nay, tôi rất vui mừng được gặp gỡ các quý vị tại đây. Tôi chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đã mời tôi đến trao đổi với các quý vị. Tôi được biết, Trung tâm là cơ quan nghiên cứu và trao đổi học thuật hàng đầu của Hoa Kỳ, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường trao đổi học thuật và đối thoại giữa chính giới, học giả, nhân dân các nước về các vấn đề quan trọng và thiết thực liên quan đến an ninh, hòa bình và phát triển trên thế giới. Xin chúc mừng Trung tâm về những thành tựu đã đạt được và xin cảm ơn sự có mặt của tất cả các quý vị.
Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của tôi và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây chính là thời điểm thích hợp và có ý nghĩa để đánh giá, nhìn nhận về quan hệ hai nước và chia sẻ tầm nhìn “hướng tới tương lai.”

Liệu ông Trọng có dám vén mây giữa trời?

Liệu ông Trọng có dám vén mây giữa trời?
Hơn 40 năm sau khi Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam, và 20 năm sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tuần này Tổng thống Obama đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại phòng Bầu Dục trong Nhà Trắng – Điều mà Hồ Chí Minh khi lập quốc 70 năm trước đây chỉ thấy trong mơ.
Ông Trọng không nắm giữ bất cứ trọng trách trong chính phủ Việt Nam, nên Obama khó thực hiện những nghi thức ngoại giao thông thường. Tuy vậy, Obama lách luật để đón tiếp ông Trọng một cách trọng thị, theo nghi thức của một nguyên thủ.

"Bất cứ thứ gì đứng yên, TQ sẽ tìm cách xâm nhập"

"Bất cứ thứ gì đứng yên, Trung Quốc sẽ tìm cách xâm nhập"
Đó là phát biểu của ứng viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton, trong khuôn khổ một sự kiện vận động tranh cử tại thành phố Glen, bang New Hampshire, hôm 5/7 vừa qua
"Bất cứ thứ gì đứng yên, Trung Quốc sẽ tìm cách xâm nhập"
Theo tin từ CNN, bà Hillary Clinton mới đây đã dùng những lời lẽ nặng nề nhất từ trước đến nay nhắm vào Trung Quốc, qua đó lên án các hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống máy tính của Mỹ do chính phủ Bắc Kinh tài trợ. Ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ cáo buộc Trung Quốc đã và đang thực hiện các hành vi đánh cắp thông tin dữ liệu từ các công ty cũng như cơ quan nhà nước tại Mỹ.

Những nhà đạo đức, 'paparazzi' sôi sục... trên mạng

Những nhà đạo đức, những 'paparazzi' sôi sục... trên mạng
VNN - Bill Gates từng nói: “Tất cả mọi thông tin nằm dưới những đầu ngón tay của bạn”, mong rằng những đầu ngón tay ấy được điều khiển từ những cái đầu có đạo đức và kiến thức, nếu không, mạng xã hội dần dần sẽ là cơn ác mộng của tất cả mọi người. Muốn làm một nhà đạo đức, nhà phê bình thì trước hết hãy học cách tôn trọng mọi người!
"Paparazzi” săn mồi
Trước đây và cho đến hiện nay, cái biệt danh “paparazzi” của những người chuyên săn ảnh “độc” đã khiến cho giới thượng lưu, các minh tinh màn bạc, những người nổi tiếng, những người của công chúng nhiều phen giật mình, kinh hoàng. Thậm chí có những paparazzi xây dựng sự nghiệp của mình bằng cách xâm phạm thô bạo vào cuộc sống của người nổi tiếng, hơn thế nữa, họ còn cố ý dùng thủ đoạn giăng bẫy để người nổi tiếng phản kháng… rồi tác nghiệp, chụp ảnh.

Việt Nam-Hoa Kỳ và dịch chuyển quyền lực Á Châu

Việt Nam - Hoa Kỳ và sự dịch chuyển quyền lực Á Châu
Với việc mời ông Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc thăm viếng ngoại giao chính thức, Mỹ gửi thông điệp về sự thừa nhận và tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam, điều mà rồi đây sẽ có tác động sâu sắc đến chính sách đối ngoại của Việt Nam, vốn trước giờ luôn bị chia rẽ giữa hai làn sóng thân phương Tây hay Trung Quốc. Đây là một nước cờ mạo hiểm của ông Obama, nhưng nước Mỹ hầu như không phải trả giá mà chỉ cần chờ kết quả.

Hình minh họa
- Tháng 7 năm 2015, cuộc can thiệp của Hoa Kỳ tại Apghanistan bước sang năm thứ 15. Phần lớn quân đội Mỹ đã rút đi nhưng sự tồn tại của chính quyền do Mỹ và đồng minh dựng lên vẫn rất bấp bênh. Taliban có xu hướng trỗi dậy và sự khống chế của Mỹ đối với đất nước này ngày một giảm, kèm với đó là dấu hiệu hỗn loạn có chiều hướng lan tràn. Dù cuộc can thiệp của Mỹ ở Apghanistan được ghi mốc son với cái chết của Osama Binladen, nhưng khó có thể nói Mỹ gặt được lợi ích thực tiễn gì sau cuộc can thiệp tốn kém này.

Thảm hoạ của một ý thức hệ

Mình thích đoạn này: "Có lẽ cách hay nhất là hai lá cờ đó (vàng và đỏ) nếu có dịp bay song song nhau, như cờ của người thổ dân Úc và cờ Úc bay song song nhau vậy. Cá nhân tôi chỉ mong đến một ngày hai bên chọn một lá cờ mới đại diện cho cả cộng đồng dân tộc". Mình chỉ mong Việt Nam mình thay quốc kỳ, quốc ca, quốc hiệu; quốc kỳ nên mầu hòa bình (xanh, trắng, tím...), không nên dùng mầu đỏ và vàng như máu lửa; quốc ca không nên toàn những từ bạo lực, căm thù như quốc ca nước ta hiện nay, quốc hiệu nên là Cộng hòa Việt Nam. Xem thêm: Quốc ca Việt Nam và thói quen lười biếng... Thảm họa hiện nay của đất nước là người ta dùng ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa là mục tiêu phát triển chứ không phải lấy dân giầu nước mạnh làm mục tiêu phát triển.
Thảm hoạ của một ý thức hệ
Hôm qua xem bức hình “đại diện cộng đồng” người Việt chào đón bác Trọng, thì hôm nay thấy một số hình ảnh của cái cộng đồng thật đó “chào đón” bác ấy. Xem qua hai bức hình và những bàn luận xung quanh, rồi nghĩ lan man, mới thấy tác động ghê gớm của một ý thức hệ. Cái tác động nguy hại nhất mà tôi nghĩ ai cũng thấy trước mắt là nó (cái ý thức hệ) gây chia rẽ dân tộc hơn nửa thế kỉ, và sẽ còn chia rẽ thêm cả thế kỉ nữa.
Tính từ ngày vài người Việt du nhập cái chủ nghĩa không tưởng đó vào nước ta đến nay đã hơn 80 năm. Trong suốt thời gian dài đó, cái chủ nghĩa được du nhập vào đã làm đảo lộn cuộc sống và thay đổi biết bao giá trị văn hoá. Nó làm cho một dân tộc thống nhất thành hai dân tộc chia rẽ, và đánh nhau suốt 20 năm trời, gây mất mát cho hơn 3 triệu người, để rồi sau cùng là một đất nước nghèo nàn và lạc hậu nhất nhì thế giới. 

Hài hước: VN hết sức coi trọng vấn đề nhân quyền

Đọc câu này mình bật cười: "Cộng đồng Việt Nam chúng tôi có lẽ chưa bao giờ có được một đời sống dân chủ như bây giờ”. Đúng là câu nói vui nhất trong năm, hơn hẳn câu đã rất nổi tiếng: " "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản" của bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan. Tôi vẫn hy vọng giống như ở Cuba, Tổng Bí Thư sẽ thuyết giảng trước quốc hội Mỹ, sinh viên Mỹ về Chủ nghĩa xã hội với 4 vấn đề: chủ nghĩa xã hội là gì; làm thế nào để đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; kinh nghiệm xử lý những vấn đề nảy sinh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ưu việt ở Việt Nam. Tổng Bí Thư sẽ giảng giải cho các nghị sĩ Mỹ hiểu chủ nghĩa xã hội là ‘khát vọng của nhân dân Việt Nam, là ‘lựa chọn đúng đắn của Đảng’ và ‘phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử'. Đồng thời sẽ TBT chứng minh sức sống của chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay để người Mỹ mau mau tìm cách thoát khỏi giai đoạn chủ nghĩa tư bản "giãy chết". Để giúp Mỹ đổi mới, Tổng Bí Thư cũng sẽ trình bày lợi ích của việc chỉ có một đảng độc quyền lãnh đạo, một thể chế tam quyền hợp nhất không phân chia và cách kiểm soát báo chí sao cho nghìn tờ đều có nội dung y hệt nhau...
TBT Nguyễn Phú Trọng: VN hết sức coi trọng vấn đề nhân quyền
Chiều ngày thứ Tư, 8 tháng 7, với sự hợp tác của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Hoa Kỳ, tại CSIS, Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc nói chuyện và trả lời phỏng vấn về mối quan hệ giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. RFA
20150708_151415-622.jpg
Chiều ngày thứ Tư, 8 tháng 7, với sự hợp tác của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Hoa Kỳ, tại CSIS, Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc nói chuyện và trả lời phỏng vấn về mối quan hệ giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Nội dung xoay quanh những vấn đề về an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng, sự biến đổi khí hậu, nhân quyền, hợp tác thương mại và đường lối lãnh đạo.

Nghĩ về chuyến đi Mỹ của TBT Đảng CSVN

NHỮNG SUY NGHĨ VỀ CHUYẾN ĐI HOA KỲ CỦA TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LỜI PHI LỘ - Chuyến viếng thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ lần này diễn ra sau khi nhiều sự cố bằng mặt, mà không bằng lòng giữa quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Hoa. Trong đó, sự cố, 2 chiếc máy bay mất tích trên biển Đông vào trung tuần tháng 4/2015 vừa qua, nó là giọt nước tràn ly, sau bao cố gắng nhân nhượng của nhà cầm quyền Việt Nam.
Lân đầu tiên một tổng bí thư đảng cộng sản cầm quyền của Việt Nam đi thăm Hoa Kỳ - quốc gia cựu thù và kẻ thù không đội trời chung như bia đá lịch sử đã ghi. Đây là một dấu mốc, một bước ngoặc cho nước Việt Nam từ 40 năm qua, trong khi tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị và 3 yếu tố thiên địa nhân của nước Việt ở mức thấp nhất có thể. Hôm nay tôi xin nhìn lại, và nhìn tới vấn đề ban giao Việt Hoa Kỳ trong quá khứ và tương lai, để thấy điều nên làm, và làm tốt cho đất nước.

Lại phải “kính lạy các nhà văn” trước… Đại hội

Lại phải “kính lạy các nhà văn” trước… Đại hội
Nguyễn Như Phong - Chỉ còn hai ngày nữa, Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX sẽ được khai mạc tại Khách sạn La Thành. Trong các Đại hội của các hội nghề nghiệp, thì Đại hội Nhà văn những năm gần đây bao giờ cũng là “lắm chuyện” nhất. Kẻ viết bài này cũng đã vài lần được đi dự Đại hội Nhà văn, từng được “tín nhiệm” bầu vào Ban Kiểm phiếu và quả thực, thấy buồn vô cùng.
Họp báo trước đại hội
Các nhà văn, người thực thi sứ mệnh “văn dĩ tải đạo”, người chuyên viết ra lời hay, ý đẹp, luôn cao giọng phán xét, dạy bảo thiên hạ, và cũng luôn coi mình là “bố” thiên hạ nhưng khi vào đại hội thì không hiếm người lộ chất háo danh, chất giang hồ, chất nghệ sĩ rởm, chất cơ hội và thậm chí cả ngông cuồng nữa.

Còn ai tin vào nhà văn Việt Nam nữa không?

Còn ai tin vào nhà văn Việt Nam nữa không?
Tác giả: Inrasara (*). Đại đa số nhà văn Việt Nam hôm nay từ chối làm nhà trí thức theo nghĩa mạnh nhất của từ này. Thì lấy đâu tác phẩm của hắn nhận được sự chú ý xứng đáng từ cộng đồng, nói chi chuyện cá nhân hắn được cộng đồng tôn trọng. Còn kêu ca than vãn công chúng lạnh nhạt với văn học thì không gì tệ hại hơn.
1. Xã hội nào bất kì, muốn tự thức để tiến bộ, cũng cần đến sự phản biện. Một phản biện đích thực: trực diện, mạnh mẽ, và đầy trí tuệ. Không phải lối phản biện “dân hỏi Bộ trưởng trả lời”, hay như ở Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương, các diễn giả lên giảng bài, sau đó đưa địa chỉ email: “Ai có thắc mắc gì cứ gửi điện thư cho tôi”. Mà là trực diện.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Ai là người phát minh ra đôi đũa?

Ai là người phát minh ra đôi đũa?
Đôi đũa là dụng cụ dùng cho bữa ăn rất độc đáo do người tộc Hán, Trung Quốc phát minh ra. Trong “Hàn Phi Tử - Dụ Lão” ghi: “Vua Trụ dùng ngà voi làm trợ, Ky Tử sợ hãi”. Trụ Vương là vua cuối đời nhà Thương, như vậy có thể thấy loại đũa làm bằng ngà voi đã xuất hiện rất sớm, ngay từ thế kỷ 11 trước CN, có nghĩa là lịch sử dùng đôi đũa đến nay đã hơn 3000 năm.

Đôi đũa vừa nhẹ nhàng lại linh hoạt, là công cụ độc đáo trong các đồ dụng cụ dùng cho ăn uống trên thế giới, được người phương Tây khen là “văn minh của phương Đông”. Khởi nguồn của đũa là từ Trung Quốc, tiếng Hán cổ gọi là “trợ” (箸), hoặc “hiệp đề” (挟提). Dùng để kẹp đồ ăn cho vào miệng. Cùng với quá trình di dân, dụng cụ này sau đó ngày càng được phổ biến đến nhiều nơi trên thế giới.

“Gánh nặng quê nghèo”: Cái đêm hôm ấy... đêm gì?

Chuyện này Phùng Gia Lộc viết cách đây 30 năm, đọc loạt bài sau thiết tưởng cũng nên đọc lại chuyện này để thấy sau 30 năm đổi mới người dân được những gì. Gánh nặng quê nghèo: Sức tàn lực kiệt / Gánh nặng quê nghèo: Loạn thu bất hợp pháp / Ròng rã hơn 10 năm gánh các khoản thu phi lý / Những giọt nước mắt trong chiến dịch thu ngân sách... / Vắt kiệt sức dân - “Gánh nặng quê nghèo”. Kinh hoàng nhất là không những người dân không được gì mà bao nhiêu tài nguyên đất nước đã đội nón ra đi trong khi nợ nước ngoài ngày càng chồng chất, tất cả sẽ đổ lên đầu thế hệ con cháu mai sau. Người Việt bao đời nay có truyền thống cần cù tiết kiệm, làm gì cũng nghĩ đến để dành cho con cháu, thế mà nay họ có còn nghĩ đến con cháu nữa không ? Họ khổ, con cháu càng khổ. Tại sao và phải làm sao đây ?
Cái đêm hôm ấy... đêm gì?
Phùng Gia Lộc - Cuối năm 1983, tôi được ở nhà chờ quyết định về nghỉ chế độ. Chiều chủ nhật, thằng Học con tôi rủ rỉ nói: Con bắt được bác Quang ăn bánh cuốn ở hàng anh Minh. Bác đi thồ sắn ở chợ Phúc Địa về. Bác cho mấy bó nhưng con không lấy. Bác dặn con về đừng nói với bố mẹ là đã gặp bác. Nói, hôm nào sang bác đánh chết.
- Hừ! Lại thế nữa...
Tôi buột miệng bảo với con thế, rồi thừ ra. Bạn bè anh em cùng một phòng với nhau mà đi qua không vào. Có điều gì nhỉ?

Gánh nặng quê nghèo: Sức tàn lực kiệt

Gánh nặng quê nghèo: Sức tàn lực kiệt
Thực trạng lạm thu trong các chiến dịch thu nộp sản phẩm quả khiến người nông dân ở nhiều vùng quê thuộc huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) điêu đứng. Bức xúc đến nỗi, có ông trưởng thôn, dù nằm trong đội ngũ những người thực thi “chiến dịch” cũng phải thốt lên, có những khoản thu rất vô lý... Ròng rã hơn 10 năm gánh các khoản thu phi lý
Trưởng thôn Nguyễn Hải Sơn và Chủ nhiệm HTX Trần Văn Thái
Xã thu, thôn thu, HTX cũng thu…
Kim Lộc là xã thuần nông, một vùng đất học nổi tiếng ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Bao thế hệ giáo sư, tiến sĩ, bao bậc hiền tài trong thiên hạ được nuôi nấng từ hạt lúa, củ khoai ở miền quê rát bỏng gió Lào này. Ruộng đồng, thóc lúa là lẽ sống.

Gánh nặng quê nghèo: Loạn thu bất hợp pháp

Gánh nặng quê nghèo: Loạn các khoản thu bất hợp pháp
Tình trạng lạm thu ở các vùng quê thuộc huyện Can Lộc thực sự đáng báo động. 23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã xây dựng phương án vận động thu các loại quỹ trong năm 2014, tổng số tiền lên đến 23.867.662.000 đồng.../
Theo một báo cáo của Chủ tịch UBND huyện Can Lộc gửi Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh về việc thu phí ngoài quy định thì 23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã xây dựng phương án vận động thu các loại quỹ trong năm 2014, tổng số tiền lên đến 23.867.662.000 đồng, mức huy động một xã từ 350 triệu đến 1,7 tỷ đồng. Những con số quả là khiếp đảm.

Ròng rã hơn 10 năm gánh các khoản thu phi lý

Gánh nặng quê nghèo: Ròng rã hơn 10 năm gánh các khoản thu phi lý
10 năm nay, người dân xã Thường Nga (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) không được thụ hưởng chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp như Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết này của Chính phủ. Vì sao lại có sự bất công tréo ngoe như vậy? Ai đã “chống lưng” cho chính quyền xã Thường Nga bất chấp luật pháp, tự ban hành các loại quỹ, ròng rã hàng chục năm trời bóc lột người nông dân?
Theo anh Nguyễn Sỹ Lộc, thôn Tây Bắc, người dân lo ngại 
nhiều mặt nên đành nuốt ức, ôm nghẹn mà nộp cho xong
Biến tướng khoản thu
Từ nhiều năm trước, ít nhất cũng hơn 10 năm, UBND xã Thường Nga phân định ra các hạng đất rồi ấn định cho từng hạng đất những mức thu khác nhau. Ví dụ như đất hạng 3 thu 15 kg/sào; đất hạng 4 thu 13,5 kg/sào; đất hạng 5 và khó giao thu 11 kg/sào…

Những giọt nước mắt trong chiến dịch thu ngân sách

Gánh nặng quê nghèo: Những giọt nước mắt trong chiến dịch thu ngân sách
Sản xuất khó khăn, nông dân một số nơi viết đơn xin trả ruộng. Nhà nước đã và đang bằng mọi cách ban hành các chính sách hỗ trợ người nông dân sống được trên đồng ruộng của mình. Vậy mà ở tỉnh Hà Tĩnh, hạt thóc, ruộng lúa phải gánh chịu quá nhiều khoản thu vô lý khiến nông dân như kiệt quệ. / Ròng rã hơn 10 năm gánh các khoản thu phi lý
Các khoản thu đang trở thành gánh nặng đối với người nông dân Can Lộc
Loạt bài này, không chỉ sẻ chia với những khó khăn người nông dân đang phải đối mặt mà còn nhằm mục đích làm rõ tính pháp lý của các khoản thu, phần nào trả lời cho câu hỏi: Sao phải thu nhiều đến thế? Thu để làm gì? Vì sao nông dân không sống nổi với ruộng đồng?...

Vắt kiệt sức dân - “Gánh nặng quê nghèo”

Xót xa quá: có người thậm chí chỉ nợ 14 ngàn đồng trong một khoản đóng cho thôn cũng không sao trả nổi. Trời đất không trừng trị bộ máy cường hào tham lam luôn đi còn chờ đến khi nào ? Phải chờ đến kiếp sau mới cho chúng được hưởng quả báo sao ? Sống khốn khổ khốn nạn thế này nếu biết đi thì chắc cột đèn cũng phải đi. Tội của đám cường hào ở quê nghèo chỉ là nhỏ, tội của đám lãnh đạo cấp cao vừa tham nhũng, vừa bần cùng hóa chính đám quan chức cấp dưới đang làm tay sai cho chúng, buộc họ phải lợi dụng quyền hạn vắt kiệt sức dân để kiếm sống, mới là tội lớn.
Vắt kiệt sức dân
Loạt phóng sự “Gánh nặng quê nghèo” của nhóm PV báo NNVN Thiện Nhân - Hoàng Anh vừa được đăng trên báo NNVN, đã khiến dư luận bàng hoàng trước những chiêu trò “vắt kiệt sức dân” của lãnh đạo một vùng quê nghèo. Dân mà bị vắt kiệt, không còn sức nữa, thì đương nhiên sức nước cũng bị hao tổn. Sức tàn lực kiệt.
Theo anh Nguyễn Sỹ Lộc, thôn Tây Bắc, người dân lo ngại 
nhiều mặt nên đành nuốt ức, ôm nghẹn mà nộp cho xong.
Đối tượng điều tra của nhóm PV trên là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Bằng cách điều tra rất tỷ mỷ, thâm nhập sâu, họ đã phát hiện ra, rằng từ cả chục năm nay, những người nông dân nghèo ở một huyện nghèo này đã phải gò lưng “cõng” rất nhiều khoản phí, khoản thu cực kỳ vô lý.

Việt Nam đang chuyển trục về phía Hoa Kỳ

Việt Nam đang chuyển trục về phía Hoa Kỳ
Carl Thayer - Trong một động thái chưa từng có, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đi thăm Hoa Kỳ. Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ đến thăm Washington từ ngày 6 đến 9 tháng 7 để đánh dấu kỷ niệm hai mươi năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hoa Kỳ. Chuyến thăm của Trọng là chưa có tiền lệ bởi vì đây là lần đầu tiên một lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức viếng thăm Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ đang tìm cách lật đổ chế độ độc đảng của Việt Nam bằng phương cách "diễn biến hòa bình" thì tại sao Tổng thống Obama lại tiếp đón tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam?
Gs Carl Thayer
Nguồn tin ngoại giao cho biết Việt Nam đã vận động để có được chuyến đi này và nghi thức tiếp đón đã là một điểm trở ngại. Phía Việt Nam muốn Tổng Bí thư Trọng phải được Tổng thống Barack Obama nghinh tiếp tại Nhà Trắng. Điều này tạo ra một trở ngại về nghi lễ vì Tổng Bí thư Trọng không có đối tác trong hệ thống chính trị của Hoa Kỳ.

Bắc Kinh dọa Hà Nội: Gần với Mỹ hơn, sẽ bị trả thù

Bắc Kinh dọa Hà Nội: Gần với Mỹ hơn, sẽ bị trả thù
BẮC KINH 8-7 (NV) - Bắc Kinh bắn tiếng cho Hà Nội biết là nếu tiến gần hơn với Hoa Thịnh Đốn, được hiểu là để đối phó Trung Quốc, thì coi chừng sẽ gặp phải các đòn trả thù từ phương Bắc. “Cái mối quan hệ mật thiết hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà một phần là nhắm (đối phó) với Trung Quốc, sẽ kéo theo các đòn đánh trả của Trung Quốc.” Bài bình luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 8/7/2015 viết. “ Điều này sẽ tạo ra ap lực cho cả ba phía mà khi nó diễn tiến, Việt Nam có thể là kẻ phải chịu nhiều thiệt hại nhất.”
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong khi ông tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đứng nghe nhân dịp ông Trọng được đãi bữa ăn trưa ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm Thứ Ba 7/7/2015. (Hình: AP Photo/Manuel Balce Ceneta)

Về người nữ trí thức Hàn Quốc quỳ gối ở Việt Nam

Về người nữ trí thức Hàn Quốc quỳ gối ở Việt Nam
Một buổi sáng dân xã Tịnh Sơn thấy một phụ nữ trẻ quì gối cúi đầu ngay trên ngõ chính dẫn vào thôn Diên Niên. Cô quì từ sáng đến trưa thì nắng bắt đầu chang chang trên đỉnh đầu, cái nắng hè ở miền Trung ác liệt dữ lắm. Lúc đó tui với mấy người bạn ngồi trong một hàng nước bàn nhau nên khuyên cô ấy đứng lên, rồi không ai dám bước ra; nhưng cũng biết chắc Ku Su Jeong không chịu đứng dậy. 
Người Hàn Quốc đầu tiên tui biết tên, không phải Jang Don Gun, Lee Young Ae, Kim Ki Duk hay ông Kim lấy cô hàng xóm cạnh nhà; mà chính là Park Chung Hee - tổng thống thứ ba của Đại Hàn Dân Quốc, và là cha đẻ của bà Park Geun Hye, nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc vừa nhậm chức. Nhiều bạn trẻ bây giờ biết T-ara, Hyun A, SNSD…và khóc lên ngất xuống với các thần tượng, có lẽ cũng nên biết thêm vài chuyện khác, cho dù đã ở thời quá khứ.

Kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên trong mắt giới trẻ

Kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên trong mắt giới trẻ
Kỳ thì trung học phổ thông quốc gia năm 2015 với sự tham gia của hơn 1 triệu thí sinh vừa kết thúc hôm 4 tháng 7 vừa qua. Theo đánh giá của Bộ giáo dục và đào tạo là thành công tốt đẹp. Tuy nhiên, liệu việc ghép 2 kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi tuyển vào đại học – cao đẳng làm thành một có giảm được áp lực đối với thí sinh hay không và vì sao mônlịch sử vẫn là môn ít thí sinh chọn để thi. Đó là chủ đề cho diễn đàn bạn trẻ tuần này do ChânNhư điều hợp cùng với các bạn khách mời.
Hướng dẫn điền phiếu đăng ký tham dự kỳ thi thpt quốc gia 2015 trên youtube
Chân Như: Mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm nay là ghép 2 kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi tuyển vào đại học – cao đẳng làm một nhằm giảm áp lực thi cử. Theo bạn, áp lực thi cử với học sinh có giảm đi hay không ?

Sao Bộ Giáo dục chẳng dám ‘hi sinh’?

Sao Bộ Giáo dục chẳng dám ‘hi sinh’?
Cao Huy Huân - Cả tuần qua, báo chí tốn không biết bao nhiêu giấy mực để theo sát kỳ thi Trung học phổ thông cấp quốc gia, một kỳ thi “2 trong 1”, vừa cho các thí sinh thi “tú tài”, vừa lấy đó là quy chuẩn để xét chuẩn đầu vào đại học cho các em. Nghe qua có vẻ chúng ta đang thực hiện một giải pháp rất “ưu việt”, nhưng xét về thực tế thì hình thức thi hiện nay dường như mắc phải tình trạng “nửa nạc nửa mỡ”, chưa có nhiều cơ sở chứng minh được hiệu quả trong dài hạn.
Bản thân tôi không phải là một chuyên gia hay một người làm việc trong ngành giáo dục, càng không biết nhiều về các nghiên cứu định tính hay định lượng về giáo dục, đặc biệt là các kỳ thi. Tuy nhiên, bằng vào những quan sát thực tế tại một số quốc gia và những gì thu nhặt được thông qua những bài báo tại các nước, tôi tin rằng ít nơi nào mà vấn đề thi cử lại “ồn ào” và gây nhiều tranh cãi như tại Việt Nam, dù chúng ta liên tục thay đổi và cải cách.

Nghề nghiệp ngày xưa qua hình ảnh

Nghề nghiệp ngày xưa qua hình ảnh
Hầu hết những bức ảnh này được chụp vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hầu như chúng không còn bản quyền, không rõ ai là tác giả. Những thước ảnh quý giá này đang được lưu truyền rất nhiều trên mạng xã hội, giúp cho giới trẻ ViệtNam hiểu rõ hơn về nghề nghiệp ngày xưa của ông cha.

Dân Tầu Hoa lục là chủng tộc thượng đẳng?

Dân Tầu Hoa lục là chủng tộc thượng đẳng?
Nguyễn Vĩnh Long Hồ - Du khách Hoa Lục thường bị chỉ trích là không biết giữ vệ sinh nơi công cộng như khạc nhổ, xả rác bừa bãi. Thậm chí sau khi đi đại, tiểu tiện cũng không giựt nước. Chẳng hạn như tại bảo tàng viện Louvre ở Paris, người ta còn thấy những tấm bảng viết bằng tiếng Hoa: “Yêu cầu khách Tàu không được tiểu tiện hay đại tiện trong các hành lang của viện bảo tàng.”
Tháng 6/2015 vừa qua, các trang mạng xã hội Trung Cộng đang lan truyền video hoạt hình mang tựa đề xấc xược: Việt Nam “Diễn biến lịch sử của loài khỉ”. Đoạn viedeo láo xược này được cho là của Công ty TNHH kỹ thuật mạng Đào Mộng Bắc Kinh thực hiện và đăng tải. Các trang mạng lớn của Hoa Lục như “Sohu”, “Youku” và “Baidu” đều cho đăng tải hoạt hình nầy.

Chiếm biển Đông không phải là đích cuối cùng của TQ

Chiếm biển Đông không phải là đích cuối cùng của TQ
Các tướng tá Trung quốc đã to mồm răn đe sẵn sàng dùng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tấn công Mỹ nếu bị Mỹ tấn công. Ngày nay có thể nói Trung quốc đã không còn thái độ hòa hoãn hay khoan nhượng với Mỹ mà sẵn sàng đối mặt với cường quốc hàng đầu này của thế giới để khẳng định số hạng của mình nhất là lúc kinh tế của họ đang vươn lên đứng hàng đầu thế giới. Nước Mỹ không thể lùi thêm nữa và các chuyên gia Mỹ cảnh báo thế chiến thứ 3 với Trung Quốc


Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc là phiên bản Tu-16 của 
Liên Xô những năm 1960, đến nay vẫn còn sản xuất – Ảnh: Reuters
Có thể nói tham vọng của Trung quốc thật là vô cùng tận, nó được ví như tư tưởng không có giới hạn của lòng tham và sự kiêu ngạo của người Hán xưa kia nay được nâng lên với tầm vóc lớn và sẵn sàng bất chấp dư luận. Ban đầu nó manh mún từ việc chiếm các đảo Hoàng Sa và Trường sa của Việt nam rồi nhân lên muốn chiếm đảo Điếu ngư của Nhật bản rồi vươn ra thành đường lưỡi bò liếm đến cả các đảo ngoài khơi của Indonexia, Malaixia, và thậm chí nay muốn chiếm cả Hawaii của Mỹ luôn.

Kinh tế thị trường và sứ mạng của Tổng Bí thư

Kinh tế thị trường và sứ mạng của Tổng Bí thư
Bên lề chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phía Việt Nam mong muốn sớm được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường. Gần 40 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong đó có Nhật Bản và Úc. Tuy nhiên cho đến nay các nước EU và Hoa Kỳ vẫn cho là Việt Nam chưa đáp ứng các điều kiện để được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước bữa ăn với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 07 Tháng Bảy 2015 tại Washington, DC. AFP

Nếu ai hỏi Việt Nam có điều gì đặc biệt

Nếu ai hỏi Việt Nam có điều gì đặc biệt
Nếu ai hỏi Việt Nam có điều gì đặc biệt, Thùy Linh sẽ trả lời rằng, Việt Nam là đất nước của những điều vô lý được coi như là chân lý và những chuyện ngược đời được coi như là lẽ đương nhiên:
- Dân tộc ta có lịch sử 4 ngàn năm dựng nước và giữ nước nhưng phải đến thế kỷ 20 mới có 1 người được cho là "đẻ ra cả dân tộc" !
- Có 1 tổ chức tự phong cho mình là tổ chức duy nhất có thể lãnh đạo được đất nước và bất kỳ ai không tin vào điều đó đều bị cho là "thế lực thù địch".